Bé Bị Viêm Họng Sốt Cao Liên Tục Và Các Biện Pháp Xử Lý
Nội dung bài viết
Bé bị viêm họng sốt cao liên tục luôn khiến nhiều cha mẹ lo lắng và hoang mang. Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe, cha mẹ sẽ có những biện pháp xử lý phù hợp. Tốt hơn hết, cha mẹ cần sớm điều trị từ sớm để không khiến bệnh khởi phát thêm nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì sao bé bị viêm họng sốt cao liên tục?
Sốt cao liên tục là một biểu hiện của rất nhiều bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh viêm họng ở trẻ em. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị các tác nhân xâm nhập và tấn công. Nếu triệu chứng sốt nhẹ trong 1 – 2 ngày thì không có vấn đề nghiêm trọng nào nhưng nếu bé bị viêm họng kèm sốt cao liên tục thì là một vấn đề khác mà ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
Ngoài triệu chứng sốt li bì, sốt cao liên tục không giảm, trẻ còn có một số biểu hiện khác, như:
- Đau rát cổ họng, cơn đau gia tăng khi nuốt nước bọt hay thức ăn;
- Trẻ chảy nhiều nước mũi, nghẹt mũi, khàn tiếng;
- Trẻ mệt mỏi, tay chân bủn rủn, biếng ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến sụt cân nghiêm trọng;
- Đau miệng, chảy nhiều nước dãi;
- Khó thở, thở gấp, đôi khi trẻ thở bằng miệng;
- Hạch góc hàm hai bên có thể sưng đau, khi sờ vào có thể khiến trẻ khóc ré lên;
- Đối với trẻ sơ sinh sẽ có thêm một số triệu chứng khác như quấy khóc, lười bú, suy dinh dưỡng,…
Nhận định từ chuyên gia y tế, bé bị viêm họng sốt cao liên tục xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng điển hình nhất là do cơ thể bị nhiễm virus cúm, virus sợi, vi khuẩn phế cầu, tự cầu, liên cầu khuẩn,… Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng có thể trở thành thủ phạm gây bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ. Thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là thời điểm giao mùa sẽ khiến cho cơ thể của bé không kịp kích ứng nên rất dễ bị tấn công. Cùng với đó là môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, hóa chất cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con trẻ.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác cũng có tác động ít nhiều đến tình trạng viêm họng kèm sốt cao liên tục ở trẻ nhỏ như: khói thuốc lá, cơ bị nóng, chế độ ăn uống thiếu khoa học, răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ,… Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cha mẹ có những biện pháp khắc phục phù hợp.
Cha mẹ cần làm gì khi bé bị viêm họng sốt cao liên tục?
Khi bé bị viêm họng sốt cao liên tục, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Hạ thân nhiệt cho bé bị viêm họng sốt cao liên tục
Việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm khi bé con nhà mình bị viêm họng kèm triệu chứng sốt cao liên tục là tìm cách hạ sốt cho bé. Bạn có thể dùng khăn để chườm mát hoặc lau người bằng khăn ấm, đặc biệt là vùng nách, bẹn và lưng, sau đó vắt nước thêm lần nữa để đắp lên trán của bé. Lưu ý, bạn cần vắt ráo nước rồi lau khắp cơ thể trẻ để tránh nhiễm nước.
Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc hạ thân nhiệt của trẻ, bạn có thể cho vài giọt tinh dầu từ thiên nhiên vào chậu nước ấm. Chẳng hạn là tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu chanh, tinh dầu bạc hà,… Bằng cách này, bé con sẽ nhanh chóng hạ sốt sau vài giờ.
Tuyệt đối không được tắm cho bé khi đang bị sốt cao. Vì đã có nhiều trường hợp tắm bé khi thân nhiệt cao đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
2. Dùng thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt cho bé khi bị viêm họng sốt cao liên tục là sự lựa chọn của nhiều phụ huynh. Bản chất, thuốc mang lại tác dụng nhanh chóng và tức thời. Do đó, nhiều phụ huynh đã tin dùng và lạm dụng.
Dùng thuốc Tây y hạ sốt và khắc phục triệu chứng cho bé tuy mang lại hiệu quả cao nhưng nếu dùng không đúng cách thì cha mẹ có thể biến nó thành con dao hai lưỡi. Vì vậy, bạn không được tự ý cho bé con dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Đồng thời, tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Vệ sinh mũi họng cho bé
Nếu bé mới bị ngạt mũi, dịch mũi còn lỏng thì cha mẹ hoàn toàn có thể vệ sinh mũi bằng khăn giấy mềm có tẩm một ít nước. Ngược lại, trong trường hợp dịch mũi đặc lại gây khó thở, có gỉ mũi, cha mẹ nên vệ sinh khoang mũi của bé bằng nước muối sinh lý thông qua việc cho vào mỗi bên mũi một lượng dung dịch vừa đủ, đợi một lúc cho nước muối ngấm vào rồi nhẹ nhàng dùng bông tăm sạch để lấy gỉ ra.
Nếu dịch mũi của bé quá nhiều và đặc, việc loại bỏ gỉ mũi thông thường sẽ khó áp dụng. Do đó, lúc này, cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để làm sạch khoang mũi của bé. Tuy nhiên, bạn không được lạm dụng phương pháp này, bởi sử dụng quá nhiều có thể làm tổn thương lớp niêm mạc mũi. Bên cạnh đó, người lớn tuyệt đối không được dùng miệng để trực tiếp hút gỉ mũi của bé.
4. Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng mỗi ngày
Ngoài việc dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ cũng như lau người bé để hạ sốt, cha mẹ cũng cần cho bé một số lời khuyên trong việc chăm sóc răng miệng mỗi ngày. Bởi vì răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ cũng chính là nguyên nhân điển hình tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng hầu họng.
Cha mẹ có thể trò chuyện với trẻ nhỏ để bé hiểu được tầm quan trọng của việc đánh răng và súc miệng. Bạn có thể cùng bé thực hiện trong những khoảng thời gian đầu mà bé chưa quen. Sau đó, hình thành cho bé một thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần.
5. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Trong thời gian bị viêm họng sốt cao liên tục, trẻ thường có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến sụt cân nghiêm trọng. Nguyên nhân điển hình là do cơn đau họng khiến cho việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn. Do đó, trong khi chế biến thức ăn cho bé, bạn cần lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết, chế biến thành món ăn ở dạng mềm, lỏng, chín nhừ, dễ tiêu hóa như súp, cháo, canh,… Đồng thời, đa dạng trong chế độ dinh dưỡng để bé không có cảm giác chán ăn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.
Bên cạnh đó, bạn cần cho bé uống đủ lượng nước. Vì sốt cao thường dễ mất nước và dễ mất cân bằng điện giải. Ngoài việc cho bé uống nước lọc, bạn cũng cần bổ sung cho bé các loại đồ uống từ hoa quả, rau củ và sữa. Đồ uống này không chỉ bổ sung nước mà còn có tác dụng nạp vào cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu. Đặc biệt, cần tăng cường bổ sung cho bé các loại đồ uống giàu vitamin C để tăng cường sức khỏe.
6. Nhắc nhở bé đeo khẩu trang
Môi trường không khí luôn chứa nhiều bụi bẩn và tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Nếu trẻ không được che chắn và bảo vệ kỹ lưỡng sẽ rất dễ bị tác nhân xâm nhập vào bên trong cơ thể, lâu ngày sẽ phát bệnh. Do đó, cha mẹ luôn nhắc nhở con nhỏ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài cũng như giữ ấm cho cơ thể trong những ngày trời trở lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần nâng cao ý thức trong việc vệ sinh môi trường sống xung quanh, thường xuyên lau chùi và dọn dẹp để vi khuẩn không có cơ hội phát triển và gây bệnh.
Bé bị viêm họng sốt cao mấy ngày thì nên đưa đi bệnh viện?
Nhiều cha mẹ vẫn có suy nghĩ cơn đau họng kèm sốt liên tục ở trẻ nhỏ sẽ thuyên giảm trong vài ngày. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bệnh tình cũng diễn biến một cách tích cực. Do đó, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tìm gặp bác sĩ nếu trẻ có những triệu chứng sau:
- Sốt cao liên tục, nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40 độ C;
- Dùng thuốc hay chườm ấm không mang lại hiệu quả cao, có thể bị co giật;
- Bé ho nhiều, ho có đờm
- Bé thở gấp hoặc khó thở, thở bằng miệng do nghẹt mũi. Đôi khi bé có thể thở nhanh hơn bình thường, bị co rút lồng ngực;
- Chảy nhiều nước mũi, ngạt mũi, đau cổ họng nhiều;
- Bé thường xuyên quấy khóc, nhất là về đêm;
- Biếng ăn, ăn không ngon miệng khiến cân nặng sụt nghiêm trọng;
- Nôn mửa, đi ngoài phân lỏng.
Đưa trẻ tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng viêm họng sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm
Không một cha mẹ nào mong muốn nhìn thấy cảnh bé con của mình bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày liền. Nếu tình trạng bệnh tình diễn biến không quá phức tạp, bạn có thể tìm nhiều biện pháp để khắc phục triệu chứng. Ngược lại, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé gặp bác sĩ nếu tình trạng sức khỏe của bé diễn biến phức tạp. Tốt hơn hết, bạn nên đưa trẻ thăm khám và điều trị bệnh từ sớm để phòng biến chứng nguy hiểm có cơ hội bùng phát.
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO CHA MẸ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!