Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Các loại thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp tốt nhất

Quốc dược Phục cốt khang đặc trị thoát hóa khớp

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị thoái hóa khớp từ gốc, phục hồi sụn khớp hoàn chỉnh

Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối Theo Y Học Cổ Truyền – Đông Y

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không, biến chứng là gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay, khiến người bệnh phải chịu ít nhiều những cơn đau nhức, sưng tấy vùng đầu gối khó chịu. Bệnh tình càng để lâu càng gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị tác động không kém. Vậy thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không, gây ra những biến chứng nào? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những vấn đề này.

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít các đối tượng mắc phải đang đi tìm câu trả lời
Thoái hóa khớp có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít các đối tượng mắc phải đang đi tìm câu trả lời

Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắc

Thoái hóa khớp gối là hệ quả của quá trình tổn thương và suy giảm chức năng của sụn khớp gối. Chính tổn thương này đã làm mất dần chất dịch tự nhiên của sụn và xương dưới sụn. Khi đó, sụn bắt đầu mất đi tính đàn hồi và không thể bảo vệ được phần đầu xương. Khi vận động, các khớp cọ xát vào nhau gây ra triệu chứng đau nhức kèm sung tấy, đôi khi có thể nghe thấy tiếng âm thanh lạo xạo trong khớp gối. Chính vì những triệu chứng này mà người bệnh gặp không ít khó khăn trong một số công việc vận động hằng ngày và cơn đau dần tăng cao khi vận động nhiều và mạnh. Phần lớn, các triệu chứng của thoái hóa khớp gối phát triển nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Theo thống kê của Bộ Y tế, đối tượng dễ bị thoái hóa khớp gối nhất là người già, người cao tuổi (trên 60 tuổi). Tuy nhiên, hiện nay số lượng người trẻ mắc phải căn bệnh này cũng không ngừng gia tăng do họ có thói quen sinh hoạt không phù hợp, lười vận động, tăng cân đột ngột. Chính vì vấn đề này mà căn bệnh thoái hóa khớp gối có xu hướng trẻ hóa ở mức độ cần cảnh báo.

Khớp gối là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, di chuyển nên rất dễ bị tổn thương và thoái hóa
Khớp gối là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, di chuyển nên rất dễ bị tổn thương và thoái hóa

Theo nhận định của chuyên gia y tế hàng đầu, thoái hóa khớp gối là căn bệnh mãn tính, rất khó có thể điều trị hoàn toàn. Cơn đau có thể bùng phát đột ngột mà không được cảnh báo trước. Không những vậy, nếu tình trạng bệnh lý kéo dài có thể dẫn đến một số vấn đề tác động đến yếu tố tâm lý gây suy nhược thần kinh. Song, bệnh thoái hóa khớp nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số trường hợp nghiêm trọng sau:

  • Vì khớp gối bị thoái hóa nên khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng không kém, khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn. Không những vậy, tổn thương ở sụn khớp đầu gối còn ảnh hưởng cả chất lượng cuộc sống, lối sinh hoạt và công việc đang thực hiện;
  • Làm gia tăng nguy cơ co cứng gân, đứt gân và các dây chừng xung quanh đầu gối;
  • Đầu gối bị chấn thương có thể gây viêm, chảy máu làm nhiễm trùng bên trong và xung quanh khớp. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể làm gia tăng nguy cơ bị tàn phế;
  • Đối với người già bị thoái hóa khớp gối có nguy cơ té ngã hoặc chấn thương cao gấp 2 – 3 lần so với người cùng tuổi không bị thoái hóa;
  • Khi gai xương xuất hiện, có thể gây áp lực lớn lên dây thần kinh quanh khớp gối. Không những vậy, tổn thương này còn có thể làm cản trở quá trình hoạt động của các dây thần kinh, từ đó khiến triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh mãn tính gây ra những cơn đau nhức khó chịu, làm hạn chế khả năng vận động, xương khớp trở nên kém linh hoạt hơn
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh mãn tính gây ra những cơn đau nhức khó chịu, làm hạn chế khả năng vận động, xương khớp trở nên kém linh hoạt hơn

Như vậy, thoái hóa khớp gối không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để phục hồi chức năng khớp. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể tác động lớn đến chất lượng đời sống, công việc và cả sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, bệnh tiến triển nặng còn dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, nhiều nhất là khả năng vận động.

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý thêm một vấn đề khác để hiểu rõ hơn bản chất của căn bệnh này. Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp liên quan đến quá trình lão hóa nên không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể kiểm soát và làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh thông qua một số phương pháp điều trị tích cực. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp duy trì chức năng vận động của khớp gối, đồng thời hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức, sung tấy do bệnh gây ra. Vì thế, không thể khẳng định bệnh thoái hóa khớp gối có khả năng được khắc phục triệt để.

Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

Như vừa được đề cập, tuy bệnh thoái hóa khớp gối không đe dọa đến tính mạng nhưng có khả năng cao gây ra những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu bệnh tình không được điều trị và phòng ngừa phù hợp, người bệnh có khả năng gặp phải những biến chứng sau:

  • Cơn đau nhức kéo dài dai dẳng: Tùy vào mỗi đối tượng cụ thể mà mức độ và tần suất của cơn đau sẽ khác nhau. Khi bệnh kéo dài lâu càng khiến cơn đau kéo dài dai dẳng và trở nên đau nhói. Thậm chí, cơn đau nhức bùng phát khi vận động mạnh, khi trở trời, lúc đi ngủ,… Điều này tác động không hề nhỏ đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày;
  • Gây khó khăn trong việc di chuyển: Khả năng đi lại có dấu hiệu giảm dần khi khớp gối bị thoái hóa là vấn đề bình thường. Tuy nhiên, trường hợp này có khả năng chuyển biến xấu gây mất thăng bằng trong việc đứng thẳng và hoạt động hằng ngày;
  • Biến dạng khớp: Vì khớp gối bị bào mòn dần theo thời gian nên rất dễ khiến chúng bị biến dạng;
  • Teo cơ, liệt, và tàn phế: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoái hóa khớp gối mà hiện nay có khá nhiều người phải đối mặt. Triệu chứng của bệnh khiến cho máu lưu thông gặp nhiều khó khăn, không thể vận chuyển đủ để nuôi dưỡng cơ, từ đó khiến cơ bị yếu đi và teo dần. Người bệnh thường có xu hướng đứng không vững, run chân, dễ bị té ngã,… Nếu không được kiểm tra và điều trị phù hợp người bệnh có nguy cơ cao đối diện với tình trạng tàn phế, liệt vĩnh viễn.
Có khá nhiều người có nguy cơ bị liệt, bại liệt cao do chủ quan với bệnh thoái hóa khớp gối
Có khá nhiều người có nguy cơ bị liệt, bại liệt cao do chủ quan với bệnh thoái hóa khớp gối

Nếu không mong muốn gặp phải những biến chứng trên, người bệnh cần chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị khi bệnh ở giai đoạn đầu, chưa chuyển biến xấu. Tốt nhất, tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và trao đổi tình trạng bệnh lý đang gặp phải.

Bị thoái hóa khớp gối nên làm gì để bệnh tình không chuyển biến nguy hiểm?

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra một số việc mà người bị thoái hóa khớp gối nên làm sau khi nắm rõ tình trạng sức khỏe, như:

1. Chủ động thăm khám sức khỏe để biết rõ mức độ bệnh lý

Để có phác đồ cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối cũng như ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng, trước hết, người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe tại các phòng khám chuyên khoa uy tín. Dựa vào tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra một số phác đồ điều trị tích cực. Đó có thể là điều trị bằng thuốc kết hợp với các chăm sóc sức khỏe tại nhà, trường hợp nặng hơn có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Mọi phác đồ điều trị đều hướng đến mục đích chung là cải thiện khả năng vận động và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật.

Chủ động thăm khám để nắm rõ tình trạng sức khỏe xương khớp gối khi bị thoái hóa, dựa vào đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
Chủ động thăm khám để nắm rõ tình trạng sức khỏe xương khớp gối khi bị thoái hóa, dựa vào đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

2. Sử dụng thuốc Tây y theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây y luôn là sự lựa chọn của nhiều đối tượng. Chúng không chỉ mang lại sự tiện ích trong việc sử dụng mà còn mang lại các dụng giảm đau nhanh. Đồng thời, hỗ trợ làm chậm quá trình diễn tiến xấu của bệnh. Song, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa nếu không mong muốn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào.

Đa phần các loại thuốc Tây y được sử dụng để trị thoái hóa khớp gối chủ yếu là thuốc giảm đau nhanh và kháng viêm. Những loại thuốc được bác sĩ kể đơn có thể được trình bày theo nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là thuốc uống. Ngoài ra, một số trường hợp khác có thể chỉ định dùng thuốc bôi, thuốc dán tại vị trí đau hoặc thuốc tiêm vào vào ổ khớp đau nhức.

Một số loại thuốc điển hình thường được các bác sĩ kê đơn trị bệnh thoái hóa khớp gối như:

  • Thuốc giảm đau nhẹ;
  • Thuốc giảm đau không steroid;
  • Thuốc giãn cơ;
  • Thuốc corticoid dạng tiêm trực tiếp vào khớp;
  • Thuốc tiêm chất nhờn trực tiếp vào khớp gối;
  • Thuốc chống thoái hóa khớp;
  • Thuốc bổ sung cho cơ thể.
Thuốc corticoid dạng tiêm trực tiếp vào khớp được thực hiện bởi người có chuyên môn, kỹ thuật nhằm đảm bảo sự an toàn
Thuốc corticoid dạng tiêm trực tiếp vào khớp được thực hiện bởi người có chuyên môn, kỹ thuật nhằm đảm bảo sự an toàn

Các loại thuốc trên thường được chỉ định điều trị trong khoảng thời gian ngắn. Người bệnh chỉ được sử dụng khi đã có sự cho phép. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay tự ý điều chỉnh liều nếu không mong muốn bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng.

Sau một thời gian điều trị nội khoa (bằng thuốc) không mang lại kết quả khả quan hay bệnh tình có tiến diễn xấu, nguy cơ xuất hiện biến chứng cao, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phẫu thuật để bảo toàn khả năng vận động và hạn chế nguy cơ tàn phế. Một số phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối điển hình như:

  • Phẫu thuật nội soi làm sạch;
  • Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn;
  • Ghép tế bào sụn tự thân;
  • Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại;
  • Đục xương sửa trục;
  • Thay khớp gối.

3. Kết hợp điều trị bằng thuốc với vật lý trị liệu

Song song với việc điều trị bằng thuốc hoặc sau quá trình phẫu thuật khớp gối, người bệnh nên kết hợp với vật lý trị liệu. Đây là phương pháp giúp tăng cường phạm vi hoạt động cho khớp, tăng tính linh hoạt cho sụn khớp bị thoái hóa, tăng cường cơ bắp chân, đồng thời cải thiện chức năng của khớp gối. Một số vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối điển hình sau: siêu âm, chiếu tia hồng ngoại, luyên tập cơ khớp, cố định khớp bị biến dạng, xoa bóp,…

Lưu ý, người bệnh chỉ được thực hiện vật lý trị liệu khi không có biểu hiện sưng đau, sưng nề hay bị viêm. Một số bài tập chuyên môn, người bệnh chỉ được thực hiện cùng với bác sĩ hoặc kỹ thuật môn để phòng tránh sai sót ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh. Bởi thực hiện không đúng phương pháp có khả năng làm gia tăng tổn thương khớp xương.

Tập vật lý trị liệu cùng với chuyên viên y tế để hỗ trợ cải thiện khả năng vận động và hạn chế biến chứng xuất hiện
Tập vật lý trị liệu cùng với chuyên viên y tế để hỗ trợ cải thiện khả năng vận động và hạn chế biến chứng xuất hiện

4. Hỗ trợ làm giảm cơn đau tại nhà

Những cơn đau đầu gối bị thoái hóa xuất hiện đột ngột luôn khiến không ít người khó chịu, nhất là về đêm làm người bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay những ngày trời trở lạnh đột ngột. Khi cơn đau bùng phát, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo vặt hỗ trợ giảm đau nhanh tại nhà. Đó có thể là chườm nóng hoặc chườm lạnh, xoa bóp, massage, tắm nước ấm hoặc tận dụng bài thuốc dân gian. Chi tiết hơn:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Chườm nóng hay chườm lạnh đều có tác dụng làm giảm đau vùng gối tức thời, mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Người bệnh có thể cho vài viên đá vào túi chườm hoặc sử túi chườm nóng chuyên dụng lên khu vực bị tổn thương. Trong các trường hợp đau nhiều, người bệnh có thể áp dụng cách làm này khoảng 2 – 3 lần/ ngày;
  • Xoa bóp, massage: Liệu pháp này sử dụng chính xác ngón tay ấn và day quanh vùng đau giúp thư giãn gân cốt, tăng cường máu lưu thông và cải thiện triệu chứng đau nhức. Hơn thế nữa, massage và xoa bóp còn hạn chế được tình trạng cứng cơ, teo cơ;
  • Tắm nước ấm: Ngâm mình trong nước ấm vừa có tác dụng hỗ trợ giảm đau vừa có tác dụng thư giãn cơ thể, tăng cường quá trình lưu thông máu, thư giãn gân cốt. Hiệu quả sẽ được tăng cao nếu cho vài giọt tinh dầu thảo dược vào trong bồn nước ấm;
  • Tận dụng bài thuốc dân gian: Trong dân gian có khá nhiều bài thuốc hỗ trợ giảm đau do thoái hóa khớp gối gây ra được liêu truyền cho đến ngày hôm nay. Đa phần các bài thuốc đều sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: lá lốt, gừng, ngải cứu,… Đây đều là những dược liệu có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
Massage, xoa bóp đầu gối bị đau sưng mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau nhức do bị thoái hóa
Massage, xoa bóp đầu gối bị đau sưng mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau nhức do bị thoái hóa

Xem thêm: Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt tại nhà

5. Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt tại nhà

Chế độ ăn uống hằng ngày và lối sinh hoạt tại nhà cũng được xem như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Thế nhưng, vẫn còn không ít đối tượng bỏ qua vấn đề này mà chỉ chú trọng đến việc điều trị bằng thuốc. Người bệnh cần nhớ rằng, chế độ dinh dưỡng đảm bảo và lối sinh hoạt lành mạnh tác động không hề nhỏ đến quá trình khôi phục bệnh, thậm chí còn có khả năng ngăn chặn những tiềm ẩn nguy hiểm có khả năng xảy ra.

Hiểu được tầm quan trọng đó, chuyên gia y tế đã đưa ra một số lời khuyên cho các đối tượng bị thoái hóa khớp gối cụ thể sau:

  • Khẩu phần ăn uống hằng ngày cần đảm bảo yếu tố dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe của người bệnh. Tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega – 3 có trong rau xanh, củ quả, trái cây tươi, trứng, sữa, các loại hạt, ngũ cốc, cá,… Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm không tốt cho sức khỏe của sụn khớp như rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, thức ăn ngọt, thức ăn chế biến sẵn,…;
  • Chăm vận động hay tập thể dục để giảm bớt áp lực ở khớp gối và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Tùy vào mức độ bệnh lý cũng như tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn bài tập phù hợp. Một số bộ môn mà người bị thoái hóa khớp gối có thể tham gia như: đi bộ, chạy bộ, yoga, dưỡng sinh, hành thiền,… Đồng thời, tránh tham gia các bộ môn cần vận động mạnh như đá bóng, bóng chuyền, quần vợt,…;
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định để tránh tạo nhiều áp lực lớn đè lên khớp. Bởi sức ép càng lớn càng khiến tình trạng thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với các đối tượng bị béo phì cần cố gắng giảm cân thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và chăm tập thể dục mỗi ngày;
  • Tránh tư thế ngồi xổm nếu không mong muốn cơn đau gia tăng. Bởi tư thế này gây áp lực không hề nhỏ lên khớp gối khiến cho vị trí này bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Chăm vận động hay tập thể dục mỗi ngày để duy trì trọng lượng ở mức ổn định, tránh tạo áp lực lớn lên đầu gối đang bị thoái hóa
Chăm vận động hay tập thể dục mỗi ngày để duy trì trọng lượng ở mức ổn định, tránh tạo áp lực lớn lên đầu gối đang bị thoái hóa

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc hiểu được phần nào mức độ nguy hiểm và biến chứng của bệnh thoái hóa khớp gối. Nắm rõ tình trạng sức khỏe và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng loại bỏ những cơn đau nhức khó chịu, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng. Tốt hơn hết, bạn nên chủ động hơn trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ và kết hợp với việc điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Tin khác

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, giai đoạn bệnh và hướng điều trị

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắcBiến chứng của bệnh thoái hóa khớp gốiBị thoái hóa khớp gối nên làm gì...

Khô khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắcBiến chứng của bệnh thoái hóa khớp gốiBị thoái hóa khớp gối nên làm gì...

Khớp gối kêu lục cục và đau là bệnh gì? Cách khắc phục

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắcBiến chứng của bệnh thoái hóa khớp gốiBị thoái hóa khớp gối nên làm gì...

Thoái hoá khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắcBiến chứng của bệnh thoái hóa khớp gốiBị thoái hóa khớp gối nên làm gì...

Khô khớp gối nên ăn gì để tăng chất nhờn?

Nội dung bài viếtThoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắcBiến chứng của bệnh thoái hóa khớp gốiBị thoái hóa khớp gối nên làm gì...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn