Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Viêm mũi họng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mủ tại nhà mẹ cần biết

Bé Bị Viêm Họng Sốt Cao Liên Tục Và Các Biện Pháp Xử Lý

Mách Mẹ Cách Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi An Toàn

cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam

Top 10 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Viêm Họng Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Có Gây Ung Thư Không?

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm họng mãn tính là giai đoạn bệnh viêm họng chuyển biến sang giai đoạn nặng nề. Lúc này, sức khỏe tổng thể không bị ảnh hưởng mà còn tác động cả sức khỏe tinh thần. Không những vậy, người bệnh còn có khả năng cao đối diện với nhiều biến chứng. Vậy viêm họng mãn tính có nguy hiểm không, có gây ung thư không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc và người bệnh có câu trả lời chính xác.

viêm họng mãn tính có nguy hiểm không
Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không là từ khóa mà nhiều bệnh nhân tìm kiếm và đi tìm câu trả lời

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắc

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp niêm mạc họng kéo dài trên 10 ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc không được điều trị dứt điểm, khiến tình trạng viêm nhiễm thường xuyên lặp đi lặp lại gây ra nhiều sự khó chịu cho người bệnh. Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều ở các đối tượng có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu kém.

Khi viêm họng chuyển sang giai đoạn mãn tính, các triệu chứng khô, ngứa, đau rát cổ họng trở nên khó chịu hơn, gây không ít khó khăn trong việc ăn uống, nuốt nước bọt và nói chuyện. Bên cạnh đó, người bệnh còn hoa mắt, chóng mặt, ho khan, ho có đờm, buồn nôn, sốt kéo dài,… Đây đều là những triệu chứng gây ra nhiều sự khó chịu, khiến người bệnh mệt mỏi, chán chường và xuống tinh thần.

viêm họng mãn tính có nguy hiểm không
Viêm họng mãn tính thực chất là hậu quả của bệnh viêm họng cấp tính không được điều trị triệt để hoặc điều trị không đúng phương pháp

Thực chất, viêm họng mãn tính là hậu quả của việc điều trị viêm họng cấp tính không có hiệu quả hoặc phương pháp điều trị không phù hợp. Ở giai đoạn này, bệnh đã ở giai đoạn nặng nề, có khả năng khởi phát những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Một số biến chứng điển hình mà người bệnh có khả năng gặp phải như:

  • Viêm amidan: Tình trạng viêm amidan có thể khởi phát nếu bệnh viêm họng mãn tính không sớm phát hiện và điều trị. Trên thực tế, amidan nằm gần hầu họng nên khi hầu họng bị viêm nhiễm thì các tác nhân gây viêm cũng nhân cơ hội tấn công vào amidan. Lúc này, tổn thương ở amidan thường nặng nề hơn so với viêm nhiễm ở hầu họng;
  • Gây viêm mũi, viêm xoang và viêm tai giữa: Tai, mũi và họng là ba bộ phận có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Khi vùng hầu họng bị viêm nhiễm thì tác nhân gây viêm có thể nhanh chóng lan rộng sang mũi và tai, từ đó có thể phát sinh bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa,…;
  • Áp xe thành họng: Tác nhân gây tổn thương niêm mạc họng có thể xâm nhập vào các hạch bạch huyết ở khoang họng. Lâu ngày, hầu họng có thể phát sinh biến chứng áp xe. Khi bị áp xe thành họng, thân nhiệt của người bệnh thường tăng cao, kèm theo đó là triệu chứng đau họng dữ dội, ù tai, tim đập nhanh,… Nếu bệnh tình không kiểm soát tốt, khối áp xe có thể lan xuống cả cơ hàm gây khít hàm và khó thở;
  • Viêm phổi, viêm phế quản: Các tác nhân gây hại vòm họng cũng có thể lây lan và nhanh chóng tiến triển đến phổi và phế quản. Tại đây, phổi và phế quản có thể bị viêm nhiễm và chứa đầy dịch mủ cùng chất nhầy. Điều này sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy, khó thở và làm gia tăng nguy cơ tử vong;
  • Gia tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim, thận và khớp: Một số tác nhân gây bệnh viêm họng mãn tính nếu không sớm điều trị có thể lan đến các cơ quan khác trong cơ thể, nhiều nhất là tim, thận và khớp, từ đó gây bệnh tim, viêm cầu thận và thấp khớp.

Viêm họng mãn tính có gây ung thư không?

Nhận định từ chuyên gia hàng đầu, bệnh viêm họng mãn tính có thể tiến triển nhanh chóng và gây nguy hiểm nếu bệnh tình không được kiểm soát tốt cũng như không có phương pháp điều trị kịp thời. Các loại vi khuẩn và virus sẽ tấn công vòm họng, lâu ngày sẽ làm tổn thương tế bào và khiến tình trạng viêm nhiễm tăng sinh rất khó kiểm soát. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, điển hình là ung thư vòm họng.

Như vậy, bệnh viêm họng mãn tính hoàn toàn có thể gây ra ung thư. Và đây cũng chính là biến chứng nguy hiểm, có khả năng cao đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần sớm có phương pháp can thiệp đúng đắn.

viêm họng mãn tính có phát triển thành ung thư không?
Viêm họng mãn tính có khả năng tiến triển thành bệnh ung thư vòm họng nếu không có biện pháp điều trị bệnh từ sớm

Viêm họng mãn tính có chữa được không?

So với viêm họng cấp tính thì giai đoạn mãn tính có tính chất dai dẳng, khó điều trị vè dễ tái phát nhiều lần. Trong một số trường hợp, nếu việc điều trị chậm trễ hoặc điều trị không đúng cách thì khả năng cao người bệnh sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư. Chính vì mức độ nguy hiểm đó mà nhiều người lo lắng bệnh viêm họng mãn tính có chữa khỏi được không. Và đây cũng chính là thắc mắc khác mà nhiều người mắc phải đang quan tâm.

Theo nhận định của chuyên gia y tế cho biết, viêm họng mãn tính hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ một số nguyên tắc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cũng như có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ tốn kém, khó khăn và mất nhiều thời gian hơn nên đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì nhất định.

Thời gian điều trị viêm họng mãn tính thường kéo dài từ 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian điều trị này có thể nhanh hơn hoặc chậm đi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị,… Cách tốt nhất, người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được biết rõ tình trạng bệnh lý hiện tại.

Cần làm gì khi bị viêm họng mãn tính?

Như vừa được đề cập, bệnh viêm họng mãn tính là một căn bệnh nguy hiểm vì bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn làm gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư. Do đó, nếu bản thân đang mắc phải căn bệnh này hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên thực hiện các vấn đề sau:

1. Thăm khám sức khỏe từ sớm

Lời khuyên tốt nhất từ chuyên gia y tế hàng đầu cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm họng mãn tính là thăm khám để kiểm soát được bệnh một cách triệt để. Thông qua việc thăm khám, người bệnh sẽ biết rõ hơn nguyên nhân bệnh phát triển nặng nề cũng như tình trạng bệnh lý hiện tại. Không những vậy, bác sĩ còn có thể đánh giá và dự đoán một số biến chứng mà bệnh nhân có khả năng gặp phải. Dựa vào đó, bác sĩ đề ra phác đồ điều trị phù hợp.

thăm khám bệnh viêm họng mãn tính
Thăm khám và chẩn đoán bệnh là một trong những vấn đề mà bệnh nhân viêm họng mãn tính không nên bỏ qua

2. Điều trị viêm họng mãn tính

Khi đã xác định được nguyên nhân gây viêm họng mãn tính cũng như nắm rõ triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc phù hợp nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Cụ thể hơn:

  • Điều trị nguyên nhân: Đối với các trường hợp bị viêm họng mãn tính do bản thân đã mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang hay viêm amidan, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh. Đối với các trường hợp điều trị hội chứng trào ngược dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng bơm proton;
  • Điều trị triệu chứng: Tùy vào triệu chứng lâm sàng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân các loại thuốc phù hợp. Chẳng hạn như: thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc giảm viêm, thuốc chống dị ứng, thuốc làm lỏng chất tiết, thuốc giảm ho, thuốc làm loãng đờm,….
dùng thuốc trị viêm họng mãn tính
Dùng thuốc trị viêm họng mãn tính theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh những tác dụng phụ

Để việc dùng thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như phòng tránh một số tác dụng phụ kèm theo, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng liều hay điều chỉnh liều khi chưa có sự cho phép. Ngoài việc dùng thuốc đúng cách, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày.

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống và xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh

Song với việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và lối sinh hoạt hằng ngày. Bởi đây cũng chính là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị cũng như phòng tránh bệnh trở nặng. Do đó, người bị viêm họng mãn tính cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ngoài việc dùng thuốc Tây y, người bệnh có thể dùng thêm một số loại trà thảo mộc để làm ấm cổ họng cũng như hỗ trợ chữa lành các tổn thương vùng cổ họng. Đó có thể là trà mật ong, trà gừng, trà bạc hà,…;
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng và khoang miệng bằng nước muối sinh lý;
  • Tránh xa các khu vực có nhiều tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là khu vực có nhiều khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại,…;
  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, sữa tươi,…;
  • Người bệnh nên ăn những thức ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, không quá cứng và không quá lạnh. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để tránh tạo áp lực cho cổ họng;
  • Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn của chuyên gia y tế. Ngoài việc uống nước lọc, bạn nên uống thêm các loại nước ép từ hoa quả hoặc rau củ. Đồ uống này không chỉ bổ sung nước mà còn nạp cho cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu khác;
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể và cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh hoặc khí hậu thay đổi đột ngột. Đặc biệt là khi đi ra ngoài, bạn cần đeo khẩu trang y tế để bảo vệ sức khỏe cũng như tránh lây nhiễm bệnh đường hô hấp;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức, tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức. Người bệnh có thể dành mỗi ngày khoảng 30 – 45 phút để vận động cơ thể bằng những bài tập vừa sức nhằm nâng cao sức khỏe.
Người bị viêm họng mãn tính cần súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày ít nhất 2 lần

Bài viết đã cho bạn đọc câu trả lời của vấn đề “bị viêm họng mãn tính có nguy hiểm không, có gây ung thư không”. Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu thông tin cơ bản về căn bệnh này. Từ đó, nâng cao ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe để phòng bệnh tiến triển nặng.

THAM KHẢO THÊM:

Tin khác

Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh mau khỏi

Nội dung bài viếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắcViêm họng mãn tính có gây ung thư không?Viêm họng mãn tính có chữa được...

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Nội dung bài viếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắcViêm họng mãn tính có gây ung thư không?Viêm họng mãn tính có chữa được...

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắcViêm họng mãn tính có gây ung thư không?Viêm họng mãn tính có chữa được...

Viêm họng gây ù tai

Viêm họng gây ù tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Nội dung bài viếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắcViêm họng mãn tính có gây ung thư không?Viêm họng mãn tính có chữa được...

viêm họng - viêm amidan

Hàng nghìn người Việt đã sử dụng bài thuốc viêm họng – viêm amidan này để khỏi bệnh 100% – Bạn đã biết chưa?

Nội dung bài viếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không? – Giải đáp thắc mắcViêm họng mãn tính có gây ung thư không?Viêm họng mãn tính có chữa được...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn