Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Lá bàng chữa bệnh trĩ được không? Cách thực hiện?

Tiêm xơ búi trĩ là gì? Có đau không? Tiêm ở đâu?

Thuốc trĩ cho bà bầu loại nào tốt và an toàn cho mẹ & bé?

Trĩ Ngoại Tắc Mạch Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh trĩ giúp làm giảm triệu chứng

Lòi dom là gì? Biểu hiện và các phương pháp điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Lòi dom không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt đời sống hằng ngày mà còn có thể làm suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ hoại tử hay nhiễm trùng hậu môn. Nếu không kiểm soát kịp thời, người bệnh có thể phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.

Lòi dom là gì?

Lòi dom là biểu hiện của bệnh trĩ khi đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này xuất hiện một phần hoặc có thể là cả trực tràng lòi ra ngoài hậu môn và bám chặt tại đây. Trong những trường hợp nặng, búi trĩ không thể tự thụt lên mà cần dùng lực cơ học từ tay thậm chí là không thể đẩy lên được.

Lòi dom
Lòi dom là biểu hiện của bệnh trĩ trong giai đoạn nặng khiến các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn

Bệnh lòi dom cũng xuất hiện ở cả ba thể trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp với mức độ nguy hiểm khác nhau. Đặc biệt ở trĩ nội trong những giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng nên khi xuất hiện tình trạng lòi dom ra ngoài cũng đồng nghĩa với việc bệnh đã tiến triển đến những giai đoạn nguy hiểm cần được nhanh chóng điều trị.

Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự gia tăng áp lực trên trực tràng kéo dài làm phình giãn đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn gây ứ máu tại đây. Các búi trĩ được nuôi dưỡng trực tiếp bằng máu ngày càng gia tăng kích thước và lùi ra ngoài. Bên cạnh đó các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm

Trào ngược sau sinh sẽ được dập tắt vĩnh viễn sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc của Vua Tự Đức, TUYỆT ĐỐI không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. XEM NGAY
  • Gặp các rối loạn tiêu hóa mãn tính như tiêu chảy hay táo bón, người bệnh phải đi vệ sinh nhiều làm gia tăng áp lực lên trực tràng, hậu môn và tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Tăng cân đột ngột hay béo phì thừa cân cũng gây áp lực lớn lên cho các cơ quan trong cơ thẻ, bao gồm cả trực tràng
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao do liên quan đến sự thay đổi cân nặng đột ngột, sự thay đổi hormone và sự giia tăng kích thước tử cung làm bụng to để tạo chỗ trú ngụ cho thai nhi. Ngoài ra do bà bầu rất hạn chế việc can thiệp điều trị bằng thuốc kết hợp với yếu tố cơ địa nên nguy cơ bị lòi dom sau sinh rất cao.
  • Phụ nữ sau sinh cũng thường bị lòi dom do cơ thể yếu, sư thay đổi kích thước của tử cung, việc sinh thường..
  • Đi đại tiện ngồi quá lâu thường liên quan đến sự mất tập trung do cầm theo sách báo, điện thoại hoặc cũng có thể liên quan đến những rối loạn tiêu hóa
  • Rặn quá mạnh khi đi đại tiện có thể do liên quan đến tình táo bón hay những người ăn uống thiếu nước, thiếu chất xơ khiến phân bị cứng và khó loại bỏ ra ngoài
  • Một số nghiên cứu cũng cho thấy bệnh trĩ có yếu tố di truyền
  • Nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi tác do sự suy yếu của các cơ quan lục phủ ngũ tạng
  • Những người có thể tạng suy yếu cũng là yếu tố khiến tổ chức mỡ bám quanh trực tràng bị giảm dần, tổ chức dưới niêm mạc trực tràng cũng có dấu hiệu lỏng lẻo hơn bình thường khiến cho trực tràng dễ bị sa ra ngoài.

Cần phải nắm rõ chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng hỗ trợ và điều trị chính xác nhất.

Biểu hiện chứng lòi dom

Như đã nói, lòi dom là triệu chứng bệnh trĩ khi trực tràng đã lòi ra ngoài nên lúc này các dấu hiệu bệnh cũng rõ ràng hơn. Người bệnh có thể nhìn thấy búi trĩ khi ngồi xổm và nhìn về hậu môn. Trong những giai đoạn đầu những búi trĩ có kích thước khá nhỏ, hầu như không gây vướng mắc gì nên người bệnh có thể chưa phát hiện.

Lòi dom
Các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn kèm theo ngứa rát rát, chảy máu làm người bệnh rất khó chịu

Càng về những giai đoạn sau kịch thước búi trĩ càng tăng làm kích thích hậu môn kèm theo rất nhiều biểu hiện khó chịu khác, bao gồm

  • Chảy máu hậu môn: máu có thể bắn thành tia lẫn vào phân hoặc chảy giọt dính vào giấy khi chùi hậu môn. Phân có dính máu có màu đen thẫm, mùi hôi tanh cực kỳ khó chịu.
  • Ngứa rát hậu môn: do các búi trĩ cọ xát thường xuyên vào hậu môn kết hợp với tình trạng chảy dịch kéo dài tại đây làm hậu môn luôn ẩm ướt và ngứa rát. Đồng thời khu vực thành hậu môn cũng có rất nhiều nếp gấp không chỉ làm tích tụ nước, gây ẩm ướt mà còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và tấn công tại đây gây ngứa ngáy khó chịu không ngừng.
  • Đau rát hậu môn: do búi trĩ có kích thước lớn làm cọ xát hậu môn và gây nứt rách tại đây. Người bệnh sẽ cảm thấy cực kỳ đau nhức khi đi đại tiện. Đồng thời hậu môn có thể bị nứt gây chảy máu và càng khiến tình trạng đau rát, ngứa ngáy tại đây trầm trọng hơn.
  • Búi trĩ sa ra ngoài: trong giai đoạn đầu búi trĩ có kích thước nhỏ nên vẫn có thể tự thụt lên được và chỉ nhìn thấy nếu ngồi xổm. Tuy nhiên càng về sau búi trĩ càng phát triển kích cỡ lớn hơn và không thể tự thụt lên mà cần dùng tay đẩy. Trong những giai đoạn nặng, búi trĩ bám chặt tại hậu môn, dùng tay đẩy cũng không lên và gây ảnh hưởng rất nhiều khi đi đứng ngồi nằm, người bệnh luôn cảm thấy vướng víu khó chịu vô cùng.
  • Sốt cao: trong trường hợp các búi trĩ phát triển và gây viêm nhiễm hoại tử tại hậu môn sẽ xuất hiện các vi khuẩn tấn công  làm người bệnh sốt cao, cơ thể mệt mỏi không thôi.
  • Suy nhược cơ thể: cơ thể hấp thụ các dưỡng chất kém kết hợp với tình trạng mất máu kéo dài trở nên xanh xao và suy nhược nhanh chóng, cân nặng giảm sút tạo điều kiện cho rất nhiều bệnh lý khác xuất hiện ngay lúc này.

Trong một số trường hợp còn có thể xuất hiện trĩ huyết khối với các cục máu đông tích tụ tại đây. Người bệnh bị chảy máu nhiều, cơ thể suy nhược và tăng nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Do đó ngay khi phát hiện thấy các triệu chứng bất thường ở sức khỏe và hậu môn, người bệnh cần đến ngay bệnh viện gần nhất để tiến hành thăm khám điều trị kịp thời.

Biến chứng của bệnh lòi dom

Hầu như trĩ nếu đã sa ra ngoài thì không thể tự khỏi mà cần áp dụng các phương pháp điều trị từ Đông – Tây y hay phải tiến hành cắt bỏ búi trĩ. Búi trĩ càng lớn, mức độ nguy hiểm càng tăng và ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. những biến chứng có thể xuất hiện nếu không nhanh chóng kiểm soát bệnh kịp thời bao gồm

  • Ung thư hậu môn – trực tràng: tình trạng tiết dịch lâu ngày cùng với viêm nhiễm hậu môn có thể kích ứng có tế bào ung thư phát triển rất mạnh. Đồng thời cơ thẻ suy yếu do mất máu dài ngày sẽ càng tạo điều kiện để các tế bào ung thư tấn công mạnh hơn,
  • Nhiễm trùng máu: các độc tố từ phân không thể loại bỏ hết ra ngoài cùng tình trạng nhiễm trùng ở hậu môn có thể khiến các vi khuẩn quay ngược lại vào cơ thể theo đường máu và tấn công các cơ quan bên trong. Không chỉ các cơ quan lân cận mà tim, phổi cũng có thể ảnh hưởng do có máu chứa các vi khuẩn đi qua.
  • Áp xe hậu môn: Búi trĩ sa ra ngoài nếu không được chăn sóc kỹ, bám vào hậu môn sẽ là điều kiện cho các vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển mạnh làm vùng hậu môn, lâu dần có thể dẫn tới áp xe hậu môn.
  • Giảm chức năng sinh lý: người đang bị trĩ cần hạn chế việc quan hệ do có thể lây nhiễm cho bạn tình đồng thời cũng có thể gây đau đớn khi quan hệ. Đồng thời nữ giới còn có nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản do hậu môn và cơ quan sinh dục nằm rất gần nhau.

Hướng điều trị bệnh lòi dom

Để có thể điều trị bệnh chính xác và an toàn nhất, người bệnh cần đến ngay các bệnh viên có chuyên khoa về tiêu hóa – trực tràng để thực hiện các chẩn đoán y khoa. Dựa trên tình trạng cơ địa, tình trạng bệnh, tiền sử bệnh lý bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Điều trị bằng thuốc Tây

Thường bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bằng nội khoa với các loại thuốc Tây trước để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức khó chịu, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và kích thích làm teo búi trĩ. Các loại thuốc được chỉ định thường ở dạng viên uống, dạng bôi hay viên đặt hậu môn.

Lòi dom
Việc dùng thuốc sẽ hỗ trợ kiểm soát bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng

Một số nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm

  • Thuốc chống viêm:  như diclofenac,  ibuprofen…  để giảm tình trạng viêm hậu môn và búi trĩ. Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với nhóm thuốc này có thể chỉ định dùng corticoid liều thấp để cải thiện triệu chứng
  • Thuốc nhuận tràng: thường dùng với những bệnh nhân có liên quan đến tình trạng táo bón để làm mềm phân và giảm áp lực lên trực tràng, hậu môn.
  • Thuốc mỡ/thuốc đạn:  thường có chứa thành phần hydrocortisone để bảo vệ hậu môn búi trĩ, ngăn ngừa viêm nhiễm và làm trơn ống hậu môn.
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: giúp hạn chế tần suất đi đại tiện đồng thời hạn chế sự trên niêm mạc hậu môn, thường dùng cho đối tượng có liên quan đến tiêu chảy.
  • Thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch: có thể chỉ định Diosmin, daflon, hesperidin… để ngăn ngừa nguy cơ ứ máu tại búi trĩ.

Riêng với đối tượng đặc biệt như bà bầu và phụ nữ mang thai việc dùng thuốc có thể hạn chế hơn và cần đảm bảo theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ vì thường đi kèm rất nhiều tác dụng phụ.

Điều trị bằng Đông y

Trong một số trường hợp lòi dom nhẹ, các búi trĩ có kích thước nhỏ vẫn có thể thụt lên được bác sĩ người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y đẻ cải thiện các triệu chứng. Ưu điểm của các bài thuốc này là có độ an toàn cao, hầu như không có tác dụng phụ, có chiết xuất từ thảo dược nên có thể dùng cho nhiều đối tượng, bao gồm cả bà bầu.

Ngoài ra khi sử dụng thuốc Đông y người bệnh cũng thường có xu hướng ăn ngon, ngủ ngon hơn nên sức khỏe cũng ổn định hơn rất nhiều. Tuy nhiên do có nguồn gốc thảo dược nên thường hiệu quả bài thuốc khá chậm nên thường không phù hợp với các tình trạng bệnh nặng.

Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo áp dụng như

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hoa hòe, trắc bách diệp, cam thảo , kinh giới, địa du, kim ngân hoa, xích thược, chỉ xác, chi tử mỗi vị 4g. Làm sạch các dược liệu rồi sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 10g binh lang; hoàng bá, ngũ bột tử, xà sàng tử mỗi dược liệu dùng 20g cùng 30g tô mộc. Làm sạch rồi xay nhuyễn các dược liệu rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ trong 15 phút. Vệ sinh lại hậu môn với nước sạch.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị  nụ hòe, tam lăng, chỉ thực, thiên thảo, tam thất với một lượng vừa đủ, làm sạch rồi sắc uống ngày một thang. Kiên tri sử dụng sẽ đem lại rất nhiều kết quả tuyệt vời cho sức khỏe.

Chú ý khi dùng các bài thuốc Đông y không áp dụng chung với thuốc Tây vì có thể gây tươn tác giữa các chất khiến người bệnh có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, hạ huyết áp..

Các biện pháp dân gian

Với nhiều đối tượng không thể dùng thuốc như bà bầu có thể tham khảo thực hiện các bài thuốc dân gian từ thảo dược để kiểm soát bệnh tạm thời. Mục đích chủ yếu của các bài thuốc này là giảm nhẹ triệu chứng, không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm. Do đó người bệnh vãn cần kết hợp với phác đồ điều trị bệnh lòi dom theo chỉ định từ bác sĩ.

Dùng rau diếp cá

Diếp cá có tính thanh nhiệt giải độc và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, rất tốt cho người bị táo bón. Đồng thời thành phần diếp cá cũng có tính kháng khuẩn chống viêm khá mạnh có thể ức chế các vi khuẩn tại hậu môn hiệu quả.

Người bệnh có thể thực hiện các bài thuốc sau với diếp cá

  • Nước diếp cá: dùng 1 nắm diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt uống hằng ngày có tác dụng cải thiện táo bón rất tốt
  • Đắp diếp cá: dùng 1 nắm diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn với một ít muối, đắp trực tiếp lên hậu môn và búi trĩ đã được vệ sinh sạch sẽ. Rửa lại hậu môn với nước sạch.
  • Xông hơi với diếp cá: dùng 1 nắm diếp cá rửa sạch đun với 2 lít nước, có thể cho thêm một ít muối. Dùng nước này để xông hơi hoặc đợi nguội bớt rồi ngâm hậu môn.

Dùng nghệ

Chất curcumon trong nghệ vừa có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, vừa giúp làm lành các vết xước trên hậu môn và loai bỏ các gốc tế bào gây bệnh tối đa. Bạn chỉ cần dùng nghệ tươi giã nhuyễn, đắp trực tiếp lên hậu môn và búi trĩ. Sau 15 phút rửa lại hậu môn với nước sạch sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Dùng nha đam

Các hoạt chất trong nha đam không chỉ có tác dụng kháng khuẩn chống viêm mạnh mà chất gel trong nó còn có tác dụng làm dịu các tổn thương trên hậu môn. Đắp nha đam còn giúp bôi trơn hậu môn để đưa phân ra ngoài dễ dàng, hạn chế sự ma sát làm đau rát hậu môn.

Bạn có thể thực hiện các cách sau

  • Nước nha đam: Gọt bỏ phần lớp vỏ xanh ngoài nha đam chỉ dùng phần gel trong, rửa sạch lại với nước muối sau đó đem xay nhuyễn rồi nấu với nước sạch và đường phèn. Dùng uống hết trong ngày.
  • Đắp nha đam: Sơ chế nha đam tương tự như trên rồi dùng phần gel trong đắp trực tiếp lên hậu môn và búi trĩ. Vệ sinh lại với nước sạch và lau khô trước khi mặc quần áo.

Can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp áp dụng các phương pháp nội khoa trên không đem lại tác dụng, người bệnh chảy máu nhiều, trĩ phát triển với kích thước quá to làm ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày hoặc có xuất hiện các biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhanh chóng để can thiệp kịp thời.

Lòi dom
Nếu việc dùng thuốc không đem lại tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa biến chứng

Tuy nhiên quá trình phẫu thuật vẫn có thể tồn tại nhiều biến chứng. Riêng với phụ nữ mang thai và sau sinh cần phải chờ cơ thể ổn định lại, thường sau sinh khoảng 6 tuần mới có thể tiến hành phẫu thuật hay các can thiệp xâm lấn khác. Một số biện pháp được sử dụng phổ biến hiện nay như

  • Nong giãn hậu môn
  • Chích xơ hoá búi trĩ
  • Chích xơ hoá búi trĩ
  • Thắt vùng niêm mạc trĩ (PPH)
  • Nhiệt nội sinh (HCPT)

Người bệnh nên tìm đến các bệnh viên uy tín có chuyên khoa riêng, có đầy đủ các thiết bị vật chất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất.

Chăm sóc và sinh hoạt cho người bệnh

Để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và phòng tránh tối đa nguy cơ tái phát, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau

  • Vệ sinh hậu môn hằng ngày với nước muối ấn, ngày có thể thực hiện 2- 3 lần. Chú ý sau khi vệ sinh xong nên lâu hậu môn với khăn sạch cho khô trước khi mặc quần áo để tránh hậu môn ẩm ướt và tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Ngâm hậu môn với nước ấm hay tắm với nước ấm mỗi ngày sẽ giúp thư giãn hậu môn, kích thích mạch máu lưu thông và giảm các triệu chứng tê cứng đáng kể
  • Chườm lạnh hậu môn cũng giúp giảm tình trạng đau nhức
  • Không nên đứng hay ngồi quá lâu mà nên vận động đi lại nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông, hạn chế tình trạng ứ đọng máu tại trực tràng
  • Ưu tiên chế độ ăn uống nhiều chất xơ, các món lỏng để hạn chế áp lực cho hệ tiêu hóa
  • Bổ sung rau xanh và các loại trái cây trong chế độ ăn uống hằng ngày
  • Sữa chua sẽ giúp bổ sung các lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa
  • Tránh xa những món ăn khô cứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn dị ứng, đồ ăn khó tiêu
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác trong suốt thời gian điều trị
  • Bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp làm mềm phân, tăng tốc độ thải độc để laoij bỏ sớm các nguyên nhân gây bệnh
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi
  • Tránh đi vệ sinh quá lâu, tốt nhất không nên đem theo điện thoại hay sách bào vào để tăng độ tập trung
  • Lựa chọn những bài tập thể dục thể thao phù hợp để tăng cường sức khỏe
  • Thực hiện theo đúng chỉ định về chăm sóc, sinh hoạt, dinh dưỡng và đơn thuốc từ bác sĩ.

Lòi dom nếu không nhanh chóng kiểm soát có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Thay đổi chế độ sống lành mạnh từ ngay hôm nay chính là các tốt nhất để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lý này.

Có thể bạn quan tâm

Tin xem thêm

Tin khác

Bệnh Trĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung bài viếtLòi dom là gì?Biểu hiện chứng lòi domBiến chứng của bệnh lòi domHướng điều trị bệnh lòi domĐiều trị bằng thuốc TâyĐiều trị bằng Đông yCác biện...

thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật

7 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Được Dùng Phổ Biến Hiện Nay

Nội dung bài viếtLòi dom là gì?Biểu hiện chứng lòi domBiến chứng của bệnh lòi domHướng điều trị bệnh lòi domĐiều trị bằng thuốc TâyĐiều trị bằng Đông yCác biện...

Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Với 10 Mẹo Cực Hay

Nội dung bài viếtLòi dom là gì?Biểu hiện chứng lòi domBiến chứng của bệnh lòi domHướng điều trị bệnh lòi domĐiều trị bằng thuốc TâyĐiều trị bằng Đông yCác biện...

10+ Thuốc Bôi Trĩ (Dạng Kem & Gel) Giúp Làm Teo Búi Trĩ Nhanh

Nội dung bài viếtLòi dom là gì?Biểu hiện chứng lòi domBiến chứng của bệnh lòi domHướng điều trị bệnh lòi domĐiều trị bằng thuốc TâyĐiều trị bằng Đông yCác biện...

thuốc chữa bệnh trĩ

TOP 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ (Nội + Ngoại) Hiệu Quả Tốt Nhất 2021

Nội dung bài viếtLòi dom là gì?Biểu hiện chứng lòi domBiến chứng của bệnh lòi domHướng điều trị bệnh lòi domĐiều trị bằng thuốc TâyĐiều trị bằng Đông yCác biện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn