Cách điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt hiệu quả

Cập nhật: 04/04/2024

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt hình thành nên các mảng bong tróc gây ngứa ngáy trên da. Bệnh khiến làn da bị mất đi tính thẩm mỹ, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả.

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt là gì?

Viêm da tiết bã nhờn là một loại viêm da mãn tính thường gặp, dễ tái phát và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Đây là tình trạng tuyến bã nhờn dưới da bị rối loạn do tác động của các yếu tố nội và ngoại sinh, chúng hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường khiến lượng dầu thừa trên da được bài tiết nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây viêm. Bệnh thường gây tổn thương ở những vùng da tập trung nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, ngực, cổ và mặt.

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt thường xuất hiện ở người trưởng thành và gây ra các triệu chứng như da khô đỏ, bong tróc vảy, đôi khi ngứa ngáy khó chịu. Đây là bệnh lý rất lành tính không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tuy nhiên triệu chứng của bệnh có khả năng tái phát rất cao và khó để điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh gây ra như đỏ da, hình thành các mảng bong tróc sẽ gây mất thẩm mỹ bên ngoài, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng đời sống của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Thông thường, các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt sẽ xuất hiện ở hai bên cánh mũi, mày, má hoặc cằm sau đó lan rộng sang các vùng da xung quanh như cổ, viền tóc và ngực. Tuỳ thuộc vào độ tuổi của người bệnh mà các triệu chứng do viêm da tiết bã nhờn trên mặt cũng có sự khác nhau. Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng điển hình sau đây:

+ Ở trẻ sơ sinh:

  • Vùng da mặt của trẻ khi bị tổn thương sẽ có màu đỏ cảm và lớp vảy máu trắng phủ bên trên.
  • Tổn thương thường xuất hiện ở vùng mũi, trán, lông mày và hai bên tai của trẻ
  • Da của trẻ trở nên khô hoặc nhờn dính hơn so với bình thường.

+ Ở người lớn:

  • Vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ như trán, má, cằm, cánh mũi,…có dấu hiệu bị viêm đỏ.
  • Vùng da bị tổn thương bị bong tróc vảy có màu trắng đục kèm theo cảm giác ngứa ngáy âm ỉ. Nếu gãi nhiều sẽ tạo ra các vết xước trên da, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Vảy trắng còn có thể xuất hiện ở các vùng da xung quanh khác như chân mày, ria mép và đường chân tóc.

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt thường xảy ra vào mùa hè và trở nên nặng hơn khi thời tiết chuyển sang đông. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng do bệnh gây ra sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày, gây mất thẩm mỹ da khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với người khác.

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt là bệnh lý xảy ra khá phổ biến, lúc này tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm. Dưới đây là một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, bạn cần phải lưu ý để có biện pháp điều trị và phòng tránh đúng cách:

  • Thời tiết: Sống trong môi trường có khí hậu nóng ẩm và thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt. Khí hậu thay đổi sẽ khiến làn da bị khô và mất nước, lúc này các tuyến nhờn sẽ hoạt động nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại tấn công và gây bệnh.
  • Vệ sinh da mặt không đúng cách: Ý thức vệ sinh da mặt kém, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn,…
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng kéo dài sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra một số độc tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, lúc này nội tiết tố sẽ bị rối loạn khiến các tuyến bã nhờn ở mặt cũng bị ảnh hưởng, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt. Việc cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là kẽm sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chức năng của hệ bài tiết và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhiễm nấm: Da mặt là nơi có tuyến bã nhờn hoạt động rất mạnh mẽ, nếu bạn không có chế độ chăm sóc và vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi nấm sinh sôi phát triển, gây kích ứng đến da và hình thành bệnh.
  • Mắc các bệnh lý về thần kinh: Y học cũng đã chỉ ra, những người mắc các bệnh lý về thần kinh như tổn thương tủy sống, động kinh, hội chứng down,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn cao hơn so với người bình thường.
  • Nguyên nhân khác: Viêm da tiết bã nhờn ở mặt cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác như tính chất da nhờn, hệ miễn dịch bị suy yếu do mắc các bệnh lý mãn tính, không có các biện pháp bảo vệ da khi đi ra ngoài, di truyền,….

Các cách điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt hiệu quả

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da gây viêm nhiễm lan rộng, gia tăng nguy cơ bội nhiễm và để lại tổn thương vĩnh viễn trên da.

Đây là bệnh lý rất khó để chữa trị dứt điểm, việc điều trị có mục đích chính là ngăn chặn tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, giúp đẩy lùi và kiểm soát các triệu chứng trên da do bệnh gây ra. Dưới đây là một số cách điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Khi bị viêm da tiết bã nhờn ở mặt, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng khá phổ biến, một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để làm giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh gây ra là:

  • Thuốc giảm ngứa như Thuốc Hydrocortisone, Thuốc kháng histamin, Kem Calamine,…
  • Thuốc giảm viêm giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm và sưng đỏ trên da như Desonide, Fluocinolone,…
  • Thuốc kháng nấm: Trường hợp người bệnh bị viêm da tiết bã do nhiễm nấm malassezia sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng nấm như Ketoconazol, Terbinafine, Bifonazo.
  • Thuốc kháng khuẩn thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp viêm da tiết bã có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng các loại kem bôi như Metrogel, MetroLotion.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Được chỉ định dùng cho những trường hợp không đáp ứng điều trị bằng Corticoid để đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm. Thường được sử dụng là Pimecrolimus, Tacrolimus
  • Thuốc ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn trên da: Thường được dùng nhất là Isotretinoin với công dụng ức chế hoạt động của các tuyến bã nhờn trên da, hạn chế lượng dầu nhờn tiết ra giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh.
  • Bổ sung vitamin bằng đường uống: Ngoài các loại thuốc điều trị nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh ở trên, bác sĩ có thể kê thêm một số loại vitamin cần thiết để bổ sung cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng như vitamin B3, vitamin B6, kẽm,…

Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm da tiết bã nhờn mang lại hiệu quả rất nhanh chóng, tuy nhiên chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh cần phải hết sức lưu ý như suy giảm chức năng gan thận, kích ứng da,… Vì vậy, trong quá trình điều trị người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, không được tự ý thay đổi liều lượng và thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bằng thảo dược tự nhiên

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh ở trên, bạn cũng có thể tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà, giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Dưới đây là cách sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên để điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt bạn có thể tham khảo:

– Chanh tươi

  • Chanh tươi đem cắt đôi vắt lấy nước cốt, lấy hai thìa nước cốt chanh tươi pha loãng với một thìa nước sạch.
  • Vệ sinh sạch sẽ da mặt, lau khô nước rồi thoa đều hỗn hợp lên mặt. Để yên như vậy trong khoảng 15 phút để tinh chất chanh tươi thẩm thấu vào sâu bên trong da.
  • Sau đó rửa sạch da lại với nước sạch, chỉ nên áp dụng cách này 2 lần/tuần để tránh tình trạng da bị acid ăn mòn.

– Nha đam tươi

  • Lấy 1 lá nha đam tươi đem rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài và lấy phần gel bên trong.
  • Cho phần gel thu được vào máy sinh tố xay nhuyễn.
  • Vệ sinh sạch sẽ da mặt rồi dùng gel nha đam để đắp lên vùng da mặt bị tổn thương.
  • Để yên như vậy, nằm thư giãn nghĩ ngơi trong khoảng 15 phút cho gel khô lại thì rửa sạch mặt lại với nước ấm.
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.

– Mật ong

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt chuyên dụng, dùng khăn sạch lau khô nước.
  • Dùng mật ong nguyên chất thoa lên vùng da mặt bị tổn thương, thực hiện massage nhẹ nhàng.
  • Để mật ong trên da trong khoảng 1 tiếng để tinh chất thẩm thấu vào trong da, sau đó rửa lại với nước ấm.
  • Áp dụng cách này 3 lần/tuần, sau khoảng 1 tháng các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần.

– Giấm táo

  • Vệ sinh sạch sẽ da mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, lau khô bằng khăn sạch.
  • Lấy 2 muỗng giấm táo pha loãng với 1 muỗng nước lọc.
  • Bôi hỗn hợp này lên trên vùng da mặt bị viêm da tiết bã nhờn.
  • Để yên như vậy trong khoảng 10 phút thì dùng nước ấm để rửa sạch.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả điều trị.

Một số lưu ý khi điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Khi bị viêm da tiết bã nhờn ở mặt, người bệnh cần phải lưu ý một số điều dưới đây tránh để bệnh chuyển biến nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị:

  • Có các biện pháp chăm sóc và vệ sinh da mặt đúng cách, không nên rửa mặt thường xuyên khiến da bị mất đi độ ẩm tự nhiên, tốt nên bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày. Chỉ nên rửa mặt bằng nước ấm hoặc nước mát, tuyệt đối không rửa mặt bằng nước nóng khiến da bị khô, tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Lựa chọn các sản phẩm vệ sinh da mặt có độ pH phù hợp với tình trạng da của bản thân. Không nên sử dụng các loại sữa rửa mặt có tính tẩy rửa cao cho làn da nhạy cảm, điều này sẽ khiến da dễ bị kích ứng hơn.
  • Có các biện pháp bảo vệ da khi đi ra ngoài, tránh để da tiếp xúc với các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như thoa kem chống nắng, đội mũ nón,…
  • Không dùng tay cào gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da thông qua các vết thương hở gây nhiễm trùng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể như vitamin C, vitamin E, Omega 3,… giúp thúc đẩy quá trình làm lành và tái tạo làn da mới khỏe mạnh hơn. Uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm tự nhiên, giúp da trở nên trắng sáng và căng mịn hơn.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ngọt chứa nhiều đường, đồ chiên cào nhiều dầu mỡ, chất kích thích và rượu bia,… Đây là nhóm thực phẩm có thể làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, kích thích các tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ hơn.
  • Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng stress kéo dài khiến bệnh có cơ hội bùng phát trở lại. Nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc, không nên thức khuya,…
  • Nếu tình trạng bệnh diễn ra kéo dài, không có chuyển biến tốt sau khi áp dụng các mẹo điều trị tại nhà thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.

Trên đây là các cách điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt bạn có thể tham khảo. Hy vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ có ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh, có các phương pháp điều trị phù hợp giúp đẩy lùi triệu chứng, tránh để gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC