Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Bệnh Trĩ Sau Sinh Và Các Phương Pháp Điều Trị An Toàn

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh trĩ sau sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân quá mức, ít vận động, thay đổi hormone hay do chế độ ăn thiếu chất xơ. Bệnh không tự khỏi được mà cần tích cực điều trị ngay từ đầu để ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm cho chị em.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ là tình trạng căng giãn và sưng to của hệ thống tĩnh mạch nằm trong ống hậu môn trực tràng. Tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm lâm sàng mà căn bệnh này được chia thành các loại chính gồm bệnh trĩ nội ( búi trĩ hình thành trên đường lược nằm trong ống hậu môn), bệnh trĩ ngoại ( búi trĩ phát triển ở các nếp gấp dưới da quanh hậu môn) và trĩ hỗn hợp ( bệnh lý xảy ra khi mắc bệnh trĩ ngoại và trĩ nội cùng lúc).

Bệnh trĩ sau sinh
Bệnh trĩ ảnh hưởng đến nhiều chị em phụ nữ sau sinh

Bất cứ ai cũng có thể là đối tượng tấn công của bệnh trĩ, phụ nữ sau sinh cũng không ngoại lệ. Căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 25 – 35% phụ nữ sau sinh, trong đó những đối tượng sinh thường chiếm tỷ lệ mắc bệnh trĩ sau sinh nhiều hơn hẳn so với người mổ đẻ.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh, bao gồm:

Nhất Nam Y Viện đơn vị điều trị yếu sinh lý số 1 hiện nay
Nhất Nam Y Viện hiện đang là địa chỉ chữa trào ngược dạ dày uy tín hàng đầu nhờ ghi dấu ấn với phương pháp chữa bệnh độc đáo. XEM NGAY
  • Thay đổi hormone: Nồng độ hormone progesterone có thể tăng cao trong suốt thai kỳ và kéo dài cho đến sau sinh gây ức chế nhu động ruột. Điều này có thể khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột lâu hơn, từ đó khiến cho phụ nữ sau sinh bị táo bón kéo dài và tạo ra một áp lực lớn lên vùng chậu. Đây chính là điều kiện lý tưởng thúc đẩy bệnh trĩ sau sinh phát triển.
  • Rặn đẻ: Ở các trường hợp sinh thường, áp lực tạo ra cho vùng hậu môn, trực tràng trong suốt quá trình rặn đẻ là rất lớn. Nó có thể khiến cho các tĩnh mạch bị phình giãn to và không thể phục hồi nên dẫn đến sự xuất hiện của búi trĩ.
  • Táo bón lâu ngày: Một số phụ nữ bị trĩ sau sinh do ảnh hưởng của tình trạng táo bón kéo dài. Những trường hợp này thường phải cố gắng rặn mạnh để đẩy phân qua ống hậu môn mỗi khi đi ngoài. Thêm vào đó, sự tích tụ nhiều phân trong đại tràng cũng có thể làm tăng áp lực lên ổ bụng và khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị phình to.
  • Từng bị trĩ trước đó: Bệnh trĩ có thể phát triển nặng hơn sau khi sinh để nếu chị em từng có tiền sử bị trĩ trước hoặc trong thời gian mang thai.
  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Bữa ăn ít chất xơ, không cung cấp đủ nước cho cơ thể, sử dụng nhiều đồ béo và chất đạm, không nhai kỹ trước khi nuốt… Tất cả đều có thể dẫn đến táo bón và tạo điều kiện cho bệnh trĩ sau sinh phát triển.
  • Uống nhiều canxi sau sinh: Phụ nữ sau sinh rất dễ bị thiếu hụt canxi nhưng nếu tự ý bổ sung bừa bãi có thể khiến chị em bị táo bón hay nghiêm trọng hơn là bệnh trĩ.
  • Ít vận động: Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mới sinh đẻ nên nghỉ ngơi nhiều để nhanh phục hồi sức khỏe và tránh bị đau nhức sau này. Việc ít vận động có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và khiến máu kém lưu thông, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh.
  • Làm việc nặng nhọc: Nhiều phụ nữ phải quay trở lại với công việc ngay sau khi sinh rất dễ bị trĩ, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc, thường xuyên phải bưng bê, khiêng vác đồ.
  • Tăng nhiều cân: Sự gia tăng cân nặng quá mức trong thời gian mang thai và sau sinh khiến áp lực lên các tĩnh mạch và ổ bụng gia tăng. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến bệnh trĩ.
  • Căng thẳng kéo dài: Sự bỡ ngỡ cùng những thay đổi trong thời gian đầu làm mẹ khiến nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, thậm chí là trầm cảm. Stress kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, gây rối loạn hormone và khiến cho chị em có nguy cơ bị trị cao hơn sau sinh.

Dấu hiệu bệnh sau sinh

Tương tự như những đối tượng khác, bệnh trĩ cũng có thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho phụ nữ sau sinh như:

  • Đi ngoài ra máu: Ở mức độ nhẹ, bệnh trĩ giai đoạn đầu ở phụ nữ sau sinh chỉ gây chảy máu ít khi đi cầu. Nếu để ý quan sát kỹ, chị em có thể thấy một ít máu lẫn trong phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Tuy nhiên, khi bị trĩ nặng, máu có thể phun thành tia hoặc nhỏ giọt.
  • Đau và vướng víu trong hậu môn: Cảm giác này xuất hiện rõ nét nhất khi đi cầu. Khi được hình thành, búi trĩ có thể xâm lấn và thu hẹp không gian bên trong ống hậu môn khiến chị em có cảm giác vướng víu, khó đẩy phân ra ngoài. Sự ma sát giữa khối phân to cứng với búi trĩ cũng khiến bệnh nhân bị đau đớn mỗi khi đi cầu. Trường hợp nặng, búi trĩ sưng to và nằm thường trực ngoài cửa hậu môn khiến chị em bị đau mọi lúc, đứng, ngồi hay nằm đều cảm thấy đau đớn.
  • Hậu môn ẩm ướt và ngứa ngáy: Búi trĩ khi sưng to sẽ tiết ra nhiều dịch khiến cho hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu. Nếu không vệ khu vực này thường xuyên và đúng cách, vi khuẩn có thể phát triển mạnh gây ngứa ngáy, viêm nhiễm bên ngoài vùng da quanh hậu môn.
  • Sa búi trĩ: Triệu chứng này cảnh báo bệnh trĩ sau sinh đã bước vào giai đoạn nặng. Trường hợp bị trĩ nội, búi trĩ từ trong ống hậu môn sa ra ngoài, có thể co lại vào bên trong khi dùng tay đẩy lên hoặc nằm luôn ngoài cửa hậu môn. Đối với các trường hợp bị trĩ ngoại, búi trĩ hình thành ngay ngoài cửa hậu môn nên có thể dễ dàng sờ thấy được.

Không phải phụ nữ sau sinh nào bị trĩ cũng gặp phải tất cả các triệu chứng kể trên và mức độ nghiêm trọng cùng tần suất xuất hiện của chúng cũng không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Điều này còn phụ thuộc vào loại trĩ và giai đoạn bệnh.

Bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?

Ở mức độ nhẹ, bệnh trĩ chỉ gây ra một số triệu chứng khó chịu cho phụ nữ sau sinh chứ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh trĩ nặng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe của chị em. Nghiêm trọng hơn, phụ nữ sau sinh bị trĩ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như:

bị trĩ sau sinh có nguy hiểm không
Phụ nữ bị trĩ sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Thiếu máu do đi ngoài ra máu với số lượng nhiều hoặc kéo dài
  • Nhiễm trùng hậu môn
  • Áp xe hậu môn
  • Rò hậu môn
  • Thuyên tắc trĩ
  • Trĩ huyết khối
  • Rối loạn chức năng cơ thắt
  • Viêm nhiễm phụ khoa…

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Do bị bệnh ở khu vực nhạy cảm nên khi bị trĩ sau sinh, rất ít chị em chủ động tới bệnh viện khám mà tự tìm cách khắc phục bệnh tại nhà. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu không có biện pháp điều trị phù hợp thì bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh không thể tự khỏi được. Thậm chí, nếu không được chữa trị đúng, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do vậy, nếu có dấu hiệu mắc bệnh, chị em nên sớm tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp chữa bệnh trĩ sau sinh phù hợp. Tránh để bệnh tình kéo dài sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt về mặt sức khỏe, tâm lý cũng như chất lượng sống.

Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh

Sau sinh, hầu hết phụ nữ đều nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời và có thể kéo dài trong nhiều tháng tiếp theo nếu mẹ có nhiều sữa. Do đó, nhiều chị em lo ngại các phương pháp điều trị có thể gây mất sữa hoặc ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sữa mẹ.

Thông thường, nếu chỉ bị trĩ nhẹ, bệnh nhân được khuyến cáo nên áp dụng những mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh tự nhiên như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tắm nước ấm, xông hậu môn, chườm lạnh giảm đau… Trường hợp bị trĩ nặng có thể dùng thuốc bác sĩ kê đơn hoặc phẫu thuật.

Những sự lựa chọn trong điều trị bệnh trĩ sau sinh bao gồm:

1. Chườm lạnh giảm sưng đau búi trĩ cho phụ nữ sau sinh

Chườm lạnh chính là giải pháp giảm sưng búi trĩ và tạm thời xoa dịu cơn đau ở hậu môn được nhiều chị em lựa chọn. Ở nhiệt độ thấp, đá lạnh có thể giúp ức chế phản ứng viêm và ngăn chặn quá trình dẫn truyền tín hiệu đau ở các dây thần kinh cảm giác. Điều này có thể giúp hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ và giảm đau cho phụ nữ bị trĩ sau sinh.

cách chữa bệnh trĩ sau sinh
Chườm đá lạnh có thể giúp giảm đau hậu môn cho phụ nữ sau sinh bị trĩ

Cách thực hiện:

  • Lấy một cục đá nhỏ bỏ vào trong túi vải
  • Sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ hãy chườm túi đá lạnh lên hậu môn
  • Để khoảng 15 phút cảm giác đau sẽ bớt hẳn
  • Phụ nữ sau sinh có thể lặp lại mẹo này vài lần trong ngày, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh để giảm sưng đau trĩ.

2. Xông hơi chữa bệnh trĩ sau sinh

Xông hơi cũng là một mẹo chữa bệnh trĩ ăn toàn cho phụ nữ sau sinh. Phương pháp này sử dụng tinh dầu hoặc nước nấu từ thảo dược để tác động trực tiếp lên vùng bệnh. Hơi nước nóng sẽ mang theo các hoạt chất giảm đau, kháng viêm có trong vật liệu xông tiếp xúc trực tiếp với búi trĩ, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.

Dưới đây là một số cách xông hơi điều trị bệnh trĩ sau sinh đang được nhiều chị em rỉ tai nhau áp dụng:

  • Dùng rau diếp cá:

Rau diếp cá chứa hoạt chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn, giảm sưng búi trĩ. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và làm tăng sức bền cho thành mạch.

Để chữa bệnh trĩ sau sinh, chị em hãy lấy 1 bó rau diếp cá đem rửa sạch và bỏ vào nồi nấu với 1,5 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút, gạn ra chậu nhỏ hoặc bô để xông hậu môn cho dễ. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 15 phút.

  • Xông hậu môn bằng tinh dầu sả:

Tinh dầu sả cũng có đặc tính sát trùng, kháng viêm tự nhiên nên thường được sử dụng để xông hậu môn chữa bệnh trĩ sau sinh. Cách thực hiện rất đơn giản, chị em chỉ cần đun sôi nước rồi nhỏ vào vài giọt tinh dầu và tiến hành xông tương tự như cách trên.

  • Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng bài thuốc xông hơi từ lá cúc tần

Lá cúc cần chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn nhờ chứa nhiều vitamin C và caroten. Phụ nữ sau sinh bị trĩ có thể cân nhắc sử dụng thảo dược này làm thuốc xông hậu môn hàng ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh.

Bỏ lượng nước vừa đủ vào nồi nấu sôi rồi cho vào 1 nắm lá cúc tần. Tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa để các hoạt chất tiết hết ra nước rồi tắt bếp. Gạn nước vừa nấu ra một cái bô sạch rồi ngồi lên trên xông đến khi thấy nước hết bốc hơi.

3. Khắc phục bệnh trĩ sau sinh bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Sự khởi phát của bệnh trĩ sau sinh có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống của chị em. Chính vì vậy, điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hàng ngày cho phù hợp là việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp ích rất lớn cho quá trình điều trị và cải thiện các triệu chứng bệnh.

bệnh trĩ sau sinh nên ăn gì
Phụ nữ bị trĩ sau sinh nên có chế độ ăn nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón, giúp bệnh không tiến triển nặng hơn

Khi xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày, chị em nên lựa chọn các thực phẩm có khả năng chống táo bón, đồng thời chứa chất giảm đau, kháng viêm tự nhiên. Bao gồm:

  • Mận khô
  • Các loại hạt
  • Bông cải xanh
  • Nấm mèo
  • Các loại cá béo
  • Ngũ cốc
  • Dầu thực vật: Dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu dừa…
  • Trái cây tươi: Chuối, táo, lê, cam, quýt,…
  • Thực phẩm nhuận tràng: Mồng tơi, rau đay, khoai lang, bí đỏ
  • Thực phẩm bổ sung sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu: Củ dền, gan động vật, cá ngừ, cải bó xôi
  • Các loại gia vị: Củ hành, gừng, tỏi, nghệ

Ngoài ra, phụ nữ bị trĩ sau sinh cũng được khuyến khích uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày. Đồng thời hạn chế sử dụng các thực phẩm dưới đây nếu không muốn bệnh trĩ ngày càng tăng nặng:

  • Muối
  • Đồ ăn mặn
  • Các món cay nóng
  • Thực phẩm chứa quá nhiều đường và tinh bột
  • Các món chiên xào, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ
  • Đồ hộp
  • Các chất kích thích: Bia, rượu, nước chè đặc, đồ uống có ga

4. Chăm chỉ vận động, tập thể dục

Ít vận động trong thời gian ở cữ khiến cho các cơ co bóp trong ruột bị trì trệ và làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, từ đó dẫn đến táo bón, đồng thời thúc đẩy bệnh trĩ sau sinh phát triển mạnh. Để ngăn chặn tình trạng này và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu khi mắc bệnh trĩ, chị em nên vận động nhẹ nhàng và thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng lúc đang trong thời gian ở cữ.

Sau khi sức khỏe đã phục hồi, hãy bắt đầu quay trở lại với việc luyện tập thể dục hàng ngày để ổn định chức năng tiêu hóa. Phụ nữ bị bệnh trĩ sau sinh nên tập luyện các bộ môn nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga. Ngoài ra, có thể thực hành một số bài tập dưới đây để có thể kiểm soát tốt bệnh trĩ:

Bài tập đi bộ:

Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ ở hậu môn, kích thích lưu thông máu, giảm đau và thu nhỏ kích thước búi trĩ.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng người trên sàn và thả lỏng hai tay, kết hợp khép hờ bàn tay và hàm.
  • Bước 2: Đưa chân phải lên phía trước 1 bước giống như đang đi bộ, đồng thời tiến hành thóp hậu môn lại.
  • Bước 3: Bước chân còn lại lên và tiếp tục thóp hậu môn lần 2
  • Bước 4: Lặp đi lặp lại động tác trên trong 15 phút.

Bài tập thở kết hợp

  • Bước 1: Giữ cơ thể ở tư thế thả lỏng, tập trung suy nghị về phía bụng dưới
  • Bước 2: Từ từ hít vào một hơi thật sâu bằng mũi, đồng thời ép chặt hai bên mông và đùi lại với nhau kết hợp hóp hậu môn vào, nín thở
  • Bước 3: Duy trì tư thế trên trong vài giây, thở ra, thả lỏng cơ thể
  • Bước 4: Tập luyện theo cách tương tự khoảng 5 phút x 3 – 4 lần trong ngày

 Bài tập nâng chân lên tường

  • Bước 1: Nằm trên giường hay trên thảm tập yoga
  • Bước 2: Đặt hai chân lên tường sao cho phần mông và thân trên vuông góc với tường. Mông áp sát vào tường và để mặt hướng lên trần nhà. Hai tay đặt hai bên cơ thể.
  • Bước 3: Nhắm mắt lại, hít thở đều đặn trong 3 – 5 phút
  • Bước 4: Kết thúc bài tập, chị em hãy co đầu gối lại và nghiêng người qua một bên. Nghỉ ngơi vài phút rồi mới đứng lên.

5. Tắm với nước ấm giảm đau

Đây cũng là một giải pháp đơn giản giúp phụ nữ sau sinh bị trĩ có thể bớt đau và làm dịu kích ứng trong hậu môn. Chị em có thể tắm trực tiếp dưới vòi hoa sen mỗi ngày 1 – 2 lần hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm 10 phút.

cách điều trị bệnh trĩ sau sinh
Tắm nước ấm giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau khi bị trĩ sau sinh

Trong quá trình tắm nên kết hợp mát xa toàn bộ cơ thể để kích thích lưu thông máu, làm thư giãn thần kinh, giảm sưng đau búi trĩ. Một số người còn thêm một ít muối epsom hay các loại tinh dầu thảo mộc có tác dụng sát khuẩn tại chỗ và giúp tinh thần thoải mái hơn.

6. Duy trì các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày

Điều chỉnh một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày có thể giúp ức chế sự phát triển của bệnh trĩ sau sinh và làm giảm các triệu chứng bệnh liên quan. Dưới đây là một số vấn đề chị em cần lưu ý:

  • Tránh lao động nặng nhọc sau sinh
  • Không khuôn vác vật nặng quá sức
  • Không đứng lâu, ngồi nhiều hoặc nằm yên một chỗ khiến khí huyết kém lưu thông và làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn
  • Tránh để thần kinh bị căng thẳng quá mức, có thể chia sẻ với người thân hay bạn bè để giải tỏa hết vướng mắc của bản thân.

7. Dùng thuốc chữa bệnh trĩ sau sinh do bác sĩ kê đơn

Nếu các giải pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả, bệnh trĩ sau sinh vẫn tiếp tục phát triển nặng hơn hoặc chị em bị đi ngoài ra máu nhiều hay búi trĩ sa hẳn ra ngoài thì cần sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn. Thuốc tây cho tác dụng nhanh và mạnh nên có thể giúp nhanh chóng kiểm soát tốt bệnh.

thuốc chữa bệnh trĩ sau sinh
Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, thu nhỏ búi trĩ cho phụ nữ sau sinh

Các loại thuốc chữa bệnh trĩ sau sinh thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc nhuận tràng: Loại thuốc này có tác dụng tích cực trong việc cải thiện tình trạng táo bón cho một số phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ. Một khi tình trạng táo bón được giải quyết thì các triệu chứng khác như sa trĩ, đau đớn hay chảy máu khi đi ngoài cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Thuốc giảm đau: Được sử dụng phổ biến là Paracetamol. Thuốc được kê đơn cho các trường hợp mắc bệnh trĩ sau sinh có biểu hiện đau nhiều.
  • Thuốc làm bền tĩnh mạch: Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách bổ sung rutin giúp làm tăng sức bền cho thành mạch, ngăn ngừa sa búi trĩ.

Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ sau sinh có thể được bào chế dưới dạng kem bôi, thuốc mỡ, viên đạn hay thuốc uống. Tùy theo triệu chứng và mức độ bệnh mà chị em sẽ được loại thuốc phù hợp, an toàn. Phụ nữ sau sinh bị trĩ không nên tùy tiện sử dụng thuốc bữa bãi khiến cơ thể gặp tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

8. Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ sau sinh

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định cho phụ nữ sau sinh bị trĩ khi búi trĩ bị sa hẳn ra ngoài mà không co lên được hoặc bệnh trĩ kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và dẫn đến biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật chữa bệnh trĩ sau sinh đang được thực hiện như cắt trĩ bằng Longo, thắt trĩ bằng dây thun, áp dụng công nghệ HCPT… Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một phương pháp hiệu quả, an toàn nhất.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh

Phụ nữ sau sinh rất dễ mắc bệnh trĩ. Chính vì vậy cần chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm bằng các biện pháp đơn giản dưới đây.

  • Uống nhiều nước, nhất là trong những ngày trời nóng hoặc vận động nhiều
  • Có chế độ ăn uống cân bằng giữa các nhóm chất. Bổ sung thêm chất xơ và các thực phẩm có đặc tính nhuận tràng tự nhiên vào thực đơn hàng ngày nếu đang bị táo bón. Tránh để tình trạng táo bón kéo dài.
  • Tập thể dục mỗi ngày và vận động nhẹ nhàng thường xuyên để đảm bảo lưu thông tuần hoàn máu, giải phóng áp lực cho vùng hậu môn. Tránh đứng yên hay ngồi một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh để căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Ngủ đủ giấc, lao động nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe
  • Tránh ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ngọt hoặc các thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao.
  • Dùng thuốc bổ sung canxi hợp lý. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều dùng phù hợp.
  • Không nhịn đi đại tiện bởi hành động này có thể gây táo bón và khiến cho bệnh trĩ sau sinh có cơ hội phát triển.

Bạn có thể tham khảo thêm

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinhDấu hiệu bệnh sau sinhBệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?Cách điều trị...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinhDấu hiệu bệnh sau sinhBệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?Cách điều trị...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinhDấu hiệu bệnh sau sinhBệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?Cách điều trị...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinhDấu hiệu bệnh sau sinhBệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?Cách điều trị...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinhDấu hiệu bệnh sau sinhBệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?Cách điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn