Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Viêm mũi họng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà mẹ cần biết

Bé Bị Viêm Họng Sốt Cao Liên Tục Và Các Biện Pháp Xử Lý

Mách Mẹ Cách Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi An Toàn

cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam

Top 10 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Cách hạ sốt an toàn cho trẻ

5/5 - (1 bình chọn)

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày, khi nào nên đưa đi viện là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh khi con đang bị bệnh. Tốt nhất cha mẹ cần nhanh chóng hạ sốt cho bé bằng những phương pháp đơn giản, nếu không có kết quả thì cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?

Nguyên nhân gây viêm họng thường liên quan đến sự tấn công của các vi khuẩn, virus hoặc cũng có thể do các dị nguyên xâm nhập vào niêm mạc họng làm kích thích các dị ứng. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu chưa thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Trẻ bị viêm họng thường hay xuất hiện các triệu chứng như ho, khô cổ, sốt cao khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì

Trong đó Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh có con đang mắc bệnh. Dù sốt là triệu chứng thường gặp khi bé bị viêm họng nhưng những cơn sốt cao kéo dài, thậm chí có thể lên tới 39 – 40 độ lại khiến bé dễ bị mất nước, người nóng ran, nếu không nhanh chóng hạ sốt kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến cả thể chất và trí não nên vô cùng nguy hiểm,

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Thường nếu bệnh có liên quan đến virus cơn sốt sẽ cao trong trong 2-3 ngày đầu sau đó hạ dần và kết thúc. Trong khi đó nếu liên quan đến sự tấn công của vi khuẩn cơn sốt sẽ xuất hiện trong 3- 4 ngày, nếu không kiểm soát đúng cách có thể dẫn đến bội nhiễm với những cơn sốt cao kéo dài hơn.

Lắng nghe chia sẻ của chị Hà Thị Thu về hành trình CHỮA KHỎI viêm họng mãn đeo bám suốt nhiều năm nhờ kiên trì dùng bài thảo dược Thanh hầu bổ phế thang.

Tuy nhiên một nguyên nhân khác có thể gây bệnh là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, môi trường sống khiến bé dễ bị cảm lạnh thời gian hội phục có thể từ 7- 10 ngày. Một số tác nhân gây bệnh khác như bé đi nhà trẻ, trẻ sơ sinh trong thời kỳ mọc răng hay ăn dặm thời gian sốt cũng có thể kéo dài nhưng thường kết thúc sớm nếu có chế độ chăm sóc đúng cách.

Đồng thời ngoài bị sốt, trẻ còn bị đau họng, vô cùng mệt mỏi, người mất nước thiếu sức sống, ăn uống không ngon cùng rất nhiều triệu chứng khác. Dù trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày phụ huynh cũng cần nhanh chóng tiến hành hạ sốt để tránh những biến chứng nguy hiểm. Xác định chính xác nguyên nhân khiến bé bị sốt sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và đạt kết quả tốt hơn.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày nên đi viện

Thường trẻ nhỏ bị sốt nhiều phụ huynh thường chủ quan ít đưa đi viện ngay mà thường tự điều trị tại nhà. Thực tế nếu bị sốt do viêm họng phụ huynh chưa cần đưa bé đi viện ngay nhưng nếu xuất hiện quá nhiều triệu chứng bất thường thì cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên môn để có hướng xử lý phù hợp.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Nếu thấy bé sốt cao kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường phụ huynh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để xử lý kịp thời

Một số triệu chứng cho thấy bệnh đã bắt đầu chuyển sang những giai đoạn nặng mà phụ huynh cần đặc biệt chú ý bao gồm

  • Trẻ bị viêm họng kèm sốt trên 4 ngày không hết dù đã thực hiện nhiều biện pháp, tình trạng ho với sốt có mức độ ngày càng cao khiến cơ thể bé ỉu xìu, rũ rợi
  • Trẻ từ 3-6 tháng tuổi sốt trên 38,5 độ C;  Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt cao từ 39 độ C
  • Trẻ nôn ói liên tục
  • Tiêu chảy hay đi ngoài ra phân lỏng
  • Trẻ thở gấp, thở nhanh hơn bình thường, ngực co thắt khi ho
  • Niêm mạc họng đau nhức sưng tấy đến mức không thể há miệng bình thường
  • Có thể chảy mủ ở tai với trẻ sơ sinh
  • Có dấu hiệu co giật
  • Xuất hiện phát ban trên da.
  • Đau khớp.

Mức độ nguy hiểm của bệnh lúc này còn phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Ví dụ nếu liên quan đến bệnh tay chân miệng trẻ có thể bị nổi mụn nước, chảy mủ trong khoang miệng; nếu do viêm amidan có thể khiến miệng chảy nước dãi nhiều; do cảm lạnh có thể kèm theo sổ mũi khó thở hay do liên cầu khuẩn bé còn có thể bị sưng hạch bạc huyết ở cổ..

Đặc biệt nếu có liên quan đến các loại vi khuẩn bệnh rất dễ biến chứng tới bội nhiễm gây nhiễm khuẩn họng, có thể nhanh chóng lây lan sang các cơ quan lân cận gây viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp nhất là với nhóm trẻ từ 5-15 tuổi.

Như vậy phụ huynh cần đưa bé đến gặp bác sĩ khi thấy các cơn sốt cùng các triệu chứng viêm họng kéo dài quá 3 ngày không khỏi, nhiệt độ cao quá mức cho phép để có hướng xử lý nhanh chóng kịp thời nhất.

Cách hạ sốt an toàn cho trẻ

Ngay khi bé các triệu chứng sốt cao phụ huynh cần nhanh chóng tiến hành hạ sốt cho bé bằng những phương pháp đơn giản tại nhà. Chú ý tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hạ sốt hay kháng sinh trên trẻ nhỏ nếu chưa có các chỉ định từ bác sĩ. Trong trường hợp các phương pháp tại nhà không đem lại tác dụng tốt phụ huynh mới đưa bé đến bác sĩ và điều tị bằng các phương pháp ý khoa.

Phụ huynh có thể tham khảo những cách hạ sốt sau đây

Cho bé uống nhiều nước

Bé sốt cao sẽ làm cơ thể mất nước, người nóng ran khiến cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống. Đồng thời việc mất nước cũng khiến các cơ quan khác trong cơ thể bị đình trệ, hoạt động kém, khó thải độc làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Do đó bổ sung nước là việc vô cùng cần thiết để hạ sốt, giúp bé dễ chịu hơn.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Uống nhiều nước sẽ giúp hạ sốt và bổ sung lượng nước cần thiết để bé hoạt động linh hoạt hơn

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể uống nước được thì cách xử lý là mẹ nên tăng cứ bú cho bé, vừa giúp bổ sung nước vừa tăng cường dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Trong khi đó với trẻ trên 6 tháng tuổi và nhóm trẻ lớn hơn mẹ có thể bổ sung đa dạng nước hơn. Phụ huynh có thể cho bé uống nước lọc, các loại nước trái cây như nước cam, nước ép dâu hay , trà thảo dược (atiso, trà hoa cúc…) để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết.

Ngoài ra bổ sung chất điện giải qua chế phẩm oresol, hydrite cũng là phương pháp giúp giảm cơn sốt và tăng cường năng lượng cho bé rất tốt. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo với bác sĩ hay dược sĩ khi sử dụng những sản phẩm này cho trẻ nhỏ.

Cho bé mặc đồ rộng rãi thoáng mát

Khi trẻ bị sốt, việc giữ ấm là cần thiết ty nhiên phụ huynh không nên ủ bé quá kín. Thay vào đó có thể cho bé mặc những bộ đồ dài nhưng chọn đồ thoáng mát, dễ thấm hút để cơ thể tản nhiệt tốt hơn. Nếu bé bị sốt cao làm chảy mồ hôi nhiều phụ huynh nên lau khô người cho bé và thay đồ mới, tránh để mồ hôi nhiều làm bé bị cảm lạnh và sốt cao hơn.

Trong trường hợp phòng kín và muốn dùng điều hòa hay hoạt trong phòng, phụ huynh không nên bé năm quá gần điều hòa hay để hướng gió thổi thẳng vào người. Đồng thời đắp thêm một tấm chăn mỏng để tránh bé bị cảm lạnh hay các triệu chứng nguy hiểm hơn.

Tắm hay lau người bằng nước ấm

Phụ huynh có thể dùng 5- 6 chiếc khăn mặt sạch nhúng với nước ấm rồi vắt ráo, đắp lên các vị trí như hai bẹn, hai nách, cổ và chườm trán vì đây là các vị trí có nhiều nếp nhăn nên rất dễ tích nhiệt. Đồng thời dùng một chiếc khăn tương tự để lau khắp người vừa giúp làm sạch cơ thể vừa giúp hạ thân nhiệt rất tốt.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Cho bé tắm hay lau mát với nước ấm sẽ giúp giảm thân nhiệt hiệu quả

Nước ấm sẽ làm giãn cách mạch máu và giúp trẻ cảm thấy thư giãn dễ chịu hơn. Phụ huynh có thể lau mát người liên tục cho tới khi thân nhiệt bé hạ xuống mức bình thường. Thường việc này có thể kéo dài trong vòng 45 phút.

Đồng thời nếu muốn tắm cho trẻ cũng nên dùng nước ấm, nên tắm phong phòng kín gió nhằm tránh gió độc có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Phụ huynh chỉ nên tắm cho trẻ bị sốt do viêm họng 1 ngày/ lần, nên tắm trước 4h chiều vì lúc này trời còn ấm. Ngoài ra cũng có thể kết hợp thêm một số thảo dược như sả, gừng, lá ổi.. hay các tinh dầu tràm trà để pha nước tắm. Những dược liệu này vừa có tính ấm vừa có tính kháng khuẩn tốt nên rất phù hợp cho những trẻ đang bị sốt.

Cho trẻ dùng nhiều vitamin C

Các nghiên cứu y học đã cho thấy, sử dụng vitamin C đem đến rất nhiều kết quả tốt trong hạ sốt, đặc biệt có liên quan đến vi khuẩn có thể gây truyền nhiễm. Vitamin C vừa giúp cung cấp nước vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. Sử dụng vitamin c cũng giúp làm dịu cơ thể để bé cảm thấy dễ chịu hơn, tăng cường vị giác để bé cảm thấy ăn ngon miệng.

Phụ huynh có thể bổ sung vitamin C thông qua một số loại thực phẩm như cam, quýt, đu đủ, dâu tây, súp lơ hay một số loại rau xanh.. Phụ huynh có thể chế biến dưới dạng nước ép hay các món ăn thường ngày cho trẻ. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng C sủi cho bé uống cũng đem đến những tác dụng tuyệt vời.

Vệ sinh tai mũi họng

Tai mũi họng là những cơ quan có mối liên kết chặt chẽ với nhau nên những tổn thương tại cơ quan này đều có thể khiến cơ các cơ lân cận bị ảnh hưởng. Bên cạnh các cơn sốt, đau họng trẻ cũng có thể bị sổ mũi hay chảy mủ ở tai nếu sốt quá cao. Tình trạng này có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt thì trạng sổ mũi có thể khiến bé khó thở, lượng oxy vào cơ thể không đủ làm bệnh lâu hồi phục hơn.

Do đó việc vệ sinh tai mũi họng và vô cùng cần thiết. Mẹ có thể cho bé súc miệng và làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên có thể diệt trừ một số loại vi khuẩn, virus gây bệnh nhờ đó hạ sốt hiệu quả . Đồng thời nước muối cũng giúp làm dịu niêm mạc họng để giảm các triệu chứng viêm họng ở trẻ em.

Mẹ cũng có thể tự pha nước ấm với muối tại nhà để sát trùng mũi họng cho con. Tuy nhiên vẫn nên ưu tiên dùng nước muối sinh lý để đảm bảo nồng độ và mức độ an toàn cao hơn.

Xông hơi với tinh dầu hay thảo dược

Đây là phương pháp được dân gian áp dụng rất nhiều để hạ thân nhiệt đồng thời còn giúp làm sạch mũi họng. Xông hơi sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi, tản nhiệt nhanh nhờ đó cũng giúp giải cảm sốt rất hiệu quả. Phụ huynh có thể áp dụng cách này trên toàn thân hoặc xông hơi mũi họng cũng đều đem đến những tác dụng tuyệt vời.

Đơn giản nhất mẹ có thể dùng nước nóng cho vào chậu hay bồn tắm, thêm một vài giọt tinh dầu tràm hay tinh dầu sả, để con trong phòng kín để xông hơi toàn thân. Với xông hơi mũi họng mẹ có thể thực hiện tương tự nhưng chỉ nên đổ nước vào tô nhỏ, dùng khăn trùm lên đầu, chú ý để mặt bé cách nồi xông khoảng 15cm để tránh hơi nước làm mặt bỏng rát,

Ngoài ra mẹ cũng có thể kết hợp cùng các thảo dược như sả, gừng, tía tô, ngải cứu, lá lốt để xông hơi. Xông hơi mặt sẽ giúp giảm đờm nhầy, thông thoáng đường thở, cải thiện tình trạng sổ mũi trong thời gian ngắn.

Một số bài thuốc giảm đau họng

Bên cạnh hạ sốt mẹ cần nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm họng vì đây chính là nguyên nhân làm bé sốt. Phụ huynh có thể áp dụng các bài thuốc đơn giản từ thảo dược để giảm các triệu chứng đau rát họng trước khi dùng thuốc. Ưu điểm của các bài thuốc này là vừa đem đến hiệu quả vừa an toàn cao với những đối tượng như trẻ nhỏ nên có thể dùng hằng ngày.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Mẹ có thể cho bé dùng nước diếp cá vừa giúp thải độc hạ sốt và giảm đau họng hiệu quả

Một số bài thuốc đơn giản mà phụ huynh có thể tham khảo như

  • Quất và mật ong: Dùng 3- 5 quả quất rửa thật sạch, thái thành lát mỏng rồi rưới mật ong (hay có thể dùng đường phèn) rồi đem hấp cách thủy. Cho bé dùng cả phần quất lẫn nước cốt mật ong sẽ giúp cải thiện các triệu chứng sưng viêm niêm mạc họng hiệu quả.
  • Tía tô: mẹ có thể dùng lá tía tô hấp với đường phèn cho bé ăn hoặc nấu cháo trắng thêm trứng và thật nhiều lá tía tô cũng giúp bé hạ sốt giải cảm cực kỳ hiệu quả.
  • Lá diếp cá: Xay nhuyễn diếp cá lọc lấy nước cho bé uống sẽ đêm đến tác dụng giải độc, kháng khuẩn và làm mát cơ thể rất tốt. Tuy nhiên dó diếp cá thường có mùi tanh nên trẻ thường không thích uống. Mẹ có thể giải quyết tình trạng này bằng cách đun cách thủy diếp cá rồi cho thêm một chút mật ong sẽ làm giảm mùi vị khó chịu này.
  • Tỏi: cho bé ăn trực tiếp một tép tỏi sẽ giúp tiêu diệt một số vi khuẩn và giảm tình trạng đau họng hiệu quả. Nếu bé cảm thấy khó ăn mẹ có thể giã nát hai tép tỏi, trộn cùng mật ong rồi đem hấp cách thủy cho bé dùng dần.

Chú ý dù mật ong vừa có thể kháng khuẩn, vừa giúp làm dịu cổ họng nhưng không nên xài cho nhóm trẻ dưới 1 tuổi do có thể gây ngộ độc cực kỳ nguy hiểm.

Xử lý trong trường hợp bé có dấu hiệu co giật

Trong trường hợp bé bị co giật phụ huynh cần tiến hành xử lý tạm thời nhanh chóng sau đó đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài quá 3 phút. Mẹ có thể xử lý bằng cách cách sau

  • Đặt trẻ nằm nghiêng trên giường hoặc những nơi bằng phẳng tránh nguy cơ bé bị nôn ói có thể làm tắc đường thở. Chú ý cho bé nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, tránh sử dụng điều hòa hay quạt thổi thẳng vào người.
  • Nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo
  • Tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định từ bác sĩ
  • Không dùng vật cứng như đũa, thìa, chìa khóa để cố gắng nạy răng trẻ.
  • Lau người bằng nước ấm cho bé

Dùng thuốc

Việc dùng thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định từ bác sĩ, phụ huynh tuyệt đối không tự ý vì có thể làm tình trạng sức khỏe bé trầm trọng hơn. Việc dùng thuốc cũng không nên quá lạm dụng vì nhìn chung các cơ quan nội tạng của bé chưa thực sự hoàn thiện, khả năng đào thải các độc tố dư thừa còn hạn chế. Do đó nếu dùng quá nhiều thuốc có thể gây bệnh tại gan, thận vô cùng nguy hiểm.

Tuy từng nguyên ngây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc phù hợp. Bao gồm

  • Kháng sinh: chỉ được dùng khi bệnh có liên quan đến các loại vi khuẩn, không dùng trong trường hợp có liên quan đến virus.
  • Paracetamol (Hapacol): giúp hạ sốt, có thể dùng nhiều lần trong ngày nhưng đảm bảo cách nhau  4 – 6 giờ mỗi lần. Không dùng quá 5 liều trong 24h. Có thể dùng thuốc dạng uống hay thuốc đặt hậu môn.
  • Ibuprofen: có thể dùng cách 6h mỗi liều để hạ sốt. Tuy nhiên không dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hay nhóm trẻ dưới 5kg.
  • Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng một số thuốc giảm ho như siro giảm ho để cải thiện các triệu chứng.

Chú ý tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ nhỏ vì có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng  hội chứng Reye. Việc dùng thuốc hầu hết chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn, phụ huynh tuyệt đối không lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Trong trường hợp dùng thuốc có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để kịp thời xử lý.

Dinh dưỡng cho trẻ bị sốt do viêm họng

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày, hạ sốt thế nào cho hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Phụ huynh nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, tăng cường năng lượng và đẩy lùi những tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Phụ huynh nên ưu tiên cho bé ăn cháo hay các món lỏng để dễ hấp thụ hơn

Theo đó phụ huynh nên ưu tiên chế độ dinh dưỡng sau để trẻ nhanh chóng hồi phục

  • Ưu tiên những món ăn mềm, lỏng để bé dễ tiêu hóa, hạn chế những kích ứng lên niêm mạc họng khiến sưng viêm nhiều hơn
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây vì có rất nhiều các vitamin và dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe và đề kháng
  • Bổ sung đạm giúp bé nạp năng lượng tốt hơn, chú ý chọn loại đạm dễ tiêu trong thịt nạc hay tôm cá sẽ tốt hơn cho bé
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết theo trọng lượng của trẻ, có thể dùng thêm các loại nước trái cây hay nước ép rau củ
  • Chia nhỏ các bữa ăn để bé dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn, chú ý không nên ép trẻ ăn nhiều quá mức
  • Không nên cho bé ăn các thực phẩm quá mặn hay quá ngọt, quá cay do có thể kích ứng niêm mạc họng sưng viêm nặng hơn
  • Tránh xa những món ăn nhanh, đồ ăn khô cứng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Không cho bé dùng các món ăn tái sống, đồ đông lạnh, nước uống có gas, nước đá, ăn kem..
  • Không nặn chanh vào miệng bé
  • Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tay chân và cơ thể cũng là cách giúp phòng tránh nguy cơ viêm họng gây sốt. Ngoài ra phụ huynh còn cần luôn giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang cho bé trước khi ra ngoài để phòng tránh hoàn toàn những tác nhân có thể gây bệnh viêm họng.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày, hướng điều trị thế nào. Phụ huynh chú ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Dùng nhiệt kế để kiểm soát thân nhiệt bé thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện làm ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần trẻ nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Vậy viêm họng, viêm amidan điều trị như thế nào cho hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe vị chuyên gia có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn một phương pháp hiệu quả đã giúp hơn 2000 người khỏi bệnh.

Tin khác

Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Nội dung bài viếtTrẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày nên đi việnCách hạ sốt an toàn cho trẻCho bé uống nhiều nướcCho bé...

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Nội dung bài viếtTrẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày nên đi việnCách hạ sốt an toàn cho trẻCho bé uống nhiều nướcCho bé...

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtTrẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày nên đi việnCách hạ sốt an toàn cho trẻCho bé uống nhiều nướcCho bé...

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Nội dung bài viếtTrẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày nên đi việnCách hạ sốt an toàn cho trẻCho bé uống nhiều nướcCho bé...

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Nội dung bài viếtTrẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày nên đi việnCách hạ sốt an toàn cho trẻCho bé uống nhiều nướcCho bé...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn