Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Họng: Cách Nhận Biết Và Hướng Xử Lý
Nội dung bài viết
Trẻ sơ sinh bị viêm họng có thể dễ dàng được nhận biết thông qua một số dấu hiệu như sốt, chán ăn, bỏ bú, đau họng, ho, quấy khóc thường xuyên. Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần chăm sóc con đúng cách, cho bé uống nhiều nước kết hợp dùng thuốc điều trị do bác sĩ kê đơn giúp trẻ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh.
Trẻ sơ sinh bị viêm họng nguyên nhân do đâu?
Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị viêm họng, thường gặp nhất là viêm họng cấp. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc căn bệnh này, bao gồm:
- Nhiễm virus hoặc vi khuẩn: Phổ biến nhất là virus gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh hay liên cầu khuẩn nhóm A…
- Hệ miễn dịch của bé kém do sinh thiếu tháng, sinh mổ, nhẹ cân hoặc do có khuyến khuyết ở đường hô hấp khiến cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể.
- Thời tiết giao mùa làm giảm sức đề kháng của cơ thể
- Trẻ được nằm gần quạt hoặc nằm trong máy điều hòa thường xuyên khiến cho niêm mạc họng bị khô, kích ứng và viêm đỏ.
- Bé bị nhiễm lạnh do tắm lâu hoặc không mặc đủ ấm khi trời lạnh cũng có thể bị viêm họng
- Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn hoặc không khí ô nhiễm.
- Do mắc các bệnh lý khác như viêm tai, viêm mũi, viêm xoang nhưng không được điều trị tốt khiến cho nhiễm trùng lây lan đến cổ họng của bé.
Triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng
Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên dấu hiệu viêm họng bé biểu hiện ra bên ngoài rõ ràng nhất đó chính là tình trạng quấy khóc bất thường, giọng trở nên khàn hơn khi khóc và có cảm giác khó chịu mỗi khi bú hoặc được cho ăn.
Tuy nhiên, tình trạng trên cũng có thể xảy ra khi trẻ gặp phải nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ cần dựa thêm vào một số triệu chứng khác để xác định bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh. Bao gồm:
- Niêm mạc họng của bé đỏ và sưng phù
- Đau họng
- Khó nuốt và đau họng nhiều hơn khi nuốt thức ăn
- Nôn trớ hay nôn ói trong hoặc sau khi ăn
- Sốt
- Ho khan hoặc ho có đờm
- Mệt mỏi
- Sổ mũi
- Khàn tiếng
- Mất cảm giác thèm ăn, ăn uống không ngon miệng
- Chán ăn, bỏ bú. Bé có thể từ chối ăn ngay cả đối với những thức ăn hàng ngày vẫn ưa thích
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Amidan có thể sưng đỏ kèm theo các đốm trắng trên bề mặt
- Hơi thở của bé có mùi hôi
Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?
Trẻ sơ sinh bị viêm họng do nhiễm virus thường có thể tự lành sau khoảng 7 ngày khi được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có khuynh hướng kéo dài với các triệu chứng xuất hiện ngày càng nghiêm trọng. Cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay nếu con mình xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Sốt cao quá 2 ngày không hết
- Ho nhiều và ho dai dẳng kéo dài
- Bỏ ăn hoặc bỏ bú
- Khó thở, hơi thở nặng nhọc
- Mệt mỏi
- Kiệt sức
- Nôn ói liên tục dẫn đến tình trạng mất nước
Trẻ sơ sinh bị viêm họng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ nhanh chóng được chữa khỏi mà không gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, một số cha mẹ chủ quan không tìm cách chữa trị cho bé sớm khiến bệnh viêm họng của bé ngày càng tiến triển phức tạp và dẫn đến nhiều biến chứng như:
- Viêm tai
- Viêm amidan cấp
- Nhiễm trùng thanh quản
- Viêm phế quản
- Viêm mũi xoang
- Viêm hạch mủ
- Viêm VA quá phát
- Nhiễm trùng máu
Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho bé, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ ngay khi con mình có dấu hiệu bị viêm họng.
Chẩn đoán bệnh viêm họng ở trẻ sơ sinh
Quá trình chẩn đoán viêm họng ở trẻ sơ sinh cũng trải qua các bước cơ bản như thăm khám lâm sàng, kiểm tra vùng cổ họng hoặc cây dịch học để xác định vi khuẩn gây bệnh.
– Thăm khám lâm sàng:
Ở bước này, bác sĩ có thể trao đổi với người nhà của bệnh nhi một số vấn đề như:
- Các triệu chứng bé đang gặp phải
- Thời điểm bắt đầu có dấu hiệu bất thường
- Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
- Tiền sử mắc bệnh
- Trẻ đã đi khám ở nơi nào khác hoặc dùng loại thuốc nào trước đó chưa?…
– Kiểm tra thể chất
- Theo dõi nhịp thở bằng ống nghe
- Dùng cây đè lưỡi để quan sát vùng hầu họng
- Kiểm tra bên ngoài để xác định tình trạng sưng hạch bạch huyết
– Cấy dịch cổ họng:
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông nhẹ nhàng lấy mẫu dịch trong cổ họng của bé. Sau đó đem đi xét nghiệm, cấy dịch để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn liên cầu.
Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm họng
Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ sơ sinh bị viêm họng. Các trường hợp mắc bệnh do virus thường không phải dùng thuốc kháng sinh như khi trẻ bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bé có thể cần dùng đến một số loại thuốc khác để kiểm soát các triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó, một số mẹo dân gian cũng được nhiều mẹ áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh cho con.
1. Thuốc chữa viêm họng ở trẻ sơ sinh do bác sĩ kê đơn
Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn khi trẻ sơ sinh bị viêm họng do nhiễm khuẩn. Được sử dụng phổ biến là các thuốc như Amoxicillin, Penicillin, Augmentin… Các thuốc này có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh nhưng không có tác dụng với virus.
Ngoài ra, tùy theo triệu chứng bé đang gặp phải, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một số loại thuốc khác như:
-
-
- Thuốc giảm đau, hạ sốt
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc giảm ho
- Thuốc long đờm
- Siro thảo dược…
-
Do có cơ địa nhạy cảm, trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng dễ gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây hơn cả. Bạn nên dùng thuốc cho con theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tùy tiện mua thuốc về cho bé uống hoặc dùng lại đơn thuốc cũ mà không qua thăm khám.
2. Mẹo hỗ trợ điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh tại nhà
Ngoài thuốc kê đơn, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị, giúp bé nhanh phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho bé.
+ Bài thuốc chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh từ rau diếp cá:
Rau diếp cá là một loại thảo dược lành tính, có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm tốt. Bên cạnh việc ức chế các tác nhân gây bệnh, rau diếp cá còn giúp giảm ho, xoa dịu cảm giác đau rát trong cổ họng của bé.
Để cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bé, mẹ có thể bằm nhỏ rau diếp cá và nấu cháo cho bé ăn. Cách khác là xay nhuyễn rau diếp cá, lấy nước cốt đem hấp cách thủy, mỗi lần cho bé uống 10ml x 3 lần/ngày.
+ Bài thuốc từ lá húng chanh
Lá húng chanh chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất quý có tác dụng long đờm, giảm ho, tiêu viêm, hạ sốt cho bé. Khi trẻ bị bệnh, bạn hãy hái một nắm lá hung chanh đem rửa cho sạch sẽ. Sai đó, bỏ lá vào chén hấp cách thủy chung với đường phèn trong 20 phút. Chắt phần nước tiết ra cho bé uống mỗi ngày 3 lần.
+ Dùng lá hẹ chưng đường phèn trị viêm họng cho trẻ sơ sinh
Lá hẹ cũng chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh, bổ phế, long đờm. Bạn lấy 1 nắm lá hẹ đem rửa sạch, thái khúc ngắn đem hấp chung với đường phèn khoảng 20 phút. Cho bé uống nước hấp mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2 thìa.
– Lê chưng đường phèn giảm ho, chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh
Với nguồn vitamin và khoáng chất phong phú, quả lê không chỉ giúp giảm ho, làm dịu kích ứng trong cổ họng mà còn đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở lớp niêm mạc họng, tăng cường khả năng miễn dịch cho bé. Bạn có thể ép lê lấy nước cho trẻ uống hoặc làm lê chưng đường phèn để trị viêm họng cho con.
Trước tiên đem lê gọt vỏ, bỏ lõi và cắt thành những miếng nhỏ. Trộn thịt quả chung với một ít đường phèn và hấp cách thủy trong 30 phút. Cuối cùng dằm nhuyễn miếng lê, cho bé uống nước và ăn cả xác. Có thể kết hợp chung với 1 ít gừng xắt sợi để làm tăng công dụng trị viêm họng cho bé.
Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm họng
Việc chăm sóc cho bé đúng cách đóng góp một phần quan trọng vào hiệu quả điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp cha mẹ biết cách chăm sóc cho bé trong những ngày còn yêu của mình bị bệnh:
- Trẻ còn đang bú mẹ nên tăng lượng cữ bú trong ngày. Mỗi lần chỉ nên cho bé bú lượng sữa vừa phải nhằm đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong ngày. Tránh để bé bú quá no bởi tình trạng kích ứng trong cổ họng khiến bé rất dễ bị nôn ói khi ăn.
- Đối với các bé đã ăn dặm, mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm để làm dịu cổ họng, giảm ho có đờm và ngăn ngừa mất nước do nôn ói. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm chất lỏng bằng cách cho bé uống nước luộc gà, nước canh rau hay nước ép trái cây để bổ sung thêm dưỡng chất giúp trẻ bớt mệt mỏi và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Lắp đặt máy tạo độ ẩm trong phòng bé để cân bằng độ ẩm trong không khí. Điều này có thể giúp niêm mạc họng của trẻ sơ sinh không bị khô và đau rát, từ đó tránh được tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn.
- Nếu con bạn bị sổ mũi, hãy lấy nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé thường xuyên và dùng dụng cụ hút mũi lấy chất nhầy ra ngoài, giúp bé dễ thở hơn.
- Thức ăn cho bé nên được chế biến ở dạng lỏng, mềm, xay nhuyễn để bé dễ nuốt, không bị đau họng và buồn nôn khi nuốt thức ăn.
- Dùng khăn nhúng nước ấm để lau mát thường xuyên nếu bé có dấu hiệu bị sốt.
Phòng ngừa viêm họng cho trẻ sơ sinh
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm họng cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chủ động thực hiện tốt một số biện pháp dự phòng bệnh dưới đây:
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, ít nhất là trong 6 tháng đầu đời
- Tránh để trẻ tiếp xúc với anh chị hay bất kì đối tượng nào có dấu hiệu bị bệnh đường hô hấp
- Không cho trẻ đi học quá sớm. Lúc này, hệ miễn dịch của bé còn non yếu nên kém thích nghi với môi trường đông đúc ở lớp mẫu giáo và rất dễ bị lây bệnh từ các bé khác.
- Phòng ngủ của bé phải thoáng mát, yên tĩnh. Thường xuyên giặt giũ chăn màn, ga trải giường, vỏ gối, nôi hay xe đẩy của bé và phơi ngoài nắng to cho thật khô để tiệt trùng.
- Hạn chế đưa bé đến những nơi công cộng hoặc nơi tụ tập đông người nếu không cần thiết
- Cho bé ăn chín, uống sôi. Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ
- Vệ sinh, tiệt trùng núm vú, bình sữa và dụng cụ pha sữa cho bé đúng cách
- Đồ chơi của bé cũng cần được rửa thường xuyên
- Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc. Khi bé ngủ, mẹ nên để quạt hướng xuống phía dưới chân của bé, tránh phả trực tiếp vào mặt.
- Hạn chế cho bé ở trong phòng máy lạnh. Nếu có sự dụng thì cũng chỉ nên để nhiệt độ ở mức 27 – 28 độ.
- Rơ miệng cho bé đúng cách và vệ sinh mũi họng cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý
- Không cho bé ngậm đồ chơi hay ngậm tay vào trong miệng
- Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh đến tuổi ăn dặm có thể cân nhắc bổ sung thêm trái cây và rau xanh vào chế độ ăn, giúp bé nâng cao sức đề khán
- Cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào bé, khi cho con bú hoặc khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Tiêm phòng vacxin cho bé đầy đủ. Với những trẻ sơ sinh bị viêm họng thường xuyên, cha mẹ nên tiêm vacxin ngừa virus cúm cho bé mỗi năm 1 lần.
Thông tin hữu ích liên quan
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!