Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) và những lưu ý khi sử dụng

Đau dạ dày được giảm bớt nhờ sử dụng nước bạc hà mỗi ngày

8 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản hiệu quả bất ngờ

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa

Đau dạ dày ở chỗ nào? Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mới nhất của bộ y tế

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Giải đáp

Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Liều dùng và lưu ý khi dùng

Thuốc dạ dày Yumangel

TOP 11 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất – Tác dụng nhanh chóng

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất hiện nay

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất hiện nay

Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa thương gặp

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật và hướng điều trị

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mới nhất của bộ y tế

5/5 - (1 bình chọn)

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của Bộ Y tế của mỗi đối tượng sẽ khác nhau. Bởi việc điều trị còn dựa vào triệu chứng lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ. Tham khảo bài chia sẻ dưới đây để có cái nhìn tổng thể hơn cũng như định hướng được quá trình điều trị phù hợp với bản thân mình.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mới nhất của Bộ Y tế
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mới nhất của Bộ Y tế

Cơ chế sinh bệnh của viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi mất đi sự cân bằng giữa các yếu tố phá hủy niêm mạc với các yếu tố bảo vệ niêm mạc mà tính nội trổi thuộc về nhóm các yếu tố tấn công. Các nhân tố thuộc trong nhóm yếu tố tấn công điển hình như vi khuẩn HP, acid mật, HCl, rượu,… Trong đó, vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, chế độ ăn uống không khoa học, lạm dụng các thực phẩm gây kích ứng hoặc làm tổn thương niêm mạc dạ dày cũng có thể trở thành “thủ phạm” dẫn đến tình trạng viêm. Song, lạm dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, cơ thể thường xuyên bị stress, căng thẳng quá mức sẽ tác động ít nhiều đến sức khỏe, từ đó khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Những triệu chứng thường gặp khi bị viêm loét dạ dày tá tràng khá dễ để nhận biết nhưng thường bị nhầm lẫn với các bệnh đường ruột khác như đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, có cảm giác buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân,… Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần sớm có phác đồ điều trị phù hợp.

Nhất Nam Y Viện đơn vị điều trị yếu sinh lý số 1 hiện nay
Nhất Nam Y Viện hiện đang là địa chỉ chữa trào ngược dạ dày uy tín hàng đầu nhờ ghi dấu ấn với phương pháp chữa bệnh độc đáo. XEM NGAY
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng và một số bệnh dạ dày khác
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng và một số bệnh dạ dày khác

Nguyên tắc, mục đích và mục tiêu của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của Bộ Y tế

Theo thống kê mới nhất cho biết, có đến 90% trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng có liên quan đến vi khuẩn HP. Vì thế, đa phần các phác đồ điều trị của Bộ Y tế đều hướng đến đặc trị và tiêu diệt vi khuẩn HP. Trường hợp bệnh không xuất phát từ tác nhân này sẽ có hướng điều trị cải thiện triệu chứng và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng.

Tuy nhiên, để có được một phác đồ điều trị phù hợp và chính xác nhất của từng bệnh nhân, bác sĩ cần đảo bảo nguyên tắc và mục đích điều trị, cụ thể hơn:

1. Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng chung của Bộ Y tế

  • Chẩn đoán bệnh dựa trên các phương pháp cụ thể nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh (từ vi khuẩn HP hay không từ vi khuẩn HP);
  • Nắm rõ các triệu chứng lâm sàng để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh lý;
  • Tái lập cân bằng giữa các yếu tố phá hủy và yếu tố bảo vệ;
  • Tái tạo những tổn thương ở niêm mạc dạ dày, đồng thời loại bỏ các triệu chứng đi kèm;
  • Cần phối hợp phương pháp điều trị đặc hiệu với biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc.

2. Mục đích của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của Bộ Y tế

  • Loại trừ vi khuẩn HP: Đối với các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra, phương pháp điều trị cần chú trọng đến việc tiêu diệt và loại trừ vi khuẩn gây bệnh;
  • Giảm yếu tố gây loét: Sử dụng thuốc ức chế hoặc thuốc trung hòa axit vô cơ mạnh trong dạ dày;
  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ: Sử dụng thuốc bao phủ niêm mạc, băng ổ và thuốc kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh. Điều này nhằm cải thiện và phục hồi chức năng của dạ dày.

3. Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Mục tiêu tức thời: Làm giảm nhanh các triệu chứng gây khó chịu và ổn định lại sức khỏe tổng thể cũng như chức năng tiêu hóa;
  • Mục tiêu ngắn hạn: Làm lành các tổn thương loét ở dạ dày tá tràng. Đồng thời, thúc đẩy tái sinh niêm mạc, giúp hoạt động của dạ dày trở lại ổn định;
  • Mục tiêu dài hạn: Phòng ngừa viêm loét dạ dày tái phát và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xuất hiện.
Mục tiêu của việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là loại bỏ triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng nề
Mục tiêu của việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là loại bỏ triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng nề

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mới nhất của Bộ Y tế

Như vừa được đề cập, viêm loét dạ dày tá tràng có thể do vi khuẩn HP gây ra hoặc không từ nguyên nhân này. Do đó, tương ứng với mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là phác đồ điều trị chi tiết:

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý về tiêu hóa. Và đây cũng chính là thủ phạm hàng đầu tấn công và làm tổn thương dạ dày trong khoảng thời gian dài. Đối với trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh chính. Cụ thể hơn là dùng thuốc theo phác đồ sau:

1. Phác đồ kết hợp 3 thuốc

Được hiểu đơn giản là phác đồ điều trị dùng 3 loại thuốc khác nhau nhưng đều hướng đến công dụng tiêu diệt vi khuẩn HP và kích thích quá trình tiêu hóa nhưng không gia tăng lượng axit dịch vị tiết trong dạ dày. Từ đó giúp trung hòa axit trong dạ dày và cân bằng được triệu chứng của bệnh.

Phác đồ kết hợp 3 thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của Bộ Y tế
Phác đồ kết hợp 3 thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của Bộ Y tế

– Đơn thuốc chi tiết:

+ Đơn thuốc số 1:

  • Thuốc Amoxicillin: Dùng 1000mg x 2 lần/ ngày (dùng sau khi ăn);
  • Thuốc Clarithromycin: Dùng 500mg x 2 lần/ ngày (dùng sau khi ăn);
  • Thuốc PPI – Omeprazole 20mg: Dùng 1 viên x 2 lần/ ngày (dùng trước khi ăn khoảng 30 phút).

+ Đơn thuốc số 2:

  • Thuốc PPI – Omeprazole 20mg: Dùng 1 viên x 2 lần/ ngày (dùng trước khi ăn khoảng 30 phút;
  • Thuốc Amoxicillin: Dùng 1000mg x 2 lần/ ngày (dùng sau khi ăn);
  • Thuốc Metronidazole 250mg: Dùng không quá 750mg/ ngày (dùng cùng lúc hoặc sau bữa ăn).

– Đối tượng sử dụng: Bệnh nhân mới khởi phát bệnh viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP lần đầu.

– Thời gian sử dụng: Thông thường sẽ kéo dài từ 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, trường hợp cơ thể dùng thuốc không thấy tác dụng hoặc chưa hết triệu chứng thì cần trao đổi ý kiến của bác sĩ để thay đổi hướng điều trị.

– Tác dụng phụ thường gặp: Đơn thuốc đã được liệt kê có thể gây ra một số tác dụng như đau bụng, buồn nôn, khó hấp thụ các dưỡng chất, đau đầu, choáng váng,…

2. Phác đồ kết hợp 4 thuốc

Nếu phác đồ 3 thuốc có thể loại bỏ được 85% nguyên nhân gây bệnh thì phác đồ kết hợp 4 thuốc có thể loại bỏ lên đến 90%. Tuy nhiên, vì tác dụng cao và nhanh chóng nên bệnh nhân không được tự ý điều trị theo phác đồ này, bởi dùng sai cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Phác đồ kết hợp 4 thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của Bộ Y tế
Phác đồ kết hợp 4 thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của Bộ Y tế

– Đơn thuốc chi tiết:

+ Đơn thuốc số 1:

  • Thuốc PPI – Omeprazole: Dùng 20mg x 2 lần/ ngày (dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút);
  • Thuốc Tetracyclin (thuốc tạo màng bọc): Dùng 500mg x 4 lần/ ngày (uống sau khi ăn);
  • Thuốc Metronidazol: Dùng 500mg x 2 lần/ ngày (dùng sau khi ăn);
  • Thuốc Bismuth: Dùng 120mg x 4 lần/ ngày (dùng trước khi ăn).

+ Đơn thuốc số 2:

  • Thuốc PPI – Omeprazole: Dùng 20mg x 2 lần/ ngày (dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút);
  • Thuốc Amoxicillin: Dùng 1000mg x 2 lần/ ngày (dùng sau ăn);
  • Thuốc Metronidazol: Dùng 500mg x 2 lần/ ngày (dùng sau khi ăn);
  • Thuốc Clarithromycin: Dùng 500mg x 2 lần/ ngày (dùng sau khi ăn).

– Đối tượng sử dụng: Bệnh nhân đã từng điều trị bệnh về viêm nhiễm vi khuẩn HP nhưng phác đồ điều trị kết hợp 3 thuốc không đạt hiệu quả. Hoặc bệnh nhân từng điều trị bệnh hoặc sử dụng thuốc Macrolid.

– Thời gian sử dụng: Kéo dài từ 10 – 14 ngày hoặc có thể hơn tùy vào trường hợp cụ thể. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu việc điều trị bằng phác đồ này không đạt được kết quả.

