Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Trong trường hợp nhẹ và điều trị đúng cách, kịp thời, viêm da tiếp xúc thường không để lại sẹo.

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc

Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhất

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và cách điều trị

Da bị phồng rộp mụn nước

Da bị phồng rộp mụn nước: Nguyên nhân và cách chữa

Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm da tiếp xúc ánh sáng là một dạng viêm da thường gặp. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy ngay tại vị trí tiếp xúc với ánh sáng xuất hiện triệu chứng khô da, đỏ da, phát ban, da phồng rộp, ngứa ngáy, viêm và đau rát. Nếu quá trình điều trị không diễn ra suôn sẻ, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da, da dày lên, có sẹo và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Viêm da tiếp xúc ánh sáng - Cách điều trị và phòng ngừa
Tìm hiểu bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng, biểu hiện, nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị và phòng ngừa

Thế nào là bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng

Bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng được xác định là một dạng thường gặp của bệnh viêm da tiếp xúc. Tình trạng nổi mẩn đỏ kèm theo vảy, phồng rộp và ngứa ngáy nghiêm trong khi tiếp xúc lâu với ánh sáng hoặc tia cực tím là những triệu chứng điển hình của bệnh.

Bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng còn được gọi là cháy nắng. Thông thường những vết cháy nắng sẽ mờ dần trong vài ngày sau khi bệnh bùng phát. Đối với trường hợp nặng, các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài với một khoảng thời gian lâu hơn.

Căn bệnh này tương đối lành tính, thường không tác động và không gây nguy hiểm đối với sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên sớm áp dụng các phương pháp xử lý phù hợp. Bởi nếu việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý không sớm diễn ra, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều vấn đề, bệnh lý nghiêm trọng khác. Điển hình nhất là tình trạng khô da, da có nếp nhăn, hình thành nhiều đốm đen và nhiều đốm thô trên da, tăng nguy cơ ung thư da.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng

Bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng sẽ xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng, ánh nắng mặt trời. Lượng ánh sáng này vượt quá khả năng che phủ của làn da. Đồng thời vượt qua hàng rào bảo vệ da của sắc tố melanin đang hoạt động bên trong cơ thể.

Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, những người có làn da trắng sẽ có nguy cơ bị cháy nắng cũng như mắc bệnh viêm da tiếp xúc cao hơn so với người có làn da sậm màu.

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 15 -20 phút trong giờ trưa ở những người có làn da trắng sẽ dẫn đến viêm da. Tuy nhiên ở cùng một thời điểm, người có làn da sẫm màu có thể chịu đựng được sự tác động của ánh nắng mặt trời trong suốt vài tiếng đồng hồ tiếp xúc.

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, những người có tiền sử nhạy cảm với ánh sáng sẽ có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc cao hơn so với những người bình thường.

Hiện tượng nhạy cảm với ánh sáng thường xuất hiện ở những người có tiền sử gia đình gồm cha mẹ, ông bà, anh chị… mắc chứng viêm da hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể dễ dàng xuất hiện khi người bệnh đã từng hoặc đang bị kích ứng với các loại mỹ phẩm, chất hóa học hoặc các loại thuốc điều trị bệnh.

Theo nghiên cứu, bệnh lupus ban đỏ và bệnh chàm eczema cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng nhạy cảm với ánh sáng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng
Bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng sẽ xảy ra khi bạn tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng, ánh nắng mặt trời

Yếu tố nguy cơ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành bệnh và các đối tượng dễ mắc bệnh gồm:

Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng

Nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc có thể tăng nhanh bởi sự tác động của những yếu tố sau:

  • Chủng tộc: Bệnh viêm da tiếp xúc có thể hình thành và phát triển ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên một số chủng tộc như người da trắng sẽ có nguy có mắc bệnh cao hơn so với các chủng tộc khác.
  • Sử dụng thuốc: Ngoài tác dụng kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh, một số loại thuốc còn có khả năng gây tác dụng phụ trên da. Cụ thể như nhạy cảm với ánh sáng, dị ứng, da dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với dị nguyên. Những loại thuốc được đánh giá có khả năng làm tăng tác dụng phụ trên da gồm các loại thuốc giảm đau như ketoprofen, thuốc kháng sinh tetracycline và các loại thuốc có chứa sulfa.
  • Tiếp xúc với một số chất: Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm da tiếp xúc với ánh sáng có thể bùng phát mạnh mẽ khi bạn tiếp xúc hoặc làm việc cùng với một số chất hóa học, sau đó làm việc dưới ánh nắng hoặc tiếp tục tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một số chất có khả năng làm tăng nguy cơ kích ứng da và bùng phát bệnh lý gồm hóa chất trong kem chống nắng, nước hoa, thuốc sát trùng…
  • Bệnh về da: Bênh viêm da tiếp xúc nói chung và bênh viêm da tiếp xúc ánh sáng nói riêng có thể là biến chứng của một số bệnh về da thường gặp như bệnh vảy nến, bệnh chàm eczema, bệnh viêm da cơ địa
  • Yếu tố di truyền: Tương tự như các bệnh về da khác, bệnh viêm da tiếp xúc cũng có nguy cơ xuất hiện do sự tác động của yếu tố di truyền. Những người có ba mẹ, ông bà hoặc những người thân khác trong gia đình bị viêm da sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc cao hơn khi so sánh với người không có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng gồm: Vùng da bệnh bị đỏ, bong tróc và khô ráp. Ngoài ra, ở một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ nhận thấy vùng da bệnh xuất hiện các nốt mụn nước, phát ban da ở một khu vực hoặc lan rộng trên cơ thể, phòng rộp da dẫn đến đau, nóng rát và ngứa ngáy nghiêm trọng. Chóng mặt, mất nước, đau đầu và ớn lạnh là những triệu chứng toàn thân có thể xảy ra đồng thời.

Một số vấn đề, ảnh hưởng lâu dài của bệnh gồm:

  • Vùng da bệnh dày lên
  • Hình thành sẹo
  • Làm tăng nguy cơ hình thành bệnh ung thư da.
Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng
Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng gồm vùng da bệnh bị đỏ, bong tróc, khô ráp, nổi mụn nước, phát ban da

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện được liệt kê dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

  • Sốt và ớn lạnh
  • Có cảm giác khó chịu ở dạ dày
  • Đau đầu
  • Lú lẫn
  • Sưng mặt
  • Ngất xỉu
  • Các vết phồng rộp, tình trạng rám nắng diễn ra trên da xuất hiện ở nhiều khu vực trên cơ thể kèm theo cảm giác đau rát hoặc ngứa ngáy nghiêm trọng
  • Những biểu hiện của tình trạng mất nước xuất hiện như cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da khô, yếu cơ, đánh tránh ngực, tiểu ít, khô miệng, khát nước, chóng mặt hay choáng váng, nước tiểu đặc hoặc có màu đậm.

Bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng, bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát các triệu chứng xảy ra trên bề mặt da, tiền sử bản thân và tiền sử gia đình. Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh lý và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kết hợp để tìm ra thời gian tiếp xúc với ánh sáng, những loại thuốc điều trị bệnh, hóa chất và các loại thực phẩm mà bạn đàng sử dụng.

Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng

Một số biện pháp chăm sóc và điều trị vùng da bệnh tại nhà như vệ sinh da và tắm bằng nước mát, sử dụng khăn ướt để chườm và lau nhẹ những vị trí đang bị viêm… có thể làm dịu nhanh tình trạng bỏng da do nắng, cải thiện triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, đỏ da, khô da và một số triệu chứng khó chịu khác của bệnh viêm da tiếp xúc khi bệnh vừa mới khởi phát.

Đối với trường hợp vùng da tiếp xúc với ánh sáng nổi các nốt mụn nước, người bệnh nên tiến hành vệ sinh da, giữ cho da luôn sạch sẽ và khô thoáng. Tránh gãi hoặc cào. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa hiện tượng nhiễm trùng da.

Đối với những trường hợp có làn da bị viêm nặng, ngứa ngáy, đau rát và phồng rộp, người bệnh có thể dùng các loại kem bôi để thoa lên da hoặc sử dụng thuốc cortisone tại chỗ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Những hoạt chất trong các loại kem bôi da sẽ giúp người bệnh giảm đỏ da, phồng rộp và kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu khác của bệnh viêm da.

Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng
Bôi thuốc tại chỗ là một trong các phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến

Ngoài ra, để cải thiện tốt tình trạng đau rát do bệnh viêm da gây ra, bác sĩ chuyên khoa có thể thêm acetaminophen và ibuprofen vào đơn thuốc điều trị bệnh. Trong trường hợp đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ, thuốc aspirin sẽ không được khuyến cáo sử dụng trong suốt thời gian điều trị bệnh viêm da.

Ngoài việc chăm sóc da và sử dụng những loại thuốc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý tránh làm việc cũng như tiếp xúc với những tác nhân gây viêm da, kích ứng da do ánh sáng, Đồng thời che chắn kỹ lưỡng, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Đối với những người có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, người bệnh nên lựa chọn và sử dụng các loại kem chống nắng phù hợp với làn da. Ngoài ra, loại kem chống nắng mà bạn đang sử dụng phải có chỉ số SPF từ 50 trở lên. Đồng thời mang tác dụng chống tia tử ngoại A (UVA) và mang tác dụng chống tia tử ngoại B (UVB).

Chế độ sinh hoạt dành cho những người bị viêm da tiếp xúc ánh sáng

Bên cạnh biện pháp chăm sóc da, đơn thuốc của bác sĩ và một số phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc ánh sáng khác, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt để phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe ở hiện tại. Cụ thể như:

  • Trước khi ra ngoài, bạn cần thoa kem chống nắng, sử dụng nón, mặc áo tay dài, mang váy chống nắng để làm giảm bớt sự ảnh hưởng của ánh nắng, ánh sáng mặt trời. Đặc biệt là khi bạn ra ngoài đường hoặc cần phải thực hiện một số công việc dưới ánh nắng.
  • Người bệnh cần tránh sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc một số sản phẩm dưỡng da, bảo vệ da khác không có nguồn gốc rõ ràng. Bởi bên trong các sản phẩm này có thể chứa thành phần là những chất có khả năng gây kích ứng và gây viêm.
  • Bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc cần sử dụng sản phẩm chăm sóc da và thuốc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần lưu ý tránh tiếp xúc với tia tử ngoại, ánh nắng mặt trời trong thời gian sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc chứa sulfa và các thuốc thuộc nhóm thuốc kháng sinh tetracycline.
  • Người bị viêm da tiếp xúc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các thiết bị tắm nắng nào.
  • Trong trường hợp những triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng không có dấu hiệu thuyên giảm, trở nặng hoặc xuất hiện cùng với cơn sốt trong thời gian chữa bệnh, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được khám lại và tìm ra phương pháp xử lý thích hợp hơn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng

Để hạn chế sự hình thành và tiến triển của bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng, người bệnh cần lưu lại và áp dụng tốt những biện pháp dưới đây:

  • Tắm rửa mỗi ngày và giữ cho làn da luôn sạch sẽ. Đặc biệt bạn nên vệ sinh da sau khi tiếp xúc với các loại hóa chất, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm hoặc khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi do lao động nặng.
  • Để phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc, bạn cần tránh làm việc dưới ánh nắng cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Nhất là vào buổi trưa. Trong trường hợp bạn cần phải làm việc dưới nắng hoặc cần ra ngoài đường, bạn nên che chắn kỹ bằng cách thoa kem chống nắng, đội nón, mặc quần dài, mặc áo dài tay, mang khẩu trang và sử dụng váy chống nắng.
  • Bạn cần hạn chế sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. Đồng thời tránh tiếp xúc với chất hóa học, chất gây dị ứng.
  • Tránh sử dụng kem dưỡng da và những sản phẩm chăm sóc da khác có nguồn gốc không rõ ràng.
  • Bạn cần cung cấp độ ẩm cho làn da bằng việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần là thảo dược thiên nhiên và mang tính dịu nhẹ.
  • Trong thời gian sử dụng các loại thuốc chữa bệnh, bạn cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là khi bạn đang trong quá trình điều trị bệnh với thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.
  • Nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm da tiếp xúc hoặc các bệnh lý liên quan, bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Nếu bạn đang mắc bệnh hoặc có nghi ngờ bị viêm da cơ địa, bệnh vảy nến, bệnh chàm, bệnh tổ đỉa hoặc một số bệnh về da khác, bạn nên đến bệnh viện, gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Đồng thời sử dụng các biện pháp chăm sóc da, áp dụng các phương pháp giúp điều trị bệnh và kiểm soát triệu chứng.
  • Bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây viêm da và tạo điều kiện dẫn đến kích ứng da.
  • Bạn nên tham khảo thông tin từ chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt để phòng ngừa bệnh, bạn nên bổ sung cho cơ thể các chất chống oxy hóa và các loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây hoặc trái cây tươi. Việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sẽ giúp bạn bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại, chống viêm, nâng cao hệ miễn dịch. Đồng thời cải thiện sức để kháng, bảo vệ sức khỏe tổng thể và phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng là biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng

Hầu hết các trường hợp bị viêm da tiếp xúc ánh sáng không gặp nguy hiểm, quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ, không phức tạp. Đặc biệt là khi bạn sớm phát hiện, chẩn đoán bệnh lý và điều trị đúng cách. Tuy nhiên khi việc điều trị diễn ra chậm trễ, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da. Do đó, bệnh nhân nên áp dụng phương pháp điều trị bệnh ngay khi các triệu chứng xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Tin khác

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Nội dung bài viếtThế nào là bệnh viêm da tiếp xúc ánh sángNguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc ánh sángYếu tố nguy cơNhững yếu tố làm tăng nguy...

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtThế nào là bệnh viêm da tiếp xúc ánh sángNguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc ánh sángYếu tố nguy cơNhững yếu tố làm tăng nguy...

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Nội dung bài viếtThế nào là bệnh viêm da tiếp xúc ánh sángNguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc ánh sángYếu tố nguy cơNhững yếu tố làm tăng nguy...

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Nội dung bài viếtThế nào là bệnh viêm da tiếp xúc ánh sángNguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc ánh sángYếu tố nguy cơNhững yếu tố làm tăng nguy...

Trong trường hợp nhẹ và điều trị đúng cách, kịp thời, viêm da tiếp xúc thường không để lại sẹo.

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Nội dung bài viếtThế nào là bệnh viêm da tiếp xúc ánh sángNguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc ánh sángYếu tố nguy cơNhững yếu tố làm tăng nguy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn