viêm da dầu ở mặt

Viêm da dầu ở mặt: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Viêm da dầu: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị dứt điểm

7 cây thuốc Nam chữa viêm da tiết bã theo kinh nghiệm dân gian

Cách điều trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa cực đơn giản

Viêm da dầu chưa chữa được tận gốc. Thay vào đó, các giải pháp hiện tại chỉ giảm nhẹ các triệu chứng.

Bệnh viêm da dầu có chữa khỏi được không?

Viêm da dầu ở cánh mũi và cách điều trị hiệu quả tận gốc

Cách điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt hiệu quả

trị viêm da dầu bằng Đông y

Điều trị viêm da dầu bằng Đông Y – Ưu và Nhược điểm?

Các loại dầu gội trị viêm da tiết bã hiệu quả được tin dùng

Các loại dầu gội trị viêm da tiết bã hiệu quả được tin dùng

Viêm da tiết bã: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da tiết bã da đầu: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm da tiết bã da đầu là bệnh da liễu mãn tính, có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh có thể tự biến mất khi trẻ lớn lên. Ở người lớn thì hoàn toàn ngược lại, tuy ít khởi phát nhưng bệnh có xu hướng tiến triển dai dẳng, tái phát nhiều lần và làm ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Hơn thế nữa, người bệnh còn có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm da tiết bã da đầu là bệnh da liễu mãn tính, có thẻ gặp cả trẻ nhỏ và người lớn
Viêm da tiết bã da đầu là bệnh da liễu mãn tính, có thẻ gặp cả trẻ nhỏ và người lớn

Viêm da tiết bã da đầu là bệnh gì?

Viêm da tiết bã da đầu còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như viêm da dầu ở đầu, bệnh gàu, chàm da nhờn hay chàm mỡ dầu. Đây là một dạng bệnh da liễu mãn tính, được hình thành khi tuyến bã nhờn nằm ở dưới da đầu bị rối loạn và làm tăng sinh quá mức của nấm men (Candida albicans hoặc Malassezia). Căn bệnh viêm da tiết bã không chỉ khởi phát ở da đầu mà còn có khả năng hoạt động mạnh mẽ ở nhiều vị trí khác như ngực, cổ, cánh mũi, da mặt, sau tai.

Cả trẻ nhỏ và người lớn đều có khả năng bị viêm da dầu ở đầu. Đối với trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 0 – 3 tháng tuổi thì bệnh có khả năng biến mất khi trẻ lớn lên mà không nhất thiết phải điều trị y tế. Ở người lớn, mặc dù trường hợp mắc bệnh chiếm tỷ lệ thấp nhưng bệnh có xu hướng tiến triển dai dẳng, dễ tái phát. Điều này gây ra không ít sự phiền toái trong cuộc sống và làm ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã da đầu

Hiện các nhà nghiên cứu khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da tiết bã da đầu ở cả người lớn và trẻ em. Nhưng nhiều nghiên cứu cho biết cơ chế gây bệnh có mối liên hệ mật thiết với sự rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn cùng với sự tăng sinh quá mức của nấm Malassezia hoặc nấm Candida albicans.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn cho biết, viêm da dầu ở đầu cũng có bản chất di truyền khá cao. Điều này có thể hiểu, nếu người cha, người mẹ hoặc cả hai có tiền sử mắc bệnh thì khả năng con cái sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã da đầu. Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh, hormone dư thừa của người mẹ lẫn vào cơ thể của thai nhi trong thai kỳ cũng có khả năng gia tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị bệnh.

Hiện chưa có báo cáo chính thức nào đề cập đến nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở đầu
Hiện chưa có báo cáo chính thức nào đề cập đến nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở đầu

Ngoài cơ chế hình thành bệnh trên thì vẫn còn nhiều tác nhân xúc tác khác cũng có thể làm khởi phát tình trạng viêm da tiết bã, bao gồm:

  • Thể địa da dầu: Là tình trạng rối loạn tiết bã da dầu có tính chất di truyền cao. Đây được xem là yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh bệnh chàm mỡ da dầu. Lượng bã nhờn bài tiết quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho nấm men ngoài môi trường dễ dàng xâm nhập, phát triển và sinh viêm;
  • Dị ứng: Dị ứng dầu gội đầu, dị ứng thuốc nhuộm tóc, dị ứng thức ăn hay dị ứng thời tiết là những triệu chứng dị ứng điển hình liên quan đến da đầu. Chúng kích thích phản ứng viêm da tiết bã bùng phát;
  • Ảnh hưởng từ các bệnh da đầu khác: Các đối tượng có tiền sử mắc bệnh vảy nến, gàu, chàm da đầu có nguy cơ mắc bệnh viêm da dầu cao hơn người bình thường;
  • Sức đề kháng yếu: Khi sức đề kháng bị suy yếu, các nấm men có cơ hội tốt để tấn công vào cơ thể và phát triển bệnh. Trường hợp này gặp nhiều nhất ở phụ nữ mang thai, người vừa mới khỏi ấm, người bị suy nhược;
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể trở thành thủ phạm làm gia tăng nguy cơ bị viêm da dầu, đặc biệt là đối tượng lạm dụng rượu, bia, thuốc lá. Nguyên nhân là do các thực phẩm này có thể kích hoạt sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn khiến cho lượng bã trong tuyến nhờn tiết ra quá mức, đồng thời các nấm men tấn công và sinh bệnh;
  • Thừa cân, béo phì: Những đối tượng này thường có xu hướng tiết nhiều mồ hôi hơn người có trọng lượng ổn định nên dễ tuyến bã nhờn dễ bị rối loạn cùng với các hormone khác gây nên tình trạng viêm da dầu ở đầu;
  • Một số yếu tố khác: Một số yếu tố nội sinh và ngoại sinh khác cũng có thể làm tăng tuyến bã nhờn và bùng phát tình trạng viêm tiết bã nhờn ở đầu như: môi trường ô nhiễm, cơ thể bị căng thẳng, stress quá mức, thói quen thức khuya, mất ngủ, lạm dụng thuốc,…
Cơ thể dị ứng với sản phẩm chăm sóc da đầu và mái tóc cũng có thể là nguyên nhân kích ứng tình trạng viêm da tiết bã bùng phát
Cơ thể dị ứng với sản phẩm chăm sóc da đầu và mái tóc cũng có thể là nguyên nhân kích ứng tình trạng viêm da tiết bã bùng phát

Bệnh viêm da tiết bã ở đầu có thể bùng phát từ nhiều yếu tố tác động khác nhau, bao gồm cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Tuy nhiên, yếu tố thể địa da dầu đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế sinh bệnh. Nếu không có yếu tố này thì da đầu gần như không bùng phát triệu chứng của bệnh dù có các yếu tố kích ứng đã kể trên.

Triệu chứng của viêm da tiết bã da đầu

Triệu chứng viêm da tiết bã da đầu ở người lớn sẽ khác với trẻ nhỏ nên mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Cụ thể hơn:

Nhận biết viêm da tiết bã da đầu ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi là đối tượng rất dễ bị viêm da tiết bã ở đầu. Hiện tượng này còn được dân gian gọi là “cứt trâu đầu”. Nhiều trường hợp tình trạng này sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên mà không cần điều trị. Một số triệu chứng đặc trưng ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Không có cảm giác bị ngứa hay châm chích;
  • Đầu trẻ có mùi hôi khó chịu dù đã thường xuyên gội đầu;
  • Xuất hiện một hoặc nhiều mảng cứng màu trắng hoặc hơi vàng. Sau một thời gian có thể chuyển sang màu sẫm hơn;
  • Diện tích của mảng bám có thể nhỏ hoặc rộng ra toàn đầu;
  • Các mảng bám có xu hướng bị bong ra sau một thời gian;
  • Có thể xuất hiện các mảng ban đỏ hoặc là không có;
  • Một số trường hợp các mảng bám có thể lan xuống dưới mặt, mí mắt và cổ.
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã da đầu ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã da đầu ở trẻ nhỏ

Nhận biết viêm da tiết bã da đầu ở người lớn

Ở người lớn, bệnh viêm da dầu nhờn vùng đầu có mức độ nặng hơn so với trẻ nhỏ bởi cơ chế hình thành khá phức tạp, bệnh có xu hướng phát triển dai dẳng và dễ tái phát. Một số triệu chứng đặc trưng thường gặp như:

  • Da đầu xuất hiện mảng đỏ như phát ban và có nhiều vảy bong có kích thước nhỏ;
  • Vùng da bị tổn thương ở diện tích nhỏ hoặc lan rộng ra toàn đầu;
  • Chân tóc có xu hướng bết rít;
  • Ngứa ngáy và kèm nóng rát ở mức độ nhẹ;
  • Viền tóc thường nổi cộm, có màu đỏ và vảy trắng bên trên. Thậm chí một số trường hợp có ranh giới ràng với vùng da lân cận.
Viêm da tiết bã da đầu ở người lớn có xu hướng tiến triển dai dẳng và dễ tái phát hơn so với trẻ nhỏ
Viêm da tiết bã da đầu ở người lớn có xu hướng tiến triển dai dẳng và dễ tái phát hơn so với trẻ nhỏ

Viêm da tiết bã ở vùng đầu có nguy hiểm không?

Nhận định từ chuyên gia y tế cho biết, viêm da tiết bã da đầu là bệnh da liễu lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng vì chỉ gây tổn thương bên ngoài. Không những vậy, bệnh có xu hướng tự biến mất theo độ tuổi mà không cần đến sự can thiệp của y khoa (đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi). Tuy nhiên, với người lớn thì bệnh có xu hướng tiến triển dai dẳng, dễ tái phát, thậm chí để lại nhiều biến chứng.

Một số biến chứng của viêm da tiết bã ở vùng đầu mà bạn có thể gặp phải nếu không điều trị đúng cách như:

  • Rụng tóc: Là một trong những biến chứng điển hình của bệnh viêm da tiết bã ở đầu. Khi da đầu gặp vấn đề thì chân tóc sẽ trở nên yếu đi và dễ mất cân bằng hệ vi sinh ở da đầu, từ đó khiến tóc bị rụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, tóc có thể bị chẻ ngọn và xơ yếu. Đây đều là những vấn đề liên quan đến thẩm mỹ nên bạn cần phải quan tâm;
  • Viêm da tiết bã bội nhiễm: Đây là một biến chứng nguy hiểm xảy ra ở người thường xuyên gãi da đầu khiến chứng bị trầy xước và viêm loét trong khoảng thời gian. Vùng da bị trầy xước thường có xu hướng chảy nước và có mùi hôi. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương, thời gian sau dẫn đến bội nhiễm;
  • Gia tăng nguy cơ mắc bệnh da đầu khác: Da đầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn nếu bị viêm da tiết bã nhờn da đầu kéo dài. Từ đó khiến da đầu dễ mắc các bệnh lý liên quan khác như vảy nến, gàu, chàm, nấm da đầu,…
Rụng tóc là biến chứng điển hình của bệnh viêm da tiết bã ở đầu kéo dài, tình trạng này tác động lớn đến giá trị thẩm mỹ
Rụng tóc là biến chứng điển hình của bệnh viêm da tiết bã ở đầu kéo dài, tình trạng này tác động lớn đến giá trị thẩm mỹ

Thêm một vấn đề khác mà bạn cũng nên quan tâm. Viêm da tiết bã ở đầu là bệnh ngoài da không do vi khuẩn hay virus gây ra nên không có yếu tố lây lan. Người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt và dùng chung đồ với mọi người mà không quá lo lắng đến trường hợp lây bệnh.

Phương pháp điều trị viêm da tiết bã da đầu hiệu quả

Mặc dù bệnh viêm da tiết bã ở đầu mang bản chất tiến triển dai dẳng nhưng có thể điều trị hoàn toàn. Mục đích của việc điều trị là loại bỏ cơn ngứa ngáy khó chịu và kìm hãm sự phát triển của bệnh. Bệnh nhân có thể lựa chọn việc điều trị tại nhà bằng thuốc dân gian, dầu gội đầu hoặc thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ. Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau sẽ có những hướng điều trị khác nhau.

1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc được sử dụng để điều trị viêm da tiết bã nhờn ở đầu có tác dụng ức chế nấm men phát triển, giảm hoạt động bài tiết bã nhờn và kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine H1: Loại thuốc này được kê đơn cho bệnh nhân dùng để giảm các phản ứng dị ứng gây ngứa kéo dài. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng ức chế hoạt động giải phóng histamine gây viêm, giảm tổn thương trên da và ngăn ngừa vùng da bị tổn thương lan rộng hơn;
  • Thuốc kháng nấm đường uống: Nếu tình trạng viêm da tiết bã có xu hướng lan trên diện rộng hoặc áp dụng điều trị tại chỗ không có hiệu quả sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng nấm bằng đường uống. Loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển và lây lan nấm, từ đó giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, phát ban;
  • Thuốc chứa corticoid: Nhóm thuốc này rất ít khi được chỉ định do thuốc có chứa các thành phần không tốt cho da. Tuy nhiên, những trường hợp da bị bội nhiễm hoặc mức độ tổn thương nặng có thể sẽ được cân nhắc chỉ định dùng để kiểm soát triệu chứng.

Trong trường hợp viêm nhiễm nhiều gây trầy xước và ngứa ngáy da đầu, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc bôi để giảm nhẹ triệu chứng cũng như kiểm soát tốt quá trình bài tiết bã tiết. Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất như Acid lactic, Acid salicylic, Propylene glycol, Ketoconazole, Ciclopirox,…

Dùng thuốc điều trị viêm da đầu tiết bã theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh một số tác dụng kèm theo
Dùng thuốc điều trị viêm da đầu tiết bã theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh một số tác dụng kèm theo

Đa phần thuốc Tây y đều mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, song chúng thường tiềm ẩn các loại tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trong quá trình điều trị viêm da tiết bã vùng đầu bằng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc, không tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có sự cho phép.

2. Điều trị bằng dầu gội đầu

Ngoài việc điều trị viêm da tiết bã ở đầu bằng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể kết hợp với việc sử dụng dầu gội đầu dạng thuốc để kiểm soát triệu chứng. Người bệnh có thể tìm mua thuốc tại các hiệu thuốc Tây y hay các trang thương mại điện tử. Một số sản phẩm gội đầu được chuyên gia khuyên dùng như:

  • Dầu gội trị nấm: Là một trong những loại dầu gội thường được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến da đầu do nấm gây ra. Sản phẩm này có tác dụng ức chế quá trình hoạt động của nấm, từ đó giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi ban đỏ và bong vảy. Một số sản phẩm phổ biến người bệnh có thể tìm dùng như: Selsun, Nizoral, Haicneal,…;
  • Dầu gội bạt sừng: Đối với các trường hợp da đầu có nhiều vảy bong, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần bạt sừng như Lactic acid, Acid salicylic,… Ngoài ra, sản phẩm này còn có tác dụng ức chế hoạt động bài tiết bã nhờn và giảm ngứa ngáy. Một số sản phẩm phổ biến như: Sebamed, Ducray Kertyol P.S.O Shampoo,…;
  • Dầu gội chứa Biotin: Biotin là thành phần đóng vai trò khá quan trọng trong việc chăm sóc da đầu và mái tóc. Do đó, dầu gội chứa thành phần này được bác sĩ luôn được bác sĩ khuyến khích sử dụng để trị viêm da dầu ở đầu. Một số dầu gội có chứa thành phần biotin như: Biotin & Collagen, Tresemmé,…
Dầu gội Selsun của hãng Rohto Nhật Bản chứa các thành phần có tác dụng hạn chế hoạt động tiết bã nhờn và ức chế nấm
Dầu gội Selsun của hãng Rohto Nhật Bản chứa các thành phần có tác dụng hạn chế hoạt động tiết bã nhờn và ức chế nấm

3. Điều trị bằng mẹo vặt dân gian

Điều trị viêm tiết bã nhờn ở đầu bằng mẹo vặt dân gian là sự lựa chọn của khá người bởi bản chất lành tính, an toàn, tiết kiệm và không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ hoặc vừa mới khởi phát.

Một số dược liệu thiên nhiên được khuyến khích sử dụng như:

  • Bồ kết: Là một trong những dược liệu được dân gian sử dụng rất nhiều để nấu nước gội đầu. Bồ kết không chỉ giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe mà còn hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã. Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, thành phần hoạt chất flavonoid và saponaretin trong dược liệu có tác dụng ức chế tác nhân gây hại da đầu và hạn chế hoạt động bài tiết bã nhờn;
  • Lá trầu không: Trong lá trầu không có chứa lượng lớn thành phần tinh dầu có khả năng kháng nấm, sát trùng và chống viêm. Hơn thế nữa, chúng còn có tác dụng ức chế sự hoạt động của nấm, vi khuẩn và virus gây viêm nhiễm. Với công dụng này, người bệnh hoàn toàn có thể tận dụng lá trầu không để nấu nước gội đầu trị các vấn đề liên quan đến ba đầu, bao gồm cả tình trạng viêm da tiết bã ở đầu;
  • Trà xanh: Trà xanh là thảo dược được giới chuyên môn đánh giá cao công dụng kháng khuẩn và kháng viêm. Hơn nữa, hoạt chất tanin có trong thảo dược có tác dụng làm giảm lượng bã nhờn trên bề mặt da. Với tác dụng này, bạn có thể sử dụng để nấu nước gội đầu trị viêm da tiết bã, nấm da đầu, gàu,…
Bồ kết là một trong những nguyên liệu không chỉ được dân gian tận dụng làm đẹp mái tóc mà còn dùng trị viêm da tiết bã da đầu
Bồ kết là một trong những nguyên liệu không chỉ được dân gian tận dụng làm đẹp mái tóc mà còn dùng trị viêm da tiết bã da đầu

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm da tiết bã ở vùng đầu

Đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm viêm da tiết bã nói chung và viêm da tiết bã da đầu nói riêng. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị triệu chứng, người bệnh cần kết hợp với chế độ chăm sóc da đầu và xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh nhằm hỗ trợ kiểm soát bệnh được tốt hơn cũng như phòng ngừa bệnh tiến triển và tái phát nhiều lần. Dưới đây là một số vấn đề quan trọng mà người bệnh không nên bỏ qua:

  • Luôn giữ cho da đầu ở trạng thái sạch sẽ và khô thoáng bằng cách gội đầu bằng sữa gội đầu chuyên dụng 2 ngày 1 lần và làm khô tóc ngay sau khi gội;
  • Trong việc lựa chọn dầu gội đầu, nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính và không chứa hương liệu. Tốt nhất bạn nên lựa chọn sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu trong tự nhiên;
  • Gội sạch da đầu và mái tóc với nhiều nước để loại bỏ hoàn toàn lượng đầu gội còn sót lại;
  • Hạn chế sử dụng hóa chất và nhiệt lên tóc trong quá trình điều trị viêm da tiết bã nhờn. Trong trường hợp cần thiết dùng đến máy sấy tóc thì bạn nên lựa chọn chế độ mát để tránh gây thoái hóa nang tóc, hạn chế tình trạng gãy rụng, tóc xơ hóa;
  • Cần sử dụng mũ hay khăn trùm khi đi ra ngoài nhằm bảo vệ da đầu và mái tóc khỏi các tác nhân gây hại, đặc biệt là tia cực tím. Nhiều báo cáo mới đây cho biết, tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể thúc đẩy tốc độ thoái hóa chân tóc và kích thích tuyến bã nhờn da đầu hoạt động mạnh mẽ hơn, từ đó khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày các thực phẩm giàu khoáng chất tốt cho sức khỏe của mái tóc và da đầu. Hạn chế sử dụng các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng hoặc các thức ăn cay nóng;
  • Nghỉ ngơi và dành thời gian thư giãn đầu óc, tránh căng thẳng quá mức và hạn chế thức khuya.
Gội đầu 2 ngày/ lần bằng dầu gội có tính dịu nhẹ, không chứa hương liệu và chất kích ứng da
Gội đầu 2 ngày/ lần bằng dầu gội có tính dịu nhẹ, không chứa hương liệu và chất kích ứng da

Viêm da tiết bã da đầu có thể thuyên giảm nhanh chóng nếu có những biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, nếu chủ quan và không chủ động điều trị từ sớm thì vùng da bị tổn thương có thể lan rộng và khởi phát những biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu da đầu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị từ sớm tại các phòng khám da liễu uy tín.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Xem thêm

Tin khác

viêm da dầu ở mặt

Viêm da dầu ở mặt: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Nội dung bài viếtViêm da tiết bã da đầu là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã da đầuTriệu chứng của viêm da tiết bã da đầuNhận biết...

Viêm da dầu: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị dứt điểm

Nội dung bài viếtViêm da tiết bã da đầu là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã da đầuTriệu chứng của viêm da tiết bã da đầuNhận biết...

7 cây thuốc Nam chữa viêm da tiết bã theo kinh nghiệm dân gian

Nội dung bài viếtViêm da tiết bã da đầu là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã da đầuTriệu chứng của viêm da tiết bã da đầuNhận biết...

Cách điều trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa cực đơn giản

Nội dung bài viếtViêm da tiết bã da đầu là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã da đầuTriệu chứng của viêm da tiết bã da đầuNhận biết...

Viêm da dầu chưa chữa được tận gốc. Thay vào đó, các giải pháp hiện tại chỉ giảm nhẹ các triệu chứng.

Bệnh viêm da dầu có chữa khỏi được không?

Nội dung bài viếtViêm da tiết bã da đầu là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã da đầuTriệu chứng của viêm da tiết bã da đầuNhận biết...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn