Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Bệnh viêm da cơ địa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Cây thuốc chữa viêm da cơ địa

Top 10 cây thuốc chữa viêm da cơ địa được sử dụng phổ biến

Lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa: 3 cách được áp dụng phổ biến

Bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân – Cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm da cơ địa có tính di truyền. Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ nhưng có nhiều yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh này. Điều quan trọng hơn là bệnh rất khó để chữa khỏi và có xu hướng chuyển sang mạn tính. Chính vì thế, điều khiến nhiều người đang quan tâm hiện nay là viêm da cơ địa có lây không và lây thế nào. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ trong bài viết dưới đây.

Viêm da cơ địa là bệnh lý về da khá phổ biến nên vấn đề nó có lây nhiễm hay không, nếu có thì phương thức lây lan thế nào được rất nhiều người quan tâm.
Viêm da cơ địa là bệnh lý về da khá phổ biến nên vấn đề nó có lây nhiễm hay không, nếu có thì phương thức lây lan thế nào được rất nhiều người quan tâm.

Nguyên nhân viêm da cơ địa chưa được làm rõ

Để có thêm cơ sở xác định bệnh viêm da cơ địa có lây không, bạn cần biết bệnh này là gì; nguyên nhân cũng như các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Trước hết, viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là tình trạng da bị ngứa ngáy, sưng đỏ, nứt và có thể xuất hiện các nốt mụn nước. Những đợt tiến triển của bệnh thường đi kèm sốt hoặc phát cơn hen suyễn. Viêm da cơ địa có thể xuất hiện từ khi mới sinh ra hoặc vào bất kỳ độ tuổi nào.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Đây là vấn đề đang làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Dù thực tế bệnh này khá phổ biến. Qua nhiều năm tìm hiểu, người ta tin rằng nó có liên quan đến yếu tố tự miễn. Nghĩa là bệnh xảy ra khi hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn. Thay vì tấn công các tế bào ngoại lai, hệ miễn dịch lại tấn công chính các tế bào trong cơ thể và kích hoạt cơ chế gây viêm nhiễm.

Nguyên nhân trực tiếp gây viêm da cơ địa chưa được làm rõ nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó có liên quan mật thiết đến hoạt động của hệ miễn dịch.
Nguyên nhân trực tiếp gây viêm da cơ địa chưa được làm rõ nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó có liên quan mật thiết đến hoạt động của hệ miễn dịch.

Yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh

Dù không xác định được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh này. Cụ thể là:

  • Cơ địa nhạy cảm: Từng dị ứng với hóa chất, thuốc, phấn hoa, côn trùng…;
  • Bị bệnh liên quan đến yếu tố dị ứng: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, vảy nến, viêm da dị ứng…;
  • Thói quen sử dụng thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động;
  • Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm;
  • Thời tiết trong giai đoạn giao mùa hoặc không khí khô và lạnh;
  • Thường xuyên căng thẳng quá mức, ăn uống thiếu chất (nhất là các loại rau củ quả tươi);
  • Nhiễm trùng do một số bệnh lý cấp tính gây ra.

Viêm da cơ địa có lây không?

Viêm da cơ địa thuộc nhóm bệnh da liễu, các tổn thương trên da ảnh hưởng nhiều đến yếu tố thẩm mỹ và chất lượng sống. Tuy nhiên, bệnh không lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Ngay cả khi tiếp xúc với dịch nhầy từ các nốt mụn nước hoặc máu trên da người bị bệnh (khi cào gãi) thì vẫn không làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, nếu đối tượng bị viêm da cơ địa là trẻ em, người chăm sóc trực tiếp mỗi ngày cũng sẽ không bị lây bệnh.

Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.
Viêm da cơ địa không lây qua tiếp xúc trực tiếp, ngay cả khi bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc máu của người bệnh bên ngoài da.

Như vậy, với câu hỏi bệnh viêm da cơ địa có lây không thì câu trả lời chắc chắn là không. Thế nhưng, bạn cần xác định chính xác những tổn thương trên da có phải do bệnh này không. Thực tế là có nhiều bệnh lý khác ngoài da có biểu hiện khá giống với viêm da cơ địa và có khả năng lây nhiễm. Ví dụ như bệnh sởi, mụn rộp, nấm ngoài da, chốc lở, ghẻ… Do đó, để biết chính xác một trường hợp nào đó có bị viêm da cơ địa hay không, ngoài dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, người bệnh cần thực hiện thêm xét nghiệm CLS không đặc hiệu.

Viêm da cơ địa có yếu tố di truyền

Viêm da cơ địa không lây lan khi tiếp tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, bệnh này có khả năng di truyền. Trong thực tế, hầu hết các trường hợp bị bệnh cũng xuất phát từ yếu tố này. Các nghiên cứu khoa học cho biết tỷ lệ di truyền của bệnh phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

  • Cả bố và mẹ đều bệnh: Khả năng mắc bệnh của con là 80%;
  • Nếu chỉ có bố hoặc mẹ bệnh: Tỷ lệ con bị bệnh khoảng 50%;
  • Trong gia đình có người viêm da cơ địa nhưng không phải bố hoặc mẹ: Khả năng mắc bệnh của con dưới 50%.
  • Sinh đôi cùng trứng: Tỷ lệ bệnh viêm da cơ địa là 77%. Trong khi đối với trường hợp sinh đôi khác trứng thì con số này là 15%.
Viêm da cơ địa có yếu tố di truyền. Cơ chế dẫn đến vấn đề này khá phức tạp và vẫn đang được nghiên cứu làm rõ.
Viêm da cơ địa có yếu tố di truyền. Cơ chế dẫn đến vấn đề này khá phức tạp và vẫn đang được nghiên cứu làm rõ.

Nghiên cứu kỹ hơn vấn đề di truyền của bệnh, các nhà khoa học cho biết, yếu tố này khá phức tạp. Nó phụ thuộc vào gen mã hóa protein (giữ chức năng miễn dịch) và gen mã hóa protein ở thượng bì. Ngoài ra, bệnh này còn có sự tham gia của gen mã hóa filaggrin. Loại gen này đóng vai trò quan trọng trong liên kết các sợi keratin.

Biện pháp phòng viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa dù không lây lan từ người qua người nhưng nó lây lan rất nhanh từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, nó cũng rất dễ tái phát và có xu hướng chuyển sang mạn tính. Mặt khác, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây bội nhiễm, thậm chí hoại tử.

Thay vì chỉ quan tâm đến vấn đề viêm da cơ địa có lây không, bạn cần biết một số cách để chủ động phòng tránh. Chủ yếu là ngăn chặn các yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Nhất là với những người bẩm sinh có cơ địa nhạy cảm hoặc trong gia đình có người mắc bệnh này. Ngoài ra, những cách dưới đây cũng sẽ giúp bệnh tình không tiến triển theo chiều hướng xấu đi.

Trong chăm sóc da:

  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, tắm gội và chăm sóc da có độ kiềm cao hoặc không rõ nguồn gốc;
  • Nên cắt ngắn móng tay và móng chân;
  • Hạn chế cào gãi quá mức gây trầy xước da;
  • Vào những ngày hanh khô hoặc lạnh khô, nên dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm thích hợp. Ưu tiên những loại có nguồn gốc từ thiên nhiên;
  • Sử dụng trang phục phù hợp: Mỏng và thấm hút mồ hôi tốt vào ngày hè; giữ ấm vào ngày đông. Nên chọn những loại làm từ chất liệu mềm mịn và không gây kích ứng da;
  • Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Mỗi ngày chỉ nên tắm 2 lần;
  • Lau khô mồ hôi, tránh để da ướt mồ hôi kéo dài quá lâu.
Chăm sóc da đúng cách là việc làm cơ bản nhất để phòng các yếu tố dẫn đến bệnh viêm da cơ địa.
Chăm sóc da đúng cách là việc làm cơ bản nhất để phòng các yếu tố dẫn đến bệnh viêm da cơ địa.

Trong sinh hoạt và ăn uống:

  • Giữ cho tinh thần thoải mái: Cân bằng giữa thời gian học tập và làm việc, suy nghĩ tích cực..;
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ;
  • Tránh học tập và làm việc trong môi trường ô nhiễm;
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở và làm việc;
  • Thường xuyên giặt giũ hoặc phơi chăn màn dưới ánh nắng mặt trời;
  • Khi không khí trong lành, nên sử dụng ánh sáng và gió từ thiên nhiên;
  • Không sử dụng các thực phẩm từng gây dị ứng hoặc nghi ngờ gây ra tình trạng này;
  • Không hút thuốc lá; hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có gas và có cồn;
  • Dinh dưỡng đầy đủ. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất hằng ngày từ các loại rau củ quả tươi;
  • Cung cấp cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc khi có dấu hiệu bất thường kéo dài vài ngày.

Xem thêm: 

Xem thêm

Tin khác

Thuốc bôi Gentrisone trị viêm da và các tác dụng phụ cần biết

Nội dung bài viếtNguyên nhân viêm da cơ địa chưa được làm rõNguyên nhân gây viêm da cơ địaYếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnhViêm da cơ địa có...

Da nhiễm Corticoid: Dấu hiệu và Cách điều trị phục hồi

Nội dung bài viếtNguyên nhân viêm da cơ địa chưa được làm rõNguyên nhân gây viêm da cơ địaYếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnhViêm da cơ địa có...

lá lốt chữa viêm da cơ địa

Cách dùng lá lốt chữa viêm da cơ địa được nhiều người chia sẻ

Nội dung bài viếtNguyên nhân viêm da cơ địa chưa được làm rõNguyên nhân gây viêm da cơ địaYếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnhViêm da cơ địa có...

Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người triệu chứng đặc trưng của bệnh gì?

Bé bị sốt nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Những điều cần biết

Nội dung bài viếtNguyên nhân viêm da cơ địa chưa được làm rõNguyên nhân gây viêm da cơ địaYếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnhViêm da cơ địa có...

Bệnh viêm da cơ địa: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Nội dung bài viếtNguyên nhân viêm da cơ địa chưa được làm rõNguyên nhân gây viêm da cơ địaYếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnhViêm da cơ địa có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn