Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Vảy nến thể mảng: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Vảy nến hồng là gì? Biểu hiện và phương pháp điều trị

Đánh giá

Bệnh vảy nến hồng còn có tên gọi khác là vảy phấn hồng. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Tổn thương ngoài da xuất hiện với hình bầu dục hoặc hình tròn, nhô cao và tróc vảy là những triệu chứng điển hình của bệnh. Dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng vảy phấn hồng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt và luôn cảm thấy khó chịu. 

Vảy nến hồng là gì? Biểu hiện và phương pháp điều trị
Tìm hiểu bệnh vảy nến hồng là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến hồng là gì?

Bệnh vảy nến hồng hay vảy phấn hồng là một dạng phát ban. Bệnh xảy ra phổ biến ở đối tượng là trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh xuất hiện khiến bề mặt da hình thành các đốm phát ban có hình bầu dục hoặc có hình tròn. Chúng xuất hiện với kích thước dao động trong khoảng 2,5cm đến 5cm. Các đốm phát ban thường hình thành ở lưng, bụng và ngực.

Bệnh vảy phấn hồng có thể bùng phát dữ dội vào mùa xuân và mùa thu. Bệnh lý này có khả năng tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên bệnh rất dễ tái phát. Những triệu chứng của bệnh vảy nến hồng tương tự như các bệnh ngoài da khác. Điều này khiến người bệnh dễ nhầm lẫn, quá trình xác định và điều trị bệnh lý gặp nhiều khó khăn.

Chưa bất kỳ nghiên cứu nào có thể chứng minh bệnh vảy phấn hồng là một bệnh truyền nhiễm. Chính vì thế, bạn không cần phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với người bệnh.

Bệnh vảy nến hồng xuất hiện do dâu?

Nguyên nhân khiến bệnh vảy nến hồng hình thành và phát triển tương đối phức tạp. Cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến bệnh bùng phát.

Một vài giả thuyết cho rằng, vảy phấn hồng có thể hình thành bởi sự tác động của các loại virus thuộc chủng Herpes. Cụ thể như HHV6 và HHV7. Tuy nhiên theo kết quả của một số nghiên cứu khác, vi khuẩn và nấm không phải là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa da liễu, nguy cơ mắc bệnh vảy phấn hồng sẽ tăng cao khi người bệnh rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Di truyền từ bố mẹ
  • Có tiền sử bị nhiễm trùng da, nấm da
  • Thường xuyên căng thẳng, lo lắng, chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, mất ngủ
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, nước tẩy rửa…
vảy phấn hồng có thể hình thành bởi sự tác động của các loại virus thuộc chủng Herpes
Một vài giả thuyết cho rằng, vảy phấn hồng có thể hình thành bởi sự tác động của các loại virus thuộc chủng Herpes, cụ thể như HHV6 và HHV7

Triệu chứng của bệnh vảy nến hồng

Những triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến hồng gồm:

  • Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân bị vảy phấn hồng sẽ nhận thấy trên vùng da bệnh xuất hiện hình thành các tổn thương có hình bầu dục hoặc hình tròn. Những tổn thương này hình thành với kích thước trung bình, nhô cao trên bề mặt da và tróc vảy. Vị trí ở bụng, lưng và ngực được gọi là các mảng hồng ban khởi đầu.
  • Sau một khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần, vùng da bệnh hình thành thêm nhiều nốt ban với kích thước nhỏ. Thông thường những triệu chứng của bệnh sẽ xảy ra với tần suất dày đặc và nghiêm trọng hơn giai đoạn đầu. Ngoài các vết đỏ trên da, tổn thương ngoài da còn khiến bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
  • Ngoài các triệu chứng thể hiện trên bề mặt da, bệnh nhân bị vảy nến hồng còn có nguy cơ đối mặt với một số dấu hiệu toàn thân. Cụ thể như viêm họng, nghẹt mũi, ho… Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị khó thở và sốt cao.

Mức độ nguy hiểm của bệnh vảy nến hồng

Bệnh vảy nến hồng có thể xuất hiện và tự khỏi trong khoảng thời gian từ 3 tuần đến 8 tuần bằng việc chăm sóc da thông thường mà không cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên bệnh rất dễ tái phát. Nhất là vào mùa thu và mùa xuân.

Những triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng tương tự như các bệnh viêm da khác (bệnh viêm da tiếp xúc, chàm…). Điều này khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai cách. Đồng thời nâng cao mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Ngoài ra việc điều trị sai cách hoặc điều trị không kịp thời còn khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng liên quan đến đường hô hấp. Cụ thể như khó thở, sốt cao, bệnh về mũi, đau họng…

Mức độ nguy hiểm của bệnh vảy nến hồng
Bệnh vảy nến hồng có thể xuất hiện và tự khỏi trong khoảng thời gian từ 3 tuần đến 8 tuần bằng việc chăm sóc da thông thường mà không cần phải dùng thuốc

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến hồng

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh vảy nến hồng đều có triệu chứng thuyên giảm trong khoảng thời gian từ 3 tuần đến 8 tuần kể từ khi bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị bệnh được áp dụng với mục đích chính là kiểm soát tình trạng ngứa ngáy và phòng ngừa nhiễm khuẩn da.

Chữa bệnh vảy nến bằng bài thuốc dân gian

Để làm dịu cơn ngứa, người bệnh có thể áp dụng một trong các bài thuốc dân gian sau:

Bài thuốc dùng lá khế điều trị bệnh vảy nến hồng

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá khế
  • Nước muối pha loãng.

Cách thực hiện: 

  • Mang lá khế rửa sạch
  • Tiếp tục sử dụng nước muối pha loãng để ngâm và rửa lá khế
  • Vớt lá khế ra ngoài và vào ấm
  • Tiếp tục đổ 2 lít nước vào ấm lá khế
  • Tiến hành đun sôi trong 20 phút
  • Tắt bếp và thực hiện xông với nước lá khế trong 30 phút hoặc đến khi nước nguội thì dừng
  • Hoặc hòa nước lá khế cùng với nước lạnh để làm giảm nhiệt độ. Sau đó mang nước này ngâm và tắm vùng da bệnh. Đồng thời sử dụng bã để đắp lên lên vùng da bệnh
  • Người bệnh kiên trì áp dụng bài thuốc dùng lá khế điều trị bệnh vảy nến hồng 1 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc điều trị bệnh vảy phấn hồng bằng lá trầu không

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá trầu không (liều lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước vùng da bệnh)
  • Nước muối pha loãng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không trong nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước
  • Cho hết lá trầu vào cối và thực hiện giã nhuyễn
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy phấn hồng
  • Đắp lá trầu không đã giã nát lên vùng da bệnh
  • Để nguyên lá trầu không trên da khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước ấm
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày
  • Để kiểm soát cơn ngứa, người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc điều trị bệnh vảy phấn hồng bằng lá trầu không trong 10 ngày.
Bài thuốc điều trị bệnh vảy phấn hồng bằng lá trầu không
Bài thuốc điều trị bệnh vảy phấn hồng bằng lá trầu không

Bài thuốc uống và đắp lá trà xanh điều trị bệnh vảy nến hồng

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá trà xanh tươi.

Cách thực hiện:

  • Mang lá trà xanh rửa sạch
  • Đun lá trà xanh cùng với 1 lít nước sạch cho đến khi sôi
  • Sau khi tắt bếp, để nguội bớt và chắt lấy phần nước
  • Phần nước trà xanh được sử dụng để uống trong ngày. Phần bã được sử dụng để đắp lên vùng da bệnh
  • Sử dụng nước ấm vệ sinh lại da sau khi đắp lá trà xanh
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần
  • Sau 10 ngày áp dụng bài thuốc từ lá trà xanh điều trị bệnh vảy nến hồng, người bệnh sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc trị vảy phấn hồng bằng dầu dừa

Nguyên liệu:

  • Dầu dừa nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh và lau khô da
  • Sử dụng một lượng vừa đủ dầu dừa nguyên chất để thoa lên vùng da bệnh
  • Sau 30 phút, rửa sạch vùng da bệnh cùng với nước ấm
  • Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc trị vảy phấn hồng bằng dầu dừa 2 lần mỗi ngày trong 10 ngày. Việc kiên trì sử dụng dầu dừa sẽ giúp người bệnh giảm khô da, kháng virus, kháng nấm, giảm ngứa.

 Bài thuốc đắp lô hội điều trị bệnh vảy nến hồng

Nguyên liệu:

  •  Một nhánh lô hội.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lô hội
  • Dùng dao loại bỏ phần vỏ lô hội để lấy phần thịt bên trong
  • Rửa sạch vùng da bệnh và lau khô nước
  • Dùng lô hội đắp lên da
  • Sau 30 phút, rửa lại vùng da bệnh với nước ấm
  • Hoặc bôi gel của lô hội trên vùng da bệnh. Đợi đến khi gel khô thì rửa lại với nước ấm
  • Thực hiện bài thuốc sử dụng lô hội điều trị bệnh vảy nến hồng mỗi ngày một lần.
 Bài thuốc đắp lô hội điều trị bệnh vảy nến hồng
Bài thuốc đắp lô hội điều trị bệnh vảy nến hồng

Bài thuốc sử dụng bột yến mạch điều trị bệnh vảy nến hồng

Nguyên liệu:

  • 50 gram bột trà xanh.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan lượng bột trà xanh đã chuẩn bị cùng với nước ấm
  • Sử dụng nước này để tắm và rửa vùng da bệnh 1 lần mỗi ngày
  • Người bệnh thực hiện đều đặn bài thuốc sử dụng bột yến mạch điều trị bệnh vảy nến hồng cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

Điều trị bệnh vảy nến hồng bằng thuốc Tây

Một số loại thuốc sẽ được bác sĩ chuyên khoa sử dụng trong điều trị bệnh vảy phấn hồng gồm:

Thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh như erythromycin hoặc một số loại thuốc kháng virus như famciclovir, acyclovir… có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, virus  và phòng ngừa nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus còn có tác dụng rút ngắn thời gian chữa bệnh xuống từ 1 – 2 tuần.

Kem bôi chứa corticoid

Một số loại kem bôi ngoài da có chứa corticoid như Flucinar, Diprosone, Elomet… sẽ được sử dụng trong trường hợp tình trạng ngứa ngáy xuất hiện với tần suất dày đặc và nghiêm trọng. Vì thế, sử dụng loại thuốc này sẽ giúp người bệnh kiểm soát cơn ngứa, ngăn ngừa hoạt động gãi ngứa dẫn đến tổn thương da và bội nhiễm.

Thuốc kháng histamin

Bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng histamin khi có nghi ngờ bệnh vảy phấn hồng xuất hiện do dị ứng. Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine, Diphenhydramine và một số loại thuốc kháng histamin khác có khả năng làm giảm ngứa, giảm đỏ da. Đồng thời phòng ngừa tình trạng dị ứng da và bệnh vảy phấn hồng phát triển và gây thêm nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Điều trị bệnh vảy nến hồng bằng thuốc Tây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng histamin khi có nghi ngờ bệnh vảy phấn hồng xuất hiện do dị ứng

Xà phòng chứa hắc ín hay acid salicylic

Việc sử dụng xà phòng có chứa hắc ín hay acid salicylic có thể thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, khiến da bong vảy nhanh hơn.

Dung dịch Calamine

Để kiểm soát triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa thường khuyên bạn hòa dung dịch Calamine cùng với nước ấm để tắm. Đồng thời dành thời gian nghỉ ngơi, tránh thực hiện những hoạt động thể lực khiến mồ hôi tiết ra nhiều, hoạt động ở những nơi có không khí tốt và có nhiệt độ mát… để làm giảm nhanh những triệu chứng khó chịu của bệnh.

Trong trường hợp có nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng thì phương pháp điều trị sẽ được áp dụng dựa theo nguyên nhân.

Người bệnh cần đến bệnh viện và khám lại cùng với bác sĩ chuyên khoa khi triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau ba tháng điều trị.

Biện pháp hạn chế diễn tiến của bệnh vảy nến hồng

Để hạn chế diễn tiến của bệnh vảy nến hồng, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây trong quá trình điều trị bệnh:

  • Áp dụng thói quen sinh hoạt phù hợp trong thời gian chữa bệnh. Cụ thể như: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh để công việc gây áp lực, hạn chế tham gia vào các hoạt động sinh hoạt ngoài trời khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát, chỉ sử dụng nước ấm hoặc nước mát để tắm…
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng.
  • Tránh tiếp xúc với nấm mốc, khói bụi và các tác nhân gây hại khác.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ chuyên khoa có thể nắm rõ diễn biến của bệnh. Đồng thời kịp thời có phương pháp điều trị thích hợp với diễn biến của bệnh.
  • Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh vảy phấn hồng cần nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trước khi dùng thuốc điều trị vảy phấn hồng, người bệnh nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.
  • Sử dụng nước ấm hoặc các sản phẩm sữa tắm được làm từ bột yến mạch để chữa bệnh và hạn chế diễn tiến của bệnh vảy nến hồng.
Biện pháp hạn chế diễn tiến của bệnh vảy nến hồng
Người bệnh sử dụng nước ấm hoặc các sản phẩm sữa tắm được làm từ bột yến mạch để chữa bệnh và hạn chế diễn tiến của bệnh vảy nến hồng

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh bệnh vảy nến hồng, mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị bệnh. Đây là bệnh lý có khả năng tự khỏi sau 8 tuần. Tuy nhiên để kiểm soát các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện và tiến hành điều trị bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm:

Tin khác

Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến hồng là gì?Bệnh vảy nến hồng xuất hiện do dâu?Triệu chứng của bệnh vảy nến hồngMức độ nguy hiểm của bệnh vảy nến hồngPhương...

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến hồng là gì?Bệnh vảy nến hồng xuất hiện do dâu?Triệu chứng của bệnh vảy nến hồngMức độ nguy hiểm của bệnh vảy nến hồngPhương...

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến hồng là gì?Bệnh vảy nến hồng xuất hiện do dâu?Triệu chứng của bệnh vảy nến hồngMức độ nguy hiểm của bệnh vảy nến hồngPhương...

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến hồng là gì?Bệnh vảy nến hồng xuất hiện do dâu?Triệu chứng của bệnh vảy nến hồngMức độ nguy hiểm của bệnh vảy nến hồngPhương...

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Nội dung bài viếtBệnh vảy nến hồng là gì?Bệnh vảy nến hồng xuất hiện do dâu?Triệu chứng của bệnh vảy nến hồngMức độ nguy hiểm của bệnh vảy nến hồngPhương...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn