Triệu chứng dị ứng gió và cách điều trị

Dị ứng gió: Biểu hiện và các biện pháp xử lý tại nhà

Bé bị dị ứng thời tiết phải làm sao?

Các thuốc điều trị dị ứng thời tiết phổ biến nhất

dị ứng thời tiết ở mặt

Dị ứng thời tiết ở mặt và cách xử lý giúp khỏi bệnh nhanh

Dị ứng thời tiết lạnh – Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt tại nhà hiệu quả

Người hay bị dị ứng thời tiết cần kiêng gì để phòng bệnh?

Nguyên nhân dị ứng thời tiết sưng phù mặt

Dị ứng thời tiết sưng phù mặt và các biện pháp xử lý

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?

dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa mẹ nên biết

Bé bị dị ứng thời tiết phải làm sao?

Đánh giá

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị dị ứng thời tiết do hệ miễn dịch còn yếu kém, chưa phát triển hoàn thiện. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa trong năm và gây ra các triệu chứng như nổi mề đay, ngứa ngáy trên da kèm theo các triệu chứng toàn thân khác.

Dị ứng thời tiết gây phát ban trên da khiến bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu
Dị ứng thời tiết gây phát ban trên da khiến bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ em

Dị ứng là phản ứng của cơ thể khi gặp phải các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như khói bụi, thức ăn, thuốc,… Dị ứng thời tiết là triệu chứng xảy ra khá phổ biến vào thời điểm giao mùa khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, không khí. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng khác nhau nhưng phổ biến là trẻ em và trẻ nhỏ.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ em là do cơ thể và hệ miễn dịch của trẻ còn suy yếu chưa phát triển toàn diện, khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng và gây ra phản ứng dị ứng. Ngoài ra, bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ cũng có thể xảy ra do một số yếu tố sau đây:

  • Độ ẩm không khí tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và phát tán mầm bệnh.
  • Áp suất không khí và nhiệt độ thay đổi thất thường sẽ khiến cơ thể bé không kịp thích ứng, quá trình sản sinh ra các histamin bên trong cơ thể sẽ diễn ra mạnh mẽ và kích thích phản ứng dị ứng.
  • Môi trường sống của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ chứa nhiều bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc,..

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết ở trẻ em

Dị ứng thời tiết có thể gây tổn thương đến da kèm theo một số triệu chứng toàn thân gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch yếu ớt nên dị ứng thời tiết có thể bùng phát một cách đột ngột và nhanh chóng lan rộng khắp cơ thể. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em mẹ cần phải lưu ý để có thể sớm phát hiện ra bệnh:

  • Phát ban trên da: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em mà bạn có thể dễ dàng nhận biết. Khi bệnh mới phát triển, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các đốm ban đỏ có kích thước nhỏ, khi dùng tay ấn vào sẽ thấy căng cứng. Phát ban thường xảy ra ở những vùng da ít được che chắn như mặt, cổ, tay chân sau đó lan tỏa ra toàn thân.
  • Ngứa ngáy: Bên cạnh triệu chứng phát ban thì bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy rất dữ dội, vùng da phát ban đôi khi sẽ có cảm giác nóng rát rất khó chịu. Thông thường, triệu chứng ngứa ngáy sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn, tuy nhiên cũng sẽ có một số trường hợp xuất hiện tình trạng ngứa ngáy kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Da tấy đỏ và sưng: Khi bị dị ứng thời tiết da của trẻ sẽ có triệu chứng tấy đỏ và sưng phù ở nhiều nơi trên cơ thể. Vùng da tổn thương của trẻ đôi khi còn có triệu chứng khô ráp, nứt nẻ và bong tróc vảy khiến cơn ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn.
  • Các biểu hiện khác: Ngoài các triệu chứng ngoài da được kể ở trên thì trẻ còn có một số triệu chứng toàn thân khác như sốt, mất nước, mất cân bằng điện giản, chán ăn, lười vận động,…
Sốt cao cũng là triệu chứng thường gặp khi bé bị dị ứng thời tiết
Sốt cao cũng là triệu chứng thường gặp khi bé bị dị ứng thời tiết

Đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm và có tiền sử về bệnh lý viêm da, khi trẻ bị dị ứng thời tiết sẽ làm bùng phát triệu chứng của một số bệnh lý như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen cấp,…

Điều mẹ cần làm khi bé bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, bệnh chỉ ra một số triệu chứng nhẹ như ngứa ngáy, phát ban,…gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, dị ứng thời tiết sẽ khiến trẻ kém ăn gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến hệ miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn, tạo điều kiện để các bệnh lý về cơ địa bùng phát.

Vì vậy, khi trẻ có các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết mẹ nên có các biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm, tránh để lâu gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số điều mẹ cần làm khi trẻ bị dị ứng thời tiết:

Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ

Trẻ nhỏ có cơ địa rất nhạy cảm nên việc sử dụng thuốc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được kê đơn điều trị phù hợp. Mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị dị ứng thời tiết cho bé, điều này sẽ khiến bé gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa kê đơn điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em nhằm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra bằng cách ngăn chặn quá trình tăng sinh histamin bên trong cơ thể.
  • Thuốc Epinephrine: Được sử dụng dưới dạng tiêm cho những trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết nghiêm trọng và có dấu hiệu sốc phản vệ.
  • Kem dưỡng ẩm: Được sử dụng dưới dạng bôi nhằm làm dịu tình trạng ngứa ngáy và viêm da. Các loại kem bôi dưỡng ẩm được dùng phổ biến là Vaseline, Cetaphil, A-derma,…

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị dị ứng thời tiết cho trẻ mẹ cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng mà bác sĩ đưa ra. Nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào khi sử dụng thuốc thì bạn cần phải cho trẻ ngưng ngay và nhanh chóng đưa đến gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà

Ở những trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết nhẹ với các triệu chứng không nghiêm trọng thì mẹ có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ bằng các biện pháp sau đây:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thời tiết, không cho trẻ chơi ngoài trời quá lâu để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, đóng cửa sổ trong nhà để ngăn ngừa gió lùa vào.
  • Nên giữ nhiệt độ cơ thể bé ở mức ổn định bằng cách mặc áo ấm giữ nhiệt vào mùa đông, tắm mát hoặc bật điều hòa vào mùa hè,… Không nên cho trẻ đi ra ngoài thì thời tiết đang có sự thay đổi bất thường.
Khi bé bị dị ứng thời tiết lạnh mẹ nên giữ ấm cơ thể trẻ khi đi ra ngoài
Khi bé bị dị ứng thời tiết lạnh mẹ nên giữ ấm cơ thể trẻ khi đi ra ngoài
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày, dùng khăn sạch lau khô nước để loại bỏ các tác nhân gây hại tồn tại trên da. Sau đó, thoa một lớp kem dưỡng ẩm lên da trẻ để giữ ẩm, ngăn ngừa tình trạng da khô ráp khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cắt ngắn móng tay và vệ sinh tay bé sạch sẽ, tránh để bé cào gãi lên da hình thành nên các vết thương hở. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da gây nhiễm trùng. Cho trẻ ngủ nhiều hơn để ổn định tâm lý, tránh tình trạng bé dùng tay gãi ngứa lên da.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và làm bằng chất liệu mềm có độ thấm hút tốt như cotton. Không nên cho trẻ mặc quần áo quá chật và làm bằng chất liệu thô cứng, chúng sẽ gây cọ xát lên da khiến tình trạng bệnh kéo dài và lâu lành hơn.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ để có thể được phục hồi, nâng cao sức đề kháng và tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật. Cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn.
  • Khi trẻ có các triệu chứng đi kèm như ho, đau họng, tổn thương da thì mẹ hãy lưu ý và có các biện pháp cải thiện phù hợp cho trẻ như uống trà gừng mật ong, ngâm bột yến mạch,…

Các biện pháp phòng ngừa khi trẻ bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết tái phát nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Ngoài ra bệnh còn khiến hệ miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn, kích thích khởi phát một số bệnh cơ địa khác như hen suyễn, viêm da cơ địa,… Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em mẹ cần phải lưu ý và áp dụng:

  • Thường xuyên theo dõi bảng tin dự báo thời tiết, chú ý những thời điểm giao mùa để có kế hoạch phòng ngừa và giữ gìn sức khỏe cho trẻ.
  • Không nên đưa trẻ ra ngoài khi không cần thiết đặc biệt là những ngày thời tiết có sự thay đổi thất thường. Khi trời chuyển lạnh nên có các biện pháp bảo vệ cơ thể của trẻ như mặc áo ấm, đeo khăn choàng cổ,…
  • Nếu gia đình có trẻ nhỏ thì không nên nuôi thú cưng, lông động vật cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ em. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với gấu bông và chơi dưới đất, điều này sẽ khiến vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và thông thoáng, không nên để trẻ sống trong môi trường ẩm mốc kín gió. Thường xuyên giặt giũ chăn ga, giường chiếu, rèm cửa, thú nhồi bông,…
  • Cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt là các loại nước ép trái cây tươi giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhằm tăng cường hệ miễn dịch.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể trẻ, đặc biệt là các loại thực phẩm có tính mát như rau xanh, trái cây tươi, các loại cá, sữa chua. Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm làm suy giảm hệ miễn dịch và kích hoạt dị ứng như kem, nước đá, đồ uống có cồn, hải sản, đậu phộng, trứng…
  • Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Chủ động tìm hiểu về bệnh dị ứng thời tiết để có thể sớm nhận biết ra bệnh, có các biện pháp can thiệp và phòng ngừa đúng cách.
Cho trẻ uống nước ép trái cây tươi giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Cho trẻ uống nước ép trái cây tươi giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Dị ứng thời tiết gây ra các triệu chứng khiến bé cảm thấy khó chịu, biếng ăn và quấy khóc. Nếu mẹ quá chủ quan không tiến hành điều trị và phòng ngừa cho trẻ sẽ khiến bệnh tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý cơ địa khác. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Triệu chứng dị ứng gió và cách điều trị

Dị ứng gió: Biểu hiện và các biện pháp xử lý tại nhà

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ emDấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết ở trẻ emĐiều mẹ cần làm khi bé bị dị...

Các thuốc điều trị dị ứng thời tiết phổ biến nhất

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ emDấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết ở trẻ emĐiều mẹ cần làm khi bé bị dị...

dị ứng thời tiết ở mặt

Dị ứng thời tiết ở mặt và cách xử lý giúp khỏi bệnh nhanh

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ emDấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết ở trẻ emĐiều mẹ cần làm khi bé bị dị...

Dị ứng thời tiết lạnh – Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ emDấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết ở trẻ emĐiều mẹ cần làm khi bé bị dị...

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt tại nhà hiệu quả

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ emDấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết ở trẻ emĐiều mẹ cần làm khi bé bị dị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn