Vảy nến có ngứa không? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Top 7 Thuốc Trị Vảy Nến Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Top 7 Thuốc Trị Vảy Nến Da Đầu Hiệu Quả Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì? Top sản phẩm trị vảy nến hiệu quả

Vảy nến có tự khỏi không? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Top Dầu Gội Trị Vảy Nến Da Đầu Hiệu Quả Nhất 2023

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Những thực phẩm cần tránh để cải thiện tình trạng da

Bệnh vảy nến có lây không? Giải đáp chi tiết từ chuyên gia

Bệnh Vảy Nến Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

5/5 - (2 bình chọn)

Vảy nến móng tay là tình trạng vảy nến ảnh hưởng đến vùng da dưới móng tay, gây ra hiện tượng dày sừng, đau nhức, móng giòn, đổi màu và nứt nẻ. Nếu không điều trị và kiểm soát kịp thời, bệnh lý này có thể gây mất móng, tăng nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn.

Vảy nến móng tay
Bệnh vảy nến móng tay & Các dấu hiệu nhận biết

Vảy nến móng tay là gì?

Vảy nến móng tay là tình trạng tổn thương do vảy nến xảy ra ở vùng da dưới móng tay khiến móng giòn, đục, nứt nẻ, dày sừng,… Tình trạng này ảnh hưởng khoảng 30 – 40% trường hợp mắc bệnh vảy nến thể mảng (một dạng vảy nến mãn tính, dai dẳng và thường gây tổn thương ở những vùng da tỳ đè).

Vảy nến móng tay là bệnh da liễu tương đối lành tính. Tuy nhiên nếu không kiểm soát, tổn thương dưới da có thể gây nứt nẻ, dày sừng móng, mất móng, chảy máu, tăng nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn.

Vảy nến nói chung và vảy nến xảy ra ở móng tay đều có liên quan đến yếu tố tự miễn dưới tác động của các tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể. Do căn nguyên và cơ chế phức tạp nên việc điều trị bệnh lý này còn gặp nhiều bất lợi.

Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay thường bắt nguồn từ tổn thương ở vùng da xung quanh móng. Sau đó tổn thương lan rộng và ảnh hưởng đến móng tay.

Vảy nến móng tay
Ban đầu bề mặt móng xuất hiện các lỗ nhỏ và sần sùi

Các triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến móng tay, bao gồm:

  • Xuất hiện các lỗ nhỏ trên bề mặt móng, dao động từ một đến nhiều lỗ trên 1 móng, lỗ có thể nông hoặc sâu
  • Móng có hiện tượng dày, giòn và dễ gãy
  • Một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng bong móng
  • Móng tay đổi thành màu trắng đục, vàng hoặc nâu nhạt
  • Biến dạng móng và xuất hiện các đốm máu tụ ở dưới móng tay

Các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay có thể khác nhau ở từng trường hợp. Ở một số bệnh nhân, bệnh chỉ gây triệu chứng nhẹ, không đau và ngứa ngáy. Tuy nhiên vảy nến móng tay có thể tiến triển nặng nề, gây bong móng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và rỉ máu trong thời gian dài.

Nguyên nhân gây vảy nến móng tay

Móng tay là một trong những vị trí ảnh hưởng chủ yếu của vảy nến thể mảng. Bệnh lý này có liên quan đến yếu tố di truyền nằm ở nhiễm sắc thể số 6. Yếu tố này thường bị kích thích bởi các tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể như stress, sử dụng thuốc, rối loạn hormone, căng thẳng,…

Các yếu tố này cộng hưởng và tạo ra hiện tượng tự miễn. Hiện tượng này làm tăng sinh tế bào sừng, khiến da liên tục bong vảy và viêm đỏ. Móng là một trong những bộ phận của da được cấu tạo chủ yếu là keratin. Vì vậy bệnh lý này cũng có thể ảnh hưởng đến móng tay và móng chân.

Vảy nến móng tay
Nghiện rượu là một trong những yếu tố thúc đẩy gây vảy nến móng tay

Hiện nay nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên qua một số nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng, các chuyên gia nhận thấy bệnh có thể khởi phát do một số nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy như:

  • Yếu tố di truyền: Xét nghiệm di truyền ở bệnh nhân vảy nến nói chung và vẩy nến ở móng tay đều nhận thấy có yếu tố gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6. Do đó bệnh lý này có khả năng di truyền cao ở những người thân cận huyết.
  • Các yếu tố thúc đẩy: Vảy nến móng tay chỉ bùng phát khi yếu tố di truyền kết hợp với các yếu tố thúc đẩy như căng thẳng thần kinh, rối loạn nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa da, rối loạn chuyển hóa đường đạm, ảnh hưởng của một số loại thuốc, nghiện rượu, thay đổi khí hậu,…

Vảy nến móng tay có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến ít khi gây ngứa và mức độ ngứa thường nhẹ hơn so với bệnh chàm. Vì vậy bệnh lý này được đánh giá khá lành tính và ít phát sinh biến chứng.

chữa vảy nến móng tay
Bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, tăng nguy cơ mất móng, nhiễm nấm và nhiễm khuẩn

Tuy nhiên nếu xảy ra ở móng, bệnh có thể gây nứt móng, chảy máu và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nếu không kiểm soát và điều trị đúng cách, vảy nến móng tay có thể gây ra các biến chứng như:

  • Nhiễm nấm: Vùng móng là vị trí dễ nhiễm nấm men. Vì vậy vảy nến móng tay có thể gây nứt móng, tạo điều kiện cho nấm men xâm nhập và gây bệnh nấm móng. Biến chứng này không chỉ gây ngứa mà còn làm hư hại keratin ở móng, khiến móng biến dạng, đổi màu và dễ gãy.
  • Nhiễm khuẩn: Tình trạng móng nứt và bong có thể gây chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. So với nhiễm nấm, nhiễm khuẩn có mức độ nặng nề, gây sưng nề da, viêm đỏ và đau nhức dữ dội.
  • Mất móng: Tình trạng tăng sừng có thể đẩy móng ra khỏi bề mặt da và tăng nguy cơ mất móng. Móng không chỉ có chức năng thẩm mỹ mà còn bảo vệ đầu ngón tay và hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt thông thường.

Tương tự như vảy nến ở da, vảy nến móng tay ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng với đặc tính dai dẳng và dễ tái phát, bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý.

Chẩn đoán vảy nến móng tay bằng cách nào?

Ngoài các kỹ thuật chẩn đoán xác định đối với bệnh vảy nến (quan sát tổn thương cơ bản, cạo vảy Borcq và sinh thiết mô), bác sĩ có thể đề nghị chẩn đoán phân biệt với bệnh nấm móng.

Nấm móng là một dạng nhiễm trùng da nông, thường xảy ra do nấm Candida và nấm Dermatophytes. Bệnh lý này có thể khiến bề mặt móng sần sùi, phủ lớp mịn như cám, móng đổi màu, giòn và dễ gãy. Nếu chẩn đoán có dương tính với nấm, cần cân nhắc khả năng vảy nến móng tay gây biến chứng nấm móng.

Cách điều trị bệnh vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay ít khi gây ngứa và đau rát. Tuy nhiên nếu không điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng nề gây hư hại móng nghiêm trọng, chảy máu và phát sinh biến chứng. Vì vậy ngay khi có kết quả chẩn đoán, bạn nên tuân thủ hướng điều trị được bác sĩ chỉ định.

Các biện pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay thường được áp dụng, bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Thuốc điều trị vảy nến móng tay bao gồm thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ triệu chứng, phạm vi ảnh hưởng, thể bệnh và khả năng đáp ứng để chỉ định loại thuốc thích hợp.

chữa vảy nến móng tay
Dùng thuốc giúp làm giảm hiện tượng dày sừng, viêm, đau nhức và ngăn ngừa biến chứng

Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị vảy nến móng tay, bao gồm:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Có tác dụng giảm viêm, kháng dị ứng và ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Tuy nhiên loại thuốc này dễ phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng nên thường được dùng tối đa 20 – 30 ngày/ đợt và phải sử dụng xen kẽ với các loại thuốc bôi khác.
  • Thuốc bôi ức chế miễn dịch: Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi chứa corticoid, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi ức chế miễn dịch như Tacrolimus và Calcipotriol. Thuốc có thể được dùng xen kẽ với corticoid hoặc kết hợp với corticoid để tăng tác dụng điều trị.
  • Thuốc uống: Với những trường hợp vảy nến móng tay không có đáp ứng tốt với điều trị tại chỗ và có tiến triển nặng, có thể dùng một số loại thuốc uống như Retinoid (dẫn xuất tổng hợp của vitamin A), Methotrexate, Cyclosporine, Apremilast,…
  • Thuốc trị nấm: Thuốc trị nấm (Terbinafine, Itraconazole) được dùng khi vảy nến móng tay gây ra biến chứng nấm móng. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế vi nấm và ngăn ngừa nấm móng tiến triển. Tuy nhiên thuốc trị nấm có thể gây phát ban da, nổi mề đay và suy giảm chức năng gan.
  • Thuốc tiêm corticosteroid: Thuốc tiêm corticosteroid được áp dụng khi vảy nến móng tay gây viêm và đau nhức móng nặng nề. Thuốc được tiêm trực tiếp ở vùng da dưới móng nhằm ức chế hiện tượng tăng sinh tế bào thượng bì, giảm viêm, đau nhức và bảo tồn móng.

2. Điều trị không dùng thuốc

Đối với những trường hợp không có đáp ứng tốt khi điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc về một số biện pháp khác như:

  • Quang trị liệu: Quang trị liệu là liệu pháp sử dụng tia UV nhân tạo nhằm biệt hóa tế bào và chống hoạt động gián phân, từ đó làm hiện tượng tăng sừng và viêm do vảy nến. Mặc dù có hiệu quả rõ rệt nhưng biện pháp này có thể làm tăng nguy cơ ung thư và thúc đẩy tốc độ lão hóa da.
  • Laser: Ngoài ra, vảy nến móng tay cũng có thể được điều trị bằng laser. Biện pháp này sử dụng laser nhằm loại bỏ tế bào sừng ở vùng da dưới móng nhằm giảm đau, dày sừng móng và ngăn ngừa biến chứng mất móng.

Thực tế, các biện pháp không dùng thuốc đem lại hiệu quả rõ rệt đối với vảy nến xảy ra ở da. Tuy nhiên với những trường hợp vảy nến móng tay, các biện pháp này thường không đem lại hiệu quả đồng nhất.

3. Can thiệp thủ thuật xâm lấn

Thủ thuật xâm lấn được cân nhắc khi vảy nến móng tay có mức độ nặng, móng gãy, nứt nẻ và hư hại nghiêm trọng. Các thủ thuật xâm lấn thường được áp dụng, bao gồm:

  • Phẫu thuật
  • Sử dụng Ure có nồng độ cao
  • Dùng tia X

Biện pháp cải thiện và chăm sóc vảy nến móng tay tại nhà

Vảy nến móng tay có tính chất dai dẳng, cố thủ và tái phát thường xuyên. Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, bạn cần kết hợp với các cách chăm sóc và cải thiện tại nhà nhằm hỗ trợ kiểm soát và tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh.

chữa vảy nến móng tay
Giữ vệ sinh vùng móng và da xung quanh nhằm giảm nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn

Các biện pháp chăm sóc và cải thiện vảy nến móng tay tại nhà, bao gồm:

  • Phải giữ vệ sinh móng tay và vùng da xung quanh nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da và móng nhằm tăng độ chắc khỏe cho móng, hạn chế tình trạng móng gãy, nứt nẻ và dày sừng.
  • Tuyệt đối không sơn móng tay hoặc để móng tiếp xúc với các chất kích thích như sơn dầu, hóa chất, dung môi, xà phòng,…
  • Đeo găng tay khi phải tiếp xúc với nước rửa chén, bột giặt, dung dịch tẩy rửa và các dị nguyên khác.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm nâng cao thể trạng, điều hòa hoạt động tự miễn và làm giảm rối loạn chuyển hóa da.
  • Hạn chế đồ uống chứa cồn và các chất kích thích như cà phê, trà và rượu bia.
  • Căng thẳng thần kinh và xúc động quá mức có thể khiến vảy nến móng tay tiến triển nặng. Vì vậy bạn cần kiểm soát căng thẳng và giải tỏa các cảm xúc tiêu cực.
  • Có thể bổ sung các viên uống chứa vitamin nhằm duy trì độ chắc khỏe của móng và nâng cao sức khỏe toàn thân.

Vảy nến móng tay có thể gặp ở 30 – 40% trường hợp mắc bệnh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tăng nguy cơ nấm móng và nhiễm khuẩn. Vì vậy khi nhận thấy móng tay xuất hiện các biểu hiện bất thường, nên chủ động thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

Xem thêm

Tin khác

Vảy nến có ngứa không? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nội dung bài viếtVảy nến móng tay là gì?Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tayNguyên nhân gây vảy nến móng tayVảy nến móng tay có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

Top 7 Thuốc Trị Vảy Nến Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Nội dung bài viếtVảy nến móng tay là gì?Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tayNguyên nhân gây vảy nến móng tayVảy nến móng tay có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

Top 7 Thuốc Trị Vảy Nến Da Đầu Hiệu Quả Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Nội dung bài viếtVảy nến móng tay là gì?Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tayNguyên nhân gây vảy nến móng tayVảy nến móng tay có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì? Top sản phẩm trị vảy nến hiệu quả

Nội dung bài viếtVảy nến móng tay là gì?Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tayNguyên nhân gây vảy nến móng tayVảy nến móng tay có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

Vảy nến có tự khỏi không? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nội dung bài viếtVảy nến móng tay là gì?Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tayNguyên nhân gây vảy nến móng tayVảy nến móng tay có nguy hiểm không?Chẩn đoán...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn