Dị ứng thời tiết nóng và các giải pháp phòng ngừa hiệu quả
Nội dung bài viết
Mùa hè không còn là thời gian vui chơi vui vẻ dưới ánh nắng mặt trời, bởi cái nóng mùa hè chính là tác nhân thúc đẩy làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng. Hầu hết trường hợp bị dị ứng thời tiết nóng đều gặp phải tình trạng bứt rứt, nổi mề đay, ngứa ngáy và khó chịu. Nếu tình trạng này không được cải thiện có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và tâm lý của bệnh nhân.
Nguyên nhân dị ứng thời tiết nóng
Dị ứng thời tiết nóng là hiện tượng rối loạn hệ miễn dịch cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc từ nhiệt độ thấp lên nhiệt độ cao, gây sản sinh histamine dẫn đến tình trạng nổi mề đay, mẩn đỏ hoặc khó chịu trên da. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, nhưng theo các chuyên gia, bệnh hình thành chủ yếu là do cơ thể bị sốc nhiệt.
Yếu tố nguy cơ gây dị ứng thời tiết nóng
Các yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng khả năng mắc bệnh dị ứng thời tiết nóng:
- Sử dụng máy quạt, điều hòa sai cách: Lạm dụng máy điều hòa hoặc thường xuyên bật quạt thẳng vào người trong thời tiết nắng nóng chính là nguyên nhân kích ứng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím: Vào những ngày hè nắng nóng, tia cực tím hoạt động ở bước sóng cao, có thể xuyên qua da gây tổn thương tế bào. Nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím mà không có biện pháp che chắn cẩn thận có thẻ gây kích hoạt dị ứng bùng phát.
- Sử dụng kem: Dùng kem hoặc mỹ phẩm trong thời tiết nóng có thể gây bít tắc lỗ chân lông, gây dị ứng dẫn đến nổi mề đay.
- Yếu tố khác: Tiếp xúc với phấn hoa, côn trùng hoặc thực phẩm dị ứng,…
Triệu chứng dị ứng thời tiết nóng
Cũng giống như bệnh dị ứng thời tiết lạnh, khi mắc bệnh dị ứng thời tiết lạnh, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng đặc trưng sau:
- Nổi mề đay, sưng phù trên da
- Ngứa, nhất là khi thời tiết nắng nóng gây đổ mồ hôi nhiều
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Chuột rút
- Buồn nôn
- Nhịp tim nhanh hơn bình thường
Dị ứng thời tiết nóng có nguy hiểm?
Dị ứng thời tiết nóng rất khó điều trị dứt điểm hoàn toàn. Ở mức độ nhẹ, bệnh không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, khi gặp phải các biểu hiện dị ứng thời tiết sau đây, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở gần nhất thăm khám và điều trị. Bởi các dấu hiệu triệu chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Khó thở hoặc thở nhanh
- Ngất xỉu, mất ý thức
- Thân nhiệt cơ thể tăng cao trên 40 độ C
- Tụt huyết áp một cách đột ngột
- Nhiễm trùng da
Điều trị dị ứng thời tiết nóng
Để giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy và khó chịu trên da do dị ứng thời tiết nóng gây nên, bênh nhân có thể áp dụng các biện pháp chữa trị sau đây:
Chữa dị ứng thời tiết nóng bằng thuốc Tây
Điều trị bằng Tây y thường là lựa chọn hữu ích đầu tiên của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng đối tượng bệnh. Thông thường, để kiểm soát và cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng histamine: Bao gồm thuốc kháng histamine thế hệ 1 hoặc 2. Cách thức sử dụng thuốc đơn giản, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể sau 30 phút hoặc 1 tiếng dùng thuốc. Lưu ý, nên sử dụng thuốc cho đến khi triệu chứng bệnh khỏi hẳn. Đặc biệt, không nên uống thuốc khi đang tham gia giao thông hoặc vận hành máy móc hạn nặng,… Bởi thuốc có thể gây buồn ngủ, đau đầu hoặc chóng mặt,…
- Thuốc Prednisolone: Thuốc được chỉ định trong trường hợp dị ứng thời tiết gây nổi mề đay hoặc phù mạch
- Thuốc kháng thụ thể H2: Trong trường hợp dị ứng gây nổi mề đay mạnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phối trộn thuốc kháng thụ thể H2 (Doxepin hoặc Cimetidine) với một số loại thuốc kháng histamine để giảm nhanh triệu chứng bệnh.
- Thuốc Corticoid: Được sử dụng với mục đích ngăn ngừa và hạn chế bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Thuốc corticoid thường được sử dụng dưới dạng bôi ngoài da hoặc tiêm.
Lưu ý: Thuốc Tây có tác dụng kiểm soát nhanh triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết nóng nhưng chúng cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro xấu đối với sức khỏe. Vì vậy, bệnh nhân nên thận trọng trong quá trình điều trị. Tốt nhất nên dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Trị dị ứng thời tiết nóng bằng mẹo dân gian
Trong trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng nổi mề đay, sưng phù trên da có thể xuất hiện vài tiếng hoặc vài ngày là hết, người bệnh có thể kiểm soát tình trạng này bằng các mẹo dân gian đơn giản sau:
- Uống nước ấm mật ong: Người bệnh pha mật ong với nước ấm uống mỗi ngày nhằm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.
- Uống hoặc tắm nước lá trà xanh: Để ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, bệnh nhân có thể đun sôi lá trà xanh và uống. Việc uống tối thiểu 2 ly nước là trà xanh mỗi ngày giúp giải độc cơ thể và giảm viêm, sưng ngứa trên da. Ngoài uống trong, người bệnh cũng có thể dùng lá trà xanh điều trị bệnh từ bên ngoài. Cách thực hiện khá đơn giản, bệnh nhân hái một nắm lá trà xanh đem rửa sạch, nấu với 1 lít nước và 2 muỗng cà phê muối hạt. Chơ nước nguội dùng tắm hoặc ngâm vùng da bị bệnh.
- Ngâm hoặc đắp lá lốt: Sử dụng một nắm lá lốt tươi đem rửa sạch, vò nát và đun kỹ với nước. Sau khi vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng nước ấm, người bệnh dùng nước lá lốt ngâm hoặc thoa đều lên da. Chờ khoảng 30 phút sau đem rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày giúp khắc phục triệu chứng ngứa và nổi mề đay, mẩn đỏ trên da. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể giã nát lá lốt và đắp lên khu vực da bị tổn thương do dị ứng.
Chữa dứt điểm dị ứng thời tiết nóng bằng Đông y
Bên cạnh phương pháp chữa bệnh theo y học hiện đại, điều trị dị ứng thời tiết bằng Đông y cũng được nhiều người quan tâm lựa chọn. Theo Đông y, bệnh dị ứng thời tiết nóng dễ tái phát trở lại nếu chỉ điều trị triệu chứng mà không giải quyết căn nguyên bên trong. Vì vậy, y học cổ truyền hướng tới điều trị toàn diện, giúp cơ thể được điều dưỡng, cân bằng, hồi phục chính khí, cải thiện cơ địa.
Khi cơ thể phục hồi, khỏe mạnh, tà khí sẽ bị đẩy lùi, tình trạng mẩn ngứa cũng được tiêu trừ. Đồng thời, các bài thuốc Đông y cũng giúp tăng cường chức năng của cơ thể, nâng cao đề kháng, nhờ vậy khả năng phòng ngừa bệnh cũng được tăng cường.
Theo đó, để chữa bệnh dị ứng thời tiết nóng hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc TIÊU BAN HOÀN BÌ THANG của Nhất Nam Y Viện. Bài thuốc được nghiên cứu chuyên sâu dựa trên các phương thuốc quý của Thái y viện triều Nguyễn qua đề tài “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT Triều Nguyễn trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa”.
Theo đánh giá của bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viên YHCT Trung ương:
Khả năng điều trị dứt điểm dị ứng thời tiết nổi mề đay của bài thuốc nhờ vận dụng cơ chế trị bệnh từ gốc BỔ CHÍNH KHU TÀ trong các phương thuốc của Thái y viện.
Cơ chế này không chỉ dừng lại ở việc xoa dịu các các cơn ngứa, tiêu trừ tình trạng mẩn đỏ trên da mà còn đi sâu vào phục hồi chức năng tạng phủ, cải thiện cơ địa dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Có như vậy, bệnh dị ứng thời tiết nóng mới được điều trị triệt để, không tái phát và không cần điều trị dai dẳng nhiều lần.
Mỗi người bệnh sẽ cần trung bình 1-3 tháng điều trị để cải thiện hoàn toàn các triệu chứng nổi mề đay dị ứng và hồi phục sức khỏe. Quá trình này sẽ diễn ra qua 2 GIAI ĐOẠN. Trong đó, việc xử lý triệu chứng sẽ được ưu tiên ngay ở giai đoạn đầu, sau đó mới chú trọng điều trị căn nguyên và dự phòng tái phát. Nhờ vậy, Tiêu Ban Hoàn Bì Thang cho hiệu quả nhanh hơn so với các bài thuốc Đông y thông thường, phù hợp với cả trường hợp cấp và mãn tính.
Trên thực tế, bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang đã nhận được sự tin dùng của hơn 10.000 người bệnh điều trị dị ứng nổi mề đay với tỷ lệ khỏi bệnh đạt >90%.
Hiệu quả thực sự của bài thuốc được ghi nhận từ người bệnh:
ĐỪNG BỎ LỠ: “Sau 15 năm bị DỊ ỨNG THỜI TIẾT NÓNG, tôi đã KHỎI BỆNH nhờ phương thuốc quý từ thảo dược”
Bên cạnh đó, bài thuốc được nhiều người tin tưởng lựa chọn còn bởi những ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI có 1-0-2:
- AN TOÀN TUYỆT ĐỐI, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ: Tiêu Ban Hoàn Bì Thang được bào chế từ 100% nam dược sinh học đạt chuẩn GACP-WHO, ứng dụng công nghệ cao trong xử lý, bảo quản, không chứa hóa chất độc hại với cơ thể.
- LIỆU TRÌNH CÓ TÍNH CÁ NHÂN HÓA CAO, CHO HIỆU QUẢ TỐI ƯU: Mỗi người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ điều trị riêng, dựa trên dựa trên mức độ bệnh lý, thể trạng, cơ địa,… giúp thuốc tương tác tốt nhất với có địa người bệnh.
- TĂNG HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG CÁC CHẾ PHẨM HỖ TRỢ: Nhất nam giải độc hoàn, Nhất Nam bình can sẽ giúp tăng khả năng giải độc, cải thiện triệu chứng và phục hồi cơ thể nhanh hơn… Các thuốc này được bào chế dạng hiện đại, tiện lợi, dễ sử dụng.
XEM NGAY: KIỂM CHỨNG hiệu quả THỰC SỰ của Tiêu Ban Hoàn Bì Thang +10.000 người sử dụng?
Để được tư vấn chi tiết hơn về bài thuốc cũng như liệu trình điều trị người bệnh có thể liên hệ:
- Tại Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: 024.8585.1102 – 0888.598.102
- Tại Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh – Hotline: 028.6279.1102 – 0888.698.102
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết nóng
Để đề phòng bệnh dị ứng thời tiết nóng, người bệnh cần thực hiện theo các lời khuyên sau đây:
- Tăng cường uống nước, tốt nhất nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi trong chế độ ăn hàng ngày
- Sử dụng thực phẩm hoặc một số loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giải nhiệt như cà chua, nước dừa, củ cải hoặc kim ngân hoa, cây kinh giới,…
- Tránh tiếp xúc với thời tiết nắng nóng. Nên dùng kem chống nắng, mặc váy chống nắng hoặc đeo kính râm khi ra ngoài.
- Cân bằng nhiệt độ môi trường xung quanh cơ thể, hạn chế thời tiết nóng bằng cách sử dụng máy điều hòa, quạt hơi nước hoặc thiết bị chống nhiệt.
- Giữ trạng thái tinh thần thoải mái bằng cách nghe nhạc, thiền định hoặc dành thời gian nghỉ ngơi
- Tránh xa tác nhân gây dị ứng như khói thuốc lá, bụi bẩn hoặc phấn hoa
- Kiêng ăn một số loại thực phẩm gây dị ứng như đậu phộng, cua, tôm,…
- Tránh uống rượu hoặc đồ uống chứa cồn, chất kích thích
- Mặc quần áo có tính chất thấm hút mồ hôi tốt. Không nên mặc những bộ quần áo bó sát
Dị ứng thời tiết nóng là bệnh lý mãn tính, có khả năng tái phát cao. Vì vậy, các biện pháp điều trị bệnh chỉ mang tác dụng hỗ trợ chứ không giúp chữa trị dứt điểm bệnh. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau điều trị hoặc có dấu hiệu trầm trọng hơn, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!