nguyên nhân rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên do, dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị

hội chứng trầm cảm cười

Hội chứng trầm cảm cười: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Ám ảnh sợ hãi là gì

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì? Triệu chứng và điều trị

trầm cảm

Trầm Cảm: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều Trị

rối loạn lo âu là gì

Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn lo âu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Rối loạn lo âu – lo lắng tột độ dù đó chỉ là một vấn đề bình thường trong cuộc sống. Chứng bệnh này không quá xa lạ, tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại không hề nhận ra những triệu chứng của bệnh lý này. Chính vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp thông tin về bệnh rối loạn lo âu trong bài viết dưới đây.

Chứng rối loạn lo âu là gì?

Lo lắng, căng thẳng là phản ứng tự vệ của cơ thể xảy ra khi não bộ nhận thấy những tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu lo lắng, căng thẳng xuất hiện nhiều hơn, kể cả với tình huống không nguy hiểm, có thể bạn đã mắc chứng rối loạn lo âu.

rối loạn lo âu là gì
Lo lắng liên tục và nhiều khi vô cớ có thể là bệnh rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu (anxiety disorder) là một chứng rối loạn tâm thần với biểu hiện là sự lo lắng quá mức, căng thẳng tột độ, xuất hiện nhiều bất thường. Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.

Không dừng lại ở đó, bệnh nhân mắc rối loạn lo âu còn phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe như tim đập nhanh, khó thở, đổ mồ hôi, tê bì chân tay,…Thậm chí, nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh lý này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực.

Trên thực tế, phụ nữ có nguy cơ mắc rối loạn lo âu cao hơn rất nhiều so với nam giới. Điều này có thể được lý giải bởi sự khác biệt về các hormone tính dục, khi hormone testosterone của nam có thể giúp giảm bớt lo lắng.

Triệu chứng của rối loạn lo âu

Không khó để nhận ra những triệu chứng của rối loạn lo âu, điển hình là sợ hãi, căng thẳng quá mức. Cùng với đó là hàng loạt những vấn đề về thể chất và nhận thức. Tùy theo từng cá nhân, các triệu chứng gặp phải có thể không giống nhau.

triệu chứng rối loạn lo âu
Luôn nhìn thấy nguy hiểm rình rập là triệu chứng của bệnh nhân rối loạn lo âu.

Những triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu là:

  • Luôn nhìn thấy mọi nguy hiểm rình rập.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Mất bình tĩnh, không thể tập trung.
  • Tim đập nhanh dồn dập và khó thở.
  • Căng cơ, mỏi cơ.
  • Có hành vi lặp đi lặp lại như rửa tay, cắn móng tay, che tai,…
  • Suy nghĩ liên tục về một ám ảnh hoặc những đồ vật, địa điểm liên quan.

Thông thường, trạng thái lo lắng sẽ xuất hiện khi cơ thể nhận thấy những tình huống nguy hiểm hoặc gây áp lực trong cuộc sống. Sau đó, tình trạng này sẽ kết thúc khi vấn đề bị lãng quên hay được giải quyết. Ngược lại, đối với bệnh nhân rối loạn lo âu, những lo lắng sẽ không tự mất đi mà sẽ tiếp diễn và lặp lại liên tục, khiến bệnh lý ngày càng tồi tệ hơn.

Các dạng rối loạn lo âu thường gặp

Rối loạn lo âu được phân thành nhiều loại dựa trên những triệu chứng hoặc nguyên nhân hình thành. Cụ thể là:

1. Rối loạn lo âu lan tỏa 

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là dạng rối loạn lo âu mãn tính, đặc trưng bởi sự lo lắng, căng thẳng quá mức diễn ra thường xuyên và không rõ nguyên nhân. Các triệu chứng của GAD thường về vấn đề thể chất, chẳng hạn như đau đầu, mỏi cơ, rối loạn tiêu hóa và thường xuyên mất ngủ.

rối loạn lo âu lan tỏa
Bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa thường xuyên mất ngủ vì căng thẳng, suy nghĩ.

Bệnh nhân GAD không phải lo lắng chỉ 1 sự kiện cụ thể mà rất nhiều tình huống, vấn đề khiến họ lo lắng triền miên. Khi một vấn đề lo lắng được giải quyết, một vấn đề khác sẽ xuất hiện và họ lại tiếp tục luẩn quẩn trong cảm xúc tồi tệ này.

2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là tình trạng suy nghĩ rất nhiều về một sự kiện ám ảnh và những đồ vật, địa điểm liên quan rồi cưỡng chế bản thân thực hiện vài hành vi nghi lễ để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tùy vào những ám ảnh và quy tắc riêng của từng cá nhân, hành vi nghi lễ sẽ khác nhau, có thể là rửa tay liên tục, cắn móng tay, kiểm tra khóa cửa,…

ám ảnh cưỡng chế
Rửa tay liên tục là hành vi nghi lễ của bệnh nhân ám ảnh cưỡng chế.

Thống kê cho thấy, trên thế giới có khoảng 1- 2% người lớn và dưới 3% trẻ em mắc chứng OCD. Đây là một căn bệnh nguy hiểm khi người bệnh không thể kiểm soát ngôn ngữ hành vi của mình gây ảnh hưởng không chỉ đến cuộc sống riêng của họ mà còn gây nguy hiểm đến xã hội.

3. Rối loạn hoảng sợ 

Với chứng rối loạn hoảng sợ, bệnh nhân có biểu hiện lo sợ đến dữ dội một cách bất ngờ và thường xuyên. Các cơn hoảng sợ có thể xuất phát từ những căng thẳng, suy nghĩ phi thực tế, sợ hãi hoặc kể cả trong tình huống bình thường hàng ngày.

rối loạn hoảng sợ
Hoảng loạn thường xuyên một cách vô cớ là dấu hiệu của rối loạn hoảng sợ.

Những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ có xu hướng lo lắng trước khi xảy ra cơn hoảng sợ và chủ động tránh né các tác nhân như địa điểm, các đồ vật gợi tưởng đến lý do hoảng sợ trong quá khứ. Sự sợ hãi hoảng loạn kèm theo những biểu hiện như đau tim, thở gấp, run rẩy, đổ mồ hôi.

4. Rối loạn ám ảnh xã hội 

Rối loạn ám ảnh xã hội (SAD) là dạng rối loạn lo âu thường gặp, được mô tả bởi sự căng thẳng, lo lắng bị người khác theo dõi và đánh giá. SAD xuất hiện trong các trường hợp tương tác với xã hội chẳng hạn như nói trước đám đông, ăn uống nơi đông người. Đa phần người mắc bệnh là trẻ em và thanh thiếu niên.

ám ảnh xã hội
Lạc lõng giữa đám đông là biểu hiện của bệnh nhân mắc ám ảnh xã hội.

Các triệu chứng của bệnh này biểu hiện khá rõ ràng như đỏ mặt, tim đập nhanh, toát mồ hôi, nói lắp bắp. Đối với nhiều bệnh nhân, hội chứng này có thể là rào cản cho mọi hoạt động của họ, dẫn đến bị cô lập hoàn toàn với xã hội.

5. Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là chứng rối loạn lo âu lớn nhất với biểu hiện sợ hãi, lo lắng quá mức được kích hoạt bởi một tình huống cụ thể. Bệnh nhân có thể lường trước những vấn đề ám ảnh khiến họ sợ hãi điển hình như máu, độ cao, nước, động vật,…

ám ảnh cụ thể
Một người sợ côn trùng có thể mắc ám ảnh cụ thể.

Ước tính có khoảng 5 – 12% dân số trên thế giới mắc chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể. Khi họ tiếp xúc với điều khiến họ sợ hãi, họ sẽ có những biểu hiện cụ thể như run rẩy, tim đập nhanh,…

6. Rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) có thể bắt nguồn từ một sự kiện kinh khủng như thiên tai, tai nạn nghiêm trọng, bị lạm dụng tình dục. Thêm vào đó, nguyên nhân có thể là hệ quả của việc tiếp xúc với một tác nhân gây căng thẳng trong một thời gian dài điển hình là các cuộc chiến tranh.

rối loạn sau sang chấn
Những người lính có nguy cơ cao mắc rối loạn sau sang chấn do chiến tranh để lại.

Người mắc chứng PTSD thương có hành vi tránh né, tức giận, trầm cảm và thường xuyên hồi tưởng. Những phản ứng này càng tệ hơn theo thời gian khiến bệnh nhân ngày càng xa rời các mối quan hệ trong cuộc sống, ảnh hưởng rất lớn đến cả cuộc đời của họ.

7. Rối loạn lo âu ly thân

Rối loạn lo âu ly thân có biểu hiện là cảm giác lo lắng, sợ phải xa cách một người thân yêu nào đó. Trong khi lo lắng ly thân là một phản ứng bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ em thì rối loạn lo âu ly thân lại là một tình trạng căng thẳng, lo lắng tới mức mất tự chủ hành vi.

Đối với trẻ nhỏ, lo lắng ly thân sẽ tự hết khi trẻ lên 2, song, nếu để diễn biến thành rối loạn, đây sẽ là một vấn đề nguy hiểm. Cha mẹ nên điều trị sớm để ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn.

rối loạn lo âu ly thân
Trẻ em có khả năng mắc rối loạn lo âu ly thân khi còn nhỏ.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn lo âu. Dựa trên những khảo sát của các bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm thần này, các nhà nghiên cứu có thể định hình một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát bệnh. 

1. Các vấn đề về sức khỏe 

Các triệu chứng lo lắng, căng thẳng có thể bắt nguồn từ những vấn đề về sức khỏe. Khi nhận biết các dấu hiệu của rối loạn lo âu, trước tiên các bác sĩ sẽ chẩn đoán các bệnh lý tiềm ẩn vì đây có thể là vấn đề làm tăng triệu chứng của bệnh cũng như có thể xem xét trước khi sử dụng thuốc điều trị.

Các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến chứng rối loạn lo âu bao gồm:

  • Bệnh tim
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tuyến giáp
  • Bệnh thoái hóa não (bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, bệnh Huntington)
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Rối loạn hô hấp cấp

2. Sang chấn tâm lý

Nguyên nhân này đề cập đến những tình huống gây ám ảnh mà bệnh nhân đã từng trải qua hoặc nhìn thấy trong quá khứ. Điều này xuất hiện nhiều ở trẻ em với các vấn đề như bạo lực học đường, bị bỏ rơi, lạm dụng tình dụng,…

nguyên nhân rối loạn lo âu
Những sang chấn tâm lý xảy ra trong quá khứ làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu.

Sang chấn tâm lý cũng có thể là sự tích tụ dần dần của các tình huống gây căng thẳng, áp lực trong cuộc sống mà con người không thể quên đi ngay được như cái chết của một người thân yêu, phá sản.

3. Di truyền trong gia đình 

Yếu tố di truyền qua gen được nghiên cứu là có liên quan đến việc mắc các bệnh rối loạn tâm thần bao gồm cả rối loạn lo âu. Theo nghiên cứu ở Mỹ, cha mẹ có bệnh rối loạn lo âu thì con sinh ra có khả năng di truyền bệnh này. Nếu gia đình có người mắc bệnh rối loạn lo âu, người đó sẽ có khả năng mắc bệnh cao gấp 5 lần so với người khác.

4. Tổn thương hệ thần kinh 

Dây thần kinh cảm xúc được truyền thông tin nhờ các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như norephinephrine, serotonin, dopamine,… Khi những chất dẫn này không hoạt động không tốt do rối loạn sẽ khiến cho việc truyền thông tin bi kém hiệu quả. Điều này làm rối loạn khả năng kiểm soát cảm xúc của bệnh nhân khiến họ thường xuyên lo lắng, buồn bã, bi quan.

5. Lạm dụng rượu hoặc thuốc chống trầm cảm 

Nhiều loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần hoặc các chất kích thích có thể là tác nhân gây ra hoặc làm các triệu chứng rối loạn lo âu trở nên trầm trọng. Các loại thuốc bao gồm thuốc benzodiazepine, một số loại thuốc giảm đau và chất kích thích bao gồm rượu, thuốc lá, caffeine, cần sa, ma túy.

Làm sao để chẩn đoán rối loạn lo âu

Khi phát hiện những triệu chứng của rối loạn lo âu, trước tiên hãy khám sức khỏe tổng quát bao gồm xét nghiệm máu và nước tiểu để các bác sĩ có thể điều trị trực tiếp những tình bệnh tiềm ẩn gây ra chứng rối loạn này.

chẩn đoán rối loạn lo âu
Bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe tâm thần bằng các bảng câu hỏi về tâm lý để chẩn đoán rối loạn lo âu.

Sau đó, bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe tâm thần với bảng câu hỏi tâm lý có những nội dung:

  • Các triệu chứng của bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng và thời gian bắt đầu phát bệnh.
  • Thảo luận về cách các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Sự quan sát về cảm xúc và hành vi của bệnh nhân.

Các chuyên gia tâm lý sẽ dựa theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần (DSM-5) của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ để chẩn đoán chính xác nhất về dạng rối loạn tâm thần mà bệnh nhân đang gặp phải.

Cách điều trị chứng rối loạn lo âu

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng về phương án điều trị hiệu quả nhất cho chứng rối loạn lo âu. Tùy vào tình trạng bệnh lý và độ tuổi của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị chẳng hạn như liệu pháp tâm lý, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai.

Quá trình điều trị có thể duy trì trong một thời gian dài và sẽ có một số giai đoạn các triệu chứng trở nên tồi tệ. Hiệu quả điều trị cao hay không phụ thuộc rất lớn vào bệnh nhân khi họ cần thực hiện đúng những nguyên tắc điều trị cũng như nỗ lực thực hiện các phương pháp tự nhiên khác để hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần tốt hơn.

1. Điều trị bằng thuốc

Nhiều loại thuốc được nghiên cứu là có hiệu quả điều trị các chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, thuốc chỉ được khuyến nghị điều trị đối với người lớn vì có thể kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn.

thuốc trị rối loạn lo âu
Điều trị bằng thuốc được chỉ định với các trường hợp mãn tính và cần sử dụng đúng liều lượng.

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu bao gồm:

  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
  • Pregabalin
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Benzodiazepines
  • Một số loại thuốc khác

Lưu ý: Bệnh nhân chỉ dùng thuốc khi được sự cho phép của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng khuyến nghị. Ngoài ra, nhiều người nhận thấy điều trị bằng thuốc sau khi ngừng uống có thể tái phát bệnh ngay. Đây cũng chính là lý do, liệu pháp tâm lý được ưu tiên sử dụng hơn so với điều trị bằng thuốc.

2. Liệu pháp tâm lý

Đối với liệu pháp tâm lý, các chuyên gia sẽ trò chuyện cùng các bệnh nhân để giúp họ thấu hiểu tình trạng tinh thần của mình, những vướng mắc và những rào cản gây rối loạn cảm xúc để từ đó có thể tìm ra hướng điều trị thích hợp.

điều trị tâm lý chứng rối loạn lo âu
Các chuyên gia áp dụng nhiều phương pháp đa dạng để điều trị rối loạn lo âu.

Tùy vào từng tình trạng riêng biệt và độ tuổi, tính cách của từng bệnh nhân, các chuyên gia tâm lý sẽ đề xuất phác đồ điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị, các chuyên gia tâm lý sẽ áp dụng một hoặc nhiều phương pháp tiếp cận như:

3. Các phương án điều trị khác

Bên cạnh liệu pháp tâm lý và điều trị bằng thuốc, bệnh nhân được khuyến khích thực hiện một số biện pháp hỗ trợ điều trị khác như tập thể dục, thôi miên, châm cứu,…

  • Tập thể dục được nghiên cứu là có thể giải tỏa áp lực nhờ việc kích thích sản xuất endorphin – hormone của cơ thể giúp giảm đau và giảm căng thẳng.
  • Thôi miên là một phương pháp được ứng dụng nhiều trong điều trị tâm lý. Bệnh nhân sẽ được đưa vào trạng thái tập trung cao độ, đưa tâm thức trở lại những ám ảnh trong quá khứ để có cách xóa bỏ nó.
  • Châm cứu là một y thuật cổ truyền, vận dụng những kim châm cực nhỏ giúp khí huyết lưu thông khắp cơ thể, giúp giảm áp lực tim và thư giãn cơ bắp. Nhờ vậy, có thể hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu hiệu quả.

Thực phẩm có thể điều trị chứng rối loạn lo âu không?

Trong nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có tác động tích cực giúp cải thiện tinh thần, được khuyến khích sử dụng cho các bệnh nhân rối loạn lo âu. 

thực phẩm chữa rối loạn lo âu

Bổ sung các thực phẩm giàu Omega – 3, vitamin D,… hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu hiệu quả.

Thực phẩm điều trị chứng rối loạn lo âu bao gồm:

  • Thực phẩm giàu Omega 3: cá béo như cá hồi, cá thu,…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin D: tôm, lòng đỏ trứng gà, nấm,…
  • Thực phẩm chứa Magie: quả bơ, chuối, các loại hạt, rau lá xanh,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt

Hội chứng rối loạn lo âu là một cản trở lớn trong cuộc sống, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bệnh nhân. Sẽ có những lúc, lo lắng, sợ hãi khiến con người chỉ muốn gục ngã. Tuy nhiên, sự kiên trì cộng với phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể triệu chứng và nâng cao sức khỏe tinh thần.

Tin khác

nguyên nhân rối loạn lo âu lan tỏa

Rối loạn lo âu lan tỏa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtChứng rối loạn lo âu là gì?Triệu chứng của rối loạn lo âuCác dạng rối loạn lo âu thường gặp1. Rối loạn lo âu lan tỏa 2. Rối...

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên do, dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị

Nội dung bài viếtChứng rối loạn lo âu là gì?Triệu chứng của rối loạn lo âuCác dạng rối loạn lo âu thường gặp1. Rối loạn lo âu lan tỏa 2. Rối...

hội chứng trầm cảm cười

Hội chứng trầm cảm cười: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Nội dung bài viếtChứng rối loạn lo âu là gì?Triệu chứng của rối loạn lo âuCác dạng rối loạn lo âu thường gặp1. Rối loạn lo âu lan tỏa 2. Rối...

trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Nội dung bài viếtChứng rối loạn lo âu là gì?Triệu chứng của rối loạn lo âuCác dạng rối loạn lo âu thường gặp1. Rối loạn lo âu lan tỏa 2. Rối...

Ám ảnh sợ hãi là gì

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì? Triệu chứng và điều trị

Nội dung bài viếtChứng rối loạn lo âu là gì?Triệu chứng của rối loạn lo âuCác dạng rối loạn lo âu thường gặp1. Rối loạn lo âu lan tỏa 2. Rối...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn