nguyên nhân rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên do, dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị

hội chứng trầm cảm cười

Hội chứng trầm cảm cười: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Ám ảnh sợ hãi là gì

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì? Triệu chứng và điều trị

trầm cảm

Trầm Cảm: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều Trị

rối loạn lo âu là gì

Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là một dạng rối loạn tâm thần mãn tính với biểu hiện lo lắng quá mức và mất kiểm soát, cũng không rõ nguyên nhân lo lắng đến từ đâu. Những triệu chứng cần xuất hiện trên 6 tháng mới có thể chẩn đoán bệnh. Mặc dù đây là chứng rối loạn cảm xúc khá phổ biến, nhưng thông tin về GAD còn quá mơ hồ và ít người biết tới.

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Rối loạn lo âu lan tỏa (Rối loạn lo âu tổng quát hoặc GAD) là một căn bệnh rối loạn tâm thần mãn tính. Sở dĩ, nó được đánh giá là mãn tính vì biểu hiện lo lắng của người bệnh xuất hiện nhiều một cách mất kiểm soát mà không biết rõ lý do.

Một bệnh nhân bị GAD có thể lo lắng về một vấn đề liên tục trong vài tháng. Mặc dù họ có thể nhận thức được vấn đề không có gì đáng lo ngại nhưng họ vẫn không thể dừng cảm xúc lo lắng, căng thẳng của mình.

rối loạn lo âu lan tỏa là gì
Bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa thường lo lắng vô cớ và không ngừng trong một thời gian dài.

Không chỉ dừng lại ở đó, bệnh nhân rối loạn lo âu tổng quát còn có xu hướng luôn tưởng tượng về những điều thảm khốc chẳng hạn như thiên tai và thậm chí là cái chết. Bởi trong tâm trí luôn luẩn quẩn những lo lắng và sợ hãi, họ dễ dàng mệt mỏi, mất kiểm soát hành vi gây cản trở lớn đến cuộc sống hàng ngày.

Các dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa có những dấu hiệu nhận biết khá giống các loại rối loạn lo âu khác thường gặp. Về cơ bản, GAD sẽ có thể gây ra những triệu chứng về cả thể chất lẫn tinh thần. Các triệu chứng phải kéo dài liên tục và duy trì ít nhất 6 tháng để được chẩn đoán bệnh rối lo âu lan tỏa.

dấu hiệu rối loạn lo âu lan tỏa
Bệnh nhân GAD có dấu hiệu thường xuyên tưởng tượng đến cái chết hoặc tai họa ập xuống.

Các dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu tổng quát là:

  • Chờ đợi tai họa ập đến, nghĩ về những bi kịch.
  • Khó khăn khi gạt bỏ những lo lắng hàng ngày.
  • Không thể tập trung và dễ mất bình tĩnh.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Không chắc chắn khi ra quyết định.
  • Gắt gỏng, lo lắng, suy tư quá nhiều.
  • Mệt mỏi, căng cơ và lúc nào cũng cạn kiệt năng lượng.
  • Gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
  • Tay chân ướt đẫm mồ hôi.
  • Tim đập thình thịch, thở nhanh.
  • Khô miệng.
  • Thường xuyên run rẩy, dễ bị giật mình.
  • Cảm thấy tê hoặc ngứa ran ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

GAD phát triển khá chậm, thường xuất hiện ở thời thơ ấu hoặc độ tuổi thanh thiếu niên và không loại trừ khả năng xuất hiện ở người trưởng thành. Tùy từng đối tượng, những dấu hiệu và mức độ của triệu chứng không giống nhau và có thể cộng dồn mỗi khi người bệnh gặp rắc rối trong cuộc sống.

Các triệu chứng của GAD có thể bị nhầm lẫn với các biểu hiện của trầm cảm và chứng rối loạn lo âu khác. Người trầm cảm có thể nhiều lúc cảm thấy lo lắng và những người mắc rối loạn lo âu khác có thể ám ảnh về một vấn đề cụ thể. Trong khi đó, người bị GAD lo lắng quá mức về nhiều chủ đề liên tục trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa đến từ đâu?

Nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần đều bị ảnh hưởng từ những vấn đề về tâm sinh lý trong cơ thể và tác động từ môi trường ngoài. Và tất nhiên, chứng rối loạn lo âu lan tỏa cũng không ngoại lệ.

nguyên nhân rối loạn lo âu lan tỏa
Quá khứ độc hại chẳng hạn như bị bạo hành làm tăng nguy cơ phát triển GAD.

Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm:

  • Một số vùng trung gian xử lý thông tin cảm xúc của não: (bao gồm hạch hạnh nhân, thùy và vỏ não trước) có nhiệm vụ xử lý các kích thích và phản ứng trước vấn đề lo lắng, sợ hãi. Khi các vùng hoạt động kém hiệu quả dẫn tới mất kiểm soát cảm xúc và tăng nguy cơ mắc GAD.
  • Sự mất cân bằng của các chất hóa học trong não: serotonin và noradrenaline là các chất dẫn truyền thông tin giữa các dây thần kinh cảm xúc. Các chất này bị thiếu hụt có thể khiến tâm trạng bất thường, dễ lo lắng và căng thẳng hơn.
  • Cơ sở di truyền: chứng minh rằng tiền sử người thân trong gia đình mắc bệnh GAD hoặc các chứng rối loạn tâm thần khác thì cá nhân đó có nguy cơ cao mắc bệnh GAD. Ước tính nguy cơ mắc rối loạn lo âu lan tỏa do di truyền cao gấp 5 lần so với những người khác.
  • Nhân tố môi trường: đề cập tới những sự kiện có tổn thương sâu sắc đến tinh thần của bệnh nhân, khiến họ ám ảnh mãi trong một thời gian dài. Những sự kiện này bao gồm bị ngược đãi, bạo hành, lạm dụng tình dục, thất tình, bị lừa dối,…Ngoài ra, biện pháp nuôi dạy con cái và cách thể hiện của cha mẹ có thể ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ rối loạn tâm thần ở trẻ.
  • Tính cách con người: tính cách nhút nhát, yếu đuối và có nhiều suy nghĩ tiêu cực dễ mắc chứng rối loạn lo âu hơn những người khác.
  • Một số vấn đề về sức khỏe: những bệnh về tuyến giáp gây rối loạn nội tiết tố khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, căng thẳng hơn. Hoặc một số bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim làm bệnh nhân bi quan, lo lắng nhiều hơn cũng có thể phát triển thêm triệu chứng của GAD.
  • Lạm dụng chất kích thích: (bao gồm thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện) có thể gây rối loạn tâm thần và khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng. Ngoài ra, với một số người bị phụ thuộc vào thuốc an thần, khi ngừng thuốc cũng sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của GAD.

Chứng rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không?

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, tỷ lệ người mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa vào khoảng 2 % mỗi năm. Trong đó, qua chẩn đoán, có từ 3 – 5% người bệnh có nguy cơ mắc suốt đời. Đây là một căn bệnh rối loạn tâm thần mãn tính nên tuyệt đối không thể xem thường.

Hơn nữa, bất kỳ ai ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời đều có thể có nguy cơ mắc rối loạn lo âu lan tỏa. Tuy nhiên, GAD được phát hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới tới 2 lần.

rối loạn lo âu lan tỏa có nguy hiểm không
Bệnh nhân mắc rối loạn lo âu lan tỏa đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tâm thần mãn tính khác.

Trong cuộc đời, bệnh nhân có thể sống chung với GAD trong một thời gian rất dài và phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, bao gồm:

  • Các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích.
  • Bệnh đau đầu
  • Các bệnh về tim mạch
  • Ám ảnh
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Trầm cảm nặng

Trường hợp nguy hiểm nhất, người bệnh mất khả năng tự chủ cảm xúc, hoàn toàn bị đầu độc bởi những suy nghĩ tiêu cực, bi quan, chán nản. Thậm chí, họ có xu hướng chờ đợi những sự kiện thảm khốc trong đời, bao gồm tự tử để giải thoát chính mình.

Chẩn đoán chứng rối loạn lo âu lan tỏa

Trước tiên, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, có thể làm một số xét nghiệm bệnh tiềm ẩn để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tìm ra biện pháp điều trị thích hợp. Bởi một số bệnh lý có thể là nguyên nhân dẫn đến GAD và sẽ được các bác sĩ ưu tiên điều trị trước.

Sau đó, các bác sĩ sẽ chuyển bệnh nhân cho các chuyên gia tâm lý để được đánh giá về sức khỏe tâm thần của họ (bao gồm tiền sử tâm thần và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng). Các triệu chứng phải liên tục kéo dài từ 6 tháng trở lên mới được chẩn đoán GAD.

Hướng điều trị chứng rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa thường được điều trị bằng hai phương pháp chính: liệu pháp tâm lý và điều trị bằng thuốc. Đối với nhiều trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định kết hợp cả hai biện pháp để đạt hiệu quả điều trị cao hơn. Thêm vào đó, những phương pháp điều trị tại nhà chẳng hạn như thay đổi lối sống, massage thư giãn được khuyến khích thực hiện nhằm hỗ trợ điều trị tốt hơn.

1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc được các bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp mãn tính hoặc cần giảm triệu chứng ngay. Theo đó, việc điều trị bằng thuốc thường có 2 dạng là dùng thuốc ngắn hạn và dài hạn.

Trong ngắn hạn, thuốc thường được dùng để giảm nhanh một số triệu chứng của GAD như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, thường được gọi chung là thuốc an thần. Việc sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài không được khuyến nghị vì có thể khiến bệnh nhân bị phụ thuộc và lạm dụng quá liều.

thuốc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
Thuốc an thần làm giảm nhanh một số triệu chứng của GAD nhưng có thể gây nghiện nếu sử dụng trong thời gian dài.

Trong dài hạn, các loại thuốc chống trầm cảm được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng bởi chúng phát huy tác dụng chậm hơn và ít gây nghiện. Song, chúng lại kèm theo một số tác dụng phụ như buồn nôn, rối loạn chức năng tình dục, bồn chồn và tăng nguy cơ tự tử.

Những loại thuốc dùng điều trị rối loạn lo âu tổng quát trong dài hạn là:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Chất ức chế monamine oxidase
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine
  • Pregabalin và gabapentin

2. Điều trị tâm lý

Liệu pháp tâm lý được thực hiện bởi các chuyên gia dựa trên một hệ thống các luận điểm cụ thể giúp tăng nhận thức của mỗi cá nhân, từ đó thay đổi cảm xúc của họ theo hướng tích cực. Dựa trên nhiều phương pháp cụ thể, tâm lý điều trị có thể mang lại sự thay đổi lớn về mặt tinh thần góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Không chỉ vậy, điều trị tâm lý còn trang bị thêm cho bệnh nhân cách thấu hiểu bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc và đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy, tâm lý trị liệu được xem như phương pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh rối loạn lo âu tổng quát.

điều trị tâm lý bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Liệu pháp nhận thức hành vi được xem là phương án điều trị GAD tối ưu nhất.

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) được chứng minh là có hiệu quả nhất đối với GAD. Liệu pháp này giúp bệnh nhân GAD nhận thức được những vấn đề gây ra cảm xúc tiêu cực và học cách kiểm soát lo lắng, thay đổi hành vi và suy nghĩ tích cực hơn.

Ngoài ra, liệu pháp CBT còn giúp bệnh nhân hòa nhập với xã hội từ việc nhận thức rõ các hành vi, ứng xử của người khác. Đồng thời, tạo động lực thúc đẩy cá nhân phát triển bản thân, luôn tự tin, lạc quan trước mọi tình huống bao gồm những vấn đề gây căng thẳng, lo lắng.

3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Những nỗ lực điều trị tự lực là một mấu chốt quan trọng giúp quá trình điều trị suôn sẻ hơn, thậm chí có thể tạo ra sự đột phá. Các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân GAD thực hiện những phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà thúc đẩy tốc độ điều trị và giảm nguy cơ tái phát trở lại.

điều trị rối loạn lo âu lan tỏa tại nhà
Tâm sự giúp giải tỏa cảm xúc căng thẳng và tạo động lực giúp bệnh nhân GAD vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Những phương pháp điều trị tại nhà cho bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa, bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên: có tác dụng tăng tiết hormone hạnh phúc Endorphin giúp tăng cảm giác hưng phấn, nhờ vậy chúng ta luôn tràn đầy sức sống và quên đi căng thẳng, mệt mỏi. Hãy chạy bộ hoặc tập thể dục nhịp điệu 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm triệu chứng của rối loạn lo âu tổng quát.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: bao gồm bổ sung các thực phẩm giàu Omega – 3, Kẽm, Magie, các loại vitamin,.. cải thiện tâm trạng hiệu quả mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, chống chọi với bệnh tật. Thêm vào đó, cần kiêng các loại chất kích thích như caffeine, rượu bia, thuốc lá ngăn nguy cơ phát triển bệnh GAD.
  • Tâm sự với người thân, bạn bè: là một cách để chúng ta giải tỏa những lo âu, phiền muộn hàng ngày, giải quyết ngay các nguyên nhân gây ra GAD. Không chỉ vậy, tâm sự còn nhận lại những lời khuyên và động viên của người thân, giúp ta có thêm động lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
  • Thiền chánh niệm: là một phương pháp rèn luyện tinh thần giúp chúng ta giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực, buông bỏ những căng thẳng, mệt mỏi và ổn định tâm trí. Thiền cũng giúp tăng sự tập trung, cân bằng nhịp thở giúp chúng ta giữ bình tĩnh ứng biến trước mọi việc.

Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa khỏi được không?

Ước tính, một người bình thường có 9% khả năng mắc bệnh GAD ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. GAD là một bệnh rối loạn tâm thần mãn tính với tỷ lệ mắc bệnh suốt đời từ 3 – 5%. Theo thống kê, hầu hết những bệnh nhân trải qua GAD sẽ tái phát lại nhiều lần trong đời.

GAD không đơn thuần là một bệnh lý có thể trị khỏi trong thời gian ngắn. Điều trị GAD cần phải kết hợp liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Nếu dùng thuốc không đúng theo phác đồ điều trị sẽ trở thành một “con dao hai lưỡi” làm cho bệnh dễ tái phát và càng khó trị hơn.

rối loạn lo âu lan tỏa có trị khỏi được không
Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào sự kiên trì của bệnh nhân và cần tuân thủ phác đồ điều trị để khỏi bệnh và hạn chế tái phát.

Quá trình điều trị cần thời gian khá dài nhưng nếu người bệnh kiên trì và tuân thủ nguyên tắc của phác đồ điều trị, bệnh GAD có thể khỏi hoàn toàn và ít có nguy cơ phát bệnh trở lại. Sau đó, cần duy trì lối sống lành mạnh, vui vẻ, lạc quan để tránh gặp lại “người bạn cũ” GAD.

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) có thể đến với bất kỳ ai và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Phương pháp điều trị tốt nhất là kết hợp liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Ngoài ra, hãy học cách cân bằng cuộc sống, duy trì thói quen lành mạnh để giảm bớt căng thẳng, lo lắng giúp cuộc sống trở nên hạnh phúc, tốt đẹp hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tin khác

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên do, dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị

Nội dung bài viếtBệnh rối loạn lo âu lan tỏa là gì?Các dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu lan tỏaNguyên nhân mắc chứng rối loạn lo âu...

hội chứng trầm cảm cười

Hội chứng trầm cảm cười: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Nội dung bài viếtBệnh rối loạn lo âu lan tỏa là gì?Các dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu lan tỏaNguyên nhân mắc chứng rối loạn lo âu...

trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Nội dung bài viếtBệnh rối loạn lo âu lan tỏa là gì?Các dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu lan tỏaNguyên nhân mắc chứng rối loạn lo âu...

Ám ảnh sợ hãi là gì

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì? Triệu chứng và điều trị

Nội dung bài viếtBệnh rối loạn lo âu lan tỏa là gì?Các dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu lan tỏaNguyên nhân mắc chứng rối loạn lo âu...

trầm cảm

Trầm Cảm: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều Trị

Nội dung bài viếtBệnh rối loạn lo âu lan tỏa là gì?Các dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu lan tỏaNguyên nhân mắc chứng rối loạn lo âu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn