Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Và Thông Tin Cần Biết

Thuốc, TPCN Hỗ Trợ Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Của Mỹ, Nhật, Úc Tốt Nhất

Phồng Đĩa Đệm (Phình, Lồi) Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần và thông tin cần biết

TOP 10 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà Giúp Giảm Đau Nhanh

Các Thuốc Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Dùng

Đánh giá

Các thuốc được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm nhiều loại như thuốc Đông y, Tây y hay các bài thuốc Nam. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp.

Các thuốc trị thoát vị đĩa đệm phổ biến

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng khi trong giai đoạn bệnh nghiêm trọng. Ở mức độ nhẹ đến vừa, bệnh nhân chủ yếu được điều trị bệnh bằng thuốc nhằm bảo tồn cấu trúc tự nhiên của đĩa đệm cột sống.

Thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam là phương pháp đang được nhiều người áp dụng. Loại thuốc này được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên dễ kiếm, có sẵn ở nước ta, chẳng hạn như ngải cứu, lá lốt, đinh lăng, cỏ xước hay cây chìa vôi… Dưới đây là một số bài thuốc nam thông dụng được được dân gian truyền tai nhau áp dụng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà.

1. Bài thuốc đắp từ ngải cứu

Ngải cứu là cây thuốc nam có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông máu, chống viêm giảm hiện tượng đau lưng, tê bì tay chân – những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Người dân thường thu hái lá về ăn, sắc uống hoặc làm thuốc đắp ngoài để giảm nhẹ các dấu hiệu khó chịu do bệnh gây ra.

thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu
Bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu đang được nhiều bệnh nhân tin dùng

  • Chuẩn bị: 1/2 bát muối hạt và 1 bó ngải cứu
  • Cách sử dụng: Rửa ngải cứu cho sạch sẽ, để ráo nước. Tiếp theo bỏ thảo dược vào trong chảo sao nóng cùng với muối hạt. Bọc hỗn hợp thuốc vào trong một miếng vải và chườm lên vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm khoảng 15 phút. Áp dụng 3 – 4 lần trong ngày giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.

2. Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm từ cây chìa vôi

Chìa vôi là vị thuốc nam có đặc tính chống viêm, diệt khuẩn tự nhiên. Thảo dược này cũng giúp kích thích lưu thông khí huyết, tiêu độc cho cơ thể, qua đó cải thiện các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thêm vào đó, các thành phần vitamin C và Caroten được tìm thấy trong cây chìa vôi còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống oxy hóa, bảo vệ các mô khỏe mạnh, đồng thời ức chế phản ứng sưng viêm xảy ra ở phần mềm xung quanh đốt sống bị thoát vị đĩa đệm.

  • Chuẩn bị: 10 gram cây chìa vôi, 10 gram thổ ngưu tất, 10 gram lá lốt, 10 gram giền hoang, 10 gram cỏ ngươi, 10 gram tầm gửi.
  • Cách sử dụng: Các dược liệu đã chuẩn bị đem phơi khô. Sau đó bỏ vào ấm sắc với 6 bát nước đến khi cạn còn 3 bát. Gạn thuốc sắc chia đều làm 3 phần uống hết trong ngày. Đều đặn sử dụng mỗi ngày 1 thang để bệnh nhanh chóng có sự tiến triển tốt.

3. Bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm từ cây lá lốt

Lá lốt cũng là cây thuốc nam nổi tiếng với tác dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm và nhiều vấn đề khác về xương khớp. Với thành phần tinh dầu cùng với tính ấm tự nhiên, lá lốt có khả năng hoạt huyết, giảm đau nhức xương khớp, giảm co cơ, tăng cường khả năng vận động cho cột sống.

  • Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi rồi đem sao nóng với 1/2 bát muối hột. Bỏ hỗn hợp vào trong túi vải và chườm lên vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm 15 phút. Có thể lặp lại vài lần trong ngày nếu bị đau nhức nhiều.
  • Cách 2: Dùng 30 gram thân, lá và rễ lá lốt kết hợp với 30 gram đinh lăng và 30 gram xấu hổ. Sắc uống ngày 1 thang.

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm với bài thuốc từ cây đinh lăng

Cây đinh lăng chứa nhiều hoạt chấy quý có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau nên được sử dụng làm thuốc sắc uống chữa thoát vị đĩa đệm. Bộ phận được thu hái làm dược liệu là lá cây, thân và rễ.

thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm từ đinh lăng
Cây đinh lăng có tác dụng giảm đau, chống viêm nên được sử dụng làm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
  • Chuẩn bị: 40 gram đinh lăng
  • Cách sử dụng: Rễ, thân và lá cây rửa sạch, thái nhỏ. Bỏ thuốc vào ấm sắc lấy nước đặc uống trong 2 tuần liên tục.

5. Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước trong dân gian còn có tên gọi khác là ngưu tất nam. Thảo dược này có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giảm đau, chống viêm, tăng cường dưỡng chất đến nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương ở đĩa đệm . Để điều trị thoát vị đĩa đệm, cỏ xước thường được kết hợp với một số thảo dược khác giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh.

  • Chuẩn bị: Cỏ xước, cườm thảo mỗi vị 30 gram, tô mộc, nhả ngải, cẩu tích, cu đất mỗi vị 15 gram, thiên niên kiện, lá lốt, tư tiên mỗi vị 20 gram.
  • Cách sử dụng: Mỗi thang thuốc đem sắc với 500ml nước cho cạn còn 250ml. Chia đều uống 3 lần trong ngày. Sử dụng thuốc mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Nhìn chung các bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm từ thảo dược tương đối an toàn và dễ sử dụng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc nam trong giai đoạn nhẹ và cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài bởi tác dụng của thuốc đến một cách từ từ. Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn được bài thuốc nam trị thoát vị đĩa đệm phù hợp nhất với tình trạng bệnh và cho hiệu quả thật sự.

Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm trong Tây y

Thuốc Tây có tác dụng nhanh và mạnh hơn so với thuốc Nam nên thường được chỉ định trong giai đoạn bệnh tiến triển. Các loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa chỉ định nhằm mục đích điều trị triệu chứng và giảm nguy cơ gặp biến chứng cho người bệnh.

Tùy theo dấu hiệu gặp phải mà người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc dưới đây:

1. Thuốc giảm đau

Nếu thoát vị đĩa đệm gây đau, bệnh nhân sẽ được chỉ định một trong các loại thuốc giảm đau như:

  • Paracetamol ( Acetaminophen): Thuốc có thể giúp giảm các cơn đau lưng, đau nhức cơ bắp ở mức độ nhẹ đến trung bình. Paracetamol cho hiệu quả sau khoảng 30 – 60 phút sử dụng và tác dụng có thể kéo dài trong 3 – 4 tiếng sau đó. Liều dùng cho người trưởng thành 325-600mg x 4-6 giờ/lần.
  • Aspirin: Thuốc có các dạng viên nén tan trong ruột, thuốc nhai hoặc viên đặt hậu môn. Loại thuốc này được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm khớp, thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý xương khớp khác nhằm mục đích giảm đau lưng, đau dây thần kinh. Liều dùng Aspirin theo đường uống 300-650 mg x 4 – 6 tiếng/lần.

Do tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày nên thuốc giảm đau chỉ được sử dụng khi cần thiết. Tránh lạm dụng kéo dài gây hại cho sức khỏe.

Các thuốc chữa trị thoát vị đĩa đệm
Aspirin là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm

2. Thuốc kháng viêm không steroid

Trong đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm của một số bệnh nhân còn có thuốc kháng viêm không steroid. Loại thuốc này ngoài tác dụng kháng viêm còn giúp hỗ trợ giảm đau cho các trường hợp bị đau lưng, đau dây thần kinh tọa, đau đầu, đau mỏi vai gáy khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cột sống cổ hay các đốt sống khác trên cơ thể. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình tổng hợp PG – một chất có thể thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể.

Các loại thuốc kháng viêm không steroid thông dụng gồm:

  • Ibuprofen (Advil hay Motrin ): Thuốc có tác dụng đối với các cơn đau ở mức độ nhẹ và vừa. Liều dùng thông thường từ 200mg-400mg x 4-6 giờ/lần. Chống chỉ định cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận hoặc đang bị xuất huyết.
  • Naproxen (Naprosyn hay Aleve): 250 – 500mg x 2 lần/ngày. Liều dùng tối đa trong ngày không nên vượt quá 1.250mg.
  • Meloxicam: Liều khởi đầu 7,5mg/ngày, liều tối đa 15mg/ngày.
  • Diclofenac: Dùng Diclofenac 50mg mỗi lần 1 viên x 2 – 3 lần/ngày

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid thường được chỉ định trong một đợt điều trị ngắn hạn. Việc lạm dụng thuốc quá mức có thể gây viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận và nhiều tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe.

3. Thuốc giảm co thắt cơ bắp

Nhóm thuốc này được chỉ định nhằm mục đích làm giảm hiện tượng co thắt ở cơ bắp, qua đó giúp giảm đau, cải thiện tính linh hoạt của cột sống.

Các thuốc giảm co thắt cơ bắp thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Metaxopol
  • Methocarbamol
  • Carisoprodol,…

4. Thuốc Corticosteroid

Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh. Một số thuốc Corticosteroid đường uống có thể được bác sĩ chỉ định trong thời gian ngắn giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

5. Thuốc giảm đau thần kinh

Bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh có thể dẫn đến hiện tượng đau nhức, tê bì dọc theo đường đi của dây thần kinh. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

  • Amitriptyline
  • Tramadol
  • Duloxetine,…

6. Thuốc bổ thần kinh

Bao gồm Neurontin, cerebrolysin và một số thuốc bổ sung các loại vitamin nhóm B như B1, B6, B12. Nhóm thuốc này có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, giảm hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Việc sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm trong Tây y có ưu điểm là cho tác dụng nhanh và rất tiện lợi. Mặc dù vậy, thuốc tân dược có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn khi sử dụng bừa bãi. Bệnh nhân nên thận trọng uống thuốc theo đơn của bác sĩ để đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm trong Đông y

Đông y cũng có nhiều bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm hay được bào chế từ nhiều loại thảo dược tự nhiên khác nhau. Tùy theo thể trạng, tuổi tác, triệu chứng và mức độ bệnh mà thấy thuốc Đông y sẽ phối hợp các dược liệu với liều lượng phù hợp cho từng bệnh nhân.

Các thuốc trị thoát vị đĩa đệm trong Đông y
Các bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm trong Đông y cho tác dụng chậm nhưng an toàn với sức khỏe

Dưới đây là một số bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm đang được sử dụng trong y học cổ truyền:

Bài thuốc số 1:

  • Thành phần: Rễ ngưu tất ( 300 gram), ý dĩ và đỗ trọng ( mỗi vị 20 gram), lá lốt ( 16 gram).
  • Cách dùng thuốc: Sắc thuốc với 4 bát nước, đun sôi kỹ trong khoảng 20 phút. Chia đều chỗ thuốc sắc thu được làm 3 phần uống trong ngày. Dùng đều đặn mỗi ngày 1 thang trong vòng 4 tuần liên tục.
  • Tác dụng: Giảm đau, bồi bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu đưa dưỡng chất cùng oxy đến nuôi dưỡng vùng đĩa đệm bị tổn thương.

Bài thuốc số 2: 

  • Thành phần: Tế tân và cam thảo mỗi vị 3 gram, cỏ xước, bạch đảng sâm, độc hoạt, quốc lão, xuyên khung mỗi vị 3 gram, tang ký sinh 18 gram, thạch chi 15 gram, tân giao 12 gram.
  • Cách dùng thuốc: Mỗi ngày dùng 1 thang đem sắc kỹ lấy 300ml nước chia uống vào buổi sáng, chiều, tối trong ngày.
  • Tác dụng: Bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm này có tác dụng khu phong, hóa thấp, giảm đau lưng, nhức mỏi, chống tê bì tay chân.

Bài thuốc số 3: 

  • Chuẩn bị: Cỏ xước, tang ký sinh ( mỗi vị 9g), thục địa ( 12g), cao quy bản và đỗ trọng ( mỗi vị 3g), cao ban long (6g), sơn thù (15g).
  • Cách sử dụng: Sắc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang
  • Tác dụng: Bài thuốc thích hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm thể thận hư với các biểu hiện như nóng sốt về chiều, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, không có sức lực.

Bài thuốc số 4:

  • Thành phần: Ô tiêu xà và sài hồ ( mỗi vị 6g), phục linh, tang ký sinh ( mỗi vị 12g), thổ miết trùng, cẩu tích ( mỗi vị 9g), ngô công ( 8g).
  • Cách dùng: Rửa thuốc rồi cho vào ấm sắc với 1 lít nước trong 45 phút. Gạn thuốc sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.
  • Tác dụng: Tiêu độc, giảm đau thắt lưng cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Tương tự như thuốc Nam, thuốc Đông y có nguồn gốc từ tự nhiên nên khá an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào cơ địa người dùng và phải uống thuốc lâu dài mới thấy tác dụng rõ rệt.

Lưu ý khi dùng thuốc trị thoát vị đĩa đệm

  • Mỗi loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có những ưu nhược điểm riêng và thích hợp với một nhóm đối tượng nhất định. Bạn nên thăm khám để biết rõ tình trạng bệnh của mình trước, sau đó có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn một loại thuốc phù hợp nhất.
  • Bất kỳ loại thuốc nào cũng cần được sử dụng đúng liều lượng được khuyến cáo. Tránh lạm dụng quá mức khiến cơ thể gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Thuốc Nam hay thuốc Đông y có thể tương tác với thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm trong Tây y. Vì vậy, hãy thận trọng khi có ý định kết hợp các loại thuốc này cùng lúc.
  • Để kiểm soát tốt bệnh, ngoài việc tích cực sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên duy trì lối sống lạnh mạnh, hạn chế lao động nặng nhọc và tập thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.

Có thể bạn chưa biết

Tin khác

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser Và Những Điều Cần Biết

Nội dung bài viếtCác thuốc trị thoát vị đĩa đệm phổ biếnThuốc nam chữa thoát vị đĩa đệmThuốc điều trị thoát vị đĩa đệm trong Tây yThuốc chữa thoát vị...

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Bấm Huyệt, Xoa Bóp

Nội dung bài viếtCác thuốc trị thoát vị đĩa đệm phổ biếnThuốc nam chữa thoát vị đĩa đệmThuốc điều trị thoát vị đĩa đệm trong Tây yThuốc chữa thoát vị...

10+ bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Nội dung bài viếtCác thuốc trị thoát vị đĩa đệm phổ biếnThuốc nam chữa thoát vị đĩa đệmThuốc điều trị thoát vị đĩa đệm trong Tây yThuốc chữa thoát vị...

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc và điều cần biết

Nội dung bài viếtCác thuốc trị thoát vị đĩa đệm phổ biếnThuốc nam chữa thoát vị đĩa đệmThuốc điều trị thoát vị đĩa đệm trong Tây yThuốc chữa thoát vị...

Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Và Thông Tin Cần Biết

Nội dung bài viếtCác thuốc trị thoát vị đĩa đệm phổ biếnThuốc nam chữa thoát vị đĩa đệmThuốc điều trị thoát vị đĩa đệm trong Tây yThuốc chữa thoát vị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn