Sỏi đường mật trong gan là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Người mới mổ sỏi mật nên ăn gì, không nên ăn gì?

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi và những biến chứng có thể gặp

Điều trị sỏi túi mật bằng Đông y – Phương pháp an toàn, hữu hiệu

Các thuốc trị sỏi mật phổ biến nhất hiện nay [Update 2021]

Chữa sỏi mật bằng quả sung với cách thực hiện vô cùng đơn giản

Sỏi mật dùng Kim Đởm Khang có tốt không? Có tác dụng phụ không?

Bài thuốc chữa sỏi mật bằng quả dứa đơn giản, cực hay

Bị sỏi mật nên uống gì để đào thải?

Bị sỏi mật nên uống gì để đào thải?

Top 5 bài thuốc nam điều trị sỏi túi mật từ các thảo dược thông dụng

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi và những biến chứng có thể gặp

4/5 - (2 bình chọn)

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là phương pháp trị bệnh sỏi mật mang lại hiệu quả tốt và có độ an toàn cao nên được áp dụng phổ biến trong y khoa. Sau phẫu thuật, sỏi trong túi mật sẽ được loại bỏ hết và các triệu chứng của bệnh cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này cũng có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến túi mật
Phẫu thuật cắt túi mật nội soi thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến túi mật

Thông tin cần biết về phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Sỏi túi mật là sự hình thành các viên sỏi nhỏ bên trong lòng túi mật, đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự mất cân bằng giữa các thành phần bên trong dịch mật. Ban đầu, sỏi mật sẽ hình thành với kích thước nhỏ sau đó nhanh chóng phát triển lớn và tăng nhanh về số lượng. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh phát sinh ra các biến chứng như viêm túi mật, tắc nghẽn ống tụy, nhiễm khuẩn đường mật, chảy máu đường mật,…

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như kích thước và vị trí của viên sỏi để có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu sỏi mật chỉ mới phát triển với kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc làm tan sỏi kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Còn với những trường hợp bệnh nặng hơn, không đáp ứng điều trị nội khoa thì bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật trị bệnh.

1/ Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là gì?

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là phương pháp trị bệnh bằng cách can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn nên có độ an toàn cao, hạn chế được tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng. Đây là phương pháp trị bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống. Dưới đây là quy trình thực hiện bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Bác sĩ yêu cầu người bệnh chụp x-quang để xác định chắc chắn vị trí và kích cỡ túi mật. Trường hợp sỏi trong ống mật chủ sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số biện pháp can thiệp khác.
  • Bước 2: Tiến hành gây mê toàn thân giúp người bệnh rơi vào trạng thái ngủ hoàn toàn trong suốt quá trình phẫu thuật
  • Bước 3: Tạo ra từ 3 – 4 vết mổ nhỏ trên thành bụng để có thể đưa camera và dụng cụ phẫu thuật vào. Hình ảnh camera thu được sẽ được hiển thị trên màn hình vi tính phóng đại để bác sĩ có thể quan sát và xác định vị trí cần phẫu thuật.
  • Bước 4: Sau khi phẫu thuật xong, túi mật được loại bỏ sẽ được cho vào giỏ và đưa ra bên ngoài thông qua vết mổ trên bụng.
  • Bước 5: Đưa dụng cụ phẫu thuật ra bên ngoài và tiến hành đóng vết mổ bằng phương pháp khâu hoặc băng phẫu thuật
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là phương pháp ít xâm lấn và ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào trong điều trị bệnh
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là phương pháp ít xâm lấn và ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào trong điều trị bệnh

Những ưu điểm vượt trội của phương pháp nội soi cắt túi mật so với phương pháp mổ hở là:

  • Có độ an toàn và mang lại hiệu quả trị bệnh cao
  • Giúp loại bỏ sạch sỏi bên trong túi mật, phòng ngừa tái phát
  • Ít gây chảy máu và đau đớn sau phẫu thuật
  • Có tính thẩm mỹ cao và hồi phục nhanh
  • Sau 1 – 3 ngày nằm viện theo dõi là bạn có thể xuất viện

2/ Đối tượng nên và không nên phẫu thuật nội soi cắt túi mật

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nội soi cắt túi mật để trị bệnh đối với những đối tượng sau đây:

  • Sỏi phát triển với kích thước lớn trên 2.5 cm gây đau quặn bụng và sốt kéo dài
  • Số lượng sỏi quá nhiều, chiếm trên 2/3 thể tích của túi mật
  • Sỏi phát triển bên trong gan gây tắc nghẽn đường dẫn mật
  • Sỏi bị kẹt ở cổ túi mật gây viêm cấp tính
  • Bệnh phát sinh biến chứng viêm đường mật cấp hoặc viêm tụy cấp
  • Vôi hóa túi mật khiến cơ quan này bị mất đi chức năng vốn có
  • Polyp túi mật trên 10mm, có nguy cơ biến chứng thành khối u ác tính

Ở những trường hợp không thể mổ nội soi bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện mổ hở để điều trị bệnh, mổ hở có thể được quyết định trước hoặc trong quá trình phẫu thuật nội soi. Dưới đây là những đối tượng không được bác sĩ chỉ định thực hiện điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt túi mật:

  • Người đã từng phẫu thuật hở tại vùng bụng để điều trị các bệnh lý khác
  • Người bị suy tim, suy hô hấp hoặc rối loạn động máu
  • Bác sĩ không thể nhìn rõ cơ quan nội tạng khi nội soi
  • Bị chảy máu khi phẫu thuật
  • Người bị béo phì

3/ Lưu ý trước và sau khi phẫu thuật cắt túi mật

Trước và sau khi phẫu thuật nội soi, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau đây để việc điều trị và phục hồi sau phẫu thuật có thể diễn ra một cách tốt nhất:

Cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trước và sau phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
Cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trước và sau phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh

+ Trước phẫu thuật:

  • Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành phẫu thuật để có thể phát hiện ra các vấn đề sức khỏe mà người bệnh đang gặp phải. Ví dụ như xét nghiệm máu, chụp x-quang, siêu âm ổ bụng,…
  • Tiến hành tắm rửa và vệ sinh thân thể người bệnh thật sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Trong vòng 8 giờ trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh tuyệt đối không được ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào.
  • Cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa các loại thuốc mà bạn đang sử dụng như thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm, vitamin, thực phẩm chức năng,…

+ Sau phẫu thuật:

  • Ăn uống đúng cách giúp việc phục hồi vết thương có thể diễn ra một cách tốt nhất, ngăn ngừa phát sinh biến chứng và tái phát bệnh trở lại sau phẫu thuật.
  • Trong 2 – 3 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn đồ ăn lỏng và dễ tiêu như cháo, súp, nước ép trái cây,… Chia nhỏ bữa ăn để sử dụng tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Trong 2 tuần tiếp theo bạn vẫn nên duy trì thói quen ăn thức ăn dễ tiêu, sang tuần thứ 3 là bạn có thể chuyển sang ăn thức ăn đặc.
  • Không sử dụng chất kích thích, cà phê, đồ chiên xào, đồ ăn nhiều gia vị cay nóng,… nếu không muốn tình trạng đau bụng trở nên tồi tệ hơn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít cholesterol và không sinh hơi trong đường tiêu hóa.
  • Trong 2 ngày sau phẫu thuật, tuyệt đối không được để vết mổ bị nhiễm nước. Không bôi bất kỳ loại thuốc gì lên vết mổ khi chưa lành.
  • Người bệnh có thể rời vận động nhẹ nhàng sau 8 giờ phẫu thuật giúp kích thích lưu thông máu. Khi sức khỏe đã phục hồi, bạn có thể rời giường để đi lại nhẹ nhàng. Sau một tuần phẫu thuật, người bệnh có thể trở lại công việc bình thường nhưng không được lao động nặng nhọc.

4/ Khi nào nên gặp bác sĩ?

Người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bị sốt cao kéo dài sau khi phẫu thuật trị bệnh
Người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bị sốt cao kéo dài sau khi phẫu thuật trị bệnh

Sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật rất ít khi xảy ra biến chứng. Nhưng nếu thấy cơ thể hoặc vết mổ có dấu hiệu bất thường bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Cụ thể là:

  • Vết mổ bị sưng đỏ, nóng, mưng mủ và chảy máu
  • Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn diễn ra kéo dài
  • Sốt cao trên 39 độ, ớn lạnh, mệt mỏi, khó thở, ho dai dẳng
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc màu

Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật

Đây phương pháp phẫu thuật trị bệnh có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp mổ hở và cũng có độ an toàn cao hơn rất nhiều. Nhưng nếu người bệnh thực hiện phẫu thuật tại cơ sở y tế không đảm bảo, bác sĩ không có kinh nghiệm hoặc không chăm sóc sức khỏe đúng cách sau phẫu thuật sẽ phát sinh ra một số biến chứng không mong muốn. Dưới đây là các biến chứng thường gặp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

+ Đau và chảy máu vết mổ

Sau phẫu thuật cắt túi mật, rất nhiều người bị đau và chảy máu tại vết mổ. Để hạn chế tối đa biến chứng này, người bệnh nên tránh đi lại nhiều và vận động nhiều trong 1 tuần đầu sau khi làm phẫu thuật. Đồng thời, người nhà cũng nên thường xuyên thay băng và vệ sinh sạch sẽ vết mổ cho người bệnh để tránh bị chảy máu.

+ Rối loạn tiêu hóa

Dịch mật sau khi được gan sản xuất ra sẽ đưa vào tá tràng để thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn. Phẫu thuật cắt túi mật trị bệnh đã khiến chức năng của túi mật bị ảnh hưởng đáng kể. Điều này đã khiến cho dịch mật không lưu thông theo đúng quy luật và gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Lúc này, người bệnh sẽ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đầy bụng khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,…

+ Hội chứng sau cắt túi mật: 

Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 15% trường hợp phẫu thuật cắt túi mật nội soi gặp phải biến chứng này. Các triệu chứng của hội chứng sau cắt túi mật tương tự như triệu chứng của bệnh sỏi mật như tiêu chảy, vàng da và mắt, sốt cao, đau bụng, khó tiêu sau khi ăn,… Tuy nhiên, hội chứng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài tuần, nhưng cũng có trường hợp kéo dài dai dẳng cho đến vài tháng.

Sau phẫu thuật nếu bạn vẫn gặp phải các triệu chứng của bệnh sỏi mật thì rất có thể đây là dấu hiệu của hội chứng sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật nếu bạn vẫn gặp phải các triệu chứng của bệnh sỏi mật thì rất có thể đây là dấu hiệu của hội chứng sau cắt túi mật

+ Rò rỉ mật sau mổ:

Sau phẫu thuật cắt túi mật người bệnh cũng có thể gặp phải biến chứng rò rỉ dịch mật. Khi gặp phải biến chứng này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện mổ lại để hút dịch mật là làm sạch khoang bụng. Nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị sẽ gây nhiễm trùng phúc mạc và đe dọa đến tính mạng.

+ Nhiễm trùng:

Bác sĩ y khoa cho biết, có khoảng 6% ca bệnh bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Các loại nhiễm trùng có thể gặp là nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng máu,… Đây là hiện tượng vi khuẩn có hại xâm nhập vào trong bụng thông qua vết mổ, chúng sẽ phát triển với số lượng lớn và tấn công gây viêm nhiễm. Để hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng này, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trước và sau phẫu thuật mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra

+ Tổn thương ống mật:

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh có thể gặp phải sau khi phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Tổn thương ống mật là hiện tượng ống mật bị giãn hoặc rách, tạo cơ hội cho dịch mật rò rỉ ra bên ngoài gây tổn thương đến gan. Trước khi phẫu thuật bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chụp x-quang gan mật, nếu phát hiện ống dẫn mật bị tổn thương thì sẽ tiến hành sửa chữa ngay trong quá trình phẫu thuật để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng sau phẫu thuật.

+ Tổn thương ruột và mạch máu:

Khi thực hiện nội soi trị bệnh, các dụng cụ nội soi cũng có thể gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh như ruột và mạch máu. Đây là biến chứng hiếm gặp, cần được phát hiện và xử lý ngay trong quá trình phẫu thuật. Khi mắc phải biến chứng này người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau bụng, sốt cao, buồn nôn và nôn. Triệu chứng của bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu túi mật bị viêm nhiễm.

+ Huyết khối tĩnh mạch sâu:

Đây là hiện tượng hình thành cục máu đông bên trong tĩnh mạch khi thực hiện phẫu thuật, thường gặp nhất là ở tĩnh mạch chân. Để hạn chế biến chứng này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mang tất nén trong quá trình thực hiện phẫu thuật.

Hình thành huyết khối tĩnh mạch chân cũng là một trong những biến chứng có thể gặp ở người sau phẫu thuật cắt túi mật
Hình thành huyết khối tĩnh mạch chân cũng là một trong những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật cắt túi mật

+ Viêm dạ dày, viêm tụy:

Sau phẫu thuật cắt túi mật bằng phương pháp nội soi, người bệnh cũng có thể gặp phải biến chứng viêm dạ dày và viêm tụy. Thông thường, dịch mật sau được sản xuất ra sẽ được đổ trực tiếp vào trong tá tràng để thực hiện chức năng tiêu hóa. Nhưng khi van môn vị ngăn cách giữa dạ dày và tá tràng hoạt động bất thường sẽ tạo cơ hội cho dịch mật trào ngược lên dạ dày, kích thích đến lớp niêm mạc gây viêm. Còn đối với trường hợp dịch mật trào ngược vào trong ống tụy thì sẽ gây ra biến chứng viêm tụy.

+ Tái phát sỏi mật:

Khi thực hiện phẫu thuật nội soi cắt túi mật, nếu không giải quyết được nguyên nhân thì bệnh vẫn có khả năng tái phát trở lại sau đó. Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 30 – 50% trường hợp đã từng phẫu thuật cắt túi mật tái phát bệnh trở lại sau 3 – 5 năm điều trị.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi và biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật bạn có thể tham khảo. Người bệnh nên thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh tại cơ sở y tế uy tín với bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng. Đồng thời, tuân thủ theo đúng hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương sau phẫu thuật.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Sỏi đường mật trong gan là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtThông tin cần biết về phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi1/ Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là gì?2/ Đối tượng nên và...

Người mới mổ sỏi mật nên ăn gì, không nên ăn gì?

Nội dung bài viếtThông tin cần biết về phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi1/ Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là gì?2/ Đối tượng nên và...

Điều trị sỏi túi mật bằng Đông y – Phương pháp an toàn, hữu hiệu

Nội dung bài viếtThông tin cần biết về phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi1/ Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là gì?2/ Đối tượng nên và...

Các thuốc trị sỏi mật phổ biến nhất hiện nay [Update 2021]

Nội dung bài viếtThông tin cần biết về phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi1/ Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là gì?2/ Đối tượng nên và...

Chữa sỏi mật bằng quả sung với cách thực hiện vô cùng đơn giản

Nội dung bài viếtThông tin cần biết về phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi1/ Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là gì?2/ Đối tượng nên và...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn