Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Các bài tập thể dục cho người viêm đa khớp nhẹ nhàng dễ tập

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ không?

Bệnh thấp khớp cấp: Dấu hiệu, Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Cách nhận biết

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

5/5 - (2 bình chọn)

Thay vì sử dụng thuốc Tây y, nhiều bệnh nhân đã chuyển sang dùng thuốc nam để khắc phục các triệu chứng do bệnh thấp khớp gây ra. Về bản chất, phương pháp này được đánh giá cao về mức độ an toàn, ít gây ra tác dụng phụ và không có hiện tượng nhờn thuốc khi sử dụng trong thời gian dài. Trên thực tế, liệu phương pháp chữa thấp khớp bằng thuốc nam có thực sự hiệu quả? Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.

Nhiều người truyền tai nhau cách chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc nam vừa an toàn vừa hiệu quả lại dễ thực hiện
Nhiều người truyền tai nhau cách chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc nam vừa an toàn vừa hiệu quả lại dễ thực hiện

Chữa thấp khớp bằng thuốc nam có thực sự hiệu quả?

Thấp khớp (hay còn gọi là bệnh phong thấp) là một trong những bệnh xương khớp liên quan đến hệ thống tự miễn dịch. Căn bệnh này thường gặp nhiều ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa do số lượng người trẻ mắc bệnh càng gia tăng.

Cho đến thời điểm hiện tại, giới y học hiện đại vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây thấp khớp. Nhưng vẫn có nhiều yếu tố được chuyên gia nghi ngờ là “thủ phạm” gây ra bệnh lý này. Điển hình nhất là tình trạng nhiễm trùng cấu trúc cơ xương có thể gây ra tình trạng thấp khớp, từ đó dẫn đến viêm dày màng hoạt dịch, gây phá hủy sụn và hình thành cơn đau khó chịu.

Để khắc phục triệu chứng đau nhức do bệnh thấp khớp gây ra, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn bài thuốc nam thay vì dùng thuốc Tây y. Về bản chất, phương pháp này được đánh giá cao bản chất lành tính, an toàn và ít gây ra tác dụng phụ. Hơn thế nữa, các dược liệu được sử dụng đều chứa các dưỡng chất có tác dụng ức chế và cải thiện cơn đau nhức. Đồng thời, nâng cao sức khỏe xương khớp, giúp việc vận động trở nên linh hoạt hơn.

Phương pháp chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc nam có tác dụng hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa cơn đau nhức xương khớp, tê bì tay chân
Phương pháp chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc nam có tác dụng hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa cơn đau nhức xương khớp, tê bì tay chân

Tuy nhiên, bài thuốc nam chữa thấp khớp chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh và chỉ phù hợp với các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ hoặc bệnh vừa khởi phát. Đối với các trường hợp bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, phương pháp điều trị này hầu như không mang lại kết quả khả quan. Do đó, trước khi áp dụng phương pháp điều trị này, người bệnh cần nắm rõ tình trạng sức khỏe xương khớp hiện tại của bản thân thông qua việc thăm khám tại đơn vị y tế.

Mặt khác, điều trị bệnh thấp khớp bằng thuốc nam có tác dụng tương đối chậm nếu so với thuốc Tây y. Bởi vì các dưỡng chất có trong dược liệu cần nhiều thời gian để thẩm thấu sâu vào bên trong tế bào mô, khớp và sụn. Vì thế, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định trong khoảng thời gian dài, tránh việc điều trị bỏ dở cũng như điều trị đúng hướng để tránh mất nhiều thời gian.

Tổng hợp các bài thuốc nam chữa thấp khớp vừa hiệu quả vừa an toàn

Có rất nhiều bài thuốc nam chữa thấp khớp được dân gian truyền tai nhau nhưng nổi bật và tiêu biểu nhất là 5 bài thuốc sắp được đề cập dưới đây. Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể sẽ có bài thuốc điều trị phù hợp, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn bài thuốc phù hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe hiện tại.

1. Bài thuốc chữa thấp khớp bằng cây ngải cứu

Ngải cứu là một trong những loại cây quá đỗi quen thuộc với người dân nông thôn. Ngoài công dụng làm thực phẩm, loại cây này còn được tận dụng để bào chế thành thuốc trị mụn, bệnh ngoài ra và đặc biệt là chứng đau nhức xương khớp.

Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong ngải cứu có chứa lượng lớn tinh dầu và thành phần hoạt chất hoạt động như một chất gây tê tự nhiên, điển hình nhất là hoạt chất flavonoid trong cây ngải cứu có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, thành phần absinthin và anabsinthine trong ngải cứu được giới y học hiện đại đánh giá như chất kháng viêm. Nhờ đó, tình trạng sưng viêm, sưng đỏ, đau nhức xương khớp do bệnh thấp khớp gây ra dần được loại bỏ.

Trong cây ngải cứu có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau xương khớp hiệu quả
Trong cây ngải cứu có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau xương khớp hiệu quả

Tổng hợp các bài thuốc trị thấp khớp từ cây ngải cứu:

– Cách 1: Chườm nóng bằng cây ngải cứu

  • Đem một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch qua nhiều lần nước muối pha loãng để loại bỏ lớp đất cát và bụi bẩn bám trên dược liệu, sau đó vớt ra để ráo;
  • Cho hết ngải cứu vào trong chảo nóng cùng với ít muối hạt và tiến hành sao nóng;
  • Đổ hết hỗn hợp vào trong khăn sạch, buộc chặt miệng rồi đem chườm lên vùng đau nhức nhiều. Lưu ý khoảng cách chườm để tránh làm bỏng da;
  • Khi hỗn hợp nguội hẳn thì đem sao nóng lại và chườm thêm 2 – 3 lần;
  • Thực hiện mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm hoàn toàn.

– Cách 2: Kết hợp ngải cứu và mật ong

  • Đem chừng một nắm ngải cứu tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn rồi vớt ra để ráo;
  • Cho hết ngải cứu đã được làm sạch vào trong máy xay sinh tố để tiến hành xay nhuyễn;
  • Lọc lấy phần nước cốt và bỏ phần bã;
  • Tiếp đến, cho một lượng mật ong vừa đủ vào trong phần nước cốt và khuấy đều;
  • Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau và dùng hết trong ngày. Cố gắng sử dụng trong khoảng 5 – 7 ngày hoặc cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm hoàn toàn.

2. Lá lốt – Vị thuốc nam giúp làm giảm triệu chứng do bệnh thấp khớp gây ra

Không chỉ có công dụng làm thực phẩm, lá lốt còn được biết đến với vị thuốc dân gian trị bệnh, đặc biệt là bệnh xương khớp. Trong Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, có công dụng hạ khí, ôn trung, tán hàn và chỉ thống. Nhờ đó, loại dược liệu này có tác dụng trị viêm khớp, đau nhức xương khớp, giải cảm, trị bệnh da liễu,…

Song, một số tài liệu nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong lá lốt có chứa lượng lớn thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Đặc biệt, chúng có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh xương khớp mà không gây ra tác dụng phụ. Vì thế, người bị thấp khớp hoàn toàn an tâm sử dụng.

Đừng bỏ qua bài thuốc trị bệnh thấp khớp từ lá lốt
Đừng bỏ qua bài thuốc trị bệnh thấp khớp từ lá lốt

Tổng hợp các bài thuốc chữa thấp khớp từ lá lốt:

– Cách 1: Dùng nước sắc từ lá lốt

  • Đem lá lốt tươi phơi trong bóng râm hoặc sao vàng hạ thổ để sử dụng dần;
  • Mỗi lần sử dụng một nhúm lá lốt khô sắc cùng với hai chén nước lọc. Bắc lên bếp và đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng ½ chén;
  • Gạn lấy phần nước và dùng sau bữa ăn tối;
  • Kiên trì sử dụng liên tục ít nhất 10 ngày liên tục để triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

– Cách 2: Chườm nóng bằng lá lốt

  •  Đem một nắm lá lốt tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, sau đó vớt ra để ráo nước;
  • Cho toàn bộ nguyên liệu vào trong cối để giã nát rồi cho vào chảo nóng để sao cùng với một ít muối hột;
  • Đổ hết hỗn hợp vào trong khăn sạch, buộc chặt miệng rồi đem chườm ngay vào vị trí đau nhức nhiều;
  • Thực hiện mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

– Cách 3: Ngâm chân bằng nước lá lốt

  • Cho một nắm lá lốt và ngải cứu tươi đã được làm sạch vào nồi nước;
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi các dưỡng chất tan hết trong nước;
  • Tắt bếp và đổ nước ra chậu, hòa thêm một ít muối rồi dùng ngâm chân;
  • Tiến hành ngâm cho đến khi nước nguội hẳn;
  • Có thể áp dụng liên tục trong vòng 7 – 10 ngày để cảm nhận được hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng lá lốt để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng bổ sung vào thực ăn uống hằng ngày. Điều này vừa có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh thấp khớp vừa giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.

3. Dùng cây chìa vôi chữa bệnh thấp khớp

Cây chìa vôi còn được gọi là dây chìa vôi, đây là một loại cây thân mềm, mọc leo, xuất hiện nhiều ở các vùng đất ẩm ướt. Vì loại cây này mang bản chất dược tính cao nên được dân gian tận dụng để trị bệnh, đặc biệt là bệnh xương khớp như thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, đau nhức cơ, xương khớp,… 

Một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, phần thân cây chìa vôi có chứa hợp chất phenolic, acid amin, saponin, acid hữu cơ,… Trong khi đó, phần ngọn và lá non có chứa hàm lượng cao chất xơ, glucid và các hoạt chất khác có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Ngoài công dụng chữa bệnh xương khớp,, cây chìa vôi còn được sử dụng để chữa rắn độc cắn, viêm thận, chữa ung thư và nhiều bệnh lý khác.

Hầu như các bộ phận của cây chìa vôi đều chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp
Hầu như các bộ phận của cây chìa vôi đều chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

Tổng hợp các bài thuốc chữa thấp khớp bằng cây chìa vôi:

– Cách 1: Bài thuốc uống

  • Cần chuẩn bị cây chìa vôi, cây cỏ xước, cây cỏ ngươi, lá lốt và tầm gửi mỗi vị khoảng 10 – 20g;
  • Mang toàn bộ nguyên liệu rửa sạch với nước rồi phơi khô, sau đó bảo quản trong bọc kín để sử dụng dần;
  • Mỗi lần sử dụng một ít để sắc lấy nước uống;
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hẳn.

– Cách 2: Bài thuốc đắp

  • Đem một nắm lá chìa vôi tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
  • Dùng tay vò nát dược liệu rồi cho vào chảo nóng cùng với muối hột và tiến hành sao đó;
  • Cho hết hỗn hợp vào trong miếng vải sạch rồi đem đắp lên khu vực bị đau nhức nhiều;
  • Tiến hành đắp cho đến khi hỗn hợp nguội hẳn;
  • Áp dụng mỗi ngày để cảm nhận được sự khác biệt.

4. Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc nam – Cây cần tây

Cây cần tây là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Chúng có chứa lượng lớn các dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, nhiều nhất là chất khoáng như mangan, magie, canxi, kali và các vitamin như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C,… Hơn thế nữa, cây cần cây còn chứa hàm lượng cao chất xơ có khả năng ngăn ngừa tình trạng xơ cứng mạch.

Mặt khác, chiết xuất tinh dầu từ cây cần tây có tác dụng kháng khuẩn, chữa lành vết thương và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh thấp khớp. Sử dụng kiên trì sẽ giúp triệu chứng đau nhức nhanh chóng thuyên giảm.

Cây cần tây vừa có công dụng làm thực phẩm vừa được tận dụng làm thuốc chữa bệnh thấp khớp
Cây cần tây vừa có công dụng làm thực phẩm vừa được tận dụng làm thuốc chữa bệnh thấp khớp

Hướng dẫn cách dùng cần tây trị bệnh thấp khớp:

  • Chuẩn bị khoảng 1kg cần tây tươi (giữ nguyên cả rễ và lá);
  • Mang nguyên liệu rửa sạch rồi vớt ra để ráo. Sau đó đem cần tây phơi khô trong bóng râm;
  • Mỗi lần dùng khoảng 150g cần tây khô nấu cùng với 3 chén nước lọc;
  • Bắc nồi nước lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng 2 chén nước;
  • Gạn lấy phần nước và chia thành 3 phần nhỏ để dùng hết trong ngày. Người bệnh nên cố gắng sử dụng khi thuốc còn ấm;
  • Dùng mỗi ngày và kiên trì thực hiện cho đến khi triệu chứng của bệnh thấp khớp cải thiện dần.

Lưu ý: Không nên kết hợp với cần tây với một số thực phẩm có tính hàn. Nếu kết hợp sẽ khiến bài thuốc giảm tác dụng.

5. Cải thiện triệu chứng của bệnh thấp khớp bằng cây mắc cỡ

Cây mắc cỡ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây trinh nữ, cây xấu hổ,… Đây là một loại cây mọc hoang, xuất hiện ở nhiều địa phương nước ta. Vì toàn bộ bộ phận của cây mang bản chất dược tính nên được dân gian tận dụng để làm thuốc chữa bệnh, nhưng phổ biến nhất vẫn là phần cành lá và rễ.

Trong Y học cổ truyền, cây mắc cỡ có vị ngọt, đắng, tính hàn. Dược liệu này có tác dụng giảm sưng, an thần, can hỏa và giải độc. Riêng phần rễ, cây có tính ấm, vị chất, thường được dùng để chữa đau nhức xương khớp, tiêu trừ phong thấp và một số bệnh lý khác. Do đó, các đối tượng đang mắc bệnh thấp khớp hoàn toàn có thể tận dụng loại cây này để khắc phục triệu chứng.

Chia sẻ bài thuốc chữa thấp khớp từ cây mắc cỡ
Chia sẻ bài thuốc chữa thấp khớp từ cây mắc cỡ

Tổng hợp các bài thuốc chữa thấp khớp bằng cây mắc cỡ:

– Cách 1: Bài thuốc sắc

  • Dùng khoảng 10 – 25g rễ cây mắc cỡ tươi;
  • Đem nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch qua nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo;
  • Cho hết nguyên liệu vào trong ấm cùng với một lượng nước vừa đủ;
  • Bắc lên bếp tiến hành đun cho đến khi nước thuốc ngả màu;
  • Gạn lấy phần nước và chia thành nhiều phần nhỏ để dùng hết trong ngày.

– Cách 2: Dùng cây mắc cỡ tẩm rượu vang

  • Dùng khoảng 120g mắc cỡ khô tẩm với rượu vang rồi sao vàng;
  • Tiếp đến, đổ chừng 600ml nước lọc vào rồi bắc lên bếp đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng 250 – 300ml là được;
  • Gạn lấy phần nước rồi chia nhỏ thành 2- 3 phần để dùng hết trong ngày. Tuyệt đối không được dùng thuốc đã để qua đêm;
  • Kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai không được sử dụng cây mắc cỡ để trị bệnh thấp khớp. Bởi vì những dưỡng chất có trong dược liệu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

6. Bài thuốc từ cây thiên niên kiện chữa bệnh thấp khớp

Thêm một cây thuốc nam khác cũng được ông bà ta tận dụng để điều trị bệnh thấp khớp là cây thiên niên kiện. Loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như sơn thục, củ ráy rừng,… Trong Đông y cổ truyền, thiên niên kiện có tính ấm, vị đắng, hơi cay và có mùi thơm đặc trưng. Dược liệu có tác dụng giảm đau, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp, thấp khớp, nhức mỏi tay chân,…

Hơn thế nữa, trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới nhất chỉ ra, trong cây thiên niên kiện có chứa nhiều thành phần hoạt chất có công dụng giảm nhanh triệu chứng đau nhức xương khớp như linalool, acetaldehyde, sabinen,… Ngoài ra, các chất này còn hỗ trợ phục hồi chức năng của gân cốt.

