Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Bệnh viêm da cơ địa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Cây thuốc chữa viêm da cơ địa

Top 10 cây thuốc chữa viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến

Lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa: 3 cách được áp dụng phổ biến

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân – Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, cách điều trị

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa giúp giảm nhanh triệu chứng

5/5 - (1 bình chọn)

Dùng nước lá tắm chữa viêm da cơ địa là một trong những phương pháp điều trị đem lại hiệu quả tốt. Các loại lá được sử dụng thường là lá trầu không, lá khế, lá lốt, ngải cứu… Nhờ có thành phần dược tính cao mà các loại lá này có thể kiểm soát triệu chứng viêm ngứa, sưng tấy đặc trưng ở bệnh viêm da cơ địa.

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa giúp giảm nhanh triệu chứng
Sử dụng các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa có thể giảm nhanh triệu chứng hiệu quả

Sử dụng nước lá tắm chữa viêm da cơ địa có hiệu quả?

Thực tế, viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu mạn tính nên việc điều trị bệnh dứt điểm khó xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có khả năng kéo dài thời gian tái phát và kiểm soát các triệu chứng không tiến triển bằng cách điều trị sớm và kéo dài. Trong đó, phương pháp sử dụng nước lá tắm có tác dụng ngăn ngừa chứng viêm, sưng và phòng nhiễm khuẩn ức chế sự lan rộng của triệu chứng.

Nếu như thuốc tân dược có hiệu quả giảm ngứa nhanh chóng, nhưng không thể áp dụng lâu dài thì sử dụng thảo dược mang đến hiệu quả ngược lại. Tắm nước lá hàng ngày sẽ hình thành màng bảo vệ cho da trước những tác nhân bất lợi từ môi trường. Làn da được bảo vệ tránh bị viêm nhiễm, kích ứng bị ngăn chặn ngay từ ban đầu. Và các loại lá cây cũng có thành thần dược tính thấp, nên bạn có thể sử dụng lau dài mà không phải lo lắng về các tác dụng phụ.

Nhược điểm của phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá cây chỉ phù hợp với người bệnh ở thể nhẹ. Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh tiến triển phức tạp thì nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra ở những người bệnh có vùng da tổn thương, chảy máu, có dịch vàng thì không nên tắm nước lá. Khi tắm nước lá, bạn cũng không nên tắm trong thời gian quá lâu.

Nhìn chung các loại nước lá tắm đều được bào chế từ những nguyên liệu thiên nhiên. Do đó bài thuốc thường có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên nhẫn áp dụng ít nhất là 2 tuần để nhận thấy các chuyển biến tích cực.

Đa số những loại lá chữa viêm da cơ địa đều lành tính, dược tính vừa đủ không gây ra tác dụng phụ cho bệnh nhân. Do đó mà phương pháp này có thể phù hợp với mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai.

Các loại lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa phổ biến

Những loại lá tắm được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa tương đối dễ tìm, giá thành rẻ, một số loại bạn có thể hái tại vườn nhà. Khi sử dụng chúng, hãy đảm bảo bạn chọn những lá còn tươi xanh. Sau đây là cách hướng dẫn nấu nước lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa từ các loại lá cây phổ biến:

Lá trầu không

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa
Lá trầu không thường được sử dụng để chữa viêm da cơ địa cho trẻ em

Lá trầu không có hình trái tim, mặt lá bóng với mùi thơm nhẹ. Lá trầu không cũng là loại lá cây thường được sử dụng để chữa các vấn đề ngoài da như viêm da cơ địa, mề đay, viêm da dị ứng, tiếp xúc, mẩn ngứa,…. Người bệnh có thể sử dụng lá trầu không còn tươi hoặc khô để đun lấy nước tắm hoặc giã nát. Hoặc bạn cũng có thể dùng lá giã nát với muối và đắp trực tiếp lên vùng bị viêm da cơ địa.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 100 gram lá trầu không loại trung bình, đem rửa sạch và ngâm nước muối.
  • Vớt lá trầu ra để ráo nước, cho 2 lít nước vào nồi và cho lá trầu vào nấu đến khi nước sôi già.
  • Sử dụng nước lá pha cùng với 1 lít nước ấm để tắm hàng ngày, kết hợp đắp lá lên vùng da bị bệnh.
  • Tắm nước lá trầu không mỗi ngày/lần, kiên trì trong vòng 1 tháng bạn sẽ nhận thấy những thay đổi tốt.

Lá lốt

Lá lốt có chứa thành phần hoạt dược đa dạng, bao gồm flavonoid, ancaloit, benzyl axetat… Công dụng chính của chúng là kháng viêm, chống khuẩn, giảm ngứa, tái tạo các lớp sừng bị tổn thương. Đồng thời, hỗn hợp nước tắm từ lá lốt có thể làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm ngoài da rất tốt.

Sử dụng lá lốt nấu nước tắm được đánh giá là an toàn, lành tính với những tác dụng mang đến rất tích cực. Đây cũng là một trong những phương pháp được nhiều người mẹ áp dụng điều trị khi bị viêm da. Cách nấu nước lá lốt tắm chữa bệnh viêm da cơ địa đơn giản như sau:

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 100 gram lá lốt tươi, đem đi rửa sạch và ngâm nước muối trong vòng 20 phút.
  • Cho lá lốt vào nồi đun cùng với 3 lít nước, thêm một hoặc 2 lát gừng đun trong khoảng thời gian 15 phút.
  • Cho thêm nước sạch vào chậu, pha cùng với nước lá lốt cho nước nguội rồi dùng để tắm.
  • Mỗi ngày bạn nên tắm nước lá lốt 1/lần, sau đó tắm lại với nước sạch và lau khô người.
  • Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tháng, bạn sẽ nhận thấy vùng da cải thiện và dần hồng hào trở lại.

Lá khế

Tương tự như lá lốt, lá khế cũng là một thảo dược quen thuộc được sử dụng chữa viêm da cơ địa ở trẻ em và người lớn. Thành phần dược tính trong lá khế cũng dồi dào như lá lốt, trong đó flavonoid là dược chất có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả trong khắc phục chững viêm da.

Ở trẻ em bị mẩn ngứa, sảy hoặc mề đay, dân gian thường áp dụng bài thuốc tắm nước lá khế để cải thiện làn da. Điều trị viêm da cơ địa bằng lá khế cần nhiều thời gian để phát huy công hiệu. Bạn thực hiện như sau:

Cách thực hiện

  • Bạn cùng khoảng 100 gram lá khế, cho vào thau ngâm muối khoảng 20 phút.
  • Cho lá khế vào nồi nấu cùng 3 lít nước trong vòng 20 phút đến khi nước sôi già.
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị viêm, hoặc pha thêm nước ấm vào để tắm.
  • Trong khi tắm, bạn nên dùng bã lá khế để đắp lên vùng da bị viêm nhiễm.
  • Sau khi tắm xong, bạn tắm lại bằng nước ấm và lau khô người là được.

Lá ngải cứu

nước lá tắm chữa viêm da cơ địa
Ngải cứu là cây thuốc có tính chống khuẩn và kháng viêm có thể dùng để chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Lá ngải cứu có tác dụng ức chế sự phát triển của của khuẩn Streptococcus pneumniae, Salmonella typhi, a-Hemolytic Streptococcus và Staphylococcus aureus. Đây là những loại vi khuẩn gây ra hội chứng viêm da và nhiễm trùng thường gặp nhất. Do đó ngải cứu được dùng làm nước lá tắm chữa viêm da cơ địa có thể giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm ở vùng da bị viêm da cơ địa.

Ngải cứu cũng là loại thảo dược có tính chống oxy hóa dồi dào, đồng thời giúp phục hồi mô da tổn thương, giảm ngứa và chống viêm nhẹ. Bạn thực hiện bài nước tắm này theo hướng dẫn sau:

Cách thực hiện

  • Bạn cùng khoảng 50 gram lá ngải cứu đem đi ngâm muối khoảng 20 phút.
  • Cho ngải cứu vào nấu cùng 2 lít nước, đun trong vòng 20 phút đến khi nước sôi già.
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị viêm, bạn có thể pha nước thêm để tắm toàn thân.
  • Dùng bã lá ngải cứu đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm nhiễm, sau đó tắm lại bằng nước ấm.
  • Mỗi tuần bạn nên tắm lá ngải cứu 2 – 3 lần, thực hiện trong 1 tháng rất tốt cho da.

Tắm lá đơn tướng quân (lá đơn đỏ)

Lá tướng quân là một cây thuốc quý có nhiều tác dụng trong Đông y, vị thuốc có tính hàn, thải độc, kháng viêm, bài phong điều trị được nhiều bệnh lý. Ngoài ra, y học hiện đại cũng ghi nhận lá tướng quân có thể ức chế sự hình thành khuẩn coli và các tụ cầu khuẩn – nguyên nhân gây ra các vấn đề ngoài da phổ biến.

Vì thế lá tướng quân nằm trong những lựa chọn hàng đầu trong các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa. Phương pháp phù hợp cho cả đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 50 gram lá tướng quân, đem rửa sạch, phơi ráo nước
  • Mỗi lần bạn chỉ sử dụng lá tướng quân đem đi nấu nước khoảng 500ml.
  • Bạn đun đến khi thấy nước chuyển sang màu vàng nhạt thì tắt bếp.
  • Pha thêm một chút nước lạnh rồi dùng tắm hàng ngày.
  • Bạn áp dụng cách này hàng ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Lá ổi

lá chữa viêm da cơ địa
Công dụng của lá ổi trong điều trị viêm da cơ địa được nhiều người công nhận

Những công dụng tuyệt vời của lá ổi chữa viêm da cơ địa được lưu truyền trong dân gian từ lâu đời. Trong y học cổ truyền, lá ổi thường được sử dụng để làm thuốc chữa các chứng viêm da nói chung. Lá ổi có thành phần dược tính đa dạng như beta-sitosterol, leucocyanidin, avicularin, quereetin, guaijaverin. Chúng có hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện các triệu chứng ngứa ngoài da ở cả người lớn lẫn trẻ em.

Cách thực hiện 

  • Sử dụng từ 5 – 10 lá ổi tươi đem rửa sạch và ngâm nước muối.
  • Cho lá ổi vào đun sôi kỹ, sau đó để nguội rồi dùng ngăm rửa, tắm toàn thân.
  • Khi tắm, bạn nên vớt phần bã lá ổi đắp trực tiếp lên da để tăng hiệu quả.
  • Với bài thuốc này, bạn có thể áp dụng hàng ngày và tắm lại với nước sạch sau đó.

Lá trà xanh

Trà xanh được xem là loại lá tắm chữa viêm da cơ địa công hiệu, phần lớn đến từ tác dụng kháng khuẩn của flavonoid. Trong ghi nhận của Đông y, lá trà xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa máu rất tốt. Ngoài ra, lá trà xanh còn có hiệu quả sát khuẩn, làm lành vết thương và bổ sung độ ẩm cho làn da khô.

Các chất polyphenol, epicatechin và epicatechicalat đến từ lá trà xanh còn có khả năng ức chế quá trình oxy hóa. Từ đó hồi phục những tổn thương trên lớp thượng bì của da sau thời gian điều trị. Hướng dẫn phương pháp tắm lá trà xanh theo cách sau:

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100 gram lá trà xanh, đem đi rửa sạch và dùng tay vò nát nhẹ.
  • Cho lá trà xanh vào nồi nước nấu cùng 1 chút muối, đun đến khi nước sôi già.
  • Sử dụng nước lá tắm tại vùng da bị viêm, kết hợp đắp lá trà xanh lên da.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Lá cây sài đất

Lá cây chữa viêm da cơ địa
Lá cây sài đất thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da

Sài đất là thảo dược có tính mát, cây thuốc thường được dùng để điều trị các chứng viêm nhiễm, nhiễm trùng nói chung. Sài đất có tính kháng khuẩn tương tự như lá trầu không, vì thế bạn có thể sử dụng nó như một phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa.

Theo nghiên cứu Y học hiện đại, các dược tính của lá sài đất có tác dụng tương đương với các loại thuốc kháng sinh. Vì thế mà sài đất thường được dùng để chữa mề đay mẩn ngứa, nóng gan và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng 50 gram lá sài đất còn nguyên thân, đem đi rửa sạch và phơi khô cho ráo nước.
  • Cho sài đất vào nấu cùng với 2 lít nước, đun lửa vừa đến khi nước sôi thì tắt bếp.
  • Bạn sử dụng nước này ngâm rửa vùng da bị viêm, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
  • Áp dụng phương pháp mỗi ngày 2 lần, có thể sùng nước tắm toàn thân.

Lá đinh lăng

Đinh lăng Trong Đông y còn được gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Hình dạng lá có răng cưa nhọn, đinh lăng có vị đăng, tính mát và được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý về da liễu. Trong điều trị viêm da cơ địa, đinh lăng thường được sử dụng đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để ngăn chặn sưng viêm. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng nước lá đinh lăng tắm để chữa bệnh.

Cách thực hiện

  • Sử dụng 100 gram lá đinh lăng, đem rửa sạch và phơi ráo nước
  • Cho lá đinh lăng vào nấu cùng 3 lít nước, khi sôi bạn thêm mốt vào.
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị viêm, bạn có thể pha thêm nước để tắm.
  • Thực hiện bài thuốc mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong khoảng 2 – 3 tuần mang lại kết quả tốt.

Tắm nước lá tía tô

lá tía tô trị viêm da cơ địa
Nước tía tô là loại lá tắm chữa viêm da cơ địa có hiệu quả tốt và an toàn

Lá tía tô là thảo dược có tính ấm với công dụng chính là kháng viêm, kháng khuẩn. Trong đó, dân gian cũng sử dụng tía tô như loại nước lá tắm chữa viêm da cơ địa giúp làn da hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, các hoạt chất chính có trong lá tía tô như Vitamin A, C cùng tinh dầu periladehid còn giúp tái tạo tế bào da mới nhanh chóng.

Bạn có thể dùng tía tô để tăng cường sức đề kháng cho làn da. Bằng nhiều cách như đắp lá, nấu nước lá tía tô hoặc chế biến tía tô thành các món ăn hàng ngày. Nếu kết hợp song song nhiều phương pháp sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn.

Cách thực hiện

  • Bạn sử dụng khoảng 50 gram lá tía tô, đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi nước.
  • Tiếp đến, bạn đun sôi khoảng 10 phút để hòa tan tinh dầu của tía tô vào nước tắm.
  • Đun nước đến khi sôi già thì bạn tắt bếp, để nước nguội là được.
  • Bạn thêm vào nồi nước một chút nước lạnh để nhiệt độ giảm xuống rồi dùng để tắm.
  • Bạn nên thực hiện phương pháp điều trị này hàng ngày đến khi triệu chứng giảm hẳn.

Trong dân gian thường áp dụng các loại lá tắm kể trên để chữa viêm da cơ địa. Hầu hết thảo dược đều quen thuộc và khá an toàn cho mọi đối tượng người bệnh. Vì thế, tùy vào khả năng tiếp nhận từ loại lá tắm mà bạn chọn lựa phương pháp phù hợp.

Lưu ý khi dùng lá tắm chữa viêm da cơ địa

Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa
Người bệnh cần kiên trì khi chữa viêm da cơ địa bằng thảo dược

Vân có những người bệnh do áp dụng điều trị không đúng cách có thể gặp phải một số tác dụng phụ như ngứa, kích ứng tạm thời. Trường hợp xấu hơn, không những bệnh tình không có chuyển biến mà vùng da còn bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Do đó khi dùng lá tắm chữa viêm da cơ địa, người bệnh nên lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Các loại lá tắm cần được rửa kỹ và ngâm nước muối, bụi bẩn và vi khuẩn tồn tại trên lá là nguyên nhân gây kích ứng, nổi mẩn ngứa sau khi tắm.
  • Bạn nên pha thêm 1 lược nước bằng 1/3 lượng nước lá để tắm. Điều này đảm bảo vùng da không bị bỏng và ngăn chặn được những tổn thương da lan rộng, hạn chế nguy cơ lở loét.
  • Để kiểm soát các triệu chứng tốt hơn, bên cạnh tắm nước lá thì người bệnh cũng nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn để ngăn ngừa triệu chứng bùng phát mạnh.
  • Trong thời gian điều trị, bạn cần uống thêm nhiều nước, bổ sung rau xanh, các loại trái cây và những thực phẩm lành mạnh để tăng cường đề kháng cho làn da.
  • Đồng thời người bị viêm da cơ địa nên tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, không nên ăn các loại thực phẩm cay nóng, thức ăn dầu mỡ sẽ làm tăng các kích ứng da.
  • Trong thời gian da bị viêm nhiễm, bạn chỉ nên mặc quần áo rộng rãi và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp để làm dịu đi tình trạng da khô.

Sử dụng lá tắm chữa viêm da cơ địa là phương pháp điều trị đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà. Nếu bạn đang nằm trong giai đoạn đầu của triệu chứng, hãy kiên trì áp dụng cách điều trị này trước khi dùng thuốc để kiểm soát viêm ngứa, tránh lạm dụng thuốc bôi. Nếu bạn đã thực hiện trong thời gian dài và không nhận thấy hiệu quả, hãy tìm đến các chuyên gia Da liễu để thăm khám và được hỗ trợ phù hợp.

Bài viết liên quan:

Xem thêm

Tin khác

Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Nội dung bài viếtSử dụng nước lá tắm chữa viêm da cơ địa có hiệu quả?Các loại lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa phổ biếnLá trầu khôngLá lốtLá...

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

Nội dung bài viếtSử dụng nước lá tắm chữa viêm da cơ địa có hiệu quả?Các loại lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa phổ biếnLá trầu khôngLá lốtLá...

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Nội dung bài viếtSử dụng nước lá tắm chữa viêm da cơ địa có hiệu quả?Các loại lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa phổ biếnLá trầu khôngLá lốtLá...

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Nội dung bài viếtSử dụng nước lá tắm chữa viêm da cơ địa có hiệu quả?Các loại lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa phổ biếnLá trầu khôngLá lốtLá...

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Nội dung bài viếtSử dụng nước lá tắm chữa viêm da cơ địa có hiệu quả?Các loại lá tắm chữa bệnh viêm da cơ địa phổ biếnLá trầu khôngLá lốtLá...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn