Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Trong trường hợp nhẹ và điều trị đúng cách, kịp thời, viêm da tiếp xúc thường không để lại sẹo.

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc

Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhất

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và cách điều trị

Da bị phồng rộp mụn nước

Da bị phồng rộp mụn nước: Nguyên nhân và cách chữa

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

5/5 - (1 bình chọn)

Tình trạng viêm da tiếp xúc gây ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh có thể tiến triển thành biến chứng bội nhiễm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của bệnh nhân. “Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?” là một vấn đề nhận được sự quan tâm từ phía người bệnh. Bài viết cung cấp các thông tin giải đáp vấn đề này và gợi ý các liệu pháp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất.

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?
Bị viêm da tiếp xúc thường gây ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ trong thời gian ngắn

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?

Tình trạng viêm da tiếp xúc có khuynh hướng bùng phát trong thời gian ngắn. Ở một số trường hợp, bệnh tiến triển từ mức độ nhẹ cho đến các biến chứng nghiêm trọng hơn. Vì thế dù bệnh có thể tự khỏi nhưng người bệnh không nên để mặc bệnh xảy ra và làn da tự hồi phục.

Để điều trị bệnh viêm da tiếp xúc thì người bệnh cần phải khắc phục hậu quả của các tổn thương da ban đầu. Sau đó, ngăn chặn triệu chứng bệnh không phát triển rộng hơn. Những yếu tố quyết định thời gian hồi phục bệnh còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như:

  • Cơ địa bệnh nhân có phản ứng với thuốc.
  • Phương pháp điều trị và thời gian điều trị.
  • Bệnh nhân có phản ứng phụ với thuốc không.
  • Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi, vận động của bệnh nhân.
  • Hoạt động chăm sóc da có tốt không.
  • Các yếu tố ảnh hưởng khác còn có: môi trường, nhiệt độ, di truyền…
Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?
Thời gian bị viêm da tiếp xúc khác nhau ở mỗi người bệnh

Trong đó, phương pháp điều trị và chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đóng vai trò quyết định hiệu quả và thời gian lành bệnh. Phần lớn các trường hợp viêm da tiếp xúc thể nhẹ, triệu chứng thường tự thuyên giảm sau 2 – 4 tuần. Trường hợp mạn tính có thể kéo dài đến vài tháng cho đến 1 năm. Khi mắc bệnh mạn tính, bệnh có thể đeo bám bệnh nhân cả đời và phát triển nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm da, bội nhiễm, chàm hóa, da bị sẹo xấu…

Bởi vì triệu chứng viêm da tiếp xúc thường bùng phát thành từng đợt nên bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Thông thường việc điều trị bệnh viêm da tiếp xúc chỉ mang lại hiệu quả kiểm soát triệu chứng chứ không ngăn được bệnh tái phát. Nếu như không xác định được nguyên nhân, việc điều trị tương đối khó khăn.

Bệnh viêm da tiếp xúc để càng nặng thì càng khó chữa và thời gian điều trị lâu hơn. Do đó, để tăng cơ hội khỏi bệnh và đồng thời rút ngắn thời gian chữa trị, ngay từ khi có dấu hiệu dị ứng bệnh nhân cần được chữa ngay. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị có thể gây ra các ảnh hưởng phụ ngoài mong muốn.

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?

Theo các chuyên gia Da liễu nhận định, bệnh viêm da tiếp xúc là một căn bệnh da liễu không lây lan. Bệnh không xảy ra do virus hay vi khuẩn mà đến từ chính cơ địa dị ứng của người bệnh. Viêm da tiếp xúc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng cũng như các loại bệnh da liễu khác. Mặc dù bệnh không lây qua con đường tiếp xúc thông thường nhưng nó lại có thể lây lan nhanh chóng đến các vùng khác của cơ thể.

Bị viêm da tiếp xúc có lây không
Viêm da tiếp xúc có thể lây lan rộng trên cơ thể người bệnh

Ngoài da, bệnh có thể di truyền trên những người có cùng dòng máu. Theo thống kê, tỷ lệ gia đình cói cha hoặc mẹ mắc bệnh viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc có thể lây cho con ở mức độ 10%. Trong đó nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh thì khả năng lây truyền là 40%.

Để tránh tình trạng lây lan triệu chứng trên diện rộng, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên sau:

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là chăn đệm và quần áo.

– Mở cửa thường xuyên, giữ gìn không khí trong nhà sạch sẽ, thoáng mát.

– Tránh dùng các loại thực phẩm quá nóng, quá cay hoặc dễ gây dị ứng.

– Bổ sung nhiều loại vitamin cho cơ thể và uống đủ nước để thanh lọc cơ thể.

– Mặc quần áo dễ thấm hút, thoáng mát, thoải mái.

– Hạn chế những tiếp xúc với hóa chất công nghiệp và chất tẩy rửa.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc xuất hiện và biến mất từ chính các thói quen và tiếp xúc hàng ngày của chính người bệnh. Để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh cần đảm bảo những lưu ý trong sinh hoạt như sau:

Rửa tay thường xuyên

Người bệnh cần vệ sinh bàn tay và cơ thể ngay khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng trước đó.  Nên sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khu vựa da vừa diễn ra tiếp xúc, từ đó giảm mức độ thương tổn da.

Nếu không vệ sinh sạch sẽ, các dị nguyên này có thể tồn tại trên da trong thời gian dài. Chúng có thể xúc tác làm bùng phát triệu chứng bất kỳ lúc nào và lan tỏa nhanh chóng. Tiếp xúc với dị nguyên trên diện rộng có thể khó điều trị và chậm hồi phục so với những tiếp xúc ở mức độ nhẹ và phạm vi ảnh hưởng nhỏ.

Dùng thuốc khi cần thiết

Không phải lúc nào việc sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc cũng được khuyến khích. Loại thuốc và liều dùng cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Nếu được chỉ định sử dụng thuốc, bạn nên bôi thuốc sau khi vệ sinh vùng da bị bệnh và sử dụng đủ liều thuốc.

cách điều trị viêm da tiếp xúc
Người bệnh chỉ nên dùng thuốc trị viêm da tiếp xúc khi được chỉ định của bác sĩ

Kiên trì dùng thuốc sẽ hạn chế được tình trạng sưng viêm, giảm ngứa. Đồng thời thuốc bôi ngoài da cũng phòng ngừa được tình trạng bội nhiễm và kiểm soát tổn thương lan tỏa rộng. Sử dụng thuốc khi cần thiết cũng giúp người bệnh giảm nguy cơ phát sinh rủi ro và tác dụng phụ.

Loại trừ các yếu tố nguy cơ

Những yếu tố thúc đẩy tái phát viêm da bao gồm các loại chất tẩy rửa, mỹ phẩm, lông thú cưng, kim loại, nước bẩn, sơn, mủ/ nhựa,… Nếu hiểu được bản thân bị dị ứng với yếu tố nào, người bệnh cần tránh tiếp xúc với chúng để giảm khả năng gây bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần loại bỏ những thói quen xấu gây cản trở điều trị như: thức khuya, stress, căng thẳng, ăn uống kém khoa học, gãi ngứa, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu,…

Bảo vệ da khỏi ánh nắng

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân dẫn đến viêm da tiếp xúc ánh sáng gây thâm sạm và sẹo kém thẩm mỹ. Trong thời gian điều trị bệnh viêm da tiếp xúc, người bệnh cần bảo vệ da trước ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Bởi lúc này làn da dễ bị tổn thương và nhạy cảm trước những yếu tố kích thích, nhất là tia cực tím.

Những tiêu chí bảo vệ da trong thời gian điều trị mà bạn nên thực hiện gồm:

  • Dùng kem chống nắng SPF từ 30 trở lên trước khi đi ra ngoài.
  • Bảo vệ da bằng cách mặc áo khoác, mang dù và khẩu trang.
  • Không để da ẩm ướt do mồ hôi, giữ làn da luôn được khô thoáng và mát mẻ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, tránh để  da bị chà xát mạnh với quần áo.

Thiết lập dinh dưỡng hợp lý

Bị viêm da tiếp xúc nên ăn gì
Chế độ dinh dưỡng cũng quyết định thời gian hồi phục sau khi bị viêm da tiếp xúc

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh có thể nâng cao thể trạng và tăng cường miễn dịch. Từ những bữa ăn giàu dưỡng chất, cơ thể sẽ thúc đẩy tốc độ hồi phục tế bào mới của vùng da tổn thương.

Các chuyên gia cho rằng trong số thực phẩm bạn nên bổ sung, những thực phẩm tốt nhất cho người bị viêm da tiếp xúc gồm: Thực phẩm giàu vitamin, trái cây, rau củ xanh, thực phẩm giàu omega (cá hồi, trứng gà, bơ, hạnh nhân,…), uống đủ nước và bổ sung kẽm sẽ giúp phục hồi da và ngăn ngừa thâm sẹo.

Hi vọng những thông tin được đề cập trong bài viết đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề “Bị viêm da dị ứng tiếp xúc bao lâu thì khỏi?”. Việc điều trị bệnh nên bắt đầu từ cách phòng ngừa triệu chứng tái phát bằng cách hạn chế tiếp cận với những yếu tố gây kích ứng da. Nếu thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da theo hướng dẫn, bệnh lý có thể cải thiện chỉ trong một thời gian ngắn.

Bài viết liên quan: 

Xem thêm

Tin khác

Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúcRửa tay thường...

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Nội dung bài viếtViêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúcRửa tay thường...

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúcRửa tay thường...

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Nội dung bài viếtViêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúcRửa tay thường...

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Nội dung bài viếtViêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúcRửa tay thường...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn