Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Vảy nến thể mảng: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Vảy nến ở da mặt: Cách điều trị và chăm sóc ngăn bệnh tái phát

Đánh giá

Vảy nến ở da mặt gây ra các triệu chứng đặc trưng như bong tróc, ngứa ngáy khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Đây là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng sẽ gây mất thẩm mỹ trên bề mặt da, khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp, làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Da mặt là vùng da rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng, điều này sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Vảy nến ở mặt là trường hợp hiếm gặp, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày
Vảy nến ở da mặt là trường hợp hiếm gặp, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở da mặt

Vảy nến là một loại bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch bên trong cơ thể bị rối loạn. Lúc này các tế bào miễn dịch lympho T bên trong có thể bị nhầm lẫn, chúng tấn công vào các tế bào khỏe mạnh khiến chúng bị tổn thương lan rộng và gây ra bệnh. Bệnh vảy nến có thể gây tổn thương đến bất kể vùng da nào trên cơ thể như khuỷu tay, đầu gối, mặt, mông,…

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến ở da mặt. Y học đã thống kê và cho thấy, đa số các trường hợp bị vảy nến ở da mặt đều liên quan đến yếu tố di truyền và chiếm đến 40% trên tổng số ca mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do nhiều yếu tố khác như:

  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Cơ thể bị thiếu hụt Vitamin D
  • Thừa cân béo phì
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây điều trị bệnh
  • Từng có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng da
  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • ….

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở da mặt

Vảy nến là bệnh lý về da liễu mãn tính, bệnh gây ra các tổn thương bên ngoài bề mặt da, ở những trường hợp nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến khớp và nhiều cơ quan khác bên trong cơ thể. Cũng tương tự như các vùng da khác, khi vùng da mặt bị tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra chúng sẽ có các triệu chứng đặc trưng sau đây:

  • Vùng da mặt của người bệnh sẽ bị khô, nứt nẻ và xuất hiện các lớp vảy sừng dễ bong tróc trông giống như vảy cá.
  • Da mặt sẽ bắt đầu xuất hiện các đám tổn thương lan rộng với kích thước từ 2- 3 mm gây ra triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu người bệnh cào gãi sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vùng da bị tổn thương nếu cào gãi quá nhiều sẽ gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và xuất hiện triệu chứng chảy máu, chảy mủ và viêm nhiễm.
Vẩy nến gây tổn thương đến vùng mắt, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh
Vẩy nến gây tổn thương đến vùng mắt, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh

Một số vị trí trên khuôn mặt dễ bị bệnh tấn công là:

  • Vùng da xung quanh mi mắt có màu đỏ và trở nên cứng hơn bình thường, khả năng quan sát của người bệnh bị ảnh hưởng do xung quanh lông mi xuất hiện các lớp vảy trắng.
  • Khu vực niêm mạc lưỡi, lợi, bên trong mũi hoặc môi có thể xuất hiện các lớp vảy có màu trắng hoặc xám.
  • Một số trường hợp vảy nến xuất hiện bên trong ống tai khiến tai bị bịt kín ảnh hưởng đến thính giác.
  • Ngoài các khu vực ở trên, vảy nến có thể gây tổn thương đến các vùng da xung quanh mặt như trán, da đầu, đường chân tóc,…

ĐỪNG ĐỂ NẢY NẾN DA MẶT KHIẾN BẠN TỰ TI, LIÊN HỆ CHUYÊN GA TƯ VẤN NGAY

Bệnh vảy nến ở da mặt có nguy hiểm không?

Chuyên gia cho biết, bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể kể cả mặt, tuy nhiên đây là trường hợp khá hiếm gặp. Lúc này, vùng da mặt bị tổn thương hình thành nên các mảng bong tróc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ bên ngoài. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm và tự ti khi giao tiếp, gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và công việc hàng ngày.

Ngoài ra, ở một số trường hợp mắc bệnh nếu không được tiến hành điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng huyết áp: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, những người mắc bệnh vảy nến sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn so với người bình thường khoảng 20%. Bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như xuất hiện cơn đau nhói đột ngột ở tim, khó thở, chóng mặt và nguy cơ đột quỵ.
  • Tiểu đường: Những người bị mắc bệnh vảy nến ở da mặt sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường rất cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh sẽ gây rối loạn chuyển hóa lipid bên trong cơ thể và các loại thuốc điều trị bệnh sẽ làm gia tăng lượng đường bên trong máu.
  • Xơ vữa động mạch: Bệnh vảy nến làm quá trình chuyển hóa lipid bên trong cơ thể bị rối loạn, tích tụ bên trong cơ thể, khiến nồng độ cholesterol trong máu cao hơn và gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
  • Suy giảm thị lực: Ở những trường hợp vảy nến xuất hiện ở mắt sẽ khiến mắt bị khô, ngứa, nóng rát… Ngoài ra bệnh còn có thể khiến vùng mắt mắc các bệnh lý viêm nhiễm như viêm bờ mắt, viêm kết mạc làm suy giảm thị lực của người bệnh.
  • Tăng nguy cơ ung thư: Ngoài ra, bệnh vảy nến còn có thể gây ảnh hưởng và phá hủy DNA bên trong cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý ung thư rất nguy hiểm như ung thư da, ung thư hạch,…

THAM KHẢO: Chuyên gia da liễu hướng dẫn cách xử lý vảy nến tái phát nhiều lần

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở da mặt

Da mặt là vùng da rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì vậy trong quá trình điều trị bệnh bạn cần phải rất cẩn trọng để tránh gây ra các hậu quả không mong muốn. Chuyên gia cho biết, khi bị vảy nến ở da mặt tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.

Chữa vảy nến ở da mặt bằng thuốc Tây y

Tùy thuộc vào mức độ và tổn thương do bệnh gây ra, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn điều trị thích hợp nhất để có thể mang lại hiệu quả tối ưu. Thông thường, ở những trường hợp nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ, còn trường hợp bệnh chuyển biến nặng nguy cơ gây ra biến chứng sẽ dùng kết hợp thuốc bôi tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân thông qua đường tiêm, uống.

Sử dụng kem bôi để điều trị vảy nến ở mặt trong những trường hợp bệnh nhẹ
Sử dụng kem bôi để điều trị vảy nến ở da mặt trong những trường hợp bệnh nhẹ

Các loại thuốc Tây điều trị bệnh có công dụng chính là ngừa viêm nhiễm và đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Một số loại thuốc thường được kê đơn điều trị vảy nến ở da mặt trong y khoa là:

  • Thuốc bôi chứa Corticosteroid nồng độ thấp: Thuốc có tác dụng đẩy lùi tình trạng sưng đỏ trên da, tuy nhiên chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gây mỏng da, rạn da.
  • Vitamin D tổng hợp: Được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi với công dụng chính là ức chế quá trình tăng sinh của tế bào da, tuy nhiên bạn cần phải cẩn thận khi sử dụng để tránh gây kích ứng. Các loại vitamin D tổng hợp thường được sử dụng là Calcipotriene, Calcitriol.
  • Vitamin A: Thuốc có tác dụng đẩy lùi tình trạng viêm sưng và làm sạch vảy, thường được sử dụng là Tazorac.
  • Kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng bổ sung độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng da bị bong tróc, đóng và gây ngứa ngáy.
  • Coal Tar: Đây là một loại dẫn xuất của than đá thường được sử dụng để điều trị bệnh với mục đích kháng khuẩn, chống ngứa và ức chế quá trình tăng sinh tế bào sừng. Coal Tar được điều chế dưới nhiều dạng như kem bôi, dầu gội,…
  • Axit salicylic: Đây là loại thuốc điều trị vảy nến không cần đơn kê được sử dụng khá phổ biến, để nâng cao hiệu quả mang lại bạn có thể sử dụng kết hợp với steroids hoặc coal tar.
  • Thuốc kháng sinh: Thường được chỉ định điều trị thông qua đường uống hoặc bôi khi da có dấu hiệu bị bội nhiễm.

Trong quá trình sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh vảy nến, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Chữa vảy nến ở da mặt bằng quang trị liệu

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh tiến hành điều trị bệnh bằng phương pháp quang trị liệu. Phương pháp này tiến hành điều trị bệnh bằng cách sử dụng tia bức xạ để chiếu lên bề mặt da, kích thích quá trình sản sinh ra vitamin nhóm B giúp năng chặn các tế bào miễn dịch bị rối loạn bên trong cơ thể, từ đó các triệu chứng của bệnh sẽ dần được cải thiện. Quang trị liệu là phương pháp điều trị bệnh vẩy nến mang lại hiệu quả khá cao, tuy nhiên chi phí điều trị cũng khá tốn kém, người bệnh cần tham khảo kỹ trước khi tiến hành.

Chữa vảy nến ở da mặt bằng mẹo dân gian

Sử dụng các mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến là phương pháp rất an toàn người bệnh có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ và người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa vảy nến tại nhà bạn có thể tham khảo:

– Chữa vảy nến ở da mặt bằng dầu dừa

Bôi dầu dừa điều trị vảy nến là mẹo dân gian được áp dụng phổ biến
Bôi dầu dừa điều trị vảy nến là mẹo dân gian được áp dụng phổ biến
  • Vệ sinh sạch sẽ da mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, dùng khăn sạch lau khô.
  • Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ bôi lên vùng da bị vảy nến.
  • Thực hiện massage nhẹ nhàng để tinh chất của dầu dừa thẩm thấu vào trong da.
  • Thực hiện cách này đều đặn vào mỗi buổi tối để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

– Chữa vảy nến ở da mặt bằng lá trầu không

  • Lấy 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Sau 15 phút vớt lá trầu ra để ráo nước, cho vào cối giã nát cùng một ít muối.
  • Vệ sinh sạch sẽ da mặt rồi lau khô, cho bã trầu vào khăn sạch bọc lại dùng để bôi nhẹ nhàng trên da.
  • Áp dụng cách này đều đặn 3 lần/tuần để có thể mang lại hiệu quả như mong muốn.

–  Chữa vảy nến ở da mặt bằng lá khế

  • Lấy 200 gram lá khế tươi đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi vớt ra để ráo.
  • Vò nát lá khế tươi, cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 15 phút.
  • Tắt bếp, đổ nước ra chậu để cho nguội rồi sử dụng để vệ sinh da mặt.
  • Áp dụng cách này nhiều lần trong ngày, kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả.

Bài thuốc thảo dược ĐẶC TRỊ VẢY NẾN – Giải pháp trị bệnh an toàn, hiệu quả, không kích ứng

Để điều trị vảy nến hiệu quả, dứt điểm thì cần chú trọng vào bồi bổ cho cơ thể, điều hòa khí huyết, ổn định cơ địa, nâng cao hệ miễn dịch, đào thải độc tố đang tích tụ trong cơ thể, đẩy lùi tà độc phong hàn, phong nhiệt gây bệnh khỏi cơ thể.

Hiện nay, bài thuốc đặc trị vảy nến của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 là một trong số ít bài thuốc giải quyết trọn vẹn mọi vấn đề bệnh lý từ triệu chứng bên ngoài đến căn nguyên, gốc bệnh bên trong, đồng thời xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh để phòng bệnh tái phát.

Cơ chế điều trị vượt trội trên đến từ việc áp dụng nguyên lý bổ chính khu tà của bài thuốc Đông y. Trong đó, bổ chính là quá trình bồi bổ cơ thể, phục hồi công năng tạng gan – phế – thận, điều hòa khí huyết, tăng cường chính khí. Còn khu tà là quá trình thanh lọc các độc tố, làm mát máu, giải độc, thanh nhiệt, mát gan, tiêu viêm, kháng khuẩn để triệt tiêu từ gốc tác nhân gây bệnh.

Bài thuốc Quân dân 102 điều trị bệnh theo cơ chế bổ chính khu tà giúp loại bỏ vảy nến tận gốc
Bài thuốc Quân dân 102 điều trị bệnh theo cơ chế bổ chính khu tà giúp loại bỏ vảy nến tận gốc

Bài thuốc gồm hơn 30 vị nam dược chuyên trị viêm da, vảy nến, bổ về can – phế – thận,… như: Bồ công anh, Ngưu bàng tử, Đơn đỏ, Ô liên rô,… Toàn bộ thành phần của bài thuốc đều là 100% nam dược, được thu hái trực tiếp tại các vườn dược liệu của Quân dân 102 nuôi trồng. Dược liệu được trồng, chăm sóc, sơ chế và bảo quản theo công nghệ sinh học hiện đại, đã được Học viện Quân y kiểm nghiệm độc tính cấp diễn và bán trường diễn trước khi sử dụng cho người bệnh.

Vì vậy, thuốc đảm bảo an toàn để điều trị bệnh vảy nến ở da mặt mà không lo tác dụng phụ, kích ứng da và phù hợp với hầu hết đối tượng người bệnh, bao gồm cả trẻ nhỏ, người già, phụ nữ sau sinh,…

Bài thuốc đảm bảo an toàn khi điều trị vảy nến ở da mặt
Bài thuốc đảm bảo an toàn khi điều trị vảy nến ở da mặt

Hiện nay, khi ứng dụng điều trị cho bệnh nhân, bài thuốc được cải tiến, gia giảm theo phác đồ điều trị gồm 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có một mục tiêu điều trị cụ thể, giúp bệnh nhân nắm rõ tiến trình điều trị của bản thân.

Phác đồ điều trị vảy nến Quân dân 102 gồm 2 giai đoạn xử lý 3 mục tiêu bệnh lý như sau: Giải quyết triệu chứng – Loại bỏ gốc bệnh – Ngăn ngừa bệnh tái phát.

TÌM HIỂU NGAY: Điều trị vảy nến tại Tổ hợp y tế Quân dân 102 có thật sự hiệu quả, không tái phát?

Liệu trình điều trị vảy nến ở mặt được tiến hành theo 2 giai đoạn khoa học, chặt chẽ
Liệu trình điều trị vảy nến ở mặt được tiến hành theo 2 giai đoạn khoa học, chặt chẽ

Ngoài bài thuốc uống điều trị chính, người bệnh còn được sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng vảy nến với bài thuốc ngâm rửa và sản phẩm bôi ngoài da. Bác sĩ sẽ chỉ định rõ ràng thuốc cần sử dụng căn cứ vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân.

Với mục tiêu mang đến giải pháp điều trị vảy nến tối ưu về hiệu quả và an toàn, Quân dân 102 đã ứng dụng phương pháp Đông y có biện chứng, kết hợp YHHĐ trong quy trình khám chữa vảy nến cho người bệnh. Theo đó, trước khi điều trị với liệu trình thuốc thảo dược, người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh và tình trạng thương tổn trên da với sự hỗ trợ của các trang thiết bị máy móc hiện đại.

Phương pháp điều trị này còn được gọi là Đông y có biện chứngVTV2 đã từng đưa tin giới thiệu đến hàng triệu người dân.

Hiệu quả và độ an toàn của bài thuốc vảy nến Quân dân 102 trong điều trị cho bệnh nhân vảy nến đã được chứng minh qua suốt 10 năm ứng dụng. Bài thuốc đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh sau điều trị:

ĐỪNG BỎ LỠ: Bị vảy nến suốt 10 năm trời, ông Chu Văn Tuấn (52 tuổi, Hà Nội) đã khỏi bệnh chỉ sau 3 tháng điều trị tại Quân dân 102

Phản hồi của người bệnh về hiệu quả chữa vảy nến tại Quân dân 102
Phản hồi của người bệnh về hiệu quả chữa vảy nến tại Quân dân 102

Để nhận được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về phương pháp chữa dứt điểm vảy nến da mặt nói riêng cũng như bệnh vảy nến nói chung, người bệnh vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

  • Trụ sở Hà Nội: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, TP.HCM
  • Hotline: 0888.598.102 (HN)/ 0888.698.102 (HCM)
  • Fanpage: Tổ hợp Y tế cổ truyền Quân dân 102

Cách chăm sóc ngăn ngừa vảy nến ở da mặt tái phát

Bên cạnh việc thực hiện điều trị bệnh vảy nến theo phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra, người bệnh cũng nên có các biện pháp chăm sóc da hợp lý giúp kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số điều người bệnh cần phải lưu ý khi chăm sóc da:

  • Khi bị vảy nến da của người bệnh sẽ trở nên rất nhạy cảm, vì vậy người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm để ngăn ngừa tình trạng da bị kích ứng khiến bệnh tái phát và trở nên trầm trọng hơn.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da mặt để ngăn ngừa tình trạng da bị khô quá mức khiến tình trạng bong tróc trở nên tồi tệ hơn. Nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da không chứa hóa chất dễ gây kích ứng đến da, tốt nhất bạn nên ưu tiên các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên rất an toàn cho làn da.
  • Bạn cũng có thể tự điều chế các sản phẩm chăm sóc da mặt để hỗ trợ điều trị bệnh bằng các nguyên liệu dễ kiếm xung quanh nhà sẽ rất an toàn đối với làn da như mặt nạ khoai tây và sữa chua, mặt nạ trứng gà, mặt nạ dưa leo,…
  • Giữ gìn vệ sinh da mặt sạch sẽ, nên có các biện pháp bảo vệ da khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khiến bệnh chuyển biến nặng hơn như bôi kem chống nắng, đeo khẩu trang, mang kính râm,….
  • Xây dựng chế độ ăn uống và khoa học lành mạnh, tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin, omega-3 và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh. Các loại thực phẩm bạn nên sử dụng là rau xanh, hoa quả tươi, cá béo, các loại hạt,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hệ miễn dịch của cơ thể như thuốc lá, bia rượu, đồ ăn chế biến sẵn chứa chất bảo quản,…
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái thư giãn, hạn chế căng thẳng kéo dài làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và cũng là yếu tố khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh vảy nến theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu quả mang lại. Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ cải thiện của bệnh.
Bảo vệ da mặt, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Có các biện pháp bảo vệ da mặt, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Trên đây là các thông tin về bệnh vảy nến ở da mặt bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm nhận biết ra bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời. Ngay khi phát hiện bản thân bị bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực nhằm đẩy lùi triệu chứng của bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Tin khác

Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh vảy nến ở da mặtDấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở da mặtBệnh vảy nến ở da mặt có nguy hiểm không?Phương...

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh vảy nến ở da mặtDấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở da mặtBệnh vảy nến ở da mặt có nguy hiểm không?Phương...

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh vảy nến ở da mặtDấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở da mặtBệnh vảy nến ở da mặt có nguy hiểm không?Phương...

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh vảy nến ở da mặtDấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở da mặtBệnh vảy nến ở da mặt có nguy hiểm không?Phương...

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Nội dung bài viếtNguyên nhân gây bệnh vảy nến ở da mặtDấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở da mặtBệnh vảy nến ở da mặt có nguy hiểm không?Phương...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn