Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Trong trường hợp nhẹ và điều trị đúng cách, kịp thời, viêm da tiếp xúc thường không để lại sẹo.

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc

Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhất

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và cách điều trị

Da bị phồng rộp mụn nước

Da bị phồng rộp mụn nước: Nguyên nhân và cách chữa

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là tình trạng thường gặp rất nhiều hiện nay khiến da lở loét tổn thương nặng, đôi khi có thể để lại sẹo nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời. Tham khảo ngay các thông tin chi tiết về các điều trị và phòng tránh ngay trong bài viết dưới đây.

Kiến ba khoang là gì?

Không khó để bắt gặp những bài viết về bị kiến ba khoang cắn đặc biệt vào khu vực có thời tiết nóng ẩm. Bệnh được gây ra bởi loại kiến Paederus thuộc họ Staphylinidae. Chúng có thân mình thon dài  từ 1,5-20 mm (7-10 mm), đầu nhỏ, mình có 3 chân, bụng chia ra thành 8 đốt rất dẻo, nhìn sơ qua khá giống với khiến nhưng có kích thước to hơn rất nhiều. Dân gian còn gọi loại kiến này là kiến khoang, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp..

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
Kiến ba khoang rất thường gặp ở những nơi ẩm thấp, chúng có kích thước to hơn những loại kiến bình thường và nọc độc cao

Đốt bụng của kiến ba khoang có thể có màu vàng, đỏ hay đen, bụng có thể uốn cong rất tốt. Trên mình của chúng có có hai đôi cánh và khoảng 3- 4 đốt bụng. Cánh lụa nằm ở dưới và thường cuộn dưới cánh cứng, khi cần bay thì mới bắt đầu bung ra. Do có kích thước nhỏ nên khả năng bay và chạy của kiến ba khoang rất nhanh. Khi chạy chúng có xu hướng cong đít lên như bò cạp.

Paederus thường phát triển tốt ở những nơi có thời tiết nóng ẩm, nơi có phân rác, đầm lầy, vỏ cây nứt nẻ hay cũng có thể sống chung với kiến mối. Các thông kê cho thấy bệnh có xu hướng tăng mạnh vào thời điểm  7, 8, 9, 10 hàng năm. Bởi thế mà ở những khu sinh viên thường dùng giường gỗ lâu ngày thường là điều kiện thích hợp để chúng phát triển mạnh hơn.

Các côn trùng nhóm Paederus thường thích buổi tối nhưng riêng kiến ba khoang lại rất thích ánh sáng. Chúng thường xuất hiện vào ban ngày, ban đêm sẽ tụ tập gần những nơi có ánh sáng, bóng đèn. Khi xuất hiện kiến có thể bám trên khăn mặt, quần áo, khiến bạn vô cùng tiếp xúc với dịch tiết của chúng và cảm thấy ngứa ngáy trầm trọng. Biểu hiện của nó khá phức tạp, mức độ nguy hiểm cũng cao hơn các loại côn trùng thông thường rất nhiều nên không được chủ quan

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang do đâu?

Chất  Pederin nằm trong dịch bạch huyết của kiến ba khoang chính là tác nhân chính gây viêm da tiếp xúc. Bạn có thể dính dịch này khi đập, chà xát hay giết kiến. Chúng sẽ bắt đầu tạo ra các phản ứng trên da sau 24h từ khi tiếp xúc. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào diện tích và nồng độ của Paederin, ngoài ra yếu tố cơ địa cũng có thể đóng vai trò quan trọng. Cần chú ý nếu kiến chỉ vô tình tiếp xúc với da mà không cắn hay tiết dịch thì khả năng mắc bệnh không cao.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
Pederin có trong dịch tiết của kiến ba khoang chính là tác nhân gây nên các tổn thương trên da

Pederin là một amid có độc tố cao, các nghiên cứu cho rằng nó tiết ra dựa trên tiết ra dựa vào sự hoạt động của 1 chủng Pseudomonas đã có săn bên trong cơ thể của loài cồn trùng này. Đồng thời các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy mức độ độc của nó cao gấp 12 lần so với nọc độc của loài rắn độc sống trên những vùng nhiệt đới. Thậm chí chất độc này vẫn có thể được lưu giữ nếu bảo quản kiến ba khoang ở dạng khô trong vòng 8 năm.

Pederin có công thức hóa học là C25H45O9N- là một Amid có 2 vòng tetrahydropyran, nó có thể ức chế quá trình tổng hợp protein đồng thời ngăn lại quá trình phân chia tế bào. Bệnh có thể lây lan sang các vùng da lân cận nếu bạn vô cùng quyệt và tiếp xúc với vùng da bị dính độc tố và đưa ra vùng da khác.

Biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Vị trí tổn thương do kiến ba khoang có thể ở bất cứ đâu như mặt, nách, bẹn tuy nhiên chủ yếu xuất hiện trên những vùng da hở. Bệnh cực kỳ dễ nhận biết với tình trạng ngứa rát trầm trọng. Với những trường hợp tổn thương nhẹ, bệnh có thể chỉ bùng phát sau 2 ngày rồi giảm dần, tuy nhiên với những tổn thương nặng trên diện rộng tình trạng viêm da có kéo dài đến 20 ngày khiến người bệnh vô cùng khó chịu mệt mỏi.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
Da bị tổn thương nặng do kiến ba khoang

Cụ thể các triệu chứng điển hình của bệnh như sau

  • Các triệu chứng chưa quá rõ rệt sau 12- 24h tiếp xúc
  • Sau 24h, bắt đầu hình thành các ban đỏ trên vùng da kích ứng kèm theo cảm giác ngứa ngáy bỏng rát khó chịu
  •  Hơn 60% bệnh nhân thường có xu hướng phát bệnh đầu tiên vào buổi sáng.
  • Các tổn thương thường có dạng vệt dài hay cụm.
  • Đau rát, ngứa ngáy khó chịu trên những vị trí tổn thương, nhất là khi đổ mồ hôi hay tiếp xúc với nước
  • Nếu tổn thương xuất hiện ở mắt sẽ khiến mặt sưng húp, tổn thương trên vị trí có các nếp gấp như bẹn hay khuỷu tay thường lâu khỏi hơn.
  • Các tổn thương ban đầu là những nốt sưng đỏ, sau đó dần lan ra với những mụn mủ màu trắng lõm ở giữa, có thể xuất hiện mủ vàng tại những vùng lõm này nếu không vệ sinh kiểm soát tốt
  • Ở những vùng da nhiều nếp gấp hay bắp chân, bắp đùi sau tổn thương có thể xuất hiện cả hai mặt khi gập đùi lại.
  • Với các tình trạng nhẹ, bênh thường từ khỏi sau 2- 3 ngày, vùng da bị tổn thương khô lại và bong vẩy, vùng da có màu nhạt hơn xung quanh
  •  Trong 1-2 ngày đầu, bệnh nhân thường có cảm giác ngây ngất sốt, cơ thể mệt mỏi rã rời, có thể nổi hạch đau vùng tương ứng.
  • Bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau 2- 3 tuần, tuy nhiên nếu không vệ sinh kiểm soát đúng cách có thể gây bội nhiễm tại đây và hình thành sẹo xấu xí.

Hướng điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang không phải là một bệnh quá nguy hiểm, có thể bệnh kiểm soát sớm nếu điều trị và chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp không điều trị đúng cách có thẻ gây bội nhiễm với các triệu chứng nặng hơn, nhất là khi vùng dị ứng nằm ở mặt, gần mắt hay trong vùng kín. Tuy nhiên do các triệu chứng bệnh khá rõ ràng nên hầu như đều được phát hiện và kiểm soát ngay từ những triệu chứng đầu tiên.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
Người bệnh có thể dùng các dung dịch sát trùng để hạn chế bệnh viêm nhiễm nặng hơn

Người bệnh tốt nhất nên đến thăm khám với bác sĩ, dược sĩ để tránh nhầm lẫn với các bệnh zona, viêm da tiếp xúc do lá cây (photophytodermatitis), dị ứng hóa chất thường có các triệu chứng tương tự. Tránh tự ý điều trị bôi thuốc không đúng cách có thể tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Hầu hết với các trường hợp nhẹ bệnh tự khỏi nên bác sĩ sẽ chỉ định khử trùng vệ sinh lại vùng da bị tổn thương. Trong trường hợp các triệu chứng có dấu hiệu viêm nhiễm lan rộng hay nồng đồ  Pederin bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc đường uống để kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng.

Một số thuốc phổ biến thường dùng như

  • Điều trị tại chỗ: Người bệnh có thể dùng nước xà phòng nhẹ để rửa vùng bị tổn thương mà không gây ra vấn đề nào khác. Hoặc có thể dùng dung dịch Jarish, oxýt kẽm,hồ nước, hồ neo pred… để rửa vết thương, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Khi vết thương khô lại có thể chỉ định dùng mỡ kháng sinh hay mỡ corticoid để làm lành nhanh, ngăn ngừa các tổn thương xuất hiện.
  • Điều trị toàn thân: trong trường hợp tổn thương lan rộng, có nhiều mủ bác sĩ có thể chỉ định các thuốc đường uống như kháng Histamin tổng hợp, thuốc giảm đau,  corticoid dạng bôi hay uống để kiểm soát ngay các triệu chứng.

Nếu tiến triển tốt, hầu hết sau 2 tuần các tổn thương đã bắt đầu lành lại mà không gây ra triệu chứng nào khác. Trong một số trường hợp bác sĩ cũng có thể chỉ định  ciprofloxacin kết hợp với bôi corticoid vì cho kết quả làm lành nhah chóng.

Cách phòng tránh viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Để phòng tránh nguy cơ viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang người bệnh cần chú ý cả cách xử lý khi gặp kiến ba khoang đồng thời điều chỉnh lối sống khoa học phòng tránh nguy cơ tiếp xúc với chúng. Bệnh vẫn có nguy cơ tái phát thường xuyên nếu vẫn tiếp tục sống gần nơi có kiến nên cần phải có tinh thần phòng tránh bệnh ngay từ đầu.

Cách xử lý khi gặp kiến ba khoang

Nhiều người thường có xu hướng gặp kiến hay các loại côn trùng sẽ dùng tay/ chân đạp hay bóp chết nó ngay tại chỗ. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không nên, áp dụng cả với các loại kiến ba khoang hay các con côn trùng khác vì rất dễ dính chất độc có trong cơ thể chúng. Hầu hết kiến ba khoang chỉ tấn công và tiết dịch khi cảm thấy nguy hiểm, có người đang tấn công chúng.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
Nên dồn kiến vào một chai và vứt đi, không dùng tay, chân giết trực tiếp

Bạn nên dùng tay bắt sống sau đó gói vào giấy hay bọc kín để đem vứt đi xa. Tuyệt đối không dùng tay không, chân không “bắt giặc”.Bạn cùng cần chú ý vệ sinh tay chân sạch sẽ ngay sau khi vừa tiếp xúc với chúng để phòng tránh nguy cơ có dịch tiết dích ở chân hay cơ thể kiến. Rửa trực tiếp vùng da tiếp xúc với xà phòng pha loãng sẽ giúp loại bỏ chất độc đồng thời làm dịu da đáng kể. Nhờ đó ngăn ngừa các chất dịch lây lan hay làm bệnh nặng thêm.

Quần áo, chăn màn hay những nơi phát hiện thấy có kiến cũng nên đem giặt giũ lại để đảm bảo an toàn. Bạn nên giũ mạnh chăn hay chiếu gối để tìm xem có sót kiến không. Sau đó vệ sinh nhà cửa lại sạch sẽ để loại bỏ kiến ngay từ đầu.

Phòng tránh nguy cơ gặp kiến

Như đã nói, loại kiến này thường thích nơi nóng ẩm, ánh sáng đèn điện vì vậy bạn có thể bị bệnh bất cứ lúc nào, kể cả ban ngày hay buổi tối. Chú ý ngay biện pháp phòng tránh sau

  • Dọn dẹp về sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để rác thải bừa bãi quá nhiều
  • Khi đi ngủ nên tắt đèn hoặc để đèn xa giường ngủ vì chúng dễ tập trung nơi có ánh sáng
  • Giũ chăn màn, đệm, gối trước khi ngủ
  • Bạn có thể đặt một chậu nước nhỏ dưới bóng đèn để bắt kiến rất hiệu quả
  • Nếu phơi quần áo, khăn tắm ngoài trời cũng nên đập nhẹ trước khi mặc hay đem quần áo vô nhà
  • Vào mua mưa nên đóng kín cửa, hạn chế mở buổi tối, nhất là với những gia đình sử dụng cửa gỗ
  • Khi ra ngoài, nhất là đến những khu vực rậm rạp nhiều cây cối nên mặc áo dài tay
  • Xịt thuốc diệt côn trùng vào mùa bệnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang dù không gây nguy hiểm có sức khỏe nhưng lại làm tổn thương da trầm trọng đồng thời ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và chất lượng cuộc sống nên cần điều trị càng sớm càng tốt. Hy vọng bài viết trên đây đã đem lại nhiều thông tin hữu ích trong việc phòng tránh kiến ba khoang.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm

Tin khác

Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

Nội dung bài viếtKiến ba khoang là gì?Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang do đâu?Biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoangHướng điều trị viêm...

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Nội dung bài viếtKiến ba khoang là gì?Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang do đâu?Biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoangHướng điều trị viêm...

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtKiến ba khoang là gì?Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang do đâu?Biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoangHướng điều trị viêm...

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Nội dung bài viếtKiến ba khoang là gì?Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang do đâu?Biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoangHướng điều trị viêm...

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Nội dung bài viếtKiến ba khoang là gì?Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang do đâu?Biểu hiện của viêm da tiếp xúc do kiến ba khoangHướng điều trị viêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn