Bệnh vảy phấn hồng có lây không?
Nội dung bài viết
Vảy phấn hồng hay còn gọi là vảy nến hồng là bệnh da liễu xảy ra phổ biến trong độ tuổi thanh thiếu niên. Vảy phấn phồng không gây ra những tổn thương nguy hiểm, tuy nhiên triệu chứng gây ngứa ngáy ảnh hưởng đến cuộc sống. Bài viết thông tin về bệnh vảy phấn hồng có lây không và những cách phòng bệnh tái phát.
Bệnh vảy nến hồng là gì, có nguy hiểm không?
Vảy phấn hồng là một dạng của bệnh vảy nến, bệnh có biểu hiện đặc trưng ở những nốt phát ban ngoài da. Trong đó, những đốm phát ban có hình tròn hoặc bầu dục. Kích thước ban khoảng 0,1cm-20cm với giới hạn rõ ràng. Vảy phấn hồng thường bùng phát ở vùng ngực, bụng và lưng, sau đó triệu chứng có thể lan ra khắp người.
Bệnh vảy phấn hồng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó thường gặp nhất là đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, vảy phấn hồng là một bệnh lý lành tính, triệu chứng đơn giản, gây ngứa ngáy, khi gãy ban có thể lan rộng nhưng cũng tự khỏi. Thông thường các triệu chứng có thể tự biến mất trong vòng từ 2 – 10 tuần mà không để lại dấu vết gì.
Bệnh vảy phấn hồng chủ yếu gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. Ở trẻ em, vảy phấn hồng có thể tái phát thường xuyên do hệ miễn dịch của trẻ yếu. Vì thế mặc dù không nguy hiểm nhưng tình trạng tái phát thường xuyên, kèm theo cơn ngứa khiến người bệnh chịu nhiều phiền toái. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân không điều trị sớm mà để triệu chứng tái phát nhiều lần đều phát triển thành mạn tính.
Ban đầu, người bệnh chỉ cảm nhận các cơn ngứa nhẹ khi phát ban. Ở đối tượng trẻ sơ sinh có thể kèm theo mệt, sốt, nhức đầu và đau họng. Cơn ngứa kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khiến tinh thần người bệnh suy sụp. Từ giai đoạn cấp tính, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ Da liễu để kiểm soát các đợt bùng phát vảy phấn hồng.
Bệnh vẩy phấn hồng có di truyền không?
Theo một số nghiên cứu, đối tượng có nguy cơ bị vảy phấn hồng cao nhất nằm trong độ tuổi từ 15 – 35. Mặc dù vậy, người bệnh ở những độ tuổi khác vẫn có khả năng nhiễm bệnh.
Các nghiên cứu đã có những nhận định về tính di truyền của bệnh vảy phấn hồng. Trong đó, triệu chứng này có thể xảy ra ở những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng thống kê tỷ lệ 10% dân số có một hoặc nhiều gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy phấn hồng. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 2 – 3% khả năng phát triển bệnh từ các cụm gen trên.
Nếu nằm trong nhóm nguy cơ sau, khả năng di truyền vảy phấn hồng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp:
- Trường hợp cha hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh vảy phấn hồng là khoảng 10%.
- Trường hợp cả cha và mẹ đều mắc bệnh vảy phấn hồng thì nguy cơ này là 50%.
Nguyên nhân di truyền có thể làm tăng khả năng mắc bệnh vẩy phấn hồng. Nhưng những triệu chứng của bệnh có thể bùng phát chậm hoặc không bùng phát tùy thuộc vào các kích thích. Chẳng hạn như hệ thống miễn dịch, điều kiện môi trường và cấu trúc làn da bẩm sinh cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển bệnh lý. Vì thế nên di truyền chỉ nằm trong số những yếu tố tiềm ẩn vảy phấn hồng.
Bệnh vảy phấn hồng có lây không?
Trước khi tìm hiểu vấn đề “Bệnh vảy nến hồng có lây không?” , người bệnh cần hiểu đâu là những nguyên nhân gây ra bệnh. Theo nhận định chuyên môn, bệnh vảy phấn hồng xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Các yếu tố bệnh tật: tổn thương da, nhiễm trùng, stress kéo dài, lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc sốt rét. Người nghiện uống rượu bia, thuốc lá, lạm dụng các chất kích thích đều là những nguyên nhân thúc đẩy triệu chứng phát triển.
- Yếu tố di truyền: Vảy phấn hồng tương tự như vảy nến, bệnh có tính di truyền gen nhưng chỉ 2-3% người mang gen thực sự phát bệnh. Vì thế vẫn có trường hợp gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh nhưng người con vẫn không bị bệnh do biến đổi gen.
- Yếu tố môi trường: Ảnh hưởng từ ánh nắng, thường xuyên tiếp xúc với bầu không khí ẩm thấp, thiếu ánh sáng. lạm dụng hóa chất, các chất tẩy rửa mạnh,… đều làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Vảy nến hồng bệnh được cho là một triệu chứng xuất phát từ những rối loạn miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức. Từ những rối loạn này mà tế bào da sản xuất mô biểu bì nhiều hơn bình thường, các lớp tế bào chồng chất lên nhai và hình thành từng mảng tổn thương đỏ có vảy.
Mặc dù vẫn có yếu tố vi khuẩn, virus gây bệnh nhưng hiện tại các chuyên gia vẫn không tìm thấy nguy cơ lây nhiễm bệnh qua những tiếp xúc thông thường. Vì thế có thể nhận định vảy phấn hồng không phải là căn bệnh truyền nhiễm mà chủ yếu hình thành do yếu tố cơ địa, nhạy cảm và do di truyền là chính.
Vảy nến nói chung và vảy phấn hồng nói riêng đều không có khả năng lây lan từ người bị bệnh sang những người xung quanh. Vậy nên người bệnh và người bình thường vẫn có thể chung sống bình thường trong cùng không gian, tuy nhiên nên hạn chế dùng chung các dụng cụ cá nhân với người bệnh. Nắm rõ điều này để tránh kì thị xa lánh người bệnh khiến họ trầm cảm, tự kỉ.
Các thói quen sinh hoạt giúp kiểm soát triệu chứng vảy phấn hồng
Bệnh vảy phấn hồng hình thành và phát triển dựa trên những rối loạn của hệ miễn dịch. Do cơ địa mà hình thành, từ đó mà việc thay đổi một số thói quen cũng có thể giúp người bệnh chủ động kiểm soát căn bệnh. Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên về thói quen sinh hoạt có lợi cho người bệnh, giúp phòng tránh triệu chứng tái phát:
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, tránh các nhóm chất kích thích, thực phẩm dị ứng gây bệnh.
- Bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, suy giảm sức đề kháng là nguyên nhân thúc đẩy triệu chứng bùng phát.
- Tăng cường các loại trái cây giàu vitamin, rau củ quả bổ sung khoáng chất tạo miễn dịch khỏe mạnh.
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày, tắm bằng nước ấm, sử dụng các sản phẩm sữa tắm, dưỡng ẩm phù hợp.
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh năng mặt trời, khói bụi hoặc môi trường ô nhiễm.
- Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều uống thuốc.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng nếu có bùng phát bệnh.
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hi vọng với những thông tin trên, người bệnh đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Bệnh vảy phấn hồng có lây không?”. Đây là một căn bệnh mạn tính có thể tái phát nhiều lần trong cuộc đời. Hiểu rõ các cách phòng bệnh và khắc phục triệu chứng trong từng đợt bùng phát giúp bệnh nhân sống hòa thuận với bệnh.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!