– Tác dụng phụ thường gặp: Có thể đây là phác đồ điều trị viêm loét dạ dày cho các trường hợp có triệu chứng nặng nên liều lượng sử dụng cao hơn. Song, khả năng gặp phải tác dụng phụ sẽ cao hơn. Triệu chứng thường gặp như: tăng nguy cơ HP kháng kép, cơ thể mệt mỏi, tinh thần không minh mẫn,…

3. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nối tiếp

Đây là phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất của Bộ Y tế. Phác đồ này có phần khác biệt bởi người bệnh sẽ sử dụng thuốc theo mốc 5 ngày, đồng thời lộ trình điều trị sẽ được rút ngắn và tác dụng nhanh chóng.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nối tiếp
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nối tiếp

– Đơn thuốc chi tiết: 

+ Đơn thuốc 5 ngày đầu:

  • Thuốc Amoxicillin: Dùng 1000mg x 2 lần/ ngày (dùng sau khi ăn khoảng 45 phút);
  • Thuốc PPI – Omeprazole: Dùng 20mg x 2 lần/ ngày (dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút).

+ Đơn thuốc 5 ngày sau:

  • Thuốc PPI – Omeprazole: Dùng 20mg x 2 lần/ ngày (dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút);
  • Thuốc Tinidazole: Dùng 500mg x 2 lần/ ngày (dùng sau khi ăn);
  • Thuốc Clarithromycin: Dùng 500mg x 2 lần/ ngày (dùng sau khi ăn).

– Đối tượng sử dụng: Bệnh nhân có triệu chứng nặng, đã áp dụng hai phác đồ trên nhưng không có hiệu quả.

– Thời gian sử dụng: Tối đa 10 ngày. Sau khoảng thời gian sử dụng thuốc nhưng bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

– Tác dụng phụ thường gặp: Trong thời gian sử dụng thuốc, có thể người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện như buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân, người khó chịu,…

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày không có vi khuẩn HP

Các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng không có vi khuẩn HP sẽ không được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thay vào đó, sẽ được điều trị theo phác đồ sau:

1. Điều trị bằng thuốc

Đối với các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng do lạm dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh hoặc trường hợp có u ác tính dạ dày, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân dùng các nhóm thuốc sau để cải thiện triệu chứng:

– Thuốc ức chế bơm proton:

+ Loét hành tá tràng không biến chứng:

  • Thuốc Omeprazole: Dùng 20mg/ ngày (dùng trước bữa ăn khoảng);
  • Hoặc thuốc Lansoprazole: Dùng 15mg/ ngày;
  • Lộ trình sử dụng: Kéo dài trong 4 tuần.

+ Loét dạ dày hoặc loét có biến chứng:

  • Thuốc Omeprazole: Dùng 20mg x 2 lần/ ngày (dùng trước bữa ăn khoảng);
  • Hoặc thuốc Lansoprazole: Dùng 30mg/ ngày;
  • Lộ trình sử dụng kéo dài từ 6 – 8 tuần.

– Thuốc đối kháng H2 receptor:

+ Viêm loét hành tá tràng không biến chứng:

  • Thuốc Cimetidine: Dùng 800mg x 2 lần/ ngày;
  • Hoặc thuốc Ranitidine/ Nizatidine: Dùng 300mg x 2 lần/ ngày;
  • Hoặc thuốc Famotidine: Dùng 400mg x 1 lần/ ngày;
  • Lộ trình sử dụng kéo dài khoảng 6 tuần.

+ Viêm loét dạ dày:

  • Thuốc Cimetidine: Dùng 400mg x 2 lần/ngày;
  • Hoặc thuốc Ranitidine/ Nizatidine: Dùng 150mg x 2 lần/ ngày;
  • Hoặc thuốc Famotidine: Dùng 20mg x 2 lần/ ngày;
  • Lộ trình sử dụng kéo dài từ 8 – 12 tuần.

+ Viêm loét dạ dày có biến chứng: Không khuyến cáo dùng thuốc đối kháng H2 receptor.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày không có vi khuẩn HP bằng thuốc bơm proton
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày không có vi khuẩn HP bằng thuốc ức chế bơm proton, thuốc đối kháng H2 receptor

2. Điều trị không dùng thuốc

Với bệnh nhân vừa mới khởi phát bệnh hoặc có triệu chứng nhẹ không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc. Thay vào đó, bệnh nhân cần có sự điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể:

  • Ăn chín uống sôi là tiêu chí hàng đầu của các đối tượng đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa;
  • Ưu tiên lựa chọn các món ăn được điều chế ở dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa nhằm tránh tạo nhiều áp lực cho dạ dày;
  • Không nên ăn quá no, để bụng đói, ăn quá nhanh, ăn trái cây sau khi ăn, uống nhiều nước khi ăn no,… Điều này có thể gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu và gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày;
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là chất xơ, kẽm, sắt, vitamin và khoáng chất có trong rau xanh, củ quả, trái cây, thịt, sữa,…;
  • Có thể bổ sung các thực phẩm có tác dụng trung hòa axit dạ dày như bánh mì, yến mạch, khoai lang, khoai tây,…;
  • Không ăn các thực phẩm có thể gây hại cho dạ dày như thức ăn nhiều gia vị, thức ăn dầu mỡ, thực phẩm lên men, chất kích thích,…;
  • Biết cân bằng công việc và đời sống thường ngày để tránh căng thẳng hay áp lực quá mức;
  • Dành thời gian để thư giãn cơ thể, giải tỏa tinh thần để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa;
  • Tăng cường vận động cơ thể bằng các bài tập vừa sức để nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ miễn dịch và phòng chống ốm vặt.
Viêm loét dạ dày không có vi khuẩn HP hoàn toàn có thể điều trị không dùng thuốc bằng cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và điều chỉnh lối sống mỗi ngày
Viêm loét dạ dày không có vi khuẩn HP hoàn toàn có thể điều trị không dùng thuốc bằng cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và điều chỉnh lối sống mỗi ngày

Phác đồ điều trị dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng tái phát

Phác đồ điều trị này chỉ phù hợp với các trường hợp dự phòng khi có loét hoặc biến chứng từ trước, đang sử dụng thuốc NSAIDs, corticoid, thuốc kháng đông và người già trên 70 tuổi. Người bệnh có thể điều trị theo 2 hướng chính sau:

– Điều trị tấn công: Thuốc PPI (Omeprazole 20mg/ Lansoprazole 30mg/ Pantoprazole 40mg hoặc Rabeprazole 10mg) dùng 2 lần/ ngày, trước bữa ăn sáng và tối trước khi đi ngủ.

– Điều trị duy trì:

  • Thuốc Cimetidine: Dùng 400 – 800mg/ ngày;
  • Hoặc thuốc Ranitidine/ Nizatidine: Dùng 150 – 300mg/ ngày;
  • Hoặc thuốc Famotidine: Dùng 20 – 40mg/ ngày;
  • Dùng thuốc trước khi đi ngủ.
Phác đồ điều trị dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng tái phát
Phác đồ điều trị dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng tái phát

Trên đây là những thông tin liên quan đến phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của Bộ Y tế. Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp cho bạn đọc hiểu được phần nào đó về phương pháp điều trị và có phác đồ điều trị phù hợp với bệnh lý của mình. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế tư vấn chuyên môn. Do đó, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ bản thân bị viêm loét dạ dày tá tràng.

[THAM KHẢO] Phác đồ điều trị DỨT ĐIỂM viêm loét dạ dày HP – AN TOÀN cho mọi bệnh nhân

Thay vì tìm đến Tây y, bệnh nhân có thể tìm hiểu các bài thuốc YHCT với phác đồ chuyên biệt, an toàn cho người mắc viêm loét dạ dày có/không có vi khuẩn HP. Một trong những bài thuốc đang được nhiều phương tiện truyền thông, đặc biệt là các trang báo như VTC News, Gia Đình, Pháp luật đưa tin hiệu quả nhất chính là bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang của Nhất Nam Y Viện. 

Nhiều báo chí truyền thông đưa tin về hiệu quả điều trị vượt trội
Nhiều báo chí truyền thông đưa tin về hiệu quả điều trị vượt trội

Đây là bài thuốc được nghiên cứu từ các bài thuốc chữa dạ dày của Thái Y Viện triều Nguyễn. Bộ bài thuốc gồm 4 bài thuốc đặc trị có thành phần 100% dược liệu tự nhiên, đạt chuẩn GACP – WHO. Do đó bài thuốc không chỉ mang lại hiệu quả toàn diện mà còn tuyệt đối an toàn cho sức khỏe trẻ em, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi.

Kết quả kiểm nghiệm trên người bệnh thực tế tại Viện NC & PT Y dược dân tộc: 96,7% người bệnh viêm loét dạ dày vi khuẩn HP đã khỏi bệnh sau 1 – 2 tháng điều trị. Trong đó, 85% bệnh nhân đã giảm các triệu chứng đau chỉ sau 1 tháng sử dụng.

Hiệu quả chữa viêm loét dạ dày HP của Nhất Nam Bình Vị Khang
Hiệu quả chữa viêm loét dạ dày HP của Nhất Nam Bình Vị Khang

Phác đồ điều trị viêm loét HP của Nhất Nam Bình Vị Khang được cá nhân hóa theo từng đầu bệnh để phát huy những ƯU ĐIỂM vượt trội sau:

Phác đồ 3 TÁC ĐỘNG đặc trị

  • Điều trị căn nguyên, triệu chứng: Tác động đến Tỳ Vị để giúp cân bằng, đẩy lùi triệu chứng đầy bụng, ợ chua, trung hòa acid dịch vị.
  • Bồi bổ dạ dày: Loại bỏ vi khuẩn, yếu tố gây bệnh, nâng cao chức năng dạ dày, tạng phủ, kiện tỳ vị.
  • Dự phòng tái phát: Chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng.
Nhất Nam Bình Vị Khang có khả năng loại bỏ nhều vấn đề bệnh
Nhất Nam Bình Vị Khang có khả năng loại bỏ nhều vấn đề bệnh

Phác đồ trị viêm loét cá nhân hóa CHUYÊN SÂU

Không áp dụng chung một phác đồ điều trị cho 1 bệnh nhân, Nhất Nam Y Viện có phác đồ điều trị riêng biệt cho từng đối tượng dựa trên cơ địa, độ tuổi, mức độ viêm loét để mang lại hiệu quả vượt trội, tương thích cho từng bệnh nhân

Nhất Nam Bình Vị Khang đã chữa khỏi cho hơn 39.897 bệnh nhân thoát khỏi vi khuẩn HP và các vấn đề dạ dày. Hàng triệu bệnh nhân đã chia sẻ hiệu quả về bài thuốc độc đáo này.

Hiệu quả của Nhất Nam Bình Vị Khang được chia sẻ rộng rãi trên nhiều diễn đàn
Hiệu quả của Nhất Nam Bình Vị Khang được chia sẻ rộng rãi trên nhiều diễn đàn

Xem thêm: [Review] Nhất Nam Bình Vị Khang trị viêm loét HP có tốt không 

Ts.Bs Nguyễn Thị Vân Anh Phân Tích Cơ Chế Bệnh Viêm Loét HP Dạ Dày Và Cách Điều Trị Bằng Đông Y

Bài thuốc hiện đang được điều trị cho người bệnh tại Nhất Nam Y Viện tại địa chỉ: 

Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy– Hotline: (024) 8585 11020928 42 1102

Tại Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, An Khánh, Tp. Thủ Đức – Hotline: 02862791102

Website: www.nhatnamyvien.com

Facebook: Nhất Nam Y Viện

Email: lienhe@nhatnamyvien.com

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

XEM NGAY

Bình luận (33)

  1. Phạm Nhi Linh says: Trả lời

    Chị gái mình mới sinh được 3 tháng, hiện tại chị đang bị loét dạ dày nhưng không hp. Do chị mới sinh nên không dùng kháng acid được. Cho e hỏi cho chị uống thuốc đông y nhất nam bình vị khang được không? có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả bé không ạ?

    1. Thanh Nhung Nguyễn says: Trả lời

      Mới sinh 3 tháng thì không nên dùng thuốc gì cả kể cả tây y và đông y vì rất ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Theo kinh nghiệm của mình thì thời gian này có thể áp dụng pp dân gian để giảm đau, hồi đó mình hay uống mật ong với gừng ấm vào sáng sớm, cải thiện cơn đau rất nhanh và hiệu quả đó

    2. Ly - 10G 27 says: Trả lời

      Nếu chỉ đau dạ dày thôi thì ăn mật ong sáng sớm để giảm đau nha, còn nếu thấy có thêm những biểu hiện như nôn mửa liên tục, chướng bụng khó chịu hay đi ngoài ra máu hoặc phân đen thì đến gặp bs gấp, cũng không nên tự ý dùng thuốc vì rất dễ gặp tác dụng phụ. E thấy bên trung tâm nhất nam y viện có tư vấn bệnh dạ dày miễn phí đó, bạn đưa sdt cho chị bạn gọi điện bên đó để họ tư vấn cho.

  2. congchua_2k3 says: Trả lời

    Trước đây con từng bị đau dạ dày, cũng đã uống thuốc tây và đã khỏi được 1 thời gian. Nhưng hiện tại con lại xuất hiện những triệu chứng đau dạ dày. Con lo quá. Con sợ nếu uống thuốc tây nữa chắc bị lờn thuốc mất. Liệu tình trạng của con chuyển sang uông bài thuốc đông y nhất nam bình vị khang có chữa khỏi dứt điểm được không vậy mọi người?

  3. Phạm Thão says: Trả lời

    Thời gian điều trị viêm loét dạ dày có hp bằng thuốc nhất nam bình vị khang lâu không ạ? nghe nhiều người nói rằng theo đông y rất lâu, còn tây y sẽ nhanh hơn. Nên t cũng đang phân vân, t bệnh dạ dày này cũng 2 năm nay rồi, sợ sức khỏe sút thêm nên chỉ mong tìm được phương pháp chữa nhanh nhanh xíu

    1. Nguyen Minh Phuong says: Trả lời

      Năm 2018, em cũng bị dương HP với viêm loét dạ dày, em có qua điều trị ở trung tâm nhất nam y viện thì bác sĩ kê cho đơn thuốc 3 tháng á. Cơ mà em uống khoảng 1 tháng đầu là đỡ tình trạng nóng rát dạ dày hay đi ngoài ra máu rồi. Có gì bác qua trực tiếp trung tâm để bác sĩ xem tình hình rồi mới biết chính xác thời gian điều trị cụ thể như nào chứ bên đây chữa trị theo kiểu mỗi bệnh nhân 1 phác đồ nên tgian điều trị không cố định đâu

    2. Bé Cam says: Trả lời

      Làm gì mà uống thuốc những 2-3 tháng luôn lâu thế nhở? nhỡ có tác dụng phụ gì đâu? bạn t uống thuốc tây y cũng không lâu như này, bạn t theo phác đồ tây y uống tầm tháng rưỡi là ngưng rồi mà.

    3. Nhưng Phạm says: Trả lời

      Theo e tìm hiểu thì đông y nó chữa từ trong ra ngoài, thời gian đầu sẽ tập trung điều trị bên trong, tức là chữa căn nguyên gây bệnh và cả con hp nữa. Sau mới chữa trị triệu chứng bên ngoài. Vả lại là thuốc đông y tp từ thảo dược nên thời gian chữa trị lâu hơn tây y là phải rồi. Mà e thấy mỗi loại có mỗi cái hay riêng, k nên so sánh kiểu này đâu bác. Uống thuốc nào thấy hợp thì theo thôi, tuy lâu nhưng khỏi hẳn thì cũng rất đáng thử đó chứ. Bác rảnh thì tìm hiểu thêm tp thuốc nhất nam bình vị khang ở đây này https://nhatnamyvien.com/nhat-nam-binh-vi-khang-danh-tan-viem-loet-hp-da-day-33927.html

  4. Xương Rồng Có Gai says: Trả lời

    Mng ơi cho t hỏi sử dụng thuốc kháng axit diệt hp có tác dụng phụ gì không? tính ra tiệm thuốc mua uống thử. nghe nhiều người nói uống kháng sinh nhiều ảnh hưởng sức khoẻ nên lo quá, đang tính mua uống chứ con hp nó hành ghê quá

    1. Chang Chang says: Trả lời

      Bác cứ uống theo đơn kê của bác sĩ là được, chứ đừng tự ý mua uống. Kháng sinh theo em tìm hiểu thì nó diệt cả lợi khuẩn nữa, nên em nghĩ nếu dùng thuốc kháng thì ăn thêm sữa chua các thứ để bổ sung lợi khuẩn là được.

    2. Nguyễn Mạnh says: Trả lời

      Đợt rồi mình mua kháng axit ở tiệm thuốc tây uống đâu 1 tháng hơn, đi khám ở bệnh viện tỉnh thì dạ dày chưa khỏi thì gan thận đã thấy ảnh hưởng rồi. Không biết phải do tác dụng phụ của thuốc kháng không nhưng mà giờ sợ lắm, uống gì cũng phải có đơn kê của bác sĩ thì mới hạn chế được ảnh hưởng đến sức khoẻ.

  5. Sư Tử Con says: Trả lời

    Không liên quan nhưng mà ở đây có bác nào xét nghiệm hp ở bên bv đông y chưa nhễ? k biết bên đông y thường khám hp theo phương pháp nội soi hay test vậy?

    1. Hân Bảo says: Trả lời

      Thường thì người ta sẽ đi xét nghiệm hp ở bệnh viện sau đó sẽ cầm kết quả đó qua đông y để lấy thuốc bác ơi. Tại bên bệnh viện thường làm xét nghiệm nhanh với chính xác lắm.

  6. Thư Minh says: Trả lời

    E muốn mua thuốc cho bé nhà e uống nhưng không biết bên trung tâm nhất nam y viện có dịch vụ ship thuốc về tỉnh không nữa và ship lâu không? ai từng mua hướng dẫn e với được không ạ. nghe nhiều người review thuốc đông y này chữa viêm loét tốt mà ít tác dụng phụ nên cũng muốn mua cho bé em uống thử xem sao

    1. Migi Nhi says: Trả lời

      Bên trung tâm có dịch vụ hỗ trợ ship thuốc về tận nhà á bạn, bạn muốn mua thì liên hệ fb của trung tâm họ hướng dẫn kỹ hơn, mình mua 3 lần bên đây cũng toàn liên hệ qua fb thôi đó, thủ tục nhanh chóng đơn giản lắm. Tầm 2-3 ngày là thuốc về rồi

    2. Phương - Bình Dương (25t) says: Trả lời

      Trung tâm có ship, gói hàng cũng cẩn thận nữa, nội thành ngoại thành gì cũng ship cả. Chị liên hệ fb của họ có bác sĩ tư vấn trực tuyến miễn phí. Như đợt em liên hệ qua fb thì dc bs chuyên khoa tư vấn, kê đơn rồi ship thuốc về tận nhà luôn. Mà em ở nội thành nên trưa đặt là chiều có rồi, còn chị ở tỉnh thì chắc mất tầm 2-3 ngày gì đó tuỳ theo bưu điện làm việc. À e gửi chị fb trung tâm luôn chứ giờ nhiều fb giả trung tâm lắm https://www.facebook.com/NHATNAMYVIEN1102

  7. Trang Luna says: Trả lời

    Mình bị nhiễm khuẩn HP và viêm loét dạ dày đã được chuẩn đoán tại bệnh viện. Uống thuốc theo đơn ở bệnh viện được 2 ngày nhưng mình cảm giác mệt mỏi không chịu nổi, dạ dày thì thấy nóng rát. Xin hỏi nếu vừa dùng tây y kết hợp bài thuốc đông y được không mọi người

    1. Thảo Toronto says: Trả lời

      Bác ngưng hẳn tây y rồi hẵng chuyển sang dùng đông y, kết hợp 2 cái có khi thuốc có thành phần tương phản nhau sẽ gây tác dụng phụ đó, mà nếu dùng thuốc thấy ảnh hưởng như vậy thì nên gọi điện hỏi bs ở bệnh viện xem sao? có phải do td phụ không hay sao để có gì bs tư vấn cho chứ k nên tự ý ngưng hay kết hợp thuốc linh tinh đâu

    2. Vương Anh says: Trả lời

      Đúng rồi đấy, không nên kết hợp tây y với đông y. Một số loại thuốc nó có thể có tính cạnh tranh hoặc không hợp nhau sẽ gây tác dụng phụ, có khi bệnh nặng thêm chứ không hiệu quả gì đâu. Trừ khi nào bác sĩ cho phép uống kết hợp thì mới được uống thôi. Tình trạng của bạn thì cứ nên hỏi ý kiến bs chứ hỏi ý kiến trên này mn đâu có chuyên môn đâu mà trả lời

  8. Nhi Ruby says: Trả lời

    Ông em năm nay hơn 70t r, có đang theo phác đồ điều trị dự phòng viêm loét dạ dày tá tràng tái phát. mng cho em hỏi tuổi của ông em giờ uống theo phác đồ này có bị td phụ gì k? bs bảo k td phụ gì nhưng gđ e vẫn lo lắm

  9. Mai Nguyễn says: Trả lời

    Theo mấy phác đồ trong bài này thì vẫn cần kiêng khem đầy đủ đúng không cả nhà? mẹ em 45t, hiện đang dương tính hp và bị đau dạ dày, đang tính dẫn mẹ tới bệnh viện chữa theo phác đồ nhưng mà về khoản ăn uống thì k biết sao nữa

    1. Song Bui says: Trả lời

      Thường thì đi khám ở đâu khi kê thuốc xong bs cũng đều dặn chế độ ăn uống phù hợp cả nên bạn đừng lo nhen. Đợt t cũng đi khám ở bv thì bs dặn hạn chế dùng thức ăn nhanh với đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn cay nóng cũng kiêng luôn.

    2. Mai Thông says: Trả lời

      Về ăn uống thì bên cạnh kiêng cử dầu mỡ, đồ ăn cay nóng thì cũng nên bổ sung thêm sữa chua, chuối, táo, nha đam, mấy loại này tốt cho dạ dày lắm đó

  10. Minh Thư Nguyễn says: Trả lời

    Có ai điều trị hp loét dạ dày không dùng thuốc mà khỏi chưa? chứ giờ kêu e dùng thuốc e ngán quá rồi. Hễ cứ uống thuốc vào là buồn nôn khó chịu, mệt mỏi vô cùng.

    1. Hoài thu Nguyễn says: Trả lời

      Bệnh của bác kéo dài bao lâu rồi? nếu là mới khởi phát thì áp dụng theo hướng dẫn trong bài là được, chứ còn bị 2-3 năm trở lên rồi thì chỉ có uống thuốc điều trị thôi, nhiều khi uống thuốc còn không khỏi mà chỉ cầm cự không cho hp sinh thêm thôi. Nói chung cũng tùy tình trạng bệnh của bác như nào nữa.

    2. Bình Minh says: Trả lời

      E đang áp dụng pp k dùng thuốc đây ạ, đúng là nó chỉ ức chế hp không cho phát triển nữa thôi chứ vừa rồi em đi khám bs bảo vẫn còn hp đấy mọi người. Giờ chắc sống chung với bệnh luôn thôi chứ em cũng ngán dùng thuốc lắm

  11. Gà Con says: Trả lời

    không biết có ai dùng thuốc nhất nam bình vị khang và chữa khỏi HP chưa nhỉ? xin cho em ri viu với ạ. E sống chung với hp cũng hơn 2 năm nay rui khổ lắm mn ơi, chẳng dám ăn uống gì, người lúc nào cũng mệt mệt đừ đừ thiếu sức sống, trông nản vô cùng

    1. Ngan Nguyen says: Trả lời

      Vi khuẩn HP dương tính có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu chịu khó điều trị sớm á bạn. Mình từng dùng nhất nam bình vị khang của trung tâm nhất nam y viện khoảng 3 tháng thôi rồi không cần uống thêm thuốc gì cả, bên cạnh đó mỗi sáng mình uống gừng + mật ong nữa thì vừa rồi có đi tái khám thì đã âm tính hp

    2. An Đặng says: Trả lời

      Ngày trước cũng dương tính hp viêm loét dạ dày đây, xem tivi thấy giới thiệu bài thuốc nhất nam bình vị khang nên mới mua uống thử xem sao. Giờ tình trạng đã cải thiện rất tốt, đi xét nghiệm cũng thấy vi khuẩn hp giảm. Giờ ăn gì cũng bắt đầu thấy ngon miệng hơn nhiều rồi, ngủ cũng ngon giấc hơn. Chỉ có điều thời gian điều trị hơi lâu, phải 3 tháng hơn tôi mới cải thiện được sức khoẻ. Nhưng từ tháng thứ 2 là tình trạng viêm loét đã hoàn toàn ổn định rồi, mấy triệu chứng đau dạ dày, khó ăn khó tiêu, buồn nôn cũng đã đỡ hẳn từ tháng t2. Nói chung HP này chữa được nhưng phải kiên trì và tuân theo phác đồ bs chỉ định. Bên cạnh dùng thuốc thì cũng có chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện sức khỏe thể thao nhiều vào thì mới mong tiêu diệt hoàn toàn con vi khuẩn này. Chứ thuốc tốt mà không chú ý chế độ ăn uống hay sinh hoạt vô lối thì cũng k đem lại hiệu quả cao đâu. Bạn muốn tham khảo chi tiết quá trình điều trị hp bằng bài thuốc này thì tham khảo quá trình điều trị của chú này nè có trên youtube đó

    3. Ngọc Quyên says: Trả lời

      Thuốc này t uống thấy hợp với t nhất trong tất cả thuốc t từng uống, nhưng do là thuốc nam nên chữa hơi lâu nha. T phải dùng phải 3 tháng mới hết liệu trình đó. Trước bị đau dạ dày, ợ hơi ợ chua mà còn ho kéo dài, đã vậy còn dương tính hp, đi khám thì bs kết luật loét dạ dày hp. nói chung tình trạng nặng lắm. mà từ khi uống thuốc bên trung tâm nhất nam thì tình trạng sức khỏe thay đổi hẳn, k còn bị ợ với đau dạ dày nữa, từ đó mới ăn ngon ngủ ngon hơn nên nhìn có da thịt hẳn ra, ai nhìn cũng kêu sao khác xưa thế mà

  12. Đức Nguyên says: Trả lời

    E đang dùng theo liệu trình ở bệnh viện chữa hp viêm loét dạ dày, em uống được 1 tháng rồi. Mng cho em hỏi làm sao để nhận biết mình đã âm tính HP mà không cần đi tái khám vậy cả nhà

    1. Thuỳ Nguyễn says: Trả lời

      Thông thường sau khi ngừng các thuốc điều trị 1 tháng mà muốn biết âm hay dương tính hp thì vẫn phải đến trung tâm để làm xét nghiệm đó bác.Chứ ở nhà thì làm sao mà biết được âm hay dương.

    2. Huynh Dinh Ca says: Trả lời

      Cách chính xác nhất để biết còn hp không thì chỉ có nội soi thôi, mặc dù nội soi khó chịu thật nhưng đây là phương pháp chẩn đoán chính xác và nhanh nhất rồi, nên chịu khó đến bv để tái khám xem sao rồi có gì còn cho thuốc điều trị thêm.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin khác

Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel) và những lưu ý khi sử dụng

Nội dung bài viếtCơ chế sinh bệnh của viêm loét dạ dàyNguyên tắc, mục đích và mục tiêu của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của...

Đau dạ dày được giảm bớt nhờ sử dụng nước bạc hà mỗi ngày

8 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản hiệu quả bất ngờ

Nội dung bài viếtCơ chế sinh bệnh của viêm loét dạ dàyNguyên tắc, mục đích và mục tiêu của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của...

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa

Đau dạ dày ở chỗ nào? Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtCơ chế sinh bệnh của viêm loét dạ dàyNguyên tắc, mục đích và mục tiêu của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của...

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Giải đáp

Nội dung bài viếtCơ chế sinh bệnh của viêm loét dạ dàyNguyên tắc, mục đích và mục tiêu của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của...

Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Liều dùng và lưu ý khi dùng

Nội dung bài viếtCơ chế sinh bệnh của viêm loét dạ dàyNguyên tắc, mục đích và mục tiêu của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của...

Ẩn