Bệnh sỏi mật nên ăn gì và kiêng gì? Thực đơn tốt nhất
Nội dung bài viết
Bị sỏi mật nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh? Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra để có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Đồng thời, việc ăn uống khoa học còn giúp bạn phòng ngừa bệnh chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ở trên.
Nguyên tắc ăn uống khi đang điều trị sỏi mật
Sỏi mật là sự hình sỏi bên trong túi mật, bệnh xảy ra khi các thành phần bên trong dịch mật bị mất cân bằng. Sỏi tồn tại trong túi mật đã gây cản trở dòng chảy của dịch mật đến tá tràng, khiến chức năng tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng,… Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh khi bị sỏi mật sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và phát sinh biến chứng.
Vì thế, khi bị sỏi mật bạn nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng nên tuân thủ theo các nguyên tắc ăn uống sau đây:
- Ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng luộc hấp dễ tiêu hóa và hạn chế món chiên. Nếu chiên thức ăn, bạn nên dùng giấy hút bớt dầu mỡ ngấm trong món ăn. Với các món hầm xương nên hớt hết bọt, sử dụng dầu nấu ăn với lượng vừa đủ, giảm bớt muối khi nêm nếm món ăn.
- Nên chia nhỏ bữa ăn ra để sử dụng, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Nếu người bệnh ăn quá no sẽ khiến túi mật tăng co bóp và gây ra các triệu chứng như đau hạ sườn phải, khó tiêu,…
- Bữa ăn sáng phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng. Nhịn ăn sáng sẽ khiến túi mật không hoạt động và làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi.
- Uống từ 1.5 – 2 lít nước/ngày giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Nếu cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ giúp quá trình đào thải độc tố diễn ra thuận lợi hơn và giảm kích thích đến túi mật.
- Tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa dịch mật bị ứ trệ và mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh.
Bệnh sỏi mật nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?
Để ngăn ngừa bệnh sỏi mật tiếp tục chuyển biến nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày thì người bệnh nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm sau đây:
Bị sỏi mật nên ăn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh hay còn được biết đến là omega-3, omega-6,… Đây là nhóm thực phẩm mà những người đang bị sỏi mật nên tăng cường bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Chất béo lành mạnh là chất béo không no khi đi vào cơ thể sẽ giúp cải thiện chức năng của túi mật và hỗ trợ loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh.
Nếu cơ thể được bổ sung chất béo với liều lượng hợp lý sẽ có tác dụng tăng có bóp túi mật, giúp đẩy dịch mật xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Ngược lại, nếu cơ thể thiếu chất béo sẽ khiến hoạt động của túi mật bị trì trệ và gia tăng nguy cơ hình thành sỏi. Chất béo lành mạnh có rất nhiều trong cá hồi, cá ngừ, hạnh nhân, hạt lanh, dầu oliu,…
Rau xanh và trái cây tươi
Rau xanh và trái cây tươi có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đây đều là những thành phần dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân bị sỏi mật. Việc bổ sung các dưỡng chất này cho cơ thể thông qua việc ăn uống sẽ kích thích túi mật tăng tiết dịch mật tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Việc túi mật tăng co bóp đã hạn chế được nguy cơ lắng đọng canxi tạo sỏi, kìm hãm cơ thể hấp thu chất béo và mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh. Người bị sỏi mật nên ưu tiên sử dụng các loại rau xanh đậm và trái cây giàu vitamin C như rau cải, bông cải xanh, rau bina, trái cây họ cam quýt, kiwi, đu đủ,…
Người bị sỏi mật nên bổ sung đạm cho cơ thể
Đạm là thành phần dưỡng chất đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Với những bệnh nhân đang bị sỏi mật, nếu bạn bổ sung đầy đủ đạm cho cơ thể sẽ hỗ trợ phục hồi tổn thương tại túi mật và cung cấp năng lượng để cơ thể có thể thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những người đang bị sỏi mật chỉ nên bổ sung đạm cho cơ thể từ các loại thịt nạc, cá, hải sản và đạm thực vật.
Sữa và chế phẩm từ sữa ít béo
Sữa và các chế phẩm từ sữa là nhóm thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, được chuyên gia khuyên dùng. Nhưng đối với bệnh nhân đang bị sỏi mật thì cần phải cân nhắc trong việc sử dụng sữa để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Để mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị, bệnh nhân bị sỏi mật chỉ nên uống sữa ít kem, sữa tách béo, sữa tách bơ, sữa chua. Thành phần dưỡng chất trong các loại sữa này sẽ giúp cải thiện sức đề kháng cơ thể nhưng không làm tăng cholesterol trong túi mật (đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi mật). Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, sữa gạo,…
Bị sỏi mật nên ăn thực phẩm chứa tinh bột có lợi
Tinh bột là một trong những nhóm dưỡng chất đặc biệt quan trọng đối với cơ thể người và thường xuyên xuất hiện trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người Châu Á. Nếu đang bị sỏi mật, người bệnh cần cân nhắc việc bổ sung tinh bột cho cơ thể để tránh làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu.
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để bệnh sỏi mật được kiểm soát tốt thì bạn chỉ nên bổ sung các loại tinh bột có lợi cho cơ thể. Nhóm tinh bột này có rất nhiều trong gạo lứt, bánh mì đen và ngũ cốc nguyên hạt.
Thực phẩm chứa Lecithin
Lecithin là hoạt chất tồn tại trong dịch mật với chức năng chính là phân hủy chất béo có hại và cholesterol. Nếu hàm lượng lecithin trong dịch mật bị giảm thấp sẽ gây mất cân bằng và làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm có chứa hàm lượng lớn lecithin vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Ví dụ như các loại đậu, mầm lúa mạch, lúa mạch đen,…
Nên kiêng ăn gì khi bị sỏi mật?
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm ở trên vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn cũng nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm có hại để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và tránh làm tăng kích thước sỏi. Dưới đây là thông tin về một số loại thực phẩm nên kiêng khi bị sỏi mật bạn có thể tham khảo:
Thực phẩm giàu cholesterol
Thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa béo, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào,… là nhóm thực phẩm có hàm lượng lớn chất béo không bão hòa và cholesterol. Đây đều là những thành phần dưỡng chất có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh sỏi mật.
Nếu người bệnh thường xuyên sử dụng nhóm thực phẩm này sẽ gây ra triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng của túi mật. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều cholesterol xấu, chúng sẽ tích tụ tại gan mật và làm gia tăng kích thước viên sỏi.
Tinh bột tinh chế, đường tinh luyện
Tinh bột tinh chế và đường tinh luyện có rất nhiều trong bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc ăn liền, đồ ăn vật,… Đây cũng là nhóm thực phẩm cần hạn chế sử dụng nếu đang bị sỏi mật. Tinh bột sau khi đã trải qua quá trình tinh chế đã làm mất đi chất xơ cùng nhiều khoáng chất khác. Nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu và làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Đồ uống chứa chất kích thích
Việc lạm dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, soda, cà phê, trà,… sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan mật, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Để quá trình điều trị bệnh sỏi mật nhanh chóng mang lại hiệu quả, bạn cần phải kiêng sử dụng nhóm thực phẩm này hoặc chỉ dùng với liều lượng nhỏ.
Thực phẩm gây kích ứng đến hệ tiêu hóa
Bệnh sỏi mật sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu nếu người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng để hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa bị kích ứng sẽ khiến hoạt động co bóp của túi mật diễn ra ngắt quãng, gây ứ trệ dịch mật và tạo cơ hội hình thành sỏi. Các loại thực phẩm dễ gây kích ứng để hệ tiêu hóa bạn cần tránh sử dụng là hải sản có vỏ, sữa, đậu phộng, các loại gia vị cay nóng,…
Các món ăn dễ tiêu tốt cho gan mật
Dưới đây là cách chế biến một số món ăn dễ tiêu tốt cho gan mật, bạn có thể tham khảo và bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh:
Cháo râu bắp
– Nguyên liệu:
- 30 gram râu bắp tươi
- 30 gram gạo tẻ
– Cách chế biến:
- Râu bắp đem rửa sạch sẽ, cắt thành đoạn ngắn, cho vào nồi nước đang đun sôi luộc trong khoảng 10 phút. Lọc lấy phần nước râu bắp để riêng, tiếp tục cho nước vào nấu thêm một lần nữa là được.
- Gạo tẻ vo sạch sẽ rồi cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, sau đó bắc lên bếp ninh cho đến khi gạo nở thì cho toàn bộ số nước râu bắp đã đun ở trên vào.
- Dùng thìa khuấy cho nước râu bắp trộn đều với gạo, nấu cho cháo sôi trở lại thì tắt bếp. Sử dụng món ăn này ngay khi còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Canh cá chép đậu đỏ
– Nguyên liệu:
- 1 con cá chép
- 120 gram đậu đỏ
- Gừng tươi đập dập
- Hành thái nhỏ
- Gia vị nêm nếm
– Cách chế biến:
- Cá chép sau khi mua về đem làm sạch và cắt bỏ phần ruột. Sau đó rửa cá lại với nhiều lần nước cho sạch sẽ rồi để ráo. Chặt cá chép thành khúc ngắn rồi cho vào nồi, thêm nước vào rồi bắc lên bếp luộc sơ qua rồi vớt ra.
- Đậu đỏ cho vào chậu nước lạnh ngâm khoảng 3 – 4 tiếng. Vớt đậu ra rửa sạch sẽ, cho vào nồi rồi bắt lên bếp ninh. Khi đậu chín mềm thì cho cá chép vào nấu chung.
- Khi cá và đậu chín mềm thì cho gừng đập dập vào, nêm nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh ra bát, thêm hành lá vào rồi dùng để ăn ngay khi còn nóng.
Cá chạch nấu đậu phụ
– Nguyên liệu:
- 250 gram cá chạch
- 100 gram đậu phụ non
- 30 gram râu bắp
- Vài lát gừng tươi
- Gia vị vừa đủ
– Cách chế biến:
- Cá chạch đem làm sạch rồi cắt bỏ đầu và đuôi. Đậu phụ cắt miếng vuông vừa ăn. Râu bắp rửa sạch rồi cho vào túi vải cột kín lại.
- Cho đậu phụ vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ rồi bắt lên bếp nấu chín. Khi đậu chín tới thì cho cá chạch vào nấu chung.
- Khi nước sôi trở lại thì cho vài lát gừng tươi vào rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Nấu thêm vài phút nữa thì tắt bếp, múc canh ra bát, thêm hành lá vào rồi dùng để ăn khi còn nóng.
Chè màng mề gà
– Nguyên liệu:
- 100 gram gạo
- 6 gram mề gà
- Đường trắng
– Cách chế biến:
- Màng mề gà sau khi mua về đem đi rửa sạch rồi nướng trên lửa nhỏ cho đến khi chuyển sang thành màu vàng nâu. Sau đó đem tất cả đi tán thành bột mịn.
- Gạo vo sạch rồi cho vào nồi cùng với 1 lít nước, bắc lên bếp nấu cho đến khi chín nhừ thì thêm đường trắng và bột màng mề gà vào. Nấu cho đến khi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.
- Chia món cháo này thành 2 phần để sử dụng vào buổi sáng và chiều. Nên sử dụng món chè này khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị sỏi mật bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp thăm khám và điều trị chuyên khoa giúp nhanh chóng kiểm soát trình trạng bệnh, phòng ngừa xảy ra biến chứng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!