Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Hiệu Quả: Tây Y, Đông Y Và Mẹo Dân Gian

Hiểu Rõ Viêm Da Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Triệu chứng dị ứng gió và cách điều trị

Dị ứng gió: Biểu hiện và các biện pháp xử lý tại nhà

Bé bị dị ứng thời tiết phải làm sao?

Các thuốc điều trị dị ứng thời tiết phổ biến nhất

dị ứng thời tiết ở mặt

Dị ứng thời tiết ở mặt và cách xử lý giúp khỏi bệnh nhanh

Dị ứng thời tiết lạnh – Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt tại nhà hiệu quả

Người hay bị dị ứng thời tiết cần kiêng gì để phòng bệnh?

Dị ứng thời tiết nổi mụn: Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng gió: Biểu hiện và các biện pháp xử lý tại nhà

5/5 - (2 bình chọn)

Dị ứng gió có thể xảy ra quanh năm, những triệu chứng đặc trưng là tình trạng phát ban, mề đay mẩn ngứa. Dị ứng không gây ra những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không biết cách ngăn chặn và kiểm soát, người bệnh sẽ rất khó chịu khi bùng phát cơn dị ứng.

Dị ứng gió là gì?

Dị ứng gió còn được gọi là dị ứng thời tiết, đây là triệu chứng dị ứng lành tính với những đợt bùng phát ngắn hạn.  Ở từng cá thể đều có những phản ứng khác nhau khi bị dị ứng gió, các triệu chứng có thể bùng phát trên da hoặc người bệnh bị viêm mũi, hắt hơi. Nhìn chung những biểu hiện của bệnh thường liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể.

Dị ứng gió: Biểu hiện và các biện pháp xử lý tại nhà
Dị ứng gió là một dạng của dị ứng thời tiết với những biểu hiện mẩn ngứa đặc trưng

Tình trạng dị ứng thời tiết không xảy ra ở mỗi đối tượng, thực tế chỉ những người có cơ  địa dị ứng và nhạy cảm dễ gặp phải tình trạng này. Triệu chứng dị ứng thường bùng phát vào những lúc giao mùa,  khi cơ thể có phản ứng thái quá với sự thay đổi từ mùa lạnh sang mùa nóng hoặc ngược lại.

Dị ứng gió lạnh nổi mẩn đỏ là hiện tượng thường xảy ra vào mùa đông, khi không khí khô kèm những cơn gió lạnh thúc đẩy dị ứng da xảy ra nghiêm trọng hơn. Triệu chứng cũng có thể bùng phát vào những lúc trời mưa hoặc có gió. Vào mùa nóng, người bệnh có thể bị dị ứng với gió nhiệt kèm các dị nguyên (bụi bẩn, vi khuẩn, virus…) làm cơ thể ẩm ướt. Môi trường ẩm trên da tạo điều kiện để tình trạng viêm nhiễm diễn ra nặng hơn.

Dị ứng gió là gì
Cơn ngứa, mề đay thường xuất hiện trong thời gian ngắn khi người bệnh bị dị ứng gió

Tình trạng dị ứng gió còn có thể xảy ra thường xuyên ở những người có cơ địa nhạy cảm. Triệu chứng trong dân gian được gọi là “trúng gió phong”.  Người bệnh có thể bị dị ứng thời tiết do cơ địa mẫn đỏ, biểu hiện ứ đọng độc tố ở gan hoặc do các bệnh lý khác. Các đợt bùng phát thường kéo dài vài giờ đồng hồ và không để lại sẹo, do đó tình trạng dị ứng gió được đánh giá không nghiêm trọng.

Chị Võ Hồng Nhung (27 tuổi, Hải Dương) từng rơi vào trạng thái TRẦM CẢM, mệt mỏi, mất ăn mất ngủ vì mề đay sau sinh. Vậy nhưng may mắn đã mỉm cười với chị nhờ tìm ra bài thuốc quý chữa mề đay hiệu quả.

Đối tượng nguy cơ thường bị dị ứng gió

Dị ứng gió là triệu chứng lành tính có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi người, nhất là những đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra người có cơ địa dị ứng hoặc mắc những bệnh lý như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra dị ứng thời tiết hay dị ứng gió cũng mang tính di truyền. Vì thế nếu gia đình có tiền sử dị ứng, mắc các bệnh viêm nhiễm kể trên thì khả năng di truyền cho con cháu rất cao. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng có thể được kiểm soát tốt thông qua việc tránh tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ.

