Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Trong trường hợp nhẹ và điều trị đúng cách, kịp thời, viêm da tiếp xúc thường không để lại sẹo.

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc

Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhất

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và cách điều trị

Da bị phồng rộp mụn nước

Da bị phồng rộp mụn nước: Nguyên nhân và cách chữa

Viêm Da Có Bọng Nước: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

5/5 - (3 bình chọn)

Viêm da có bọng nước là một triệu chứng da liêu rất nhiều người gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn dấu hiệu của sức khỏe suy giảm nên cần điều trị sớm. Cụ thể nguyên nhân gây tình trạng này là gì, hướng điều trị ra sao, tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

Viêm da có bọng nước do đâu?

Đã bao giờ bạn bị xuất hiện mụn nước trên da sau đó cảm thấy ngứa ngáy khó chịu? Thực tế đây là một triệu chứng rất bình thường, có xu hướng xuất hiện nhiều vào mùa mưa đặc biệt ở những người làm các công việc chân tay tiếp xúc với đất cát, nước bẩn nhiều. Tuy nhiên nếu tình trạng này tái phát nhiều lần, mức độ nổi mụn nước dày đặc thì bạn không được chủ quan.

Viêm da có bọng nước
Viêm da có bọng nước là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Những nguyên nhân chính gây viêm da có bọng nước bao gồm

Bệnh zona

Zona thần kinh hay còn được dân gian gọi là dời leo là một dạng bệnh bệnh nhiễm trùng do virus thủy đậu Varicella-zoster gây ra. Chúng thường trú ẩn dưới hạch thần kinh hoặc trên các tế bào thần kinh ở dạng không hoạt động và đợi các điều kiện thuận lợi để nhanh chóng sinh sôi và tấn công da.

Đa phần các triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện trên vùng da nhỏ, thành từng mảng. Cụ thể các triệu chứng đặc trưng bao gồm

  • Xuất hiện các mảng đỏ với nhiều mụn nhỏ li ti
  • Có mụn nước chứa đầy dịch và dễ vỡ
  • Phát ban thường xuất hiện quanh các vị trí cột sống đến thân mình
  • Phát ban trên mặt và tai
  • Ngứa
  • Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, nhạy cảm với ánh sáng…

Dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên nhiên cứu cho thấy có thể liên quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch. Hiện chưa có thuốc đặc trị đối với zona thần kinh, tuy nhiên bệnh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau 2- 3 tuần nếu có chế độ chăm sóc tốt.

Chốc lở

Chốc lở cũng là một dạng viêm da mủ có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, bao gồm cả trẻ em. Bệnh thường liên quan đến các nhóm liên cầu và tụ cầu, tiêu biểu như như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes. Chúng có thể xâm nhập vào da thông qua các vết lở lớt, vết xước trên da và nhanh chóng tấn công làn da gây tổn thương.

Viêm da có bọng nước
Chốc lở là bệnh lý da liễu phổ biến với nhưng mụn nước nổi lên trên vùng da tổn thương

Các triệu chứng bệnh điển hình như

  • Các tổn thương xuất hiện thành từng mảng nhỏ trên da và có xu hướng ngày càng lớn hơn
  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, khi vỡ ra có nước bên trong
  • Có thể lây lan sang các các vùng da khác, nhất là khi mụn mủ bị vỡ ra
  • Ngứa
  • Đôi khi gây đau

Chốc lở thường được điều trị bằng một số loại thuốc mỡ hay kem bôi kèm theo kháng sinh. Do có lên quan đến các loại vi khuẩn nên bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm khá cao. Người bệnh nếu không có hướng kiểm soát phù hợp có thể gây ra rất nhiều biến chứng trầm trọng như viêm mô tế bào hay một số vấn đề về thận.

Nhiễm virus Herpes

Nhiễm virus Herpes cũng là một trong số tình trạng viêm da thường gặp bởi loại virus cùng tên. Bệnh có xu hướng xuất hiện chủ yếu ở mép, môi hyay trên bộ phận sinh dục. Khả năng lây nhiễm của bệnh là rất cao, đồng thời cũng gây ra rất nhiều biến chứng nguuy hiểm nên người bệnh cần nhanh chóng kiểm soát.

Các triệu chứng bệnh điển hình như

  • Xuất hiện các mụn nước có thể gây đau kèm theo lở loét ở vùng bị tổn thương
  • Cảm giác ngứa ran, ngứa kèm theo tình trạng hoặc nóng rát, các triệu chứng này thường xuất hiện các vết lở loét
  • Bệnh có xu hướng tái phát trở lại theo từng đợt với mức độ khác nhau, tùy theo cơ địa.
  • Với herpes sinh dục thường không có quá nhiều triệu chứng, đôi khi người bệnh cũng không hề phát hiện bị mắc bệnh. Một số triệu chứng điển hình nhất sau khi mắc bệnh thường là sốt, nổi hạch bạc huyết..

Bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhanh chóng có hướng kiểm soát phù hợp. Đặc biệt nếu xuất hiện trên bộ phận sinh dục có thể gây ảnh hưởng tới việc sinh sản, do đó người bệnh cần tiến hành phát hiệc và điều trị càng sớm càng tốt.

Tổ đỉa

Viêm da có bọng nước cũng có thể là triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Đây cũng là một dạng của bệnh chàm với triệu chứng đặc trưng là tình trạng ngứa ngáy và xuất hiện các mụn nước trên lòng bàn tay, bàn chân. Các mụn rộp này có kích thước li ti tập trung gần nhau hoặc lan thành mụn lớn, khá cứng kèm theo ngứa rát vô cùng khó chịu. Hiện tại cũng chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì tuy nhiên có thể xác định có liên quan một rối loạn da tương tự gọi là viêm da cơ địa.

Viêm da có bọng nước
Bọc nước do tổ đỉa thường có kích thước to và cứng

Những triệu chứng bệnh đặc trưng bao gồm

  • Mụn nước có thể là những hạt liti rất nhỏ nằm sát nhau thành từng mảng
  • Các mụn nước ban đầu đục và nằm sâu dưới da, lâu dần chúng trồi lên phía trên cao hơn bề mặt da và lên kết với nhau tạo thành một khối mụn lớn.
  • Có thể gây ngứa, đau, đôi khi không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên khi tiếp xúc với xà bông thì các triệu chứng có xu hướng trầm trọng hơn
  • Khi người bệnh gãi làm cho các mụn nước vỡ ra, da có thể cứng rồi dần trở nên khô, nứt ra.
  • Bệnh có xu hướng xuất hiện chủ yếu trên lòng bàn tay, bàn chân và có thể kích thích làm nổi hạch bạch huyết tại đây
  • Bệnh nếu không kiểm soát nhanh chóng có thể khiến móng tay, móng chân bị mất hình dạng

Tuy tổ đỉa thường không quá nguy hiểm nhưng lại có thể không loại bỏ bệnh hoàn toàn mà dễ dàng tái phát, đặc biệt với những người có cơ địa dễ lở loét.

Viêm da tiếp xúc

Khi tiếp xúc với chất dịch từ một số loại côn trùng có nọc độc, tiếp xúc với hóa chất cũng có thể gây ra tình trạng Viêm da có bọng nước. Các triệu chứng bệnh có thể bùng phát nhanh chóng và kết thúc sau vài ngày, tuy không quá nguy hiểm nhưng nó khiến người bệnh cảm thấy đau rát khó chịu. Nếu không kiểm soát kịp thời bệnh còn có thể để lại sẹo trên da xấu xí.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm

  • Phồng rộp da
  • Khô da dẫn đến nứt nẻ da
  • Sưng tấy
  • Da có cảm giác căng hoặc cứng
  • Xuất hiện mụn nước trên những vùng da bị tổn thương
  • Lở loét da
  • Hình thành vảy da tại vị trí vết loét

Vị trí viêm da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào sau khi tiếp xúc với các dị nguyên. Nếu không kiểm soát kịp thời bênh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng da gây lở loét trầm trọng hoặc tăng sắc tố da tại vị trí bị viêm khiến da kém đều màu.

Do suy giảm chức năng gan

Viêm da có bọng nước đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cho thấy sự bất thường của sức khỏe, đặc biệt là gan. Tình trạng suy giảm chức năng han hay nóng gan sinh ra các nhiệt độc đồng thời khả năng đào thảo độc tố dư thừa cũng bị giảm sút khiến nổi mụn nước, viêm da đồng thời cũng có thể nổi mụn trên mặt.

Viêm da có bọng nước
Gan bị tổn thương cũng có thể gây ra các vấn đề da liễu

Các dấu hiệu có thể cho thấy gan đang gặp vấn đề như

  • Vàng da, vàng mắt.
  • Sưng bụng và chân.
  • Buồn ngủ
  • Da dễ bị bầm tím.
  • Mặt nổi mụn, có thể nổi mụn nước ở chân, tay
  • Cảm giác khó chịu ở bụng.
  • Có thể mát kinh ở nữ giới hoặc khô mũi, khô mắt

Nguyên nhân suy giảm chức năng gan có thể liên quan đến việc ăn uống kém điều độ, thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá, lạm dụng quá nhiều thuốc Tây, ngộ độc do hóa chất, nhiễm các loại virus viêm gan A, B, C hay do những người mắc tiền sử các bệnh lý về gan. Tốt nhất ngay khi thấy các triệu chứng bất thường người bệnh cần nhanh chóng liên hệ thăm khám với bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Viêm da có bọng nước có nguy hiểm không?

Viêm da có bọng nước có thể do rất nhiều nguyên nhân khác ngoài các nguyên nhân kể trên với mức độ nguy hiểm khác nhau. Do đó chưa thể xác định nguyên nhân nên chưa thể chuẩn đoán mức độ nguy hiểm của bệnh.

Nếu liên quan đến các bệnh da liễu bên ngoài, bệnh có thể gây lở loét da trên diện rộng. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức mà còn khiến người bệnh vô cùng khó chịu nhất là khi tắm rửa, làm việc, chạy bộ khiến cơ thể đồ mồ hôi. Tịa vị trí lở loét có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Đồng thời nếu không có hướng kiểm soát kịp thời bệnh rất dễ để lại sẹo gây xấu xí, mất thẩm mĩ.

Trong khi đó, nếu bệnh là dấu hiệu cho thấy các cơ quan trong cơ thể đang gặp vấn đề thì người bệnh càng cần tiến hành giải quyết nhanh chóng. Các cơ quan nội tạng như gan nắm giữ vai trò rất quan trọng trong sức khỏe mỗi người, nếu người bệnh không kiểm soát nhanh rất dễ gặp những biến chứng như Khó đông máu hay phù não do sự tích tụ chất lỏng và tràn ngược vào trong não và làm tăng áp.

Tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau đây

  • Mụn nước bị nhiễm trùng, xuất hiện các mụn mủ
  • Vùng viêm da nổi mụn nước sưng kèm theo đau nhức khó chịu
  • Tình trạng viêm da nổi mụn nước tái phát nhiều lần
  • Đã điều trị bằng thuốc nhưng không có dấu hiệu tiến triển tốt

Cách điều trị viêm da có bọng nước

Tuy theo tình trạng viêm da và nguyên nhân chính gây bệnh mà hướng điều trị hoàn toàn khác nhau. Các hướng dẫn điều trị dưới đây chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng, không mang tác dụng loại bỏ hoàn toàn nguồn gốc gây bệnh. Người bệnh tốt nhất nên đến thăm khám với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp và nhanh chóng nhất.

Sử dụng thuốc

Với các tình trạng ngoài da chủ yếu bác sĩ sẽ chỉ định một số nhóm thuốc bôi để hạn chế các lở loét lan rộng, hạn chế nguy cơ để lại sẹo hay các nhóm thuốc kháng sinh, chống viêm, chống dị ứng trong trường hợp viêm da lan trên diện rộng. Người bệnh tuyệt đối không nên dùng thuốc nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ vì sẽ gây ra rất nhiều tác dung phụ nếu dùng sai cách.

Viêm da có bọng nước
Người bệnh nên dùng một số loại kem bôi ngoài da để làm lành nhanh các tổn thương

Thuốc đường bôi: Chủ yếu dùng khi viêm da có bọng nước xuất hiện trên diện tích nhỏ, chưa có dấu hiệu lở loét nhiều, các bọng nước chưa bị vỡ. Các thuốc thường được sử dụng như

  • Thuốc bôi chứa corticosteroid: thường chỉ định cho viêm da tiếp xúc và bệnh tổ đỉa nhằm giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng sưng viêm và đỏ da.
  • Thuốc gây tê tại chỗ:  Chủ yếu được chỉ định khi có liên quan đến nhiễm virus Herpes và viêm da tiếp xúc có liên quan đến dịch của côn trùng hay mủ thực vật. Thuốc có tác dụng gây tê bề mặt da,  nhờ đó kiểm soát ngay các triệu chứng ngứa, sưng và khó chịu.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: có dạng bôi hay thuốc bột như Mupirocin, Acid fusidic,…Thuốc giúp ức chế vi khuẩn nhanh chóng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lở loét lây lan, có thể dùng trong bệnh chốc lở.
  • Thuốc sát trùng: thường là dạng dung dịch như Hydrogen peroxide, Povidone iodine,…nhằm sát trùng và kháng khuẩn nhẹ tại chỗ. Thuốc có thể dùng cho nhiều trường hợp, trừ những người bệnh viêm da lở loét quá nhiều.

Thuốc đường uống: Thường dùng khi các dấu hiệu viêm da xuất hiện trên nhiều vị trí hay có kích thước lớn, tình trạng nhiễm trùng nặng hay việc điều trị bằng các loại thuốc dùng tại chỗ trên không còn đem lại tác dụng hiệu quả. Một số thuốc thường chỉ định bao gồm

  • Thuốc kháng histamine: giúp ức chế chọn lọc thụ thể trung gian gây dị ứng, từ đó đem đến tác dụng giảm ngứa, giảm hắt hơi và cải thiện các triệu chứng đi kèm. Thuốc thường được chỉ định cho một số bệnh lý như tổ đỉa, viêm da tiếp xúc, dời leo..
  • Thuốc kháng sinh: có thể chỉ định kháng sinh đường uống Valaciclovir, Penciclovir, Cefuroxim,… để đem lại toàn thân. Thuốc giúp ức chế vi khuẩn, virus và ký sinh trùng để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn nếu liên quan đến các bệnh chốc lở, nhiễm virus Herpes hay trong trường hợp vi khuẩn tấn công vào các vết lở loét trên da.
  • Thuốc chống viêm không steroid: có thể chỉ định Acetaminophen, Ibuprofen,… nhằm cải thiện tình trạng chứng sưng viêm đồng thời hạ sốt nếu có.

Như đã nói không phải trường hợp nào cũng dùng các loại thuốc trên đây. Tốt nhất người bệnh cần sớm đến thăm khám bác sĩ để trao đổi và có hướng điều trị phù hợp nhất, các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Chăm sóc tại nhà

Nếu tình trạng mụn chưa quá trầm trọng người bệnh vẫn có thể chăm sóc tại nhà trong một số trường hợp. Tuy nhiên các biện pháp này cũng chỉ mang tính chất kiểm soát bệnh tạm thời, không có tác dụng điều trị dứt điểm nên nếu sau một thời gian áp dụng không có kết quả người bệnh vẫn nên đến thăm khám với các bác sĩ chuyên môn.

Trong tình trạng bọng nước chưa vỡ

Bọng nước chưa vỡ tuy có thể gây cảm giác hơi khó chịu nhưng lại dễ điều trị hơn rất nhiều. Phát hiện và xử lý bệnh ngay từ giai đoạn này sẽ hạn chế được sự lây lan trên diện rộng tối đa. Cụ thể bạn cần lưu ý các vấn đề sau

Viêm da có bọng nước
Chú ý tuyệt đối không nên gãi hay chà xát mạnh trên da
  • Tuyệt đối không nên gãi hay tác động mạnh làm mụn nước vỡ ra, tốt nhất để mụn nước xẹp và khô từ từ
  • Tắm rửa hằng ngày, chà xát các dùng da tổn thương một cách nhẹ nhàng
  • Hạn chế sử dụng các loại sữa tắm thông thường với độ PH cao vì có thể làm kích ứng da trầm trọng hơn, nên sử dụng loại sữa tắm dịu nhẹ, ít hóa chất
  • Có thể nấu nước tắm với các thảo dược như lá chè xanh, lá tía tô, lá khế cũng mang lại tác dụng kháng khuẩn chống viêm và hạn chế các kích ứng trên da
  • Bài thuốc đắp từ nha đam, nước cốt rau má, nước cốt rau diếp cá .. cũng giúp làm dịu các tổn thương, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Tuy nhiên chú ý trong giai đoạn mới bắt đầu, không nên dùng khi viêm da nặng, mụn nước quá to hay có dấu hiệu vỡ ra, lở loét
  • Sát trùng với nước muối ấm hay một số dung dịch sát khuẩn để ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm
  • Mặc trang phục rộng rãi thoải mái, thấm hút tốt, tránh các trang phục bó sát hay vải thô cứng có thể làm kích ứng da gây vỡ mụn nước.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vitamin C, tránh xa các thực phẩm có thể gây dị ứng
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích trong suốt thời gian điều trị.
  • Hạn chế các hoạt động thể chất quá mạnh gây đổ mồ hôi hay có thể làm tác động đến vùng da bị dị ứng

Kiểm soát tình trạng viêm da có bọng nước ngay từ những giai đoạn đầu tiên có thể giúp bệnh được cải thiện nhanh chóng, đảm bảo chất lượng cuộc sống và tinh thần cho người bệnh.

Trong trường hợp mụn nước bị vỡ ra

Nếu trường hợp mụn tự thu nhỏ và xẹp dần thì bệnh đang dần hồi phục, da bắt đầu khô và bong tróc để trả lại vùng da bình thường. Tuy nhiên nếu mụn nước đã bị làm vỡ ra có thể khiến các chất dịch chảy sang các vùng da xung quanh gây lây lan, nhiễm trùng. Tốt nhất trong cả hai trường hợp này người bệnh tuyệt đối không dùng bất cứ loại thuốc đắp nào trên bề mặt da vì có thể làm nhiễm trùng nặng hơn.

Viêm da có bọng nước
Người bệnh nên dùng nước sát khuẩn để vệ sinh nhẹ nhàng trên những vùng da bị tổn thương, lở loét

Với tình trạng này, bạn nên vệ sinh vị trí tổn thương bằng nước muối sinh lý hay các dụng dịch sát khuẩn sau đó dùng khăn lau khô nhẹ nhàng, cố gắng giữ cho vùng da được khô thoáng. Một số ý kiến cho rằng bên dùng băng gạc để bịt kín lại ngăn ngừa nhiễm trùng tuy nhiên điều này có thể khiến các tổn thương lâu lành hơn. Bạn nên tham khảo bác sĩ để được hỗ trợ.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các loại nước tắm và duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như trên.

Phòng tránh viêm da có bọng nước

Để phòng tránh tình trạng viêm da có bọng nước, cần lưu ý những vấn đề sau

  • Đảm bảo giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân sạch sẽ hằng ngày, nhất là với trẻ em
  • Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, kèm theo cả các loại nước rau củ trái cây để tăng cường sức đề kháng
  • Sử dụng các loại kem bôi da dưỡng ẩm hằng ngày để làm mềm, cấp nước cho da
  • Mặc quần áo dài tay khi ra ngoài, đeo khẩu trang đầy đủ để hạn tế nguy cơ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng
  • Hạn chế tiếp xúc hay dùng chung với những người bệnh trước đó
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, chăn màn, chiếu gối thường xuyên
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, không dùng tay không để bắt các loại côn trùng
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng mỗi ngày.

Viêm da có bọng nước có thể tiềm ẩn nhiều dấu hiệu nguy hiểm cần được nhanh chóng điều trị sớm. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần đảm bảo có sự chỉ dẫn từ các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm

Tin khác

Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm da có bọng nước do đâu?Bệnh zonaChốc lởNhiễm virus HerpesTổ đỉaViêm da tiếp xúcDo suy giảm chức năng ganViêm da có bọng nước có nguy hiểm...

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Nội dung bài viếtViêm da có bọng nước do đâu?Bệnh zonaChốc lởNhiễm virus HerpesTổ đỉaViêm da tiếp xúcDo suy giảm chức năng ganViêm da có bọng nước có nguy hiểm...

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm da có bọng nước do đâu?Bệnh zonaChốc lởNhiễm virus HerpesTổ đỉaViêm da tiếp xúcDo suy giảm chức năng ganViêm da có bọng nước có nguy hiểm...

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Nội dung bài viếtViêm da có bọng nước do đâu?Bệnh zonaChốc lởNhiễm virus HerpesTổ đỉaViêm da tiếp xúcDo suy giảm chức năng ganViêm da có bọng nước có nguy hiểm...

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Nội dung bài viếtViêm da có bọng nước do đâu?Bệnh zonaChốc lởNhiễm virus HerpesTổ đỉaViêm da tiếp xúcDo suy giảm chức năng ganViêm da có bọng nước có nguy hiểm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn