Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Bệnh vảy phấn hồng có nhiều dấu hiệu khá giống với vảy nến. Trong một số trường hợp các tổn thương có thể xuất hiện toàn thân và gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Trong khi đó nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Chính vì thế, bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không là mối quan tâm của rất nhiều người.
Bản chất của bệnh vảy phấn hồng
Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không, bạn cần biết bản chất của bệnh này là gì. Đây sẽ là một trong những thông tin quan trọng để bạn có thể căn cứ đánh giá chính xác.
Vảy phấn hồng là bệnh ngoài da và được xem là một loại phát ban. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam. Khi xuất hiện ở trẻ em, nó xếp chung nhóm với vảy nến. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm nhưng cao điểm là vào mùa xuân và mùa thu.
Nguyên nhân gây vảy phấn hồng vẫn đang là vấn đề làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, một vài giả thuyết cho rằng nó có liên quan đến Herpes. Đây là một loại virus thường gây mụn rộp sinh dục.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Tiêu biểu là: di truyền; không chú ý vệ sinh da; thói quen sinh hoạt không khoa học; ăn uống thiếu chất hoặc thường xuyên sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng…
Vảy nến hồng thuộc nhóm bệnh da liễu và được cho là có liên quan đến virus tuy nhiên nó không lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Nói cách khác, nó không phải bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, tiếp xúc với người bệnh cũng không phải là yếu tố gia tăng nguy cơ bị vảy phấn hồng.
Biến chứng của bệnh vảy phấn hồng
Biểu hiện của vảy phấn hồng trên da là sự xuất hiện các đốm nhỏ có hình thoi. Nó có màu hồng và bờ hơi khô. Các đốm này có thể nhô lên da tạo sần nhưng ít khi có vảy. Vị trí thường bị vảy phấn hồng là ngực, bụng, hai bên hông, mặt trong của đùi và hai cánh tay… Ngoài ra, một số trường hợp còn xuất hiện các đốm hồng ở mặt.
Các chuyên gia cho biết vảy phấn hồng là bệnh da liễu lành tính. Bệnh ít khi gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý. Cụ thể, bệnh gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu thường xuyên có thể dẫn đến ăn không ngon và ngủ không yên. Ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và gây mất tự ti khi giao tiếp.
Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không còn tùy trường hợp
Qua một số thông tin đã trình bày, chắc bạn đã có được phần nào đáp án cho câu hỏi bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không. Từ thực tế và kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết bệnh thường không gây nguy hiểm.
Ngoài ra, còn một thông tin quan trọng bạn cần biết đó là đa số các trường hợp mắc bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 3 – 8 tuần. Trường hợp tự khỏi lâu nhất có thể mất khoảng 12 tuần. Đồng thời, các tổn thương trên da cũng thường không để lại dấu vết gì. Bên cạnh đó, người ta còn tính toán được tỷ lệ tái phát bệnh là khoảng 2%.
Tùy vào thể vảy phấn hồng
Theo phân tích của các chuyên gia thì bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm hay không còn tùy từng trường hợp. Các yếu tố tác động đến vấn đề này gồm: Cơ địa, mức độ bệnh, cách chăm sóc da, sinh hoạt và ăn uống… Trong đó, yếu tố quan trọng nhất quyết định bệnh có nguy hiểm không là thể tồn tại của vảy phấn hồng.
- Thể mảng bám:
Chiếm khoảng 80% số trường hợp mắc bệnh vảy phấn hồng. Nó ít gây nguy hiểm và thường tự hết. Các tổn thương có kích thước nhỏ (dưới 10cm). Nó có vảy trắng và thường xuất hiện ở những vùng nếp gấp. Ví dụ như khủy tay hoặc đầu gối.
- Thể giọt:
Kích thước các đốm hồng có thể đạt 20cm. Ranh giới vùng da bị bệnh với vùng da bình thường được phân biệt rõ ràng. Vị trí thường xuất hiện là ở bụng, cánh tay và lưng. Thể này cũng ít gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Vảy đỏ toàn thân:
Thường gây nguy hiểm. Da toàn thân chuyển màu đỏ và xuất hiện các mảng vảy trắng rải rác khắp nơi.
- Thể mủ:
Bệnh vảy phấn hồng thể mủ là một trong hai thể gây nguy hiểm. Tình trạng này xuất hiện khi các tổn thương trên da có dấu hiệu bội nhiễm. Khi đó ngoài cảm giác ngứa ngáy và đau rát, bệnh nhân còn bị sốt cao và có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường khác. Do đó, khi các dấu hiệu của bệnh kéo dài nhiều tuần không khỏi, đồng thời xuất hiện thêm các triệu chứng khác thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Tác động từ tâm lý người bệnh
Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không còn chịu tác động nhiều bởi tâm trạng của người bệnh. Lo lắng và căng thẳng quá mức có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu và tạo điều kiện cho bệnh thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó, bệnh vảy vảy phấn hồng có một vài dấu hiệu khá giống với bệnh vảy nến nên khiến nhiều người lo lắng. Cách tốt nhất là bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh.
Những lưu ý để bệnh vảy phấn hồng không gây nguy hiểm
Khi đến cơ sở y tế:
- Thông báo với bác sĩ những loại thuốc đã từng dùng trước đó hoặc đang dùng;
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ;
- Tái khám đúng lịch hẹn hoặc khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị;
Trong sinh hoạt và ăn uống:
- Tập thể dục vừa sức và đều đặn mỗi ngày;
- Hạn chế sử dụng chất kích thích;
- Thực hành chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Bổ sung thêm các loại rau củ quả tươi. Nhất là các loại giàu vitamin C như trái cây họ nhà cam.
- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, đóng hộp, đông lạnh;
- Không nên ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng;
- Tránh để tâm trạng căng thẳng hay lo âu quá mức;
- Nhiệt độ nơi ở và làm việc không nên quá cao.
Trong chăm sóc da:
- Nên tắm bằng nước ấm;
- Dùng sữa tắm có thành phần từ thiên nhiên (đặc biệt là từ bột yến mạch) thay thế các sản phẩm chứa nhiều chất tổng hợp hóa học với tính tẩy rửa cao;
- Tránh để da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau 9 giờ sáng;
- Hạn chế tổn thương da do cào gãi hoặc va quẹt bất cẩn;
- Nếu cần thiết có thể dùng thuốc chống ngứa kèm gây ngủ vào ban đêm để hạn chế mất ngủ và tránh làm tổn thương da trong vô thức;
- Tránh để da tiếp xúc với vi khuẩn, côn trùng và môi trường ô nhiễm;
- Giữ cho vùng da bị bệnh cũng như những vùng da khỏe mạnh khác trên cơ thể được sạch sẽ và khô thoáng.
Xem thêm:
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!