Những dấu hiệu dị ứng gió thường gặp

Biểu hiện dị ứng gió không đặc trưng ở bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh thường nhầm lẫn dị ứng gió với dị ứng thực phẩm, mỹ phẩm. Các chuyên gia đã nhận định rằng triệu chứng dị ứng thời tiết nói chung thường có những điểm đặc biệt sau:

– Nổi mẩn đó: Mẩn đỏ thường bùng phát kèm theo ngứa dai dẳng, kèm theo đó là dấu hiệu mề đay trên da. Mẩn đỏ nhiều hay ít tùy thuộc vào sức đề kháng của từng cá thể, mỗi đợt mẩn đỏ bùng phát chỉ kéo dài trong thời gian nhất định và tự biến mất.

– Nổi mề đay: Mề đay mẩn ngứa là triệu chứng đặc trưng của tình trạng dị ứng thời tiết. Mề đay là biểu hiện tiến triển đầu tiên khi bạn bị dị ứng. Ban đầu, vùng da có dấu hiệu phù cục bộ, càng gãi mảng mề đay càng lan rộng và dày cộm, mề đay có màu trắng hoặc hồng.Triệu chứng mề đay có khuynh hướng bùng phát khi bệnh nhân tiếp xúc với gió, nước bẩn hoặc độ ẩm cao…

– Chàm bội nhiễm: Tình trạng chàm xuất hiện trên da thường kèm theo vô số mụn nước li ti. Các mụn này gây ngứa, người bệnh cào gãi nhiều gây chảy dịch vàng, chúng thường xuất hiện tại khuỷu tay, đầu gối và mặt. Dị ứng gió gây chàm bội nhiễm có thể để lại sẹo trên làn da của người bệnh. Vì thế nếu nhận thấy dấu hiệu này, người bệnh cần can thiệp sớm để phòng các biến chứng xảy ra.

triệu chứng dị ứng gió
Chàm bội nhiễm là triệu chứng nghiêm trọng khi dị ứng gió gió người bệnh cào gãi

– Viêm mũi dị ứng: Người có cơ địa dị ứng thường dễ mắc phải triệu chứng viêm mũi khi tiếp xúc với không khí gió lạnh. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ bị khô vùng mũi họng, kèm theo cơn ngứa ngáy vùng mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, mất ngủ, mệt mỏi, kém tập trung…Mỗi đợt dị ứng chỉ kéo dài trong khoảng 20-30 phút nhưng chúng tái phát thường xuyên. Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau mà việc điều trị viêm mũi dị ứng sẽ khác nhau ở từng người bệnh.

Khò kè, ho ho và khó thở: Những vấn đề về hô hấp có thể phát triển song song khi người bệnh bị dị ứng gió. Những triệu chứng này thường tái diễn nhiều lần trong thời điểm chuyển mùa. Để phòng hen phế quản, bạn nên tiến hành kiểm soát bệnh sớm. Ở đối tượng người trẻ nếu thường xuyên gặp phải triệu chứng này có thể tiến triển thành mạn tính.

Khi bị dị ứng gió bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập kể trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, tốt hơn bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây dị ứng gió

Tình trạng dị ứng gió gây mẩn đỏ dùng để chỉ chung những biểu hiện ngoài da khi cơ thể tiếp xúc với thay đổi thời tiết. Trong đó, một phần nguyên nhân đến từ phản ứng thái quá của cơ thể trước môi trường, nhiệt độ. Rối loạn hệ miễn dịch cũng là nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng thời tiết.

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, cơ chế sản sinh histamine thúc đẩy chất này di chuyển đến các tầng hạ bì và hình thành dị ứng . Từ đó sẽ xuất hiện những triệu chứng ngoài da, mề đay mẩn ngứa bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.

Các chuyên gia nhận đị dị ứng thời tiết hay dị ứng gió được phân thành hai nhóm chính gồm:

  • Dị ứng thời tiết nóng: Khi thời tiết nóng bức, thân nhiệt tăng cao khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. Lượng mồ hôi không bốc hơi hoàn toàn mà gây bít tắc lỗ chân lông tạo môi trường để vi khuẩn, da chết, bụi bẩn,… bám dính làm triệu chứng dị ứng bùng phát.
  • Dị ứng thời tiết lạnh: Thông thường dị ứng gió lạnh kèm theo các vấn đề về hô hấp như viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn. Bệnh xảy ra chủ yếu vào những ngày đầu đông, nguồn không khí lạnh, hanh khô, độ ẩm thấp gây ra triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa da.

Ngoài ra, hiện tượng dị ứng gió còn xảy ra bởi một số nguyên nhân khác như độ ẩm không khí hoặc do cơ địa người bệnh mẫn cảm.

Dị ứng thời tiết và cơ địa có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh được đánh giá là lành tính, tuy nhiên chính tâm lý chủ quan của người mắc dị ứng có thể khiến các biến chứng phát sinh. Trong đó những dấu hiệu dị ứng có chuyển biến nghiêm trọng khi người bệnh có biểu hiện khó thở, buồn nôn, tụt huyết áp đột ngột, nhiễm trùng da… Đây là dấu hiệu của tình trạng sốc phản vệ, khi không khắc phục sớm có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dị ứng gió dứt điểm. Bởi vì nó liên quan tới cơ địa từng người và hệ miễn dịch mỗi cá thể, mỗi trường hợp sẽ có phương hướng điều trị khác nhau. Có người cần hỗ trợ từ thuốc để khắc phục triệu chứng, có trường hợp có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Đa số những trường hợp người bệnh bị dị ứng thời tiết sẽ được điều trị theo từng đợt và phòng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây bất lợi.

Các chuyên gia Da liễu nhận định việc chữa trị bệnh rất khó để chấm dứt hoàn toàn. Thay vì lo lắng, bênh nhân được khuyến khích phòng ngừa dị ứng đi kèm các biện pháp điều trị cắt cơn dị ứng ở mỗi đợt bùng phát. Người bệnh cần chủ động thăm khám tại các trung tâm uy tín để được khám và tìm ra cách xử lý phù hợp.

ĐỪNG BỎ LỠ: Dị ứng thời tiết nổi mề đay KHỎI HOÀN TOÀN nhờ bài thuốc thảo dược hiệu quả 3 TÁC ĐỘNG

Chẩn đoán và điều trị dị ứng gió

điều trị dị ứng gió
Các loại thuốc điều trị dị ứng gió chủ yếu là kháng sinh kiểm soát triệu chứng

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán dị ứng gió

Việc chẩn đoán các vấn đề da liễu chủ yếu dựa trên các biểu hiện bên ngoài, kết hợp với thăm khám tiền sử bệnh lý của bệnh nhân và gia đình. Đồng thời bác sĩ cũng căn cứ vào biểu hiện của bệnh nhân khi tiếp xúc với thời tiết nóng, lạnh, tình trạng hen suyễn, viêm da, viêm mũi,.. để đánh giá mức độ dị ứng gió.

Phương pháp dùng để điều trị dị ứng gió

Như đã đề cấp, việc điều trị dị ứng gió nhằm mục đích kiểm soát các đợt bùng phát bệnh chứ không chữa được nguồn gốc bệnh lý. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị dị ứng thời tiết phù hợp, chúng bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin kết hợp với nhóm thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine) khi cần thiết.
  • Nhóm oxepin được sử dụng trong điều trị những trường hợp nổi mề đay dị ứng nặng. Thuốc cũng có tác dụng chống lo lắng và trầm cảm;
  • Thuốc Prednisolone được chỉ định trong điều trị hội chứng phù mạch, chữa mề đay, tăng bạch cầu ái toan;
  • Nhóm thuốc có Corticoide được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng viêm nhiễm, giảm ngứa ở những trường hợp dị ứng kéo dài liên tục.

Việc sử dụng thuốc điều trị dị ứng gió không được khuyến khích ban đầu vì những tác dụng phụ mà nó đem lại.Tùy từng trường hợp, bệnh nhân được khuyến khích kiểm soát cơn dị ứng tại nhà trước khi dùng thuốc. Nếu mức độ dị ứng nhẹ, triệu chứng mẩn ngứa và mề đay sẽ biến mất trong vòng 1-2 ngày.

Cách chữa dị ứng gió bằng mẹo dân gian

điều trị dị ứng gió theo dân gian
Lá trà xanh có tác dụng điều trị dị ứng gió và mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Trong các phương pháp điều trị dị ứng theo dân gian, có rất nhiều bài thuốc được áp dụng và được người bệnh công nhận hiệu quả. Ưu điểm của các bài thuốc này là tác dụng lành tính, khắc phục triệu chứng hiệu quả và không gây tác dụng phụ. Các phương thuốc khắc phục cơn dị ứng cấp tính bạn nên tham khảo gồm:

  • Lá lốt: Chuẩn bị khoảng 100 gram lá lốt tươi đem đi rửa sạch, vò nát. Cho lá lốt vào nồi đun thật kỹ để lấy nước. Đợi nước nguội, bạn dùng khăn sạch thấm nước lá lốt lên vùng da nổi mẩn ngứa. Trong khoảng 30 phút, bạn rửa lại vùng da bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày sẽ nhận thấy triệu chứng giảm nhẹ nhanh chóng.
  • Lá trà xanh: Thành phần chống viêm của trà xanh có tác dụng rất tốt đối với những làn da dị ứng. Lấy lá trà xanh tươi/khô đem nấu với nước sôi để nguội. Dùng nước này uống như trà hàng ngày, hoặc bạn cũng có thể dùng trà xanh giã nguyễn đắp lên da để loại bỏ các độc tố trong cơ thể
  • Mật ong: Sử dụng mật ong pha cùng với nước ấm để uống hàng ngày vào sáng và tối. Mật ong có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và đào thải độc tố gây dị ứng. Tuy nhiên nếu bạn có tiền sử dị ứng mật ong thì nên tránh áp dụng phương pháp này.

Những phương pháp chữa dị ứng gió tại nhà kể trên sẽ phát huy hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa từng người. Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường sau khi sử dụng, bạn nên dừng bài thuốc để tìm kiếm phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn.

Điều trị dị ứng gió bằng bài thuốc y học cổ truyền được nghiên cứu chuyên sâu

Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng thuốc tây hay mẹo dân gian trị dị ứng gió, dị ứng thời tiết chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng bên ngoài. Nguyên nhân gây dị ứng gió, dị ứng thời tiết là sức đề kháng yếu, cơ thể không tự chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài, dẫn tới các phản ứng quá mẫn, dị ứng thường xuyên xảy ra.

Trong đông y, sức đề kháng được gọi là chính khí. Muốn điều trị dứt điểm dị ứng gió, dị ứng thời tiết cần nâng cao chính khí, tăng cường khả năng đề kháng, cải thiện cơ địa, đồng thời loại bỏ, ngăn ngừa các dị nguyên bên ngoài. Như vậy, bệnh sẽ được loại bỏ tận gốc và không tái phát.

Nắm được yếu tố cốt lõi này, Nhất Nam Y Viện đã nghiên cứu và phục dựng thành công bài thuốc đặc trị dị ứng nổi mề đay TIÊU BAN HOÀN BÌ THANG trên cơ sở các phương thuốc quý chuyên dùng cho vua chúa của Thái y viện triều Nguyễn.

Tiêu Ban Hoàn Bì Thang được nghiên cứu bài bản và kiểm nghiệm khoa học rõ ràng
Tiêu Ban Hoàn Bì Thang được nghiên cứu bài bản và kiểm nghiệm khoa học rõ ràng

Tiêu ban hoàn bì thang điều trị dị ứng theo cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ, vừa điều trị nguyên nhân, tăng sức đề kháng loại bỏ bệnh tận gốc, vừa triệt tiêu dị nguyên, thanh nhiệt, giải độc, cải thiện triệu chứng dị ứng. Đặc biệt, bài thuốc còn chú trọng bồi bổ phủ tạng (Can, Tâm, Tỳ, Phế) để tăng cường chức năng thanh nhiệt, giải độc của cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình sinh kháng thể, nâng cao chức năng hệ miễn dịch. Từ đó, giúp phục hồi sức khỏe người bệnh, nâng cao khả năng tự bảo vệ, phòng bệnh của cơ thể, ngừa bệnh tái phát.

Tiêu ban hoàn bì thang điều trị mề đay triệt để với cơ chế BỔ CHÍNH - KHU TÀ
Tiêu ban hoàn bì thang điều trị mề đay triệt để với cơ chế BỔ CHÍNH – KHU TÀ

Mỗi người bệnh điều trị tại Nhất Nam Y Viện sẽ được xây dựng một phác đồ chữa dị ứng bằng bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang gồm 2 giai đoạn, phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Phác đồ có tính cá nhân, tượng bác sĩ tối ưu, điều chỉnh chi tiết, kỹ lưỡng giúp đạt hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm cả thời gian và chi phí chữa bệnh.

Phác đồ điều trị mề đay theo 2 giai đọa khoa học
Phác đồ điều trị mề đay theo 2 giai đọa khoa học

Nhất Nam Y Viện CAM KẾT sử dụng hoàn toàn nam dược sinh học có nguồn gốc từ các vườn thuốc đạt chuẩn GACP – WHO, xử lý và bảo quản dược liệu bằng công nghệ hiện đại, không chứa hóa chất độc hại với cơ thể.

Thảo được có hàm lượng dược chất cao, đã kiểm nghiệm độc tính tại Học viện Quân y đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ. Bài thuốc phù hợp sử dụng cho cả trẻ nhỏ, người già có bệnh nền, phụ nữ mang thai, đang cho con bú,…

Vườn thảo dược đạt chuẩn GACP - WHO do Quân dân 102 phát triển
Vườn thảo dược đạt chuẩn GACP – WHO do Quân dân 102 phát triển

Sau 5 năm được đưa vào điều trị rộng rãi, Tiêu ban hoàn bì thang đã được hơn 10.000 người bệnh sử dụng điều trị dị ứng, mẩn ngứa, mề đay. Trong đó có hơn trên 90% số người bệnh được chữa khỏi, không tái phát chỉ sau 1 – 3 tháng. Rất nhiều đánh giá, phản hồi tích cực được người bệnh chia sẻ trên mạng xã hội, trang tín, báo chí:

ĐỌC NGAY: Nữ giám đốc đẩy lùi căn bệnh dị ứng thời tiết ám ảnh 15 năm nhờ bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Người bệnh dị ứng gió, dị ứng thời tiết có thể liên hệ ngay đến Nhất Nam Y Viện để được tư vấn miễn phí về tình trạng bệnh và cách sử dụng thuốc. Địa chỉ liên hệ:

Chế độ sinh hoạt cho người bị dị ứng gió

Bên cạnh việc áp dụng điều trị bằng những phương pháp kể trên, người bị dị ứng nên thay đổi những thói quen sinh hoạt để hạn chế diễn biến của cơn dị ứng. Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên giúp bạn đối phó với dị ứng thời tiết bằng các lưu ý sau:

  • Nếu bạn đã từng bị dị ứng với bất kỳ yếu tố nào trước đây, cách phòng tái phát tốt nhất là hãy tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ tuyệt đối.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ép trái cây sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn được hình thành  khỏe mạnh giúp chống lại các bệnh dị ứng;
  • Không hút thuốc dù là gián tiếp tiếp xúc với khói thuốc, bạn không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn, khói bụi hay phấn hoa sẽ làm bùng phát dị ứng thêm nghiêm trọng.
  • Đảm bảo mức nhiệt độ của cơ thể luôn được ổn định, điều chỉnh mức nhiệt độ chênh lệch khoảng 1-2 độ so với môi trường.
  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, các loại rau xanh để cơ thể có nền tảng thể chất khỏe mạnh.
  • Duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao điều độ để tăng cường sức khỏe.
  • Sử dụng thuốc bổ sung B1, B6, B12 dưới sự hướng dẫn và đơn kê của bác sĩ.

Dị ứng gió là tình trạng dị ứng không quá nghiêm trọng và bạn có thể kiểm soát đợt bùng phát bằng nhiều cách. Quan trọng nhất là người bị dị ứng cần bảo vệ cơ thể tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bài viết chỉ mang đến các thông tin tham khảo. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài viết liên quan: 

CLICK XEM NGAY

Tin khác

Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Hiệu Quả: Tây Y, Đông Y Và Mẹo Dân Gian

Nội dung bài viếtDị ứng gió là gì?Đối tượng nguy cơ thường bị dị ứng gióNhững dấu hiệu dị ứng gió thường gặpNguyên nhân gây dị ứng gióDị ứng thời...

Hiểu Rõ Viêm Da Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtDị ứng gió là gì?Đối tượng nguy cơ thường bị dị ứng gióNhững dấu hiệu dị ứng gió thường gặpNguyên nhân gây dị ứng gióDị ứng thời...

Bé bị dị ứng thời tiết phải làm sao?

Nội dung bài viếtDị ứng gió là gì?Đối tượng nguy cơ thường bị dị ứng gióNhững dấu hiệu dị ứng gió thường gặpNguyên nhân gây dị ứng gióDị ứng thời...

Các thuốc điều trị dị ứng thời tiết phổ biến nhất

Nội dung bài viếtDị ứng gió là gì?Đối tượng nguy cơ thường bị dị ứng gióNhững dấu hiệu dị ứng gió thường gặpNguyên nhân gây dị ứng gióDị ứng thời...

dị ứng thời tiết ở mặt

Dị ứng thời tiết ở mặt và cách xử lý giúp khỏi bệnh nhanh

Nội dung bài viếtDị ứng gió là gì?Đối tượng nguy cơ thường bị dị ứng gióNhững dấu hiệu dị ứng gió thường gặpNguyên nhân gây dị ứng gióDị ứng thời...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn