Người mới mổ sỏi mật nên ăn gì, không nên ăn gì?
Nội dung bài viết
Mới mổ sỏi mật người bệnh nên ăn uống khoa học để tránh ảnh hưởng đến vết thương và hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau đó. Tốt hơn hết, bạn nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Bài viết dưới đây là thông tin về các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn sau khi mổ sỏi mật chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo.
Nguyên tắc ăn uống dành cho người mới mổ sỏi mật
Mổ sỏi mật là phương pháp điều trị thường áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng, kích thước viên sỏi lớn và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Sau phẫu thuật, các viên sỏi bên trong túi mật và ống dẫn mật sẽ được loại bỏ hoàn toàn, từ đó việc lưu thông dịch mật bên trong ống tiêu hóa sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Việc hình thành thói quen ăn uống khoa học sau phẫu thuật sẽ có tác dụng phục hồi sức khỏe và hạn chế phát sinh rủi ro không mong muốn. Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống sau khi mổ sỏi mật người bệnh cần phải nắm rõ:
- Thay vì ăn 3 bữa như trước đây, bạn nên chia thành 7 – 8 bữa nhỏ để sử dụng, tránh tạo áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Do sau phẫu thuật, hoạt động của gan mật bị ảnh hưởng khiến việc tiêu hóa thức ăn diễn ra không còn tốt như trước. Chia nhỏ bữa ăn để sử dụng sẽ giúp cơ thể dần thích ứng, lượng dịch mật tiết ra sẽ đủ để tiêu hóa thức ăn, không còn tình trạng quá thiếu hay quá thừa.
- Ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng lỏng dễ tiêu hóa để sử dụng giúp cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất trong thực phẩm và nhanh chóng phục hồi thể trạng. Hạn chế sử dụng các loại gia vị dễ gây kích thích trong chế biến món ăn như ớt, tiêu, tỏi,… Các loại gia vị này có ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và tác động xấu đến quá trình phục hồi tổn thương.
- Ở trường hợp mổ hở thì việc phục hồi sau mở thường diễn ra kéo dài, vì thế mà chế độ ăn uống của người bệnh sẽ phải kiêng kĩ hơn và cẩn thận hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tư vấn cách lên thực đơn ăn uống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.
Người mới mổ sỏi mật nên ăn gì?
Sau khi mổ sỏi mật, hoạt động của hệ tiêu hóa chưa thể phục hồi hoàn toàn. Vì thế, lúc này bạn nên ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng dễ tiêu để sử dụng như cháo, canh, soup,… Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người mổ sỏi mật được chuyên gia khuyên dùng, bạn có thể tham khảo:
+ Thực phẩm chứa chất béo tốt
Ăn nhiều chất béo sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc phục hồi sức khỏe sau khi phẫu thuật mổ sỏi mật. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn kiêng hoàn toàn nhóm thực phẩm này. Điều này sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Để giúp quá trình phục hồi tổn thương diễn ra một cách tốt nhất mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thì bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Chất béo lành mạnh là acid béo omega-3 hoặc omega-6. Loại chất béo này có rất nhiều trong cá béo, dầu oliu, các loại hạt,…
+ Thực phẩm giàu chất xơ
Sau khi mổ sỏi mật, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan vào trong thực đơn ăn uống của người bệnh. Hàm lượng chất xơ hòa tan này sau khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với acid mật trong đường ruột giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng một lượng chất xơ vừa phải, nếu ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
+ Bổ sung thực phẩm giàu vitamin
Sau khi cắt túi mật trị bệnh, quá trình tiêu hóa chất béo bị ảnh hưởng và khiến khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể cũng bị giảm sút. Vì vậy, bạn nên tăng cường bổ sung thêm vitamin cho cơ thể thông qua việc ăn uống. Các loại thực phẩm giàu vitamin được chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tăng cường sử dụng là cá béo, rau xanh thẫm, trái cây tươi,… Người bệnh cũng nên tăng cường bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể giúp nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ làm lành vết mổ.
Không nên ăn gì sau khi mổ sỏi mật?
Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm ở trên sau khi mổ sỏi mật sẽ có tác dụng hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, người bệnh cũng cần phải hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm sau đây:
+ Thực phẩm nhiều chất béo
Nội tạng động vật, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt mỡ,… là nhóm thực phẩm có hàm lượng chất béo rất cao. Nếu bạn sử dụng thường xuyên sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa và gây ra triệu chứng khó tiêu. Lâu dần sẽ làm gia tăng nguy cơ tái phát sỏi trở lại. Chính vì thế, thực đơn ăn uống hàng ngày của người sau mổ sỏi mật cần hạn chế sử dụng chất béo.
+ Thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế
Các loại thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế cần phải hạn chế sử dụng sau khi mổ sỏi mật là bánh ngọt, nước ngọt có gas, đồ ăn vặt, đồ tráng miệng,… Ăn quá nhiều đường sẽ gây béo phì và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh sỏi mật,…
+ Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, thịt xông khói, đồ ăn nhanh,… thường chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Đồng thời, hàm lượng chất béo trong nhóm thực phẩm này cũng khá cao, đây là thành phần dưỡng chất không nên sử dụng thường xuyên sau khi mổ sỏi mật. Nếu người bệnh sử dụng thực phẩm chế biến sẵn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tác động không tốt đến việc phục hồi tổn thương.
+ Thực phẩm gây khó tiêu
Người bị sỏi mật sau khi phẫu thuật điều trị bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây khó tiêu như sữa béo, phô phai, chế phẩm từ sữa,… Thành phần đường lactose trong sữa thường rất khó tiêu, nếu bạn sử dụng sẽ gây chướng bụng đầy hơi rất khó chịu. Để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, bạn nên sử dụng thay thế bằng sữa chua hoặc sữa thực vật (sữa đậu nành, sữa đậu xanh,…).
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh sử dụng các loại rau củ muối chua, đồ uống chứa cồn, cà phê, nước chè đặc, chất kích thích,…
Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng sau khi mổ sỏi mật bạn có thể tham khảo. Ăn uống khoa học kết hợp với lối sống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp vết thương nhanh chóng phục hồi và hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tiến hành tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra mức độ phát sinh rủi ro, để từ đó có thể đưa ra biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!