Tong cây thiên niên kiện có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau xương khớp, tê bì tay chân
Tong cây thiên niên kiện có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau xương khớp, tê bì tay chân

Tổng hợp các bài thuốc chữa thấp khớp từ cây thiên niên kiện:

– Cách 1: Thuốc rượu thiên niên kiện

  • Đem phần thân và rễ cây thiên niên kiện đã được rửa sạch giã nát;
  • Sau đó ngâm hỗn hợp với rượu trắng trong bình thủy tinh có nắp đậy;
  • Mỗi lần sử dụng một ít thuốc rượu để xoa bóp vào các vị trí đau nhức do thấp khớp gây ra. Thực hiện mỗi ngày để loại bỏ nhanh triệu chứng khó chịu.

– Cách 2: Thiên niên kiện kết hợp với các dược liệu khác

  • Chuẩn bị thiên niên kiện, thổ phục linh, độc lực và cây cỏ xước với liều lượng bằng nhau;
  • Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch rồi đem phơi khô;
  • Mỗi lần sử dụng một lượng vừa đủ cho vào ấm cùng với 3 bát nước;
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 1 bát;
  • Gạn lấy phần nước và sử dụng hết trong ngày. Dùng mỗi ngày cho đến khi tình trạng đau nhức, tê bì chân tay cải thiện rõ rệt.

7. Cây móc mèo chữa bệnh thấp khớp

Một số địa phương khác gọi cây móc mèo với nhiều tên gọi khác như cây vuốt hùm, nam đà căng. Đây là một loại cây mọc hoang, thân cây có nhiều gai nhọn, lá có kích thước tương đối nhỏ, mọc thành hàng đối xứng, quả nhỏ bằng hạt đậu. Trong Y học cổ truyền, cây móc mèo có vị đắng, tính hàn. Dược liệu này có tác dụng trừ phong, giảm đau nên được ứng dụng vào việc điều trị các bệnh xương khớp như thấp khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Hơn thế, hạt của cây móc mèo có chứa nhiều thành phần dưỡng chất mang bản chất chống viêm, từ đó giúp cải thiện tình trạng xương khớp bị viêm nhiễm và đau nhức. Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, cây móc mèo còn được ông bà ta sử dụng để khắc phục triệu chứng mất ngủ, giảm đau nhức toàn thân,…

Áp dụng bài thuốc từ cây móc mèo để cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh thấp khớp gây ra
Áp dụng bài thuốc từ cây móc mèo để cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh thấp khớp gây ra

Tuy nhiên, người bệnh cần tránh nhầm lẫn cây móc mèo với cây Mimosa Pigra L mắt mèo xâm thực. Vì loại cây này có chứa độc tố gây nguy hiểm đến sức khỏe con người nếu sử dụng phải.

Tổng hợp các cách sử dụng cây móc mèo điều trị thấp khớp:

– Cách 1: Sử dụng độc vị

  • Sử dụng khoảng 20g lá và rễ khô của cây móc mèo sắc cùng với 800ml nước lọc;
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng 300ml thì tắt bếp;
  • Gạn lấy phần nước và chia thành nhiều phần nhỏ để dùng hết trong ngày. Vì thuốc có vị đắng khó chịu nên người bệnh cần cố gắng sử dụng. Kiên trì sử dụng bài thuốc này sẽ có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả.

– Cách 2: Kết hợp cây móc mèo với các dược liệu khác

  • Chuẩn bị rễ cây móc mèo khoảng 50g, nhân trần, ké hoa và rễ mộc thông mỗi vị 20g;
  • Mang toàn bộ dược liệu rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
  • Cho hết nguyên liệu vào trong ấm cùng với 750 – 800ml nước;
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng 300ml;
  • Gạn lấy phần nước và chia thành nhiều phần nhỏ để dùng hết trong ngày;
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày sẽ cảm nhận được sự khác biệt.

Những vấn đề cần lưu ý khi chữa thấp khớp bằng thuốc Nam tại nhà

Xuyên suốt quá trình áp dụng bài thuốc nam chữa thấp khớp, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để gia tăng công hiệu và phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra:

  • Lựa chọn cây thuốc nam chữa thấp khớp phù hợp với cơ địa của bản thân. Tránh sử dụng dược liệu có chữa bất kỳ thành phần nào mà cơ thể bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm;
  • Lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh. Không dùng dược liệu bị bón nhiều phân hóa học hay phun nhiều thuốc trừ sâu;
  • Vì bài thuốc nam có tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây y, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định trong khoảng thời gian dài, đặc biệt là các trường hợp mãn tính;
  • Bài thuốc nam nói chung và bài thuốc nam trị thấp khớp nói riêng không hoàn toàn thay thế phương pháp điều trị y khoa và chỉ phù hợp với các trường hợp mắc bệnh nhẹ;
  • Không tự ý sử dụng đồng thời bài thuốc nam và thuốc Tây y. Bởi vì, việc sử dụng đồng thời có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc, từ đó làm gia tăng tác dụng phụ và gây phản ứng gây hại cho cơ thể;
  • Nếu cơ thể xuất hiện biểu hiện nào không rõ nguyên do, người bệnh cần tạm ngưng việc sử dụng và tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ;
  • Song song với việc sử dụng bài thuốc nam hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu và chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên quên việc vận động cơ thể bằng các bài tập phù hợp để nâng cao sức khỏe và ổn định khả năng vận động;
  • Sau khoảng thời gian sử dụng bài thuốc nam chữa thấp khớp nhưng không có bất kỳ dấu hiệu thuyên giảm nào, bệnh nhân cần tạm ngưng việc sử dụng. Đồng thời, chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bài thuốc nam chữa thấp khớp chỉ có công dụng hỗ trợ bệnh, không có tác dụng thay thế phương pháp đặc trị
Bài thuốc nam chữa thấp khớp chỉ có công dụng hỗ trợ bệnh, không có tác dụng thay thế phương pháp đặc trị Tây y

Chữa thấp khớp bằng thuốc nam là sự lựa chọn của không ít đối tượng vì bản chất lành tính. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này vẫn còn tồn tại không ít mặt hạn chế song song với những ưu điểm. Tốt hơn hết, bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bài thuốc đạt được hiệu quả tối đa cũng như tránh mất nhiều thời gian điều trị.

CÓ THỂ BẠN ĐỌC CHƯA BIẾT:

Tin khác

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Nội dung bài viếtChữa thấp khớp bằng thuốc nam có thực sự hiệu quả?Tổng hợp các bài thuốc nam chữa thấp khớp vừa hiệu quả vừa an toàn1. Bài thuốc...

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Nội dung bài viếtChữa thấp khớp bằng thuốc nam có thực sự hiệu quả?Tổng hợp các bài thuốc nam chữa thấp khớp vừa hiệu quả vừa an toàn1. Bài thuốc...

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Nội dung bài viếtChữa thấp khớp bằng thuốc nam có thực sự hiệu quả?Tổng hợp các bài thuốc nam chữa thấp khớp vừa hiệu quả vừa an toàn1. Bài thuốc...

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nội dung bài viếtChữa thấp khớp bằng thuốc nam có thực sự hiệu quả?Tổng hợp các bài thuốc nam chữa thấp khớp vừa hiệu quả vừa an toàn1. Bài thuốc...

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Nội dung bài viếtChữa thấp khớp bằng thuốc nam có thực sự hiệu quả?Tổng hợp các bài thuốc nam chữa thấp khớp vừa hiệu quả vừa an toàn1. Bài thuốc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn