Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Các bài tập thể dục cho người viêm đa khớp nhẹ nhàng dễ tập

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ không?

Bệnh thấp khớp cấp: Dấu hiệu, Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Cách nhận biết

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp – So sánh, phân biệt

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp thường được đặc trưng bởi tình trạng đau nhức tại khớp khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi khó chịu. Tuy nhiên cơ chế gây bệnh của hai bệnh hoàn toàn khác nhau do đó cách điều trị cũng không hề giống. Người bệnh cần nhận biết chính xác hai bệnh lý này để đảm bảo cải thiện bệnh hiệu quả nhanh chóng nhất.

Cách phân biệt Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

Các nghiên cứu cho thấy có đến hơn 100 loại viêm khớp trên thế giới, trong đó viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là những dạng phổ biến nhất. Theo đó đặc điểm chung của hai bệnh lý này đều là tình trạng đau nhức tại các khớp làm giảm khả năng vận động. Nếu chỉ dựa trên những triệu chứng bên ngoài thì rất khó phân biệt.

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là hai bệnh lý xương khớp phổ biến có các triệu chứng khá tương đồng nhưng cơ chế gây bệnh và hướng điều trị khá khác nhau

Nhìn chung đây là hai bệnh lý về xương khớp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vì thế phát hiện chính xác bệnh và điều trị đúng cách sẽ là phương pháp tốt nhất để sớm cải thiện các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện.

Cơ chế gây bệnh

Sụn khớp là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giữa các khớp. Mỗi đầu xương được bao bọc bởi một lớp sụn để bảo vệ đầu xương đồng thời  đảm nhiệm vai trò như một tấm đệm giúp giảm ma sát giữa đầu xương. Vì một lý do nào đó mà lớp sụn này bị hư tổn chính là nguyên nhân dẫn đến các phản ứng đau nhức tại các khớp.

Cơ chế gây bệnh viêm khớp dạng thấp

Với viêm khớp dạng thấp, nguyên nhân gây tình trạng này lại liên quan đến sự bất thường của hệ miễn dịch. Bình thường cơ quan này sẽ bảo vệ cơ thể, phóng thích ra các chất để loại bỏ các dị nguyên lạ có thể gây bệnh đang có xu hướng xâm nhập vào cơ thể.

Tuy nhiên vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch không thể đảm bảo được chức năng khiến nó nhầm lẫn và tiêu diệt nhầm các tế bào khỏe mạnh. Đây chính là nguyên nhân kích ích các phản ứng viêm gây đau nhức.

Tạm thời chưa thể xác định chính xác vì sao lại xuất hiện tình trạng rối loạn tự miễn. Tuy nhiên một số yếu tố có thể kích hoạt nguy cơ này như sức đề kháng kém, nhiễm virus, môi trường sống hay yếu tố phơi nhiễm như amiăng hoặc silica, hút thuốc lá.. Đặc biệt chính là yếu tố di truyền. Mặc dù hầu hết các bệnh lý trong nhóm viêm khớp không có yếu tố di truyền nhưng riêng với viêm khớp dạng thấp khả năng này lại khá mạnh mẽ.

Cơ chế gây bệnh thoái hóa khớp

Khác hoàn toàn với viêm khớp dạng thấp, nguyên nhân gây thoái hóa khớp thường liên quan đến cơ chế tự nhiên, do sự lặp đi lặp lại tại các sụn khớp nhiều khiến nó bị bào mòn. Thường bệnh có liên quan đến các yếu tố tuổi tác, các chất dịch nhầy khớp không tiết ra, khả năng tự phục hồi hầu như không còn khiến các khớp bị tổn thương không thể đảm nhiệm đúng chức năng.

Bệnh có xu hướng gặp nhiều hơn viêm khớp dạng thấp, chủ yếu là ở người già, người lớn tuổi. Thoái hóa khớp thường gặp chủ yếu ở những người sau chấn thương, người có bất thường bẩm sinh ở xương và người có tính chất công việc phải đi lại di chuyển quá nhiều tạo các áp lực khiến xương bị bào mòn nhanh chóng.

Tiến triển bệnh

Cả viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp đều có xu hướng gặp nhiều hơn ở những người lớn tuổi. Đặc biệt cả hai bệnh đều có tỷ lệ gặp ở nữ giới nhiều hơn.

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng khởi phát đột ngột trong khi thoái hóa khớp thường tiến triển âm thầm

Tuy nhiên viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng khởi phát đột ngột khi gặp các yếu tố kích ứng làm rối loạn hệ miễn dịch, diễn biến bệnh cũng vô cùng nhanh chóng đòi hỏi người bệnh phải nhanh chóng kiểm soát. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến loãng xương hay các bệnh lý khác nguy hiểm hơn.

Trong khi đó, thoái hóa khớp lại có xu hướng diễn biến âm thầm và chỉ khởi phát các triệu chứng rõ ràng khi bệnh đã chuyển qua các giai đoạn nặng. Diễn tiến bệnh khá chậm, tăng dần theo thời gian và độ tuổi, các triệu chứng chỉ xuất hiện thoáng qua trong thời gian đầu rất khó nhận biết. Loãng xương hay viêm khớp nếu không điều trị kịp thời cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp mãn tính rất khó điều trị.

Triệu chứng bệnh

Mặc dù có các cơn đau nhức giống nhau tại các khớp, nhưng nếu bạn quan sát kỹ hơn sẽ có thể phát hiện những triệu chứng khác biệt hoàn toàn.

Viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng của bệnh khởi phát đột ngột, tình trạng viêm thường khởi phát từ màng hoạt dịch khớp sau đó dần lấn sang các sụn khớp, xương, cơ gân và trên toàn bộ khớp. Có thể xuất hiện cùng lúc trên nhiều khớp cơ thể gây viêm đa khớp. Tỷ lệ mắc bệnh này là khoảng 0.5 – 2% dân số thế giới.

  • Bệnh thường có xu hướng xuất hiện tại các  khớp nhỏ ở ngoại vi, hai bàn tay, cổ tay và bàn chân
  • Bệnh có tính chất đối xứng như gặp ở cả hai bàn tay, hai bàn chân, hai đầu gối…
  • Người bệnh sốt cao, mệt mỏi, mơ màng do có liên quan đến sự tấn công của các vi khuẩn, tuy nhiên thường gặp nhiều hơn ở trẻ em.
  • Khớp có các triệu chứng  sưng, nóng, đỏ, đau, tràn dịch, kén hoạt dịch, teo cơ, dính khớp, cứng khớp và biến dạng khớp sưng, nóng, đỏ, đau nhức, bề mặt da bên ngoài bị nóng
  • Có dấu hiệu tràn dịch, kén hoạt dịch
  • Sụt cân không rõ lý do
  • Cứng khớp kéo dài và các triệu chứng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng
  • Vùng da xung quanh khớp bị viêm thường có màu nhạt hơn, nếu sờ vào có cảm giác ấm, nhấn vào cảm thấy đau nhức
  • Một số triệu chứng khác kèm theo như cơ thể uể oải, khàn giọng, mắt khô, nhịp thở ngắn
  • Trên da có thể xuất hiện các đốm đỏ hay đốm nâu không rõ ràng, các cục cứng sần dưới da thường gặp chủ yếu ở những người lớn tuổi. Tên gọi y khoa của các cục u nhỏ này là cục u nốt thấp hay hạt dưới da.

Thoái hóa khớp

Ban đầu, các triệu chứng thoái hóa khớp hầu như chỉ xuất hiện thoáng qua khiến người bệnh rất khó phát hiện. Càng về sau, các sụn khớp tổn thương nhiều hơn khiến cho các cơn đau nhức cũng xuất hiện với tần suất lớn hơn. Thống kê cho thấy bệnh xuất hiện trên khoảng 10% dân số thế giới và 80% trong đó đều được chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối.

  • Thường xuất hiện chủ yếu trên những các khớp lớn, phải chịu áp lực lớn từ cơ thể đổ dồn xuống như đầu gối, cổ, vai, hông.
  • Có thể nghe thấy âm thanh khi di chuyển tại các khớp như tiếng lục cục tại khớp gối, có thể nghe rõ ràng hơn khi leo cầu thang hay di chuyển nhanh chóng
  • Cơn đau có xu hướng xuất hiện ở 1 bên khớp, tuy nhiên nếu xuất hiện ở đối xứng hai bên có thể có triệu chứng nhẹ hơn
  • Đau và tê ngứa ở các bộ phận có khớp bị thoái hóa có thể do đã xuất hiện tại các gai xương và chèn ép các dây thần kinh xung quanh
  • Khớp bị căng cứng, có xu hướng xuất hiện nhiều hơn về đêm hay khi nhiệt độ giảm thấp, trời lạnh
  • Cản trở khả năng vận động, đi lại làm việc nặng nề do đều xuất hiện tại các khớp chính
  • Các triệu chứng chỉ nằm trong một khu vực khớp nhất định
  • Có thể xuất hiện các nốt sần nhưng rất ít

Đối tượng mắc bệnh

Cả hai bệnh lý đều có thể gặp ở đa dạng các đối tượng, đặc biệt đều có xu hướng xuất hiện ở người già hoặc phụ nữ trung niên nhiều hơn do có liên quan đến các yếu tố như mang thai, sinh nở hay sự thay đổi hormone. Bên cạnh đó, những người thừa cân béo phì cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc hai bệnh lý này.

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Cả hai bệnh lý thường có tỷ lệ nữ giới ở độ tuổi trung niêm mắc bệnh cao hơn

Tuy nhiên viêm khớp dạng thấp có tỷ lệ trẻ em mắc bệnh nhiều hơn thoái hóa khớp do có liên quan đến yếu tố di truyền. Ngược lại, những người từng có tiền sử chấn thương thường có khả năng bị thoái hóa khớp cao hơn.

Biến chứng

Nhìn chung cả hai bệnh lý đều gây ra những ảnh hưởng vô cùng trầm trọng cho cơ thể khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Cơ thể không chỉ mệt mỏi làm giảm khả năng vận động mà còn có nguy cơ mắc thêm rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tuổi thọ của những người mắc bệnh này cũng có xu hướng thấp hơn rất nhiều.

Viêm khớp dạng thấp

Điều trị bệnh không nhanh chóng kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng sau

  • Khớp bị biến dạng và cản trở khả năng làm việc, đi lại, cầm nắm
  • Biến chứng ảnh hưởng trên toàn thân
  • Có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao gấp 4 lần so với những người không mắc bệnh
  • Da lốm đốm không đều màu
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như loãng xương, cao huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường hay lở loét tiêu hóa.
  • Có thể làm suy giảm chức năng tại thận
  • Suy giảm sức đề kháng nên dễ mắc nhiều bệnh hơn
  • Có thể dẫn đến hội chứng khô mắt và gây mù lòa

Thoái hóa khớp

Các tiến triển của thoái hóa khớp khá chậm tuy nhiên nếu phát hiện quá muộn cũng có thể khiến các sụn khớp bị phá hủy trầm trọng, thậm chí có thể phải tiến hành thay sụn khớp mới trong một số trường hợp. Biến chứng của bệnh như sau

  • Cản trở chức năng vận động trầm trọng
  • Hình thành gai xương
  • Có nguy cơ tàn phế cao
  • Hoại tử xương.
  • Gãy xương do áp lực.
  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp.
  • Tổn thương gân và dây chằng xung quanh khớp.
  • Các bệnh lý xương khớp liên quan như gout
  • Lo âu và trầm cảm:
  • Tăng cân béo phì khiến bệnh trầm trọng hơn.

So với viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp có nguy cơ tàn tật cao hơn do xương khớp đã bị bào mòn quá trầm trọng không thể khắc phục. Trong trường hợp muốn điều trị có thể phải thay khớp nhân tạo nhưng có chi phí vô cùng cao đồng thời vẫn không thể đảm bảo chức năng vận động như bình thường.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

Thực tế nếu chỉ thông qua các triệu chứng cơ bản bên ngoài rất khó để có thể phân biệt bệnh, kể cả với người có chuyên môn. Đồng thời còn có rất nhiều bệnh lý về xương khớp liên quan có các triệu chứng giống vậy nên việc đến bệnh viện chuyên khoa để làm các xét nghiệm kiểm tra chẩn đoán là vô cùng cần thiết.

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra hình ảnh hay các xét nghiệm tại bệnh viện là phương pháp chính xác nhất để xác định bệnh

Thông qua các kiểm tra sơ bộ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp xét nghiệm hình ảnh hay xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác bệnh lý cũng như mức độ tiến triển bệnh để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp thường được chỉ định như

  • Chụp X quang bệnh nhằm xác định mức độ bào mòn, hẹp khe khớp, nếu thấy có xuất hiện gai xương thì có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao hơn.
  • Siêu âm khớp với viêm khớp dạng thấp tỷ lệ bào mòn xương có tỷ lệ  22,4% và có xu hướng tiến triển nhanh đồng thời với thoái hóa khớp giúp xác định độ dày của sụn, có xuất hiện gai xương hay các tổn thương tràn dịch khớp hay không.
  • Chụp cộng hưởng tại các khớp bị tổn thương để phát hiện tình trạng tràn dịch khớp, viêm màng hoạt dịch..
  • Xét nghiệm máu nhằm đo độ lắng đọng máu hay các yếu tố nhiễm khuẩn, thường được chỉ định chủ yếu với viêm khớp dạng thấp. Hầu như xét nghiệm máu dành cho thoái hóa khớp không đem lại tác dụng.
  • Một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định như nội soi khớp, sinh hóa khớp hay xét nghiệm dịch khớp.

Sau khi xác định chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ để có thể cải thiện bệnh nhanh chóng nhất, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Điều trị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

Tùy mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị tại nhà hay ở lại bệnh viện để theo dõi. Đa phần cả hai bệnh này đều sẽ được chỉ định các nhóm thuốc giảm đau, nhóm thuốc chống viêm không  steroid để ức chế tình trạng đau nhức, hỗ trợ khả năng vận động tạm thời cũng như ngăn ngừa nguy cơ các biến chứng xuất hiện.

Sau đó, tùy từng tình trạng bệnh các loại thuốc sẽ được chỉ định khác nhau để giải quyết các nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên cả hai bệnh đều được chỉ định dùng thuốc điều trị trong thời gian ngắn hoặc được yêu cầu phẫu thuật ngay trong trường hợp cần thiết.

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh được chỉ định điều trị như sau

  • Sử dụng các loại thuốc sinh học nhằm ổn định các hoạt động hệ miễn dịch, thường dùng kết hợp với một số loại thuốc điều trị khác để tăng hiệu quả cũng như giảm tác dụng phụ trên toàn cơ thể. Một số loại thuốc thường được chỉ định như thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, vitamin D, vitamin B12,…
  • Thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm (DMARDs) phổ biến được dùng như Methotrexate, Leflunomide, hydroxychloroquine
  • Trong trường hợp nặng có thể chỉ định thực hiện can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật nội soi, chỉnh sửa trục, chỉnh sửa gân hoặc thay thế khớp nhân tạo trong một số trường hợp

Thoái hóa khớp

Các phương pháp thường được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp như sau

  • Thuốc chống thoái hóa để giảm tốc độ phá hủy xương khớp, một số loại thuốc thường được dùng như Glucosamine, Chondroitin sulfate, Diacerein,…
  • Bổ sung chất nhầy cho dịch khớp bằng thuốc tiêm  acid hyaluronic
  • Thuốc chống trầm cảm như Duloxetine nhằm giảm các cơn đau mãn tính trong trường hợp cần thiết.
  • Tiêm huyết thanh tươi giàu tiểu cầu tự thân:
  • Cấy ghép tế bào gốc
  • Tăng mật độ xương với Nhóm bisphosphonate:
  • Các phương pháp phẫu thuật được chỉ định khác như Cấy ghép các tế bào sụn, Khoan thúc đẩy quá trình tạo xương. Cắt lọc nhằm cải thiện bề mặt sụn, rửa ổ khớp hay Thay khớp nhân tạo.

Ngoài ra, cả hai bệnh lý trên đây đều được chỉ định kết hợp điều trị với các phương pháp vật lý trị liệu để giảm đau, phục hồi chức năng vận động và kích thích sản sinh các tế bào mới giúp cải thiện các tổn thương bên trong.

Phòng tránh Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

Mặc dù cả hai bệnh lý có cơ chế gây bệnh khác nhau, hướng điều trị cũng không hoàn toàn giống nhau nhưng hướng phòng tránh bệnh có thể đánh giá khá tương đồng. Các chú ý dưới đây cũng là phương pháp để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp khác mà mỗi người nên thực hiện từ ngay bây giờ để ngăn ngừa các ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe.

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Mỗi người cần thay đổi lối sống khoa học, kiểm soát cân nặng ổn định để phòng tránh bệnh hiệu quả

Theo đó, biện pháp để phòng tránh hai bệnh lý nào bao gồm

  • Duy trì cân nặng ổn định. Tham khảo các chỉ số BMI và lên phương án giảm cân, kiểm soát cân nặng khoa học
  • Tăng cường các chất tốt cho hệ thống xương khớp như canxi, omega3, vitamin D .. có trong thực phẩm hằng ngày
  • Sử dụng các thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp đối với người già để tăng khả năng hấp thụ
  • Bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng
  • Bổ sung các loại sữa canxi với những đối tượng đặc biệt như người già, phụ nữ mang thai
  • Tránh xa các thực phẩm phá hủy hay làm cản trở khả năng hấp thụ canxi cho xương khớp như rượu bia, chất kích thích hay các đồ nội tạng động vật, thực phẩm muối chua
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và giúp xương khớp dẻo dai hơn. Yoga, bơi lội hay đi bộ hằng ngày chính là những bài tập tuyệt vời nhất
  • Ngừng hút thuốc lá
  • Khám bệnh định kỳ ít nhất 1 năm/ 1 lần để sớm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn có thể phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Các thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo chính xác hơn bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chuyên môn. Hãy bắt đầu thay đổi lối sống khoa học từ ngay bây giờ để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm này.

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Nội dung bài viếtCách phân biệt Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớpCơ chế gây bệnhTiến triển bệnhTriệu chứng bệnhĐối tượng mắc bệnhBiến chứngChẩn đoán viêm khớp dạng thấp...

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Nội dung bài viếtCách phân biệt Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớpCơ chế gây bệnhTiến triển bệnhTriệu chứng bệnhĐối tượng mắc bệnhBiến chứngChẩn đoán viêm khớp dạng thấp...

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Nội dung bài viếtCách phân biệt Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớpCơ chế gây bệnhTiến triển bệnhTriệu chứng bệnhĐối tượng mắc bệnhBiến chứngChẩn đoán viêm khớp dạng thấp...

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nội dung bài viếtCách phân biệt Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớpCơ chế gây bệnhTiến triển bệnhTriệu chứng bệnhĐối tượng mắc bệnhBiến chứngChẩn đoán viêm khớp dạng thấp...

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Nội dung bài viếtCách phân biệt Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớpCơ chế gây bệnhTiến triển bệnhTriệu chứng bệnhĐối tượng mắc bệnhBiến chứngChẩn đoán viêm khớp dạng thấp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn