Các thuốc trị sỏi mật phổ biến nhất hiện nay [Update 2021]
Nội dung bài viết
Các loại thuốc trị sỏi mật được sử dụng phổ biến hiện nay là thuốc giảm đau, thuốc làm tan sỏi và thuốc chữa biến chứng. Việc dùng thuốc Tây y trị bệnh cần được sử dụng đều đặn trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả khả quan. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Những thông tin cần biết về bệnh sỏi mật
Sỏi mật là sự hình thành sỏi bên trong túi mật, đây là bệnh lý về đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là do sự mất cân bằng của các tinh thể bên trong dịch mật (cụ thể là sắc tố mật, muối mật và cholesterol). Dựa vào thành phần chính của viên sỏi mà y khoa chia bệnh sỏi mật thành 3 dạng là sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật và sỏi muối mật.
Thông thường, bệnh sỏi mật nếu diễn ra với mức độ nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Điều này đã khiến bạn gặp khó khăn trong việc phát hiện cũng như điều trị bệnh ngay từ sớm. Đến khi các triệu chứng của bệnh đã biểu hiện rõ ra bên ngoài như vàng da, sốt cao, đau quặn gan,… thì bệnh cũng đã chuyển biến sang giai đoạn nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng cao. Lúc này, nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị sẽ khiến kích thước sỏi lớn dần, gây tổn thương đến túi mật và phát sinh biến chứng.
Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt. Nếu bệnh diễn ra ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y hỗ trợ làm tan sỏi và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Ngược lại, nếu bệnh đã chuyển biến nặng thì bắt buộc người phải tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Các loại thuốc trị sỏi mật phổ biến hiện nay
Dùng thuốc Tây y điều trị bệnh sỏi mật là phương pháp được áp dụng phổ biến trong y khoa. Tuy nhiên, dùng thuốc chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ và kích thước sỏi không quá lớn. Các nhóm thuốc được sử dụng điều trị bệnh sỏi mật phổ biến hiện nay là:
1. Thuốc giảm đau
Ở những trường hợp bệnh gây đau nhức khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ được kê đơn điều trị bằng thuốc giảm đau. Công dụng chính của loại thuốc này là giảm co thắt túi mật, mang lại hiệu quả đau nhức và ngăn ngừa tổn thương đến túi mật. Thường được kê đơn là:
- Thuốc alverin và atropin: Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách hướng cơ và ngăn ngừa sản sinh ra chất trung gian acetylcholin gây co thắt. Từ đó, triệu chứng đau nhức do co thắt sẽ được cải thiện đáng kể.
- Thuốc bậc 3 papaverin: Thuốc tác động trực tiếp lên cơ và mang lại hiệu quả giảm co thắt cơ trơn. Nếu sử dụng quá liều có thể phát sinh ra phản ứng dị ứng hoặc kích ứng.
- Thuốc visceralgin: Loại thuốc này thường được sử dụng để giảm đau ở mức độ cấp tính bằng cách chống co thắt cơ trơn. Nếu bệnh đã chuyển biến sang mức độ mãn tính thì không nên sử dụng loại thuốc này để cải thiện tình trạng đau nhức.
2. Thuốc làm tan sỏi mật
Thuốc làm tan sỏi được ứng dụng rất nhiều trong y tế. Thành phần chính của nhóm thuốc này là Acid ursodesoxycholic với công dụng chính là hòa tan sỏi cholesterol. Loại thuốc này chỉ được sử dụng đối với những trường hợp sau đây:
- Sỏi ít mật với số lượng không nhiều, sỏi không bị canxi hóa và đường kính viên sỏi không vượt quả 20mm
- Điều trị dự phòng sỏi mật cho người béo phì đang tiến hành giảm cân nhanh chóng.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc tan sỏi mật điều trị bệnh cho những trường hợp sỏi mật bị calci hóa, sỏi mật cản tia x-quang, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc, bạn không nên sử dụng phối hợp với thuốc ngừa thai, estrogen, thuốc hạ lipid. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc làm tan sỏi mật là táo bón, viêm gan, viêm loét dạ dày tá tràng.
3. Thuốc chữa biến chứng
Sỏi mật nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm khuẩn đường mật, túi mật cấp, hoại tử túi mật,… Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, bác sĩ sẽ thêm vào phác đồ điều trị của người bệnh một số loại thuốc chữa biến chứng khác như:
- Thuốc kháng khuẩn: (kháng sinh nhóm aminoglycosid và quinolon) Thuốc có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm.
- Thuốc lợi mật: (artichaut) hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh sỏi mật
Dùng thuốc Tây y thường được chỉ định điều trị đối với những trường hợp sỏi mật có kích thước nhỏ để hạn chế sự phát triển kích thước sỏi. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để việc điều trị bệnh bằng thuốc Tây y có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Uống thuốc đúng giờ. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngừng sử dụng thuốc điều trị theo toa. Báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng để trị bệnh, tránh tình trạng sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc gây tương tác thuốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Không sử dụng thuốc giảm đau thuộc họ thuốc phiện để tránh gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh. Dựa vào tình trạng đau nhức mà bạn hãy lựa chọn sử dụng thuốc điều trị sao cho phù hợp, tốt hơn hết người bệnh vẫn nên sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa.
- Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc sau khi cảm thấy đỡ đau và không tiến hành tái khám sau đó, điều này sẽ khiến bệnh có nguy cơ phát sinh biến chứng là rất cao. Nên tuân thủ theo liều lượng và thời gian sử dụng thuốc mà bác sĩ đã đưa ra.
- Để có thể cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh thì bạn nên tiến hành phẫu thuật lấy sỏi ra bên ngoài, chỉ những trường hợp không thể phẫu thuật mới được chỉ định điều trị bằng thuốc Tây y. Sau khi bệnh được kiểm soát tốt bằng Tây y thì vẫn có nguy cơ tái phát trở lại rất cao.
- Nếu có các triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, người bệnh nên nhanh chóng báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
- Thường xuyên thăm khám chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị bệnh bằng Tây y giúp kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể điều chỉnh đơn thuốc điều trị sao cho phù hợp.
- Người bệnh cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh như viên uống Usolin 150, viên uống Liver Health Formula, viên uống Usolin Plus,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe đúng cách và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể thông qua việc ăn uống để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của bệnh. Cụ thể là:
- Cần kiêng sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh. Cụ thể là đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, thịt đỏ,… Nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh như rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu, thực phẩm giàu acid béo lành mạnh,…
- Chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để sử dụng, nếu ăn quá no sẽ làm gia tăng áp lực lên gan mật và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Duy trì cân nặng ở mực hợp lý để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của gan mật. Nếu đang bị thừa cân béo phì, người bệnh nên tiến hành giảm cân khoa học và từ từ. Việc giảm cân gấp rút sẽ làm gia tăng kích thước và số lượng sỏi mật.
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Không nên tập luyện quá sức, hãy ưu tiên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,…
Trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị sỏi mật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và mới được cập nhật vào năm 2021 bạn có thể tham khảo. Việc dùng thuốc trị bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuyệt đối không tự ý kê đơn và mua thuốc về điều trị tại nhà, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến việc điều trị chuyên khoa trở nên khó khăn hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!