Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Các bài tập thể dục cho người viêm đa khớp nhẹ nhàng dễ tập

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ không?

Bệnh thấp khớp cấp: Dấu hiệu, Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Cách nhận biết

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Thấp khớp là bệnh lý xương khớp xuất hiện ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra triệu chứng đau nhức và cứng khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động. Nếu không tiến hành điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh thấp khớp bạn có thể tham khảo.

Thấp khớp là bệnh lý xương khớp xảy ra ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng đến khả năng vận động
Thấp khớp là bệnh lý xương khớp xảy ra ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng đến khả năng vận động

Thấp khớp là bệnh gì?

Thấp khớp hay còn được biết đến là bệnh viêm thấp khớp. Bệnh khởi phát có liên quan đến yếu tố miễn dịch, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ cơ bắp và xương khớp bên trong cơ thể. Các triệu chứng của bệnh sẽ khởi phát khi hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn, sản sinh ra các kháng thể chống lại các tế bào khỏe mạnh bên trong cơ thể.

Đa số người ta sẽ dùng từ thấp khớp để chỉ bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng ở một số quốc gia lại dùng cụm từ này để chỉ về hội chứng đau cơ xơ hóa. Thông thường, bệnh thấp khớp được chia thành hai dạng sau đây:

  • Thấp khớp không liên quan đến khớp: Bệnh gây ảnh hưởng đến mô mềm và cơ trong cơ thể.
  • Thấp khớp liên quan đến khớp: Thường gặp là gout, viêm khớp dạng thấp, viêm đốt sống,…

Dựa vào thời gian tiến triển của bệnh mà y khoa còn chia bệnh thấp khớp thành cấp tính hoặc mãn tính. Thấp khớp cấp tính thường xảy ra ở trẻ em từ 6 – 15 tuổi, bệnh khởi phát khi cơ thể bị nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Bệnh thấp khớp cấp tính thường gây tổn thương đến nhiều cơ quan trên cơ thể như thận, khớp, thần kinh, tim,… Ngược lại, bệnh thấp khớp mãn tính lại thường xảy ra ở phụ nữ 40 – 60 tuổi với triệu chứng đặc trưng là đau nhức tại khớp kéo dài và cứng khớp.

Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp

Thông thường, bệnh thấp khớp sẽ khởi phát khi bạn bị nhiễm trùng cấu trúc cơ xương hoặc bước sang giai đoạn tuổi già. Lúc này, xương và sụn trong khớp sẽ bị phá hủy và dẫn đến tình trạng viêm dày màng hoạt dịch. Ngoài ra, hoạt động của gân và dây chằng cũng trở nên yếu dần. Điều này đã khiến cho cấu trúc khớp bị thay đổi và dần biến dạng.

Hiện nay y khoa vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, bệnh sẽ có nguy cơ khởi phát cao khi gặp các yếu tố sau đây:

Người già là đối tượng có nguy cơ bị bệnh thấp khớp cao hơn bình thường
Người già là đối tượng có nguy cơ khởi phát bệnh thấp khớp cao hơn bình thường
  • Tuổi tác (người ngoài độ tuổi trung niên (40 – 60) có nguy cơ khởi phát bệnh cao)
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thấp khớp
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường gây hại (silicam, amiang, khí bụi….)
  • Mắc một số bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus
  • Thói quen hút thuốc lá
  • Thừa cân, béo phì

Triệu chứng của bệnh thấp khớp

Ở giai đoạn đầu bệnh chỉ gây ảnh hưởng đến các khớp nhỏ, đến khi bệnh chuyển biến nặng thì các khớp lớn mới bị ảnh hưởng. Thông thường, các khớp bị tổn thương sẽ có tính chất đối xứng với nhau qua hai bên cơ thể. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh bạn cần nắm rõ:

  • Khớp bị sưng nóng và ửng đỏ, hoạt động của khớp cũng yếu đi.
  • Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, tình trạng này có thể kéo dài từ 1 – 2  tiếng hoặc cả ngày.
  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ bên dưới lớp biểu bì da, khi dùng tay ấn vào sẽ có cảm giác đau rõ rệt.
  • Khớp bị biến dạng khi bệnh đã chuyển biến nặng.
  • Sốt cao, gầy sút cân, mệt mỏi kéo dài
  • Ngoài ra, bệnh còn gây tổn thương đến nhiều cơ quan quan trọng khá trên cơ thể như mắt, da, thần kinh, tim, phổi, thận,…
Sưng đỏ và nóng tại khớp bị tổn thương là triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này
Sưng đỏ và nóng tại khớp bị tổn thương là triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này

Bệnh thấp khớp nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển nặng và phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Lúc này, khả năng vận động của người bệnh sẽ suy giảm đáng kể. Đồng thời, người bệnh còn có nguy cơ mắc các bệnh lý như loãng xương, hội chứng ống cổ tay, biến dạng khớp, ung thư hạch bạch huyết, nhiễm trùng, bệnh phổi và tim mạch,… Vì thế, ngay khi có các triệu chứng của bệnh bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Các phương pháp điều trị bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp thường rất khó nhận biết khi mới phát triển, do các triệu chứng của bệnh khá giống với các bệnh lý xương khớp thông thường khác. Vì thế, bệnh không thể được phát hiện thông qua việc khám triệu chứng và làm xét nghiệm máu chỉ sau một lần.

Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác bác sĩ cần phải khám lâm sàng các khớp bị tổn thương, sức khỏe cơ bắp và phản xạ của cơ. Sau đó yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, chụp x-quang, chụp MRI,… giúp tìm ra những thông số có liên quan. Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh thấp khớp bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng Tây y

Dùng thuốc Tây y trị bệnh thấp khớp cần tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Việc tự ý sử dụng thuốc hoặc tự ý thay đổi liều lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ tác động xấu đến sức khỏe và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y thường được kê đơn để điều trị bệnh thấp khớp bạn có thể tham khảo:

Dùng thuốc Tây y chữa bệnh thấp khớp theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc Tây y chữa bệnh thấp khớp theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa
  • Thuốc chống viêm không steroid: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất với công dụng chính là giảm đau, giảm sưng viêm. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như ù tai, kích ứng dạ dày, phá hủy gan, thận tim,…
  • Thuốc kháng viêm có steroids: Thuốc có tác dụng giảm đau và kháng viêm rất tốt, ngoài ra loại thuốc này còn có khả năng làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để cải thiện các triệu chứng cấp tính của bệnh.
  • Thuốc chống thấp khớp: Thuốc có tác dụng bảo vệ mô và sụn khớp bằng cách làm chậm quá trình phá hủy đang diễn ra. Một số tác dụng phụ có thể gặp ở loại thuốc này là tổn thương gan, nhiễm trùng phổi, ức chế tủy xương,…
  • Tác nhân sinh học: Thường được sử dụng kết hợp với thuốc chống thấp khớp Methotrexate để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Loại thuốc này hoạt động bằng cách tác động trực tiếp vào hệ miễn dịch để giảm nhẹ tình trạng viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc sinh học sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nhiễm trùng.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu nhằm mục đích cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng tấy và cứng khớp. Đồng thời, giúp hoạt động tại khớp trở nên linh hoạt hơn, từ đó khả năng vận động của người bệnh cũng dần được cải thiện. Các liệu pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp là:

  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Châm cứu, cấy chỉ
  • Chườm nóng, chườm lạnh
  • Đắp thuốc
  • Vận động trị liệu
Chữa thấp khớp bằng phương pháp vật lý trị liệu được chuyên gia xương khớp khuyên dùng
Chữa thấp khớp bằng phương pháp vật lý trị liệu được chuyên gia xương khớp khuyên dùng

Thấp khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động và không thể thực hiện một số công việc trong cuộc sống. Vật lý trị liệu sẽ giúp bạn có thể tìm ra phương pháp làm việc mới nhưng không gây đau nhức nhiều. Đồng thời, đây còn là phương pháp điều trị có độ an toàn cao được ưu tiên áp dụng hiện nay.

Phẫu thuật

Được áp dụng đối với những trường hợp bệnh nặng không đáp ứng điều trị tốt với tất cả các phương pháp trên. Mục đích của việc làm phẫu thuật là cải thiện chức năng xương khớp giúp người bệnh có thể vận động một cách bình thường. Đồng thời, mang lại hiệu quả sửa chữa và làm lành các khớp bị phá hủy.

Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng là làm chảy khớp, thay thế khớp, sửa chữa dây chằng. Dựa vào mức độ bệnh trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị sao cho phù hợp.

Những điều cần lưu ý dành cho người bệnh

Khi bị thấp khớp người bệnh cần phải chăm sóc bản thân đúng cách kết hợp với điều trị chuyên khoa giúp nhanh chóng kiểm soát triệu chứng của bệnh. Dưới đây là những điều cần lưu ý trong đời sống sinh hoạt hàng ngày dành cho người bệnh:

  • Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện độ linh hoạt của khớp và tăng độ chắc khỏe của xương. Nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, aerobic dưới nước. Tuyệt đối không tập luyện nặng gây chấn thương và hại khớp.
  • Khi cơn đau nhức bùng phát bạn có thể thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh để thư giãn cơ và mang lại hiệu quả giảm đau. Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh. Ví dụ như uống trà gừng, đắp gừng lên vùng khớp bị sưng đau, đắp nha đam xay nhuyễn lên khớp,…
Dùng nha đam tươi hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh thấp khớp tại nhà
Dùng nha đam tươi hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh thấp khớp tại nhà
  • Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi giúp thư giãn đầu óc và đánh lạc hướng cảm giác đau. Không nên để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng stress.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh trạng. Để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh bạn nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu acid béo omega-3, vitamin C, vitamin E,… Tránh sử dụng các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn công nghiệp,…
  • Uống nhiều nước giúp bôi trơn các khớp và giảm đau nhức. Người bệnh chỉ nên uống nước lọc, nước ép trái cây tươi, nước rau xanh,… Nói không với đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, chất kích thích,….

Trên đây là các thông tin về bệnh thấp khớp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây cũng là bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm, có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan nội tạng khác nếu không được phát hiện sớm. Vì thế, ngay khi có các triệu chứng ban đầu của bệnh bạn nên thăm khám và điều trị chuyên khoa để nhanh chóng kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

 

Tin khác

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Nội dung bài viếtThấp khớp là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớpTriệu chứng của bệnh thấp khớpCác phương pháp điều trị bệnh thấp khớpĐiều trị bằng Tây yVật...

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Nội dung bài viếtThấp khớp là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớpTriệu chứng của bệnh thấp khớpCác phương pháp điều trị bệnh thấp khớpĐiều trị bằng Tây yVật...

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Nội dung bài viếtThấp khớp là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớpTriệu chứng của bệnh thấp khớpCác phương pháp điều trị bệnh thấp khớpĐiều trị bằng Tây yVật...

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nội dung bài viếtThấp khớp là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớpTriệu chứng của bệnh thấp khớpCác phương pháp điều trị bệnh thấp khớpĐiều trị bằng Tây yVật...

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Nội dung bài viếtThấp khớp là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớpTriệu chứng của bệnh thấp khớpCác phương pháp điều trị bệnh thấp khớpĐiều trị bằng Tây yVật...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn