Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Các bài tập thể dục cho người viêm đa khớp nhẹ nhàng dễ tập

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ không?

Bệnh thấp khớp cấp: Dấu hiệu, Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Cách nhận biết

Viêm Khớp Dạng Thấp Thiếu Niên Và Những Thông Tin Cần Biết

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là bệnh lý viêm khớp xảy ra ở trẻ nhỏ. Lúc này, tại các khớp bị tổn thương sẽ có triệu chứng sưng viêm gây đau nhức. Nếu để bệnh tiến triển nặng sẽ gây ảnh hưởng đến mắt và khả năng vận động bình thường. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên bạn có thể tham khảo.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là dạng bệnh ít gặp nhưng lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là dạng bệnh ít gặp nhưng lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là gì? Phân loại bệnh

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ tình trạng viêm khớp thể thấp khởi phát ở trẻ em dưới 16 tuổi, bệnh này còn có tên gọi khác là viêm khớp tự phát thiếu niên. Đây là bệnh lý có thể phát sinh ra nhiều biến chứng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là bệnh lý tự miễn xảy ra do sự rối loạn của hệ miễn dịch, bệnh có thể khởi phát ở trẻ em từ vài tuần tuổi cho đến 16 tuổi. Khi mắc phải căn bệnh này, tại các khớp của người bệnh sẽ có triệu chứng sưng đỏ, nóng rát, đau nhức và cứng khớp. Cũng có nhiều trường hợp không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Hiện nay, y khoa chia bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên thành các dạng cơ bản sau đây:

  • Thể ít khớp: Đây là thể bệnh chỉ gây ảnh hưởng đến 4 hoặc ít hơn 4 khớp trên cơ thể. Thể bệnh này thường khởi phát ở trẻ em từ 2 – 5 tuổi, đặc biệt là bé gái. Biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở thể ít khớp là viêm mống mắt và tình trạng chân bị bệnh dài hơn chân lành dẫn đến đi khập khiễng.
  • Thể nhiều khớp: Có trên 4 khớp bị viêm và tình trạng này diễn ra kéo dài hơn 6 tháng. Thông thường, bệnh sẽ khởi phát từ một khớp rồi nhanh chóng lan rộng đến các khớp xung quanh và có tính chất đối xứng. Thường gặp là khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp khuỷu,… Đây là thể bệnh nặng và dễ phát sinh các biến chứng như dính khớp, teo cơ,…
Đây là bệnh lý cần được xử lý đúng cách để tránh phát sinh biến chứng
Đây là bệnh lý cần được xử lý đúng cách để tránh phát sinh biến chứng nghiêm trọng
  • Thể hệ thống: Đây là thể bệnh nghiêm trọng nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên và thường xảy ra ở trẻ từ 5 – 7 tuổi. Thông thường, bệnh sẽ diễn ra theo đợt và mỗi đợt lại cách nhau từ vài tuần cho đến vài tháng. Tình trạng này có thể kéo dài cho đến vài năm sau đó giảm dần. Khi gặp phải thể bệnh này người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng tại khớp, triệu chứng toàn thân và có thể gây tổn thương đến nội tạng. Ở những trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong do các biến chứng của bệnh như suy thận, suy tim,…

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên xảy ra do đâu?

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là bệnh lý mãn tính vô căn. Bệnh khởi phát khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn. Lúc này, các tế bào miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào cũng như mô khỏe mạnh bên trong cơ thể và gây ra bệnh. Hiện nay, bác sĩ chuyên khoa vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các ca khởi phát bệnh đều có liên quan đến các yếu tố sau đây:

  • Do gen di truyền
  • Yếu tố môi trường
  • Nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm
  • Từng mắc bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm ruột mãn tính
  • Chấn thương do vận động

Thống kê y khoa cho thấy, viêm khớp dạng thấp thiếu niên thường khởi phát ở bé gái nhiều hơn so với bé trai. Nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn nếu được sinh ra từ mẹ có tiền sử bệnh lý viêm khớp dạng thấp.

Chấn thương là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh ở trẻ
Chấn thương là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Việc nắm rõ được các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên sẽ giúp mẹ sớm phát hiện ra bệnh lý ở trẻ, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm. Dưới đây là các triệu chứng đặc trưng của bệnh bạn có thể tham khảo:

  • Đau khớp: Bệnh khiến trẻ có cảm giác đau nhức tại khớp gây khó khăn trong việc di chuyển và đứng tại chỗ. Lúc này, trẻ sẽ có dấu hiệu đi khập khiễng hoặc đứng không vững. Tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng vào mỗi buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa dậy.
  • Sưng khớp: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Tình trạng sưng khớp thường xảy ra tại các khớp lớn trên cơ thể như khớp đầu gối. Ở một vài trường hợp khớp nhỏ bàn tay hoặc bàn chân cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Cứng khớp: Vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, khả năng vận động của trẻ không còn được linh hoạt như bình thường. Các cử động trở nên chậm chạp và vụng về hơn rất nhiều.
  • Sưng hạch bạch huyết, sốt và phát ban: Đây cũng là những triệu chứng thường gặp ở trẻ em bị viêm khớp dạng thấp và thường trở nên nghiêm trọng vào buổi tối.
  • Ngoài các triệu chứng điển hình ở trên thì trẻ còn có thể đối mặt với tình trạng chán ăn, sụt cân, thiếu máu, nổi mề đay, trẻ chậm lớn và phát triển không bình thường,…
Đau nhức khớp là triệu chứng điển hình và dễ nhận biết nhất của bệnh này
Đau nhức khớp là triệu chứng điển hình và dễ nhận biết nhất của bệnh này

Thông thường, loại bệnh này sẽ diễn ra kéo dài trong vài tháng rồi tự khỏi hoặc trở nên nghiêm trọng hơn khi tái phát trở lại. Nhưng cũng có trường hợp phải sống chung với bệnh đến suốt cuộc đời và các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu cải thiện.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là bệnh lý tự miễn nên sẽ tác động xấu đến một số cơ quan nội tạng khác bên trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ nếu không được xử lý đúng cách ngay từ sớm. Cụ thể là:

  • Gây ảnh hưởng đến chức năng mắt với các bệnh lý như viêm mống mắt, viêm màng bồ đào,… Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thậm chí là mù lòa.
  • Dựa vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà trẻ sẽ gặp phải một số vấn đề về tăng trưởng. Ở một số trẻ bị bệnh, khi phát triển sẽ có một cánh tay dài và một cánh tay ngắn hoặc kém phát triển về chiều cao,…

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh viêm khớp dạng thấp nếu khởi phát ở trẻ em sẽ không nghiêm trọng bằng người trưởng thành. Bạn có thể dễ dàng kiểm soát thông qua vật lý trị liệu, tập thể dục và điều chỉnh lối sống hàng ngày. Vì thế, ngay khi phát hiện trẻ bị viêm khớp dạng thấp bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám, chẩn đoán bệnh và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Cách chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Nên đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu của bệnh
Nên đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu của bệnh

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên là bệnh lý còn gặp nhiều khó khăn trong khâu chẩn đoán và điều trị. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có các xét nghiệm riêng biệt giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Phương pháp chẩn đoán chính hiện nay là làm nhiều xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý tương tự. Một số xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thiếu niên là:

  • Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT,…): giúp phân biệt với các bệnh lý xương khớp khác như gãy xương, thoái hóa khớp, viêm khớp, các dị dạng bẩm sinh,…)
  • Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích kiểm tra tốc độ lắng hồng cầu, kháng thể chống viêm, yếu tố thấp khớp và protein phản ứng C)

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Sau khi tiến hành thăm khám, nếu xác định trẻ bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên bác sĩ sẽ bắt đầu đưa ra phương án điều trị phù hợp. Hiện tại y khoa vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh này, các phương pháp chữa trị hiện nay đều nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng của bệnh để tránh ảnh hưởng đến các vận động thể chất bình thường.

Dùng thuốc Tây y

Thông thường, những đối tượng bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên sẽ được kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y nhằm giảm thiểu tổn thương đến khớp, tránh ảnh hưởng đến chức năng vận động ở trẻ. Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên là:

Dùng thuốc Tây y trị bệnh theo phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra
Dùng thuốc Tây y trị bệnh theo phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra
  • Thuốc chống viêm NSAIDs
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Thuốc chống thấp
  • Thuốc corticosteroid
  • Thuốc sinh học

Khi cho trẻ dùng thuốc Tây trị bệnh, mẹ cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ chuyên khoa đã kê đơn. Tránh tình trạng cho trẻ sử dụng quá liều và gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vật lý trị liệu

Thực hiện vật lý trị liệu có tác dụng làm mềm khớp và duy trì khả năng vận động của cơ bắp, điều này giúp trẻ có thể hoạt động như bình thường. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc Tây y kết hợp với vật lý trị liệu để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tốt nhất, trẻ nên thực hiện vật lý trị liệu dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào mức độ tổn thương và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ sử dụng thêm một số thiết bị hỗ trợ như đai bảo hộ, thanh nẹp xương, kẹp tay,…

Thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa giúp cải thiện tình trạng bệnh
Thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa giúp cải thiện tình trạng bệnh

Phẫu thuật

Ở những trường hợp bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng không thể điều trị bằng thuốc Tây y, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. Phẫu thuật trị bệnh là phương pháp còn tồn tại nhiều rủi ro không mong muốn, vì thế nên chúng chỉ được áp dụng cuối cùng khi mà các phương pháp điều trị khác đều không mang lại kết quả khả quan. Hai phương pháp phẫu thuật trị bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay là:

  • Nội soi khớp: Được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp viêm xảy ra kéo dài tại các khớp lớn trên cơ thể như khớp gối, khớp cổ chân, khớp khuỷu,…
  • Thay khớp nhân tạo: Chỉ định thực hiện đối với những trường hợp bị mất đi chức năng vận động.

Những điều cần lưu ý dành cho người bệnh

Bên cạnh việc thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng chú ý duy trì lối sống lành mạnh để có thể hỗ trợ kiểm soát cơn đau cũng như các triệu chứng khác của bệnh. Trong quá trình điều trị bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ sao cho phù hợp. Nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi, cá béo,… vào thực đơn ăn uống của trẻ. Đồng thời, không nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và các loại đồ ăn chế biến sẵn.
  • Nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện độ linh hoạt của các khớp xương. Bộ môn thể thao được chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thường xuyên tập luyện là bơi lội.
Nên khuyến khích trẻ bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên dành thời gian bơi lội mỗi ngày
Nên khuyến khích trẻ bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên dành thời gian bơi lội mỗi ngày
  • Tiến hành chườm nóng khi cơn đau xuất hiện giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nhiệt độ ấm nóng của túi chườm sẽ giúp làm thư giãn cơ bắp, dịu cơn đau nhức và đẩy lùi tình trạng cứng khớp. Nếu cơn đau xuất hiện đột ngột, bạn nên chườm lạnh giúp cải thiện tình trạng viêm đau.
  • Thực hiện thư giãn thần kinh giúp giảm sự chú ý đến cơn đau. Các liệu pháp người bệnh có thể áp dụng tại nhà là ngồi thiền, tập yoga, hít thở sâu, nghe nhạc,…
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tiến hành xoa bóp hoặc bấm huyệt giúp giảm tình trạng căng thẳng lại khớp. Tuy nhiên, bạn không nên tự thực hiện tại nhà mà hãy đến cơ sở y tế có chuyên môn để được chuyên gia thực hiện.
  • Khi trẻ bị viêm khớp dạng thấp, mẹ nên có các biện pháp cải thiện cảm xúc cho trẻ để hạn chế tối đa nguy cơ trầm cảm. Lúc này, mẹ nên thường xuyên tâm sự với trẻ hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý nếu có dấu hiệu bất thường.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị, tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Nội dung bài viếtViêm khớp dạng thấp thiếu niên là gì? Phân loại bệnhViêm khớp dạng thấp thiếu niên xảy ra do đâu?Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp...

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Nội dung bài viếtViêm khớp dạng thấp thiếu niên là gì? Phân loại bệnhViêm khớp dạng thấp thiếu niên xảy ra do đâu?Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp...

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Nội dung bài viếtViêm khớp dạng thấp thiếu niên là gì? Phân loại bệnhViêm khớp dạng thấp thiếu niên xảy ra do đâu?Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp...

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nội dung bài viếtViêm khớp dạng thấp thiếu niên là gì? Phân loại bệnhViêm khớp dạng thấp thiếu niên xảy ra do đâu?Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp...

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Nội dung bài viếtViêm khớp dạng thấp thiếu niên là gì? Phân loại bệnhViêm khớp dạng thấp thiếu niên xảy ra do đâu?Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn