Dùng lá trầu không chữa vẩy nến có thực sự hiệu quả?
Nội dung bài viết
Lá trầu không là vị thuốc dân gian quen thuộc được dùng rộng rãi trong điều trị bệnh vẩy nến. Thực tế ghi nhận, dùng lá trầu không chữa vẩy nến có thể giúp kiểm soát tốt các triệu chứng mà bệnh gây ra. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ và cần thực hiện đúng cách để tối ưu hóa công dụng.
Tìm hiểu về công dụng chữa bệnh vẩy nến của lá trầu không
Vẩy nến là bệnh lý da liễu mãn tính khởi phát do rối loạn hệ miễn dịch khiến các tế bào da tăng sinh quá mức. Từ đó làm kích hoạt nhiều triệu chứng trên da như gây khô ráp, dày sừng, bong tróc vảy, ngứa ngáy. Tất cả những điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt cũng như tâm lý của người bệnh.
Cùng với việc điều trị y tế thì nhiều người tìm đến các bài thuốc dân gian để chữa bệnh vẩy nến. Trong đó, bài thuốc từ lá trầu không được sử dụng rất phổ biến cho đến tận bây giờ. Thực tế ghi nhận, lá trầu không là vị thuốc có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng và kiểm soát diễn tiến của bệnh vẩy nến.
Các tài liệu Đông y ghi nhận, lá trầu không là dược liệu có vị cay nồng và tính ấm với tác dụng hạ khí, tiêu viêm và sát trùng. Nhờ đó mà có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da, đồng thời làm giảm ngứa và hạn chế mức độ tổn thương da do bệnh vẩy nến.
Bên cạnh đó, phân tích từ dược lý hiện đại cũng ghi nhận trong lá trầu không có chứa nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho làn da. Điển hình như các vitamin, acid amin, tanin, eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, methyl eugenol, p-cymen, caryophyllen…
Các thành phần từ lá trầu không sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy và bong tróc da. Đồng thời hỗ trợ loại bỏ lớp tế bào chết tồn tại trên da, giảm dày sừng và thúc đẩy tổn thương da chóng lành hơn. Ngoài ra, lá trầu không còn giúp da tăng cường vững chắc hơn hàng rào bảo vệ để chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc sử dụng lá trầu không để chữa bệnh vẩy nến là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, các chuyên gia Da liễu nhận định, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ mà không có tác dụng kiểm soát hoàn toàn diễn tiến của bệnh. Chính vì thế mà bạn cần chú ý áp dụng đúng cách và tuyệt đối không lạm dụng để tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.
Cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh vẩy nến rất đơn giản
Bạn có thể chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không theo 4 cách đơn giản được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Ngâm rửa với nước sắc lá trầu không
Đây là cách đơn giản nhất khi dùng lá trầu không chữa bệnh vẩy nến được nhiều người lựa chọn. Nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên lại có thể tận dụng được hết các thành phần hoạt chất có lợi trong lá trầu.
Ngâm rửa vùng da tổn thương do vẩy nến với lá trầu không có thể làm sạch da, loại bỏ các tế bào da chết. Đồng thời giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu trên da, ngăn ngừa nguy cơ phát sinh các tổn thương thứ phát có thể gây bội nhiễm da.
Cách thực hiện:
- Cần chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá trầu không đem rửa sạch với nước muối loãng rồi vò nhẹ
- Đun sôi khoảng 2 lít nước sau đó thả lá trầu vào đun thêm 5 phút thì tắt bếp
- Đổ ra thau và hòa thêm 1 ít nước lã vào cho hơi ấm
- Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương do vẩy nến
Trường hợp nếu là bệnh vẩy nến da đầu thì có thể dùng nước sắc lá trầu không để gội đầu. Còn khi bệnh xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể thì có thể dùng để tắm. Khi ngâm rửa hoặc tắm nên tận dụng phần bã để nhẹ nhàng massage vùng da bị bệnh nhằm giảm ngứa và loại bỏ tế bào chết tốt hơn.
2. Kết hợp lá trầu không với các loại lá khác
Bên cạnh việc kết hợp lá trầu không với dầu dừa thì người bệnh còn có thể kết hợp với các vị thuốc khác. Điển hình như kết hợp với lá bèo dâu và lá rau răm cũng mang đến tính công hiệu rõ rệt.
Sự kết hợp đúng đắn này làm nâng cao công dụng kháng khuẩn, chống viêm của bài thuốc. Đồng thời hỗ trợ giảm ngứa ngáy trên da tốt hơn và ức chế được quá trình tăng sinh tế bào da quá mức.
Cách thực hiện như sau:
- Cần chuẩn bị khoảng 15 lá trầu không, 15 lá bèo tây và 1 nắm rau răm
- Các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch với nước muối loãng
- Cho hết vào ấm sắc đun sôi cùng với 2 lít nước trên lửa nhỏ khoảng 10 phút
- Đổ nước này ra thau chờ cho vừa đủ ấm thì dùng ngâm rửa vùng da đang bị vẩy nến
- Với cách này nên áp dụng 1 lần/ngày đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm
NÊN ĐỌC: [CHUYÊN GIA CHIA SẺ] Cách chữa vảy nến DỨT ĐIỂM từ nam dược tự nhiên, không lo tái phát
3. Lá trầu không kết hợp dầu dừa chữa vẩy nến
Lá trầu không tuyệt vời với công dụng kháng khuẩn và sát trùng, còn dầu dừa lại có tính cấp ẩm và làm dịu da rất tốt. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này sẽ hỗ trợ tốt nhất cho việc làm giảm khô ráp, bong tróc da, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm kích hoạt trên vùng da đang bị tổn thương do bệnh vẩy nến.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 5 lá trầu không cùng 1 ít dầu dừa nguyên chất
- Đem lá trầu đi rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào máy xay nhuyễn
- Ép lấy nước cốt và trộn với dầu dừa theo đúng tỷ lệ 1:1
- Sau đó vệ sinh vùng da tổn thương sạch sẽ, thấm khô rồi bôi trực tiếp hỗn hợp thuốc vừa trộn lên
- Để nguyên trong khoảng 20 – 25 phút rồi rửa sạch lại với nước
- Mỗi ngày có thể áp dụng khoảng 1 – 2 lần, duy trì 10 ngày sẽ thấy tác dụng rệt
4. Uống nước lá trầu không
Cách này cũng rất đơn giản có thể thúc đẩy quá trình điều trị bệnh vẩy nến từ bên trong cơ thể. Uống nước lá trầu không có thể ức chế quá trình tăng sinh các tế bào da một cách quá mức.
Đồng thời đây cũng là cách hữu hiệu giúp hỗ trợ khắc phục phần nào sự rối loạn của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra còn giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da diễn ra nhanh chóng hơn.
Cách thực hiện:
- Cần chuẩn bị khoảng 7 – 8 lá trầu không tươi
- Đem rửa sạch với nước muối loãng rồi dùng tay vò sơ qua
- Đun sôi 1 lít nước sau đó thả lá trầu vào đun thêm 5 phút
- Loại bỏ phần bã đi và dùng phần nước chia đều thành 3 lần uống trong ngày
Với phần bã lá trầu không bạn có thể tận dụng để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn. Bằng cách là nhẹ nhàng chà lên vùng da bị tổn thương, dày sừng, bong tróc do bệnh vẩy nến gây ra.
Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa bệnh vẩy nến
Lá trầu không là thảo dược tự nhiên, dễ tìm, lành tính với độ an toàn cao khi sử dụng. Đồng thời được đánh giá là khá phù hợp với cơ địa người Việt, chi phí thấp, có thể áp dụng ngoài da lâu dài mà không làm mỏng da.
Tuy nhiên, việc dùng lá trầu không chữa bệnh vẩy nến chỉ được nhìn nhận như 1 biện pháp hỗ trợ. Ngoài ra, nó cũng tồn tại một số vấn đề hạn chế nhất định.
Chính vì thế, khi dùng lá trầu không để chữa bệnh vẩy nến, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Tác dụng chữa bệnh vẩy nến của lá trầu không phụ thuộc vào cơ địa, biểu hiện triệu chứng cũng như chế độ chăm sóc đi kèm. Vì thế tránh lạm dụng và bỏ quên việc điều trị y tế theo hướng dẫn từ bác sĩ.
- Tuyệt đối không dùng tay gãi hay chà xát lên vùng da đang bị vẩy nến. Thói quen này có thể làm phát sinh tổn thương thứ phát và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Để có thể tối ưu hóa công dụng điều trị, cần kết hợp cách dùng lá trầu không với sử dụng thuốc, thường xuyên dưỡng ẩm cho da và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Khi dùng lá trầu không và các loại thảo dược khác cần chú ý ngâm rửa kỹ với nước muối loãng để có thể loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hay xác động vật.
- Đối với những người có làn da mỏng, nhạy cảm và cơ địa dễ dị ứng thì không nên áp dụng mẹo chữa này. Bởi lá trầu có thể khiến da bị nóng rát và gây kích ứng.
- Đây là mẹo chữa tự nhiên lành tính nên tác dụng thường chậm, đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì để nhận được kết quả như mong muốn.
- Khi vùng da bị tổn thương xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, tuyệt đối không dùng lá trầu theo cách ngâm rửa hay thoa dịch ép lên da. Cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!