Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Các bài tập thể dục cho người viêm đa khớp nhẹ nhàng dễ tập

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ không?

Bệnh thấp khớp cấp: Dấu hiệu, Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Cách nhận biết

Bệnh viêm đa khớp: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm đa khớp là bệnh xương khớp gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh, nếu không điều trị sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh lý này thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng hiện nay đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên gây viêm đa khớp, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị hiệu quả.

Viêm đa khớp là hiện tượng nhiều khớp trên cơ thể bị viêm sưng cùng một lúc trên
Viêm đa khớp là hiện tượng nhiều khớp trên cơ thể bị viêm sưng cùng một lúc trên

Viêm đa khớp là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Viêm đa khớp là tình trạng viêm xảy ra ở 5 hoặc nhiều hơn 5 khớp cùng một lúc. Bệnh gây ra các triệu chứng đau nhức, cứng và viêm sưng khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động. Ban đầu, bệnh viêm đa khớp chỉ diễn ra ở giai đoạn cấp tính (kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần), nhưng nếu không điều trị dứt điểm thì bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính (kéo dài từ năm này sang năm khác).

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm đa khớp là bệnh lý xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt về lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, bệnh lại xuất hiện ở người già nhiều hơn và đặc biệt là nữ giới. Thống kê y khoa cho biết, cứ trong khoảng 100 người bị bệnh khớp ở nước ta thì có khoảng 20 người bị viêm đa khớp.

– Bệnh viêm đa khớp nguy hiểm không?

Viêm đa khớp không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh lại khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm đáng kể và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, nếu để bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng sẽ tác động tiêu cực đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Dưới đây là các biến chứng có thể gặp của bệnh viêm đa khớp bạn có thể tham khảo:

  • Dính khớp, teo cơ, biến dạng khớp tay chân khiến khả năng vận động của người bệnh dần bị hạn chế và dẫn đến tàn phế. Thống kê y khoa cho thấy có khoảng 90% người bệnh bị hạn chế vận động, trong đó có khoảng 15% trường hợp biến chứng sang tàn phế và mất đi khả năng sinh hoạt bình thường.
Biến dạng khớp gây tàn phế là một trong những biến chứng của bệnh viêm đa khớp
Biến dạng khớp gây tàn phế là một trong những biến chứng của bệnh viêm đa khớp
  • Mắc bệnh lý tim mạch: Bác sĩ chuyên khoa cho biết, những người bị viêm đa khớp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 4 lần so với người bình thường (suy tim, xơ vữa động mạch,..). Thống kê cho thấy, có khoảng 30% bệnh nhân viêm đa khớp mắc bệnh lý tim mạch, trong đó có 50% trường hợp có nguy cơ tử vong cao.
  • Ung thư xương: Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đa khớp. Ung thư xương rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn, đến khi phát hiện thì bệnh đã chuyển biến nặng và có nguy cơ tử vong cao.
  • Viêm đa khớp tác động tiêu cực đến tâm lý khiến người bệnh bị trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần. Ngoài ra, bệnh còn làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớp

Viêm đa khớp xảy ra khi lớp sụn bao bọc xung quanh khớp xương bị bào mòn. Nếu người bệnh vận động, các đầu khớp này sẽ cọ xát với nhau gây đau nhức và tê buốt. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớp và chúng được chia thành hai nhóm chính sau đây:

+ Nguyên nhân sinh lý

  • Thói quen sinh hoạt: Các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia và chất kích thích,…
  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng tăng lên, đây là hệ quá tất yếu của quá trình lão hóa đang diễn ra trong cơ thể
  • Giới tính: Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp nhiều hơn so với nam giới.
  • Di truyền: Những người bị viêm đa khớp, con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Viêm đa khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi và đặc biệt là nữ giới
Viêm đa khớp thường xảy ra ở người lớn tuổi và đặc biệt là nữ giới

+ Nguyên nhân bệnh lý: Viêm đa khớp rất dễ khởi phát ở những người đang mắc các bệnh lý sau đây:

  • Bệnh về xương khớp (Thoái hóa khớp, viêm khớp juvenile, Gout,…)
  • Nhiễm trùng do virus (Bệnh lao, bệnh Whipple, bệnh Lyme, HIV,…)
  • Bệnh chuyển hóa (Suy gan, suy thận, thống phong giả,…)
  • Viêm mạch máu hoặc viêm khớp tế bào
  • Bệnh về nội tiết

Dấu hiệu nhận biết viêm đa khớp

Khi bệnh viêm đa khớp mới khởi phát người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút cân và tê cứng đầu các chi. Tình trạng này diễn ra kéo dài khoảng 2 tuần thì bước vào giai đoạn toàn phát. Lúc này, các triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra với mức độ nặng hơn. Cụ thể là:

  • Đau nhức và viêm sưng tại các khớp khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động. Cơn đau thương khởi phát ở các khớp chân, khớp tay, đầu gối, cột sống,… Cơn đau có tính chất âm ỉ và kéo dài dai dẳng. Khi về đêm hoặc gần sáng thì cơn đau sẽ trở nên nặng hơn.
  • Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các động tác như co duỗi chân tay, gập gối, nắm chặt tay,… Lúc này, bạn cần phải khớp từ 10 – 15 phút mới có thể vận động bình thường trở lại.
  • Khi sờ vào vùng da bọc ngoài các khớp bị viêm sưng bạn sẽ thấy chúng nóng hơn bình thường. Đồng thời, xuất hiện thêm các hạt đỏ bên dưới da gần các khớp bị tổn thương. Các khớp bị tổn thương tính chất đối xứng với nhau qua hai bên cơ thể.
  • Khi vận động các khớp bị tổn thương sẽ xuất hiện các tiếng kêu lục cục, tiếng kêu phát ra chính là tiếng chà xát của các đầu khớp xương.
  • Ngoài ra, người bệnh còn bị sốt cao lên tới 41 độ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, xanh xao và gầy sút cân.
Bệnh gây ra triệu chứng đau nhức và cứng khớp khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế
Bệnh gây ra triệu chứng đau nhức và cứng khớp khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế

Nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị, để các triệu chứng trên diễn ra kéo dài thì bệnh sẽ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm.

Phương pháp điều trị viêm đa khớp

Khi có các dấu hiệu ở trên, bạn cần thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh là lên phác đồ điều trị phù hợp. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng lâm sàng và thăm hỏi về các vấn đề có liên quan như chế độ ăn uống, loại thuốc đang sử dụng, bệnh sử của gia đình,… Sau đó yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý. Cụ thể là:

  • Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch khớp
  • Chụp x-quang, chụp cộng hưởng từ
  • Nội soi khớp

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh lý, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị phù hợp giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là các cách điều trị viêm đa khớp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Chữa viêm đa khớp theo y học hiện đại

Hiện nay, y học có rất nhiều phương pháp điều trị viêm đa khớp như dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… Bác sĩ có thể phối hợp nhiều phương pháp cùng một lúc để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả tích cực.

Chữa viêm đa khớp bằng thuốc Tây y dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa xương khớp
Chữa viêm đa khớp bằng thuốc Tây y dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa xương khớp

+ Dùng thuốc Tây y: Dùng thuốc Tây y trị bệnh nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và cải thiện chức năng của các khớp xương. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn điều trị bệnh là:

  • Thuốc giảm đau: (Acetaminophen, Oxycodone, Tramadol,…) Thuốc có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng các cơn đau cấp tính
  • Thuốc kháng viêm không steroid: ( Brexin, Meloxicam, Diclofenac,…) Tác dụng của thuốc là chống viêm và giảm đau nhức.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: (Hydroxy-chlorquine, Methotrexate,…) Công dụng chính của thuốc là làm chậm hoặc ngăn chặn sự tấn công của hệ miễn dịch lên các khớp xương.
  • Thuốc Corticosteroids: (Prednisolone hoặc Prednisone) Được sử dụng đối với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị bằng thuốc kháng viêm hoặc thuốc giảm đau thông thường.
  • Thuốc bổ sinh học (Etanercepx hoặc Infliximab)
  • Kem và thuốc mỡ: Thuốc có chứa một số thành phần kích thích khi bôi lên da sẽ làm dịu cơn đau nhức và ngăn chặn dẫn truyền tín hiệu đau lên não.

Dùng thuốc Tây y trị viêm đa khớp cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra để tránh phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp với vật lý trị liệu giúp hỗ trợ cải thiện chức năng khớp và cơ bắp xung quanh, từ đó triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.  Các phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến là massage, chườm nóng hoặc lạnh, thực hiện bài tập hỗ trợ,…

+ Phẫu thuật: Ở những trường hợp bệnh nặng không đáp ứng điều trị tốt với phương pháp nội khoa, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị viêm đa khớp là:

Phẫu thuật chữa viêm đa khớp nếu bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng
Phẫu thuật chữa viêm đa khớp nếu bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng
  • Phẫu thuật loại bỏ màng dịch bị sưng viêm tại các khớp đang bị tổn thương.
  • Phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo vào các khớp bị hư hỏng.
  • Tổn thương diễn ra ở các khớp nhỏ như khớp cổ tay, mắt cá chân,… bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hợp nhất khớp.

Chữa viêm đa khớp bằng bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian chữa viêm đa khớp đã được cha ông ta áp dụng từ lâu đời, mang lại hiệu quả tích cực nên đã lưu truyền cho đến ngày nay. Tuy nhiên, cách trị bệnh này chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp nhẹ, gây ra tổn thương ở mức độ không quá nghiêm trọng. Để bài thuốc có thể phát huy công dụng trị bệnh, bạn cần phải áp dụng đều đặn và liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+Bài thuốc từ rễ cây xấu hổ

  • Rễ cây xấu hổ sau khi thu hái về đem rửa sạch sẽ rồi vớt ra để cho ráo nước. Đem dược liệu đi tẩm rượu rồi cho vào chảo rang khô.
  • Sau đó cho dược liệu đã sơ chế vào ấm cùng với 600ml nước, đem sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 300ml là được.
  • Chắt lấy lượng nước thu được và bỏ bã, chia thành 3 lần sử dụng để uống hết trong ngày.
  • Áp dụng liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.

+ Bài thuốc từ lá lốt

  • Lấy khoảng 10 gram lá lốt khô hoặc 30 gram lá lốt tươi đem đi sắc cùng với 2 bát nước sạch.
  • Đun dược liệu trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn nửa bát thì tắt bếp, chắt lấy nước và bỏ bã.
  • Để cho nước nguội bớt rồi dùng để uống sau khi ăn tối, sử dụng liên tục trong 10 ngày bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Uống nước sắc lá lốt mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng sưng viêm và đau nhức tại khớp
Uống nước sắc lá lốt mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng sưng viêm và đau nhức tại khớp

+ Bài thuốc từ ngải cứu

  • Ở bài thuốc này bạn cần chuẩn bị ngải cứu tươi, gừng tươi và hành. Sơ chế sạch sẽ số dược liệu trên, đem đi giã nát rồi cho vào chảo xào nóng.
  • Cho hỗn hợp trên vào một cái khăn mỏng sạch, bọc kín lại rồi đắp trực tiếp lên vùng khớp bị sưng đau.
  • Thực hiện cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.

Biện pháp phòng ngừa viêm đa khớp

Viêm đa khớp là bệnh lý mãn tính rất khó điều trị dứt điểm, vì thế bạn cần phải có ý thức phòng ngừa bệnh ngay từ sớm. Dưới đây là tổng hợp các biện pháp phòng ngừa bệnh bạn có thể tham khảo:

  • Khi bị đau nhức bạn có thể tiến hành chườm nóng hoặc chườm lạnh để đẩy lùi triệu chứng khó chịu này. Chú ý giữ ấm cơ thể mỗi khi trời chuyển lạnh hoặc những thời điểm giao mùa trong năm.
  • Nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý và ổn định để tránh gây áp lực lên các khớp xương. Nếu đang bị thừa cân hoặc béo phì, bạn nên tiến hành giảm cân một cách khoa học.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho xương. Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hại đến xương khớp như đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào, thuốc lá, rượu bia,…
Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho xương khớp vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày
Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho xương khớp vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày
  • Cần phải điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến khớp như bẻ ngón tay ngón chân, làm việc sai tư thế, mang vác vật nặng,…
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường độ linh hoạt và dẻo dai của các khớp. Bơi lội được đánh giá là bộ môn thể thao rất tốt dành cho các bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về xương khớp.
  • Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ giúp sớm phát hiện các vấn đề về xương khớp để có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách.

Trên đây là tổng hợp các thông tin cần biết về bệnh viêm đa khớp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị chuyên khoa, tránh để lâu khiến bệnh chuyển biến nặng gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Nội dung bài viếtViêm đa khớp là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớpDấu hiệu nhận biết viêm đa khớpPhương pháp điều trị viêm đa...

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Nội dung bài viếtViêm đa khớp là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớpDấu hiệu nhận biết viêm đa khớpPhương pháp điều trị viêm đa...

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Nội dung bài viếtViêm đa khớp là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớpDấu hiệu nhận biết viêm đa khớpPhương pháp điều trị viêm đa...

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nội dung bài viếtViêm đa khớp là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớpDấu hiệu nhận biết viêm đa khớpPhương pháp điều trị viêm đa...

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Nội dung bài viếtViêm đa khớp là bệnh gì? Nguy hiểm không?Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớpDấu hiệu nhận biết viêm đa khớpPhương pháp điều trị viêm đa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn