Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Viêm mũi họng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà mẹ cần biết

Bé Bị Viêm Họng Sốt Cao Liên Tục Và Các Biện Pháp Xử Lý

Mách Mẹ Cách Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi An Toàn

cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam

Top 10 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Viêm Họng Cấp: Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Nhanh Chóng

Đánh giá

Bệnh viêm họng cấp do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Các tác nhân gây bệnh thường tấn công vào vùng niêm mạc ở phía sau cổ họng dẫn đến ho khan, đau họng và nhiều biểu hiện khó chịu khác. Để điều trị viêm họng cấp, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác để làm giảm triệu chứng bệnh.

Bệnh viêm họng cấp là gì?

Bệnh viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ xảy ra ở vùng niêm mạc nằm tại khu vực phía sau của cổ họng. Căn bệnh này khá phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh lý ở đường hô hấp và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào.

Bệnh viêm họng cấp
Viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến vùng niêm mạc nằm tại khu vực phía sau cổ họng

Ngoài triệu chứng đau họng, viêm họng cấp còn có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác. Chúng không quá nghiêm trọng nhưng nếu bệnh tình không được kiểm soát tốt thì sẽ ngày càng diễn tiến phức tạp hơn và có thể dẫn đến viêm họng mạn tính cùng nhiều biến chứng khác.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như môi trường sống hay chế độ ăn uống hàng ngày.

Lắng nghe chia sẻ của chị Hà Thị Thu về hành trình CHỮA KHỎI viêm họng mãn đeo bám suốt nhiều năm nhờ kiên trì dùng bài thảo dược Thanh hầu bổ phế thang.

– Viêm họng cấp do nhiễm virus:

Đây là nguyên nhân gây viêm họng cấp phổ biến nhất. Nhiều loại virus có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng trong cổ họng, chẳng hạn như virus Herpes simplex, virus cảm cúm, cảm lạnh, virus sởi, virus gây bệnh thủy đậu, Enterovirus hay virus gây bệnh bạch cầu đơn nhân.

Các loại virus trên có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc miệng. Chúng tấn công trực tiếp vào trong vùng niêm mạc phía sau thành họng và tiết ra độc tố khiến cho khu vực này bị kích ứng, viêm đỏ, phù nề.

Do vi khuẩn:

Bệnh viêm họng cấp cũng có thể do vi khuẩn gây ra. Phổ biến nhất là các chủng liên cầu khuẩn nhóm A, vi khuẩn Gonorrhea, Chlamydia hay Mycoplasma Pneumonia.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm họng cấp:

  • Thời tiết lạnh
  • Tắm lâu hoặc tắm xong không lau khô người đã mặc quần áo ngay
  • Uống nhiều nước đá hoặc ăn đồ lạnh
  • Thời tiết giao mùa, đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại
  • Không khí xung quanh môi trường sống bị ô nhiễm
  • Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá
  • Nằm ngủ hoặc làm việc trong phòng máy lạnh
  • Chế độ ăn uống không đầy đủ dẫn đến sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng bên ngoài như phấn hoa, mạt bụi, lông thú nuôi
  • Mắc các bệnh lý khác ở đường hô hấp nhưng không được điều trị tốt khiến cho ổ nhiễm trùng lây lan, chẳng hạn như viêm xoang, viêm VA hay viêm amidan…
  • Bị trào ngược dạ dày thực quản. Axit dư thừa trào ngược lên trên cổ họng sẽ khiến niêm mạc họng bị viêm.
  • Suy giảm hệ miễn dịch

Biểu hiện của bệnh viêm họng cấp

Các triệu chứng viêm họng cấp bao gồm:

– Ho: Hầu hết bệnh nhân bị viêm họng cấp đều có triệu chứng ho. Bạn có thể xuất hiện các cơn ho khan từng cơn hoặc ho có đờm. Cơn ho thường tăng nặng hơn về đêm. Kèm theo đó, một số trường hợp còn có thể bị tức ngực, khó thở.

biểu hiện của viêm họng cấp
Ho là triệu chứng thường gặp ở những người bị viêm họng cấp

– Đau họng: Khi bị vi khuẩn, virus tấn công, niêm mạc họng sẽ có dấu hiệu sưng đỏ khiến cho cổ họng bị đau rát, đặc biệt là ở khu vực vòm họng. Bạn có thể bị đau khi nhai nuốt thức ăn, khi nói chuyện, ho hoặc ngay cả khi nuốt nước bọt. Việc ăn uống, nói chuyện cũng vì thế mà gặp trở ngại.

– Ngứa trong cổ họng: Khi bị nhiễm trùng, vùng niêm mạc họng tổn thương sinh ra nhiều dịch tiết khiến cho cổ họng có biểu hiện vướng víu, ngứa ngáy. Cơn ngứa họng có khuynh hướng nghiêm trọng hơn ở những người có cơ địa dị ứng. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu trong cổ họng càng khiến cho bệnh nhân bị ho nhiều hơn.

– Khạc đờm: Nhiều người bị viêm họng cấp thường xuyên phải khạc đờm để loại bỏ cảm giác vướng víu trong cổ họng. Căn cứ theo màu sắc của đờm nhầy, bạn có thể phần nào chẩn đoán được tác nhân gây bệnh. Thông thường, bệnh nhân bị viêm họng cấp do virus sẽ có đờm nhầy màu trắng trong còn các đối tượng bị nhiễm khuẩn thì lại có đờm nhầy màu xanh lợt.

– Sốt: Bệnh viêm họng cấp thường gây sốt cao, thân nhiệt có thể lên tới 39 – 40 độ C.

– Các triệu chứng khác có thể gặp:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Khó nuốt
  • Sổ mũi
  • Ăn uống kém
  • Khàn tiếng, mất tiếng
  • Amidan sưng to, bề mặt có chất nhầy
  • Sưng hạch ở cổ

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây:

  • Các dấu hiệu toàn thân xảy ra liên tục từ 3 ngày trở lên
  • Khó nói
  • Khó nuốt thức ăn hoặc ăn uống kém, không ăn uống được
  • Khó thở
  • Vùng cổ sưng nề

Bệnh viêm họng cấp có nguy hiểm không?

Viêm họng cấp không phải là căn bệnh có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ở cơ quan lân cận do nhiễm trùng lây lan. Chẳng hạn như:

  • Viêm amidan
  • Viêm xoang
  • Viêm tai giữa
  • Viêm thanh khí phế quản
  • Viêm phổi
  • Thấp tim
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm cầu thận cấp

Viêm họng cấp có lây không?

Tác nhân chính gây viêm họng cấp là virus và vi khuẩn. Chúng có thể lây truyền cho người khác khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.

viêm họng cấp có lây không
Bệnh viêm họng cấp có thể lây lan khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh

Virus và vi khuẩn thường được tìm thấy nhiều ở dịch tiết trong mũi hoặc trong cổ họng của bạn. Khi hắt hơi, giọt tiết bắn ra có thể khiến người khác hít phải hoặc dính trên đồ vật trước khi tiếp xúc với người khác.

Trong một số trường hợp, mầm bệnh có thể lây lan khi dùng chung bát đũa, ly uống nước, thìa, bàn chải đánh răng. Một số mẹ bị viêm họng có thói quen ngậm thìa cháo vào miệng trước khi đút cho con cũng có thể khiến trẻ bị lây bệnh.

Chẩn đoán bệnh viêm họng cấp

Các phương pháp hiện đang được áp dụng để chẩn đoán viêm họng cấp bao gồm:

– Kiểm tra thể chất:

  • Bác sĩ khám kiểm tra cổ họng, mũi và tai
  • Nhận diện các tuyến bị sưng
  • Dùng ống nghe kiểm tra nhịp thở

– Các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Lấy mẫu bệnh phẩm trong cổ họng để kiểm tra xem có vi khuẩn không
  • Cấy khuẩn
  • Xét nghiệm máu
  • Nội soi cổ họng để chẩn đoán phân biệt viêm họng cấp với các bệnh lý khác và xác định mức độ tổn thương trong cổ họng.

Cách điều trị viêm họng cấp

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định cách trị viêm họng cấp thích hợp cho từng đối tượng. Phương pháp được lựa chọn chủ yếu là dùng thuốc tân dược. Ngoài ra một số loại thuốc điều trị triệu chứng cũng có thể được kê đơn để giảm nhẹ các dấu hiệu khó chịu cho người bệnh.

1. Chữa viêm họng cấp theo nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm họng cấp do vi khuẩn và virus sẽ được chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau. Cụ thể

– Viêm họng cấp do vi khuẩn:

Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn, bạn sẽ được đề nghị dùng kháng sinh để điều trị bệnh. Thời gian điều trị viêm họng cấp do vi khuẩn bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài từ 3 ngày trở lên tùy thuộc vào loại thuốc được chỉ định.

thuốc chữa viêm họng cấp
Các thuốc kháng sinh thường được kê đơn để điều trị viêm họng cấp do vi khuẩn

Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để chữa viêm họng cấp do vi khuẩn bao gồm:

  • Cephalexin
  •  Erythromycin
  • Amoxicillin,…

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc chống viêm hay một số loại thuốc khác để điều trị triệu chứng đi kèm. Trường hợp này, bạn cần chú ý uống thuốc kháng sinh đúng liều, đủ thời gian để không bị lờn thuốc.

– Thuốc chữa viêm họng cấp do virus:

Bệnh viêm họng cấp do virus không cần dùng thuốc kháng sinh do loại thuốc này không có tác dụng trên virus. Bệnh có thể tự thuyên giảm dần và khỏi sau đó một thời gian. Tuy nhiên, để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thường được chỉ định là các thuốc như Aspersic, Efferalgan hay Paracetamol… Chúng có tác dụng hạ sốt, giảm đau rát cổ họng. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi bị sốt trên 38 độ hoặc bị đau cổ họng nghiêm trọng.
  • Thuốc giảm ho: Nhóm thuốc này có thể được bào chế dưới dạng siro hoặc viên uống. Thuốc giúp cắt đứt cơn ho nhanh chóng bằng cách ức chế co thắt cơ ở cổ họng. Loại thuốc này thường chỉ được kê đơn cho các đối tượng bị ho khan, không dùng khi bị ho có đờm.
  • Thuốc tiêu đờm: Chẳng hạn như Mucomyst hay Alpha-thymotrypsin…
  • Thuốc kháng viêm: Giúp giảm hiện tượng sưng phù, tấy đỏ trong cổ họng
  • Thuốc trung hòa axit, cân bằng nồng độ pH trong miệng: Bao gồm Locatiotal hay Oropivalon…

2. Mẹo hỗ trợ điều trị viêm họng cấp tại nhà

Một số mẹo tự nhiên có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm họng cấp tại nhà. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng tại nhà kết hợp với thuốc kê đơn nhầm đẩy nhanh hiệu quả trị bệnh.

  • Dùng mật ong: Ngậm nuốt 2 thìa mật ong nguyên chất mỗi ngày hoặc uống nước chanh ấm mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho, tiêu đờm, chống viêm, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Uống trà hoa cúc: Loại trà này có tác dụng làm thư giãn thần kinh, giảm đau họng. Ngoài ra, trà hoa cúc còn bổ sung nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc họng.
  • Chữa viêm họng cấp bằng tỏi: Tỏi có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch nhờ chứa nhiều allicin. Để cải thiện các dấu hiệu bệnh, bạn chỉ cần nhai sống 3 – 4 tép tỏi sống mỗi ngày hoặc giã nát tỏi lấy nước cốt pha với mật ong uống vài lần trong ngày.
cách điều trị viêm họng cấp bằng tỏi
Tỏi chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên nên được dùng để chữa viêm họng cấp
  • Bài thuốc từ lá tía tô: Lá tía tô chứa hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn, kháng virus nên được sử dụng làm thuốc chữa viêm họng cấp tại nhà. Bạn có thể nấu cháo lá tía tô ăn hoặc hấp cách thủy chung với hoa đu đủ, hoa khế và một ít đường phèn dùng 3 – 4 lần trong ngày.
  • Dùng gừng: Uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày hoặc ngậm gừng tươi ngâm mật ong có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm đau và sát trùng tại chỗ. Áp dụng cách này thường xuyên để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm họng cấp.

Cách chăm sóc cho người bị viêm họng cấp

Việc chăm sóc đúng cách có thể giúp bạn nhanh hồi phục sức khỏe hơn. Nếu đang bị viêm họng cấp bạn cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, nhất là nước ấm hay nước ép trái cây để làm dịu kích ứng trong cổ họng
  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh stress
  • Súc họng với nước muối ấm mỗi ngày ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Muối có tác dụng sát trùng cổ họng, giảm viêm và giúp bạn bớt ho.
  • Tắm với nước ấm có nhiệt độ vừa phải. Không tắm quá lâu. Lau khô người trước khi mặc quần áo.
  • Hạn chế ở trong môi trường có máy điều hòa và không để quạt hướng thẳng vào mặt khi ngủ
  • Bổ sung thêm trái cây, rau củ tươi vào trong thực đơn giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Từ đó nâng cao sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa.
  • Kiêng ăn đồ lạnh, đồ nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc các món cay. Chúng có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh viêm họng cấp.

Có thể bạn chưa biết

Vậy viêm họng, viêm amidan điều trị như thế nào cho hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe vị chuyên gia có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn một phương pháp hiệu quả đã giúp hơn 2000 người khỏi bệnh.

Tin khác

Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Nội dung bài viếtBệnh viêm họng cấp là gì?Nguyên nhân gây viêm họng cấpBiểu hiện của bệnh viêm họng cấpBệnh viêm họng cấp có nguy hiểm không?Viêm họng cấp có...

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Nội dung bài viếtBệnh viêm họng cấp là gì?Nguyên nhân gây viêm họng cấpBiểu hiện của bệnh viêm họng cấpBệnh viêm họng cấp có nguy hiểm không?Viêm họng cấp có...

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtBệnh viêm họng cấp là gì?Nguyên nhân gây viêm họng cấpBiểu hiện của bệnh viêm họng cấpBệnh viêm họng cấp có nguy hiểm không?Viêm họng cấp có...

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Nội dung bài viếtBệnh viêm họng cấp là gì?Nguyên nhân gây viêm họng cấpBiểu hiện của bệnh viêm họng cấpBệnh viêm họng cấp có nguy hiểm không?Viêm họng cấp có...

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Nội dung bài viếtBệnh viêm họng cấp là gì?Nguyên nhân gây viêm họng cấpBiểu hiện của bệnh viêm họng cấpBệnh viêm họng cấp có nguy hiểm không?Viêm họng cấp có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn