Sỏi đường mật trong gan là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Người mới mổ sỏi mật nên ăn gì, không nên ăn gì?

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi và những biến chứng có thể gặp

Điều trị sỏi túi mật bằng Đông y – Phương pháp an toàn, hữu hiệu

Các thuốc trị sỏi mật phổ biến nhất hiện nay [Update 2021]

Chữa sỏi mật bằng quả sung với cách thực hiện vô cùng đơn giản

Sỏi mật dùng Kim Đởm Khang có tốt không? Có tác dụng phụ không?

Bài thuốc chữa sỏi mật bằng quả dứa đơn giản, cực hay

Bị sỏi mật nên uống gì để đào thải?

Bị sỏi mật nên uống gì để đào thải?

Top 5 bài thuốc nam điều trị sỏi túi mật từ các thảo dược thông dụng

Sỏi mật là bệnh gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Sỏi mật là bệnh lý về đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở nước ta. Bệnh khởi phát khi các thành phần trong dịch mật kết tinh với nhau để hình thành sỏi. Nếu phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp đúng cách thì bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu để bệnh chuyển biến nặng sẽ làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng và đe dọa đến tính mạng.

Sỏi mật là bệnh lý về đường tiêu hóa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Sỏi mật là bệnh lý về đường tiêu hóa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Sỏi mật là bệnh gì?

Túi mật là cơ quan tiêu hóa nằm ở bên phải ổ bụng và dưới gan. Chức năng của túi mật là chứa đựng dịch mật do gan sản sinh ra và đổ vào tá tràng để thực hiện chức năng tiêu hóa. Sỏi mật là các viên sỏi được hình thành bên trong túi mật. Bệnh hình thành khi các thành phần trong dịch mật bị mất cân bằng. Lúc này muối canxi, sắc túi mật và cholesterol trong túi mật sẽ kết tinh với nhau để tạo thành thể rắn với các hạt cứng như đá. Dựa vào thành phần hình thành nên sỏi mà y khoa chia bệnh thành các dạng sau đây:

  • Sỏi cholesterol: Thành phần chính của sỏi là cholesterol với màu sắc vàng, đây là dạng bệnh phổ biến nhất. Bệnh hình thành khi lượng cholesterol dư thừa trong túi mật không được hòa tan hết, chúng đã kết hợp với một số thành phần khác để tạo sỏi.
  • Sỏi sắc tố: Thành phần chính của sỏi là bilirubin. Sỏi được hình thành khi hàm lượng bilirubin trong túi mật quá cao, chúng sẽ kết hợp với các thành phần khác trong dịch mật để hình thành nhân sắc tố. Lâu dần, các nhân sắc tốt này sẽ lắng tụ và kết tinh với nhau để tạo nên sỏi.
  • Sỏi hỗn hợp: Sỏi có chứa 30% là cholesterol và 70% là bilirubin hoặc ngược lại.

Sỏi mật là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, có khoảng 20% dân số trên thế giới đã từng bị sỏi mật ít nhất một lần trong đời. Sỏi mật là bệnh lý có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Nhưng nếu bạn chủ quan trong việc điều trị, để bệnh diễn ra kéo dài sẽ có nguy cơ phát sinh ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tuyến, viêm túi mật cấp tính, viêm tụy, ung thư túi mật,… thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật

Việc nắm rõ được nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, sỏi mật có thể hình thành do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất là:

Lạm dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể và hình thành nên sỏi mật
Lạm dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể và hình thành nên sỏi mật
  • Do thói quen ăn uống: Những người có thói quen ăn uống thiếu khoa học sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Cụ thể là ăn nhiều thực phẩm không tốt cho gan mật, uống ít nước, lạm dụng rượu bia và chất kích thích,…
  • Do căng thẳng: Nếu bạn bị căng thẳng hoặc lo âu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật bên trong cơ thể. Lúc này, dịch mật tiết ra sẽ không đảm bảo chất lượng. Lâu dần, chúng sẽ tự kết tinh với nhau và hình thành nên sỏi.
  • Thói quen sinh hoạt: Sỏi mật cũng có thể khởi phát ở những người có thói quen ngồi nhiều và lười vận động. Thói quen này đã khiến cho dịch mật bị ứ trệ bên trong túi mật, tạo cơ hội cho cholesterol dư thừa kết tủa lại và hình thành sỏi.
  • Do bệnh lý: Sỏi mật có thể hình thành do tác động của một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh về máu, thừa cân béo phì,..

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là:

  • Phụ nữ trên 40, phụ nữ đang mang thai, người thừa cân béo phì
  • Dùng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc thuốc hạ cholesterol
  • Mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột mãn tính, bệnh về gan
  • Người có tính chất công việc ít vận động, đã từng bị sỏi mật

Triệu chứng của bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật khi khởi phát sẽ không gây ra triệu chứng giống nhau giữa tất cả các trường hợp. Tùy thuộc vào vị trí hình thành sỏi mà biểu hiện bệnh ra bên ngoài sẽ có sự khác nhau. Nhưng hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh đều có các dấu hiệu sau đây:

Sỏi mật gây ra triệu chứng đau nhức khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu
Sỏi mật gây ra triệu chứng đau nhức khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu
  • Đau bụng: Cơn đau xuất hiện âm ỉ ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải tùy thuộc vào vị trí xuất hiện sỏi. Tình trạng đau nhức có thể kéo dài nhiều giờ liền khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Nhiều trường hợp, cơn đau sẽ phát triển lan rộng ra sau lưng và lên vai phải.
  • Sốt, ớn lạnh: Triệu chứng này xảy ra ở những trường hợp bệnh phát sinh biến chứng nhiễm trùng đường mật hoặc viêm túi mật. Lúc này, người bệnh sẽ bị sốt cao trên 38 độ, vã mồ hôi nhiều, ớn lạnh,…
  • Vàng da: Đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh sỏi mật. Màu sắc vàng của da sẽ có sự khác nhau dựa vào mức độ bệnh trạng. Bệnh càng nặng thì mức độ vàng da cũng rõ rệt hơn.
  • Triệu chứng khác: Một số triệu chứng có thể xuất hiện đi kèm là nước tiểu sậm màu, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài ra máu kèm theo ngứa ngáy,…

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?

Khi bệnh sỏi mật mới khởi phát thường rất khó phát hiện do không có triệu chứng đặc trưng. Nếu không thường xuyên khám sức khỏe để phát hiện sỏi sẽ tạo cơ hội cho bệnh chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật là:

  • Tắc ống dẫn mật: Sỏi tồn tại bên trong túi mật sẽ khiến diện tích lòng ống mật thu hẹp lại và làm gia tăng nguy cơ tắc nghẽn. Điều này đã gây cản trở quá trình lưu thông mật từ gan đến túi mật và các cơ quan có liên quan khác.
Sỏi mật khi rơi xuống ống mật sẽ gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hoạt đông của hệ tiêu hóa
Sỏi mật khi rơi xuống ống mật sẽ gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa
  • Thủng đường mật: Viên sỏi hình thành với kích thước lớn và nhiều góc cạnh, khi bị dịch mật cuốn trôi sẽ cọ xát vào thành đường mật gây thủng đường mật
  • Rối loạn tiêu hóa: Tắc nghẽn đường mật khiến dịch mật không thể đổ xuống tá tràng để thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn. Lúc này, người bệnh sẽ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón,…
  • Nhiễm trùng ổ bụng: Đây là biến chứng rất nguy hiểm của căn bệnh này. Khi đường mật bị thủng, dịch mật sẽ theo đó tràn ra ổ bụng và các cơ quan xung quanh. Nếu không tiến hành cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Các phương pháp điều trị bệnh sỏi mật

Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm, chụp cắt lớp, xét nghiệm máu,… Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị. Các phương pháp điều trị bệnh sỏi mật được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Điều trị theo y học hiện đại

Hai phương pháp trị bệnh được áp dụng phổ biến trong y khoa là dùng thuốc Tây y và can thiệp ngoại khoa. Dùng thuốc Tây được ưu tiên áp dụng trước, chỉ khi người bệnh không đáp ứng điều trị tốt với phương pháp này mới được xem xét và yêu cầu thực hiện can thiệp ngoại khoa.

Thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp
Thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

+ Dùng thuốc Tây y:

Thuốc Tây y được kê đơn điều trị nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và làm tan sỏi có kích thước nhỏ. Phương pháp trị bệnh này chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhỏ, viên sỏi mới được hình thành. Dựa vào mức độ bệnh trạng, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng một hoặc nhiều loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng giãn cơ trơn và co thắt đường mật. Được sử dụng phổ biến là Visceralgine, Papaverin,…
  • Thuốc kháng sinh: Kê đơn điều trị đối với những trường hợp sỏi mật có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Kháng sinh thường dùng là Quinolon, Aminosid,…
  • Thuốc chống viêm: Được kê đơn điều trị giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm và phòng ngừa biến chứng xảy ra. Thường được dùng là Alphachymotrypsin.
  • Thuốc tán sỏi: Được kê đơn điều trị đối với những trường hợp bệnh nhẹ, sỏi mật mới hình thành với kích thước nhỏ. Thuốc có tác dụng hòa tan cholesterol dư thừa để bào mòn sỏi và ức chế quá trình sản sinh cholesterol tại gan. Thường được dùng là Ursodeoxycholic acid, chenodeoxycholic acid…

+ Can thiệp ngoại khoa

Khi bệnh đã chuyển biến nặng với kích thước lớn, bắt buộc người bệnh phải tiến hành điều trị bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa để loại bỏ sỏi. Hai liệu pháp được áp dụng phổ biến là:

Phẫu thuật cắt túi mật để chữa sỏi mật đối với trường hợp bệnh nặng, kích thước sỏi lớn
Phẫu thuật cắt túi mật để chữa sỏi mật đối với trường hợp bệnh nặng, kích thước sỏi lớn
  • Nội soi gắp sỏi qua đường miệng: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào túi mật thông qua đường miệng. Sau đó thực hiện một số thủ thuật chuyên khoa để đẩy sỏi xuống tá tràng và loại bỏ chung qua ra ngoài cùng với phân.
  • Phẫu thuật cắt túi mật: Đối với những trường hợp sỏi mật có kích thước trên 6mm, bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi để loại bỏ chúng thông qua vết thương tạo ra trên thành bụng.

Điều trị theo Đông y

Khi bị sỏi mật bạn cũng có thể tiến hành điều trị bệnh theo Đông y. Các bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ nhiều loại thảo dược tự nhiên, chúng được sử dụng phối hợp với nhau với một liều lượng vừa đủ để có thể mang lại hiệu quả trị bệnh. Thành phần dược tính trong các bài thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ hỗ trợ làm tan sỏi và đào thải chúng ra bên ngoài. Người bệnh cần đến phòng khám đông y để được thầy thuốc chẩn đoán bệnh và kê đơn phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng để trị bệnh sỏi mật bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị: 16 gram uất kim, 16 gram diệp hạ châu, 16 gram kim tiền thảo, 10 gram hoàng bá, 10 gram nhân trần, 8 gram sài hồ, 8 gram chi tử, 8 gram chỉ xác
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ số dược liệu trên vào ấm sắc cùng với 600ml nước, khi nước cạn còn 200ml thì tắt bếp. Gạn lấy lượng nước thu được, chia thành 2 phần sử dụng để uống trong ngày.
Chữa bệnh sỏi mật theo Đông y giúp bạn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn
Chữa bệnh sỏi mật theo Đông y giúp bạn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn

Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị: 16 gram trinh nữ, 16 gram nhân trần, 16 gram hạ liên châu, 16 gram râu ngô, 12 gram bạch thược, 12 gram đương quy, 10 gram đan bì, 10 gram chi tử, 8 gram chỉ xác, 6 gram đại hoàn.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ số dược liệu trên đi sắc với 500ml nước, sắc cho đến khi cạn còn 1/2 thì tắt bếp. Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 3 phần sử dụng để uống hết trong ngày. Áp dụng liên tục trong 10 ngày bạn sẽ thấy bệnh chuyển biến tốt.

Điều trị bằng liệu pháp dân gian

Các mẹo trị bệnh sỏi mật được lưu truyền trong dân gian có độ an toàn cao, không phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại hiệu quả trị bệnh khá chậm, yêu cầu người bệnh phải áp dụng đều đặn trong khoảng thời gian khá dài. Đồng thời, chỉ nên dùng liệu pháp dân gian trị bệnh đối với trường hợp nhẹ, nếu bệnh đã chuyển biến nặng thì tốt nhất bạn chỉ nên điều trị chuyên khoa. Dưới đây là các mẹo dân gian trị bệnh sỏi mật mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

+ Ăn đu đủ xanh

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ non, đem đi rửa sạch tạp chất và mủ xung quanh.
  • Dùng dao cắt bỏ phần đầu và đuôi của quả đu đủ, lọc sạch hột rồi cho một ít muối hạt vào.
  • Đem đu đủ đi hấp cách thủy cho đến khi chín mềm thì sử dụng để ăn.
  • Thực hiện cách trị bệnh này liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
Chữa bệnh sỏi mật tại nhà bằng đu đủ xanh theo hướng dẫn của ông bà xưa
Chữa bệnh sỏi mật tại nhà bằng đu đủ xanh theo hướng dẫn của ông bà xưa

+ Uống nước sắc quả sung khô 

  • Quả sung sau khi mua về thì đem rửa sạch sẽ rồi thái miếng phơi khô. Sau đó, cho vào chảo sang vàng hạ thổ là được.
  • Bạn chỉ cần lấy khoảng 200 gram quả sung khô đã sao sắc cùng với 400ml nước. Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 100ml thì tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước thu được sử dụng để uống sau bữa ăn, áp dụng liên tục trong 2 tháng thì bệnh mới thuyên giảm.

+ Uống nước ép rau ngổ đồng

  • Rau ngổ đồng sau khi thu hái về đem rửa sạch sẽ, ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho rau ngổ đồng vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi vắt lấy nước. Cho thêm một ít mật ong vào khuấy đều rồi sử dụng để uống.
  • Nên uống nước rau ngổ đồng vào buổi sáng sớm khi bụng đói để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Thực hiện liên tục trong 2 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh dần chuyển biến theo hướng tích cực.

Biện pháp phòng tránh bệnh sỏi mật

Sỏi mật là bệnh lý có thể khởi phát trở lại sau đó nếu bạn tiếp tục duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Để phòng ngừa bệnh tái phát, bạn cần hình thành cho bản thân lối sống khoa học. Dưới đây là các biện pháp phòng tránh bệnh bạn có thể tham khảo:

Ăn uống khoa học sẽ hạn chế nguy cơ hình thành sỏi và mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh hiệu quả
Ăn uống khoa học sẽ hạn chế nguy cơ hình thành sỏi và mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh hiệu quả
  • Nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như rau xanh, các loại quả hạt giàu omega-3, thịt nạc, thực phẩm lên men chứa lợi khuẩn,…
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa chất tạo sỏi và làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh như trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, đồ ăn nhiều gia vị, thực phẩm giàu đạm nhiều cholesterol, rượu bia, chất kích thích,…
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp hạn chế tối đa nguy cơ hình thành sỏi mật. Bạn nên uống từ 1.5 – 2 lít nước/ngày. Chỉ nên uống nước lọc, nước canh, nước ép trái cây tươi,…
  • Ăn uống đúng giờ và đủ bữa, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vào bữa ăn sáng. Bỏ bữa sáng sẽ khiến túi mật không co bóp và làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tiến hành giảm cân nếu đang bị thừa cân hoặc béo phì. Không nên giảm cân bằng cách ăn kiêng khắc nghiệt. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn chỉ nên giảm từ 0.5 – 1 kg/tuần bằng cách ăn uống và tập luyện khoa học.
  • Tập luyện thể dục thể thao đúng cách sẽ giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cơ thể và phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác nhau.
  • Đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường như đau bụng, buồn nôn,… Rất có thể đây là dấu hiệu ban đầu của bệnh, thăm khám sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp xử lý đúng cách.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh sỏi mật mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để được chẩn đoán bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời. Nếu để bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng sẽ có nguy cơ phát sinh biến chứng đe dọa đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Người mới mổ sỏi mật nên ăn gì, không nên ăn gì?

Nội dung bài viếtSỏi mật là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mậtTriệu chứng của bệnh sỏi mậtBệnh sỏi mật có nguy hiểm không?Các phương pháp điều trị bệnh...

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi và những biến chứng có thể gặp

Nội dung bài viếtSỏi mật là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mậtTriệu chứng của bệnh sỏi mậtBệnh sỏi mật có nguy hiểm không?Các phương pháp điều trị bệnh...

Sỏi đường mật trong gan là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtSỏi mật là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mậtTriệu chứng của bệnh sỏi mậtBệnh sỏi mật có nguy hiểm không?Các phương pháp điều trị bệnh...

Điều trị sỏi túi mật bằng Đông y – Phương pháp an toàn, hữu hiệu

Nội dung bài viếtSỏi mật là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mậtTriệu chứng của bệnh sỏi mậtBệnh sỏi mật có nguy hiểm không?Các phương pháp điều trị bệnh...

Các thuốc trị sỏi mật phổ biến nhất hiện nay [Update 2021]

Nội dung bài viếtSỏi mật là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mậtTriệu chứng của bệnh sỏi mậtBệnh sỏi mật có nguy hiểm không?Các phương pháp điều trị bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn