Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Quốc dược Phục cốt khang đặc trị thoát hóa khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoái hóa khớp từ gốc, phục hồi sụn khớp hoàn chỉnh

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Theo Y Học Cổ Truyền – Đông Y

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

5/5 - (1 bình chọn)

Khớp gối kêu lục cục và đau là dấu hiệu cho thấy ổ khớp gối đang bị tổn thương, tình trạng này có thể khởi phát do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu không tiến hành can thiệp đúng cách ngay từ sớm, tổn thương tại khớp sẽ diễn ra với mức độ ngày càng nặng và không thể phục hồi. Lâu dần, khả năng vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế và gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Khớp gối kêu lục cục và đau là vấn đề về xương khớp xảy ra ra khá phổ biến, rất nhiều người mắc phải
Khớp gối kêu lục cục và đau nhức là vấn đề về xương khớp xảy ra ra khá phổ biến và nhiều người mắc phải

Khớp gối kêu lục cục và đau là do đâu?

Khớp gối là khớp có kích thước lớn trên cơ thể và nắm giữ nhiều vai trò quan trọng như vận động, nâng đỡ cơ thể,… Tuy nhiên, cấu trúc của khớp gối lại khá đơn giản và lỏng lẻo nên rất dễ bị tổn thương. Khớp gối kêu lục cục và đau nhức là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là:

+ Tuổi tác: Tuổi tác càng cao đồng nghĩa với việc thoái hóa xương khớp diễn ra càng mạnh mẽ và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục và đau nhức cũng có thể là ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra ở những người đã bước qua độ tuổi trung niên.

+ Chấn thương: Các hoạt động hàng ngày như đi lại, làm việc, sinh hoạt, chơi thể thao,… rất dễ gây chấn thương đến khớp gối. Khi khớp gối bị tác động cơ học mạnh sẽ gây mất cân bằng cấu trúc, nếu người bệnh vận động sẽ phát ra tiếng kêu lục cục và đau nhức. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng tê cứng, sưng viêm và bầm tím tại khớp.

+ Bẩm sinh: Khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục và đau nhức cũng có thể là do những bất thường của cấu tạo khớp gối. Cụ thể là trật bánh chè bẩm sinh, dây chằng chéo khớp gối, chân vòng kiềng, sụn chêm hình đĩa,… Các dị tật này đã khiến cho ổ khớp gối trở nên lỏng lẻo, khi vận động sẽ tạo ra va chạm mạnh và gây ra tình trạng trên.

+ Do mang thai: Trong giai đoạn thai kỳ, cân nặng của chị em phụ nữ sẽ tăng lên đột ngột gây áp lực lớn lên khớp gối. Đồng thời, khi mang thai cơ thể mẹ còn tiết ra một số loại hormone làm lỏng lẻo các khớp xương để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi tại tử cung. Hai yếu tố trên đã khiến cho khớp gối của mẹ bầu trở nên yếu dần và gây ra tình trạng đau nhức, kêu lục cục.

Trong giai đoạn thai kỳ, xương khớp của mẹ bầu trở nên suy yếu và rất dễ bị tổn thương
Trong giai đoạn thai kỳ, xương khớp của mẹ bầu trở nên suy yếu và rất dễ bị tổn thương

+ Lười vận động: Xương khớp kêu lục cục và đau nhức cũng thường xảy ra ở những người có thói quen lười vận động. Thói quen này đã khiến các ổ khớp giảm tiết dịch nhờn để bôi trơn khớp, làm tăng độ ma sát giữa các khớp xương khi vận động.

+ Vận động quá mức: Vận động quá mức cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau. Khi bạn đi lại nhiều hoặc vận động nặng sẽ làm gia tăng ma sát ở đầu xương, điều này đã kích thích phản ứng viêm và gây ra tình trạng trên. Nếu người bệnh thực hiện nghỉ ngơi điều độ và chăm sóc đúng cách thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện.

+ Thừa cân béo phì: Khớp gối kêu lục cục và đau nhức rất dễ xảy ra ở những người bị thừa cân béo phì. Thừa cân – béo phì là nguyên nhân khiến quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nếu không tiến hành cải thiện sẽ gây ra những tổn thương không thể phục hồi tại khớp.

+ Chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức và phát ra tiếng kêu lục cục tại khớp gối. Cụ thể là ăn uống kiêng khem quá mức thiếu dưỡng chất, lạm dụng rượu bia và chất kích thích, ăn đồ quá mặn, ăn nhiều chất béo,…

Khớp gối kêu cục cục và đau là bệnh gì?

Ngoài nguyên nhân sinh lý, khớp gối kêu lục cục và đau nhức cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp thường gặp. Ở những trường hợp này, bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị để tránh các biến chứng không mong muốn. Một số bệnh lý gây đau nhức và kêu lục cục ở khớp gối là:

  • Khô khớp gối: Bệnh lý này xảy ra khi màng bao hoạt dịch trong khớp gối giảm tiết dịch nhờn bôi trơn khớp. Khi khớp gối không được bôi trơn đầy đủ sẽ làm tăng ma sát khi vận động. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhức khớp gối và phát ra tiếng kêu lục cục khi vận động. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như lão hóa, lười vận động, thiếu dưỡng chất,…
Khớp gối kêu lục cục và đau rất có thể là dấu hiệu của căn bệnh khô khớp gối
Khớp gối kêu lục cục và đau rất có thể là dấu hiệu của căn bệnh khô khớp gối
  • Thoái hóa khớp: Bệnh lý này thường xảy ra ở người cao tuổi và những người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Thoái hóa khớp gối gây ra một số tổn thương không thể phục hồi như mô sụn bị bào mòn, xơ hóa,… Lâu dần, mô sụn sẽ mất đi chức năng vốn có và gây ma sát mạnh giữa các đầu xương khi vận động. Phát ra tiếng kêu lục cục và đau nhức khớp gối là dấu hiệu thường gặp của bệnh này.
  • Loãng xương: Canxi là thành phần khoáng chất hình thành nên mô xương nên chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ xương khớp. Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi sẽ gây ra bệnh loãng xương và khiến hệ xương khớp trở nên suy yếu. Lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng khớp gối kêu lục cục và đau nhức. Loãng xương là bệnh lý rất dễ khởi phát ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền và sau mãn kinh.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý mãn tính xảy ra khi hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ tự tạo ra kháng thể tấn công vào các khớp xương trên cơ thể. Khi bệnh bùng phát sang mức độ nặng sẽ gây ra tiếng kêu lục cục và đau nhức khi vận động. Hiện nay y khoa vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị dứt điểm.
  • Gai khớp gối: Đây là một trong những biến chứng của bệnh thoái hóa khớp gối. Các mỏm gai hình thành bất thường trên bề mặt xương đã chèn ép lên dây thần kinh và gây ra các cơn đau nhức khá khó chịu. Nếu người bệnh vận động, chúng còn cọ xát vào nhau và phát ra các tiếng kêu lục cục. Nếu không tiến hành điều trị sớm, gai khớp gối sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Bệnh lý khác: Khớp gối kêu lục cục và đau nhức cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như gout, nhiễm trùng bao hoạt dịch khớp gối, viêm khớp nhiễm khuẩn,….

Cách khắc phục khớp gối kêu lục cục và đau

Cần có biện pháp can thiệp đúng cách khi bị đau nhức khớp gối và vận động phát ra tiếng kêu lục cục
Cần có biện pháp can thiệp đúng cách khi bị đau nhức khớp gối và vận động phát ra tiếng kêu lục cục

Khớp gối kêu lục cục và đau là dấu hiệu cho thấy khớp gối đang bị tổn thương. Nếu không tiến hành can thiệp kịp thời, tình trạng thoái hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ khiến khả năng vận động bị hạn chế, đồng thời bệnh còn gây ra những tổn thương không thể phục hồi tại xương. Khớp gối kêu lục cục và đau nhức khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, để khắc phục tình trạng trên bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

Biện pháp cải thiện tại nhà

Nếu tình trạng đau nhức khớp gối và phát ra tiếng kêu lục cục chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự tiến hành cải thiện tại nhà thông qua các biện pháp sau đây:

  • Chườm đá: Sử dụng khăn sạch bọc đá lạnh để chườm lên vùng khớp bị đau nhức khoảng 20 phút. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm tê liệt dây thần kinh và đẩy lùi cơn đau nhức một cách tạm thời. Bạn có thể thực hiện cách này nhiều lần mỗi khi cơn đau khởi phát.
  • Massage: Đây cũng là phương pháp giảm đau được áp dụng khá phổ biến. Massage có tác dụng kích thích tuần hoàn máu tại khớp và mang lại hiệu quả giảm đau. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng tay xoa bóp theo hình tròn ngay tại vị trí đau khoảng 20 lần. Để nâng cao hiệu quả, bạn nên bôi các loại cao hoặc dầu nóng lên khớp trước khi massage.
  • Nghĩ ngơi: Khi khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục và đau nhức thì bạn không nên vận động quá mức, thay vào đó hãy dành nhiều thời gian để nghĩ ngơi. Nghĩ ngơi sẽ giúp quá trình phục hồi tổn thương tại khớp gối diễn ra thuận lợi hơn, chỉ sau vài ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.
  • Dùng dụng cụ hỗ trợ: Ở những trường hợp khớp gối kêu lục cục và đau nhức do chấn thương thì bạn có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như mang đai, dùng nạn,… Các dụng cụ này sẽ giúp giảm áp lực lên khớp gối và phòng tránh những tổn thương không mong muốn.
Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau nhức khá an toàn và hiệu quả, được nhiều người áp dụng tại nhà
Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau nhức khá an toàn và hiệu quả, được nhiều người áp dụng tại nhà

Thăm khám và điều trị chuyên khoa

Khi tình trạng trên diễn ra kéo dài và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, bạn nên đến bệnh viện thăm khám. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng lâm sàng và yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp,… để tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ bệnh trạng.

Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến trong y khoa là:

  • Dùng viên uống canxi hoặc vitamin D: Được chỉ định sử dụng cho những trường hợp có nguy cơ loãng xương hoặc bị loãng xương với mức độ nặng.
  • Dùng thuốc Tây y: Dùng thuốc Tây y giúp cải thiện triệu chứng đau nhức tại khớp một cách nhanh chóng. Thường được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc tiêm corticoid,… Dùng thuốc Tây y trị bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Phẫu thuật: Được thực hiện đối với những trường hợp bị giãn hoặc đứt dây chằng do chấn thương, thoái hóa khớp hình thành gai xương gây tổn thương ở mức độ nặng. Đây là phương pháp trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng không mong muốn.

Biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa

Duy trì lối sống tích cực và hình thành thói quen ăn uống khoa học sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát được tình trạng bệnh, đồng thời đây cũng là cách giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vì thế, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

Duy trì cân nặng ở mức ổn định sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp
Duy trì cân nặng ở mức ổn định sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tiến hành giảm cân khoa học nếu đang trong tình trạng thừa cân và béo phì để tránh gây áp lực lên khớp gối.
  • Loại bỏ các thói quen dễ gây tổn thương đến khớp gối như vận động mạnh, mang vác vật nặng sai tư thế, mang giày cao gót, ngồi xổm, đi lại thường xuyên, lười vận động,…
  • Dành 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập cải thiện sức khỏe xương khớp như đi bộ, yoga, bơi lội,… Đây cũng là thói quen tốt giúp bạn tránh được nhiều bệnh lý về xương khớp khác.
  • Phơi nắng vào sáng sớm từ 5 – 10 phút để da có thể tổng hợp vitamin D cần thiết cho cơ thể. Đây là yếu tố vi lượng có tác dụng bảo vệ hệ xương khớp và tăng cường sức đề kháng.
  • Ăn uống điều độ và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp tăng cường độ dẻo dai của xương. Các loại thực phẩm tốt cho xương khớp mà bạn nên tăng cường sử dụng là hải sản có vỏ, các loại cá béo, sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, dầu thực vật,…
  • Nói không với các loại thực phẩm gây hại cho xương và làm gia tăng nguy cơ mất xương như thực phẩm mặn nhiều muối, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas, rượu bia, thuốc lá,…
  • Sử dụng các loại thuốc Tây y trị bệnh theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được sử dụng quá liều gây ra các tác dụng phụ gây hại cho xương nói riêng và sức khỏe nói chung.
  • Cần cẩn thận khi tham gia giao thông và lao động để tránh gây chấn thương đến khớp gối. Sau khi bước qua độ tuổi trung niên, bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ 1 năm/lần.
Người già nên kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để sớm phát hiện bệnh lý và có biện pháp can thiệp kịp thời
Người già nên kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để sớm phát hiện bệnh lý và có biện pháp can thiệp kịp thời

Khớp gối kêu lục cục và đau nhức là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp khác nhau, nếu tình trạng này diễn ra kéo dài thì bạn không nên chủ quan trong việc điều trị để tránh các biến chứng không mong muốn. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây hại cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Nội dung bài viếtKhớp gối kêu lục cục và đau là do đâu?Khớp gối kêu cục cục và đau là bệnh gì?Cách khắc phục khớp gối kêu lục cục và...

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtKhớp gối kêu lục cục và đau là do đâu?Khớp gối kêu cục cục và đau là bệnh gì?Cách khắc phục khớp gối kêu lục cục và...

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtKhớp gối kêu lục cục và đau là do đâu?Khớp gối kêu cục cục và đau là bệnh gì?Cách khắc phục khớp gối kêu lục cục và...

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Nội dung bài viếtKhớp gối kêu lục cục và đau là do đâu?Khớp gối kêu cục cục và đau là bệnh gì?Cách khắc phục khớp gối kêu lục cục và...

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Nội dung bài viếtKhớp gối kêu lục cục và đau là do đâu?Khớp gối kêu cục cục và đau là bệnh gì?Cách khắc phục khớp gối kêu lục cục và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn