Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Các bài tập thể dục cho người viêm đa khớp nhẹ nhàng dễ tập

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ không?

Bệnh thấp khớp cấp: Dấu hiệu, Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Cách nhận biết

Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (lập kế hoạch)

5/5 - (4 bình chọn)

Chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp không phải là điều dễ dàng, nhất là người già, người cao tuổi. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng đau nhức, sưng thấy khó chịu, đồng thời tăng khả năng hoạt động của xương khớp. Không những vậy, kế hoạch chăm sóc khoa học còn có thể hạn chế sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cần dựa vào cơ địa, tình trạng bệnh lý, nhu cầu cá nhân và phác đồ của bác sĩ chuyên khoa
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cần dựa vào cơ địa, tình trạng bệnh lý, nhu cầu cá nhân và phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng xương khớp bị tổn thương có liên quan đến sự rối loạn tự miễn trong cơ thể. Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô sụn xung quanh khớp, từ đó phát sinh các triệu chứng đau nhức, cơ cứng và sưng tấy. Vị trí dễ bị tổn thương thường gặp như ngón tay, bàn tay, ngón chân, khớp gối,…

Theo nhận định của chuyên gia y tế, viêm khớp dạng thấp có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến lớp niêm mạc khớp. Chúng không chỉ gây ra triệu chứng sưng đau mà còn có khả năng bào mòn và biến dạng khớp. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động, sức khỏe cũng như chất lượng đời sống hằng ngày. Chính vì vậy, người bệnh cần có những giải pháp khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt nếu không mong muốn gặp phải trường hợp xấu nhất là liệt, tàn phế.

Viêm khớp dạng thấp luôn gây ra những cơn đau nhức khó chịu, sưng tấy và đau nhiều hơn khi vận động
Viêm khớp dạng thấp luôn gây ra những cơn đau nhức khó chịu, sưng tấy và đau nhiều hơn khi vận động

Bên cạnh việc điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cũng cần được chăm sóc sức khỏe đúng cách. Bởi cách chăm sóc sức khỏe khoa học cũng được xem là một phương pháp điều trị bệnh. Không những vậy, chăm sóc đúng cách còn thúc đẩy quá trình cải thiện cơn đau, làm tăng khả năng vận động và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Trên thực tế, chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp không phải là điều đơn giản và dễ thực hiện. Bởi đa số đối tượng mắc phải căn bệnh này là người già, người cao tuổi, việc chăm sóc sức khỏe cho người già là việc không hề đơn giản mà cần phải có một quá trình chăm sóc sức khỏe cẩn thận, luôn ân cần và niềm nở.

Song, khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn cần phải xem xét mọi mặt, từ cơ địa, tình trạng sức khỏe đến phác đồ điều trị của bác sĩ. Dựa vào đó, bạn sẽ tự điều chỉnh những phù hợp nhất nhưng ưu tiên hàng đầu vẫn là một kế hoạch chăm sóc sức khỏe người bệnh một cách khoa học nhất.

Cẩm nang chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp

Tùy vào từng tình trạng bệnh lý cụ thể mà bạn xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe người bệnh phù hợp. Các chuyên gia hàng đầu đã đưa ra một số vấn đề cơ bản được quan tâm nhiều nhất trong quá trình chăm sóc người bệnh cụ thể như sau:

1. Để người bệnh nghỉ ngơi khi xuất hiện cơn đau

Tình trạng đau nhức do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra không phải lúc cũng ở mức ổn định. Đôi khi cơn đau chỉ thoáng qua vài phút nhưng cũng có lúc kéo dài trong thời gian lâu. Cơn đau gia tăng nhiều nhất là khi về đêm, những ngày thời tiết thay đổi thất thường. Lúc này, bệnh nhân cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn thay vì hoạt động để giảm thiểu tối đa những tác động lên khớp.

Người bệnh cần thả lỏng cơ thể, thư giãn đầu óc và nằm nghỉ ở tư thế thoải mái nhất, đồng thời tránh cử động mạnh khi không thật sự cần thiết. Nếu không thể chợp mắt, bạn cũng có thể mở một ít nhạc nhẹ du dưa hoặc ngồi bên cạnh trò chuyện với họ để vơi đi sự chú ý vào cơn đau. khi cơn đau khớp thuyên giảm, người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng hay thực hiện một số công việc không đòi hỏi quá nhiều sức lực.

Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn khi cơn đau nhức xuất hiện
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn khi cơn đau nhức xuất hiện

2. Cho người bệnh biết rõ tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp

Để người bệnh ý thức hơn trong việc tự chăm sóc sức khỏe khi không có người thân, bạn cần trao đổi thẳng thắn với bệnh nhân về căn bệnh họ đang mắc phải cũng như tình trạng sức khỏe xương khớp hiện tại. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có cách nhìn tổng quan hơn về sức khỏe bản thân, từ đó đưa những giải pháp hợp lý phối hợp với người bệnh để cải thiện bệnh tình nhanh chóng.

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng cần thông báo với bệnh nhân rõ hơn những biến chứng tiềm ẩn có thể xảy ra nếu bệnh tình không được kiểm soát tốt. Lưu ý rằng, trao đổi với bệnh nhân những thông tin này từ sớm không phải hù dọa mà chỉ giúp bệnh nhân có ý thức hơn và biết cách tự chăm sóc bản thân mình hơn.

3. Hướng dẫn cho người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Đa số các cơn đau nhức do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra thường được bác sĩ chỉ định kiểm soát thông qua việc kê cho bệnh nhân dùng thuốc Tây y. Trên thực tế, dùng thuốc Tây y trị bệnh có thể khiến bệnh nhân gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn, do đó, bạn cần hết sức lưu ý vấn đề này nếu không mong muốn bệnh tình chuyển xấu.

Ngoài ra, bạn cũng cần đặt lịch hẹn để nhắc nhở bệnh nhân dùng thuốc đúng giờ và chỉ rõ những loại thuốc cần uống. Nếu người bệnh xuất hiện cơn đau dữ dội hơn mọi khi và yêu cầu tăng liều thì bạn nên trao đổi vấn đề này cùng với bác sĩ chuyên khoa. Bởi lạm dụng thuốc chỉ có tác dụng trong vài lần, và những lần sau cơ thể bị lờn thuốc thì có khả năng thuốc không phát huy công dụng, thậm chí phát sinh thêm một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Hướng dẫn và chỉ rõ các loại thuốc kê đơn của bác sĩ để giảm đau hằng ngày tại nhà
Hướng dẫn và chỉ rõ các loại thuốc kê đơn của bác sĩ để giảm đau hằng ngày tại nhà

4. Áp dụng các liệu pháp giảm đau khi cần thiết

Ngoài việc sử dụng thuốc để giảm đau, người chăm sóc cũng có thể áp dụng một số liệu pháp giảm đau nhanh tại nhà thông qua một số mẹo vặt như massage, xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh, tắm nước ấm hoặc tận dụng bài thuốc dân gian. Đa phần, các liệu pháp này được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau nhanh. Người chăm sóc có thể thực hiện theo sự hướng dẫn sau:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Cho vài viên đá lạnh vào trong túi chườm hoặc nước nóng. Bịt kín túi rồi đem chườm trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau nhức. Liệu pháp này sẽ giúp khu vực bị tổn thương và xung quanh giảm đau tạm thời nhanh chóng. Trong trường hợp đau nhiều, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp này khoảng 3 – 4 lần/ ngày;
  • Massage nhẹ nhàng: Massage nhẹ nhàng kết hợp với xoa bóp sẽ giúp thư giãn gân cốt bị chèn ép nhiều, từ đó giúp tăng cường quá trình lưu thông máu và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, liệu pháp này còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng teo cơ, cứng cơ. Người chăm sóc sử dụng chính các ngón tay để day ấn vùng đau và quanh vùng đau;
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm: Tác dụng của liệu pháp này là thư giãn cơ thể, giải tỏa căng thẳng, giúp máu lưu thông tốt hơn. Không những vậy, ngâm mình trong bồn nước ấm còn có tác dụng làm dịu cơn đau nhức khó chịu. Mỗi ngày, bạn có thể giúp người bệnh chuẩn bị bồn tắm với nước ấm để ngâm mình;
  • Tận dụng bài thuốc dân gian: Trong dân gian có khá nhiều bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp được lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Một số bài thuốc điển hình như lá lốt, gừng, lá ngải cứu,… Trong các loại dược liệu này có chứa phần lớn các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau. Người chăm sóc có thể tận dụng và bào chế thành thuốc để hỗ trợ người bệnh giảm đau.

5. Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động

Đa số các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp lười vận động. Một phần là họ lo sợ việc vận động sẽ khiến cơn đau gia tăng. Tuy nhiên, chính vì sự lười vận động đó đã khiến tình trạng bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nguy cơ đối diện với tình trạng teo cơ hay liệt cơ là khá cao. Do vậy, bạn nên khuyến khích bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tăng cường vận động cơ thể nếu không mong muốn đối mặt với biến chứng nguy hiểm.

Trước khi cho bệnh nhân thực hiện các bài tập động trên, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế để có những bài vận động phù hợp với tình trạng bệnh lý. Điều này sẽ giúp phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra.

Động viên bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tăng cường vận động cơ thể, chăm tập thể dục để cải thiện khả năng di chuyển cũng như phòng tránh biến chứng xuất hiện
Động viên bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tăng cường vận động cơ thể, chăm tập thể dục để cải thiện khả năng di chuyển cũng như phòng tránh biến chứng xuất hiện

Ngoài ra, người chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cũng có thể hỗ trợ người bệnh từ các hoạt động nhẹ nhàng như: vệ sinh cá nhân, nâng giữ đồ vật, co cơ các chi, chuyển động đi lại,… Khi tình trạng sức khỏe đã dần ổn định thì người bệnh có thể tăng mức độ vận động qua các bài tập thể lực.

6. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cần đặc biệt quan tâm. Bởi một chế độ ăn uống khoa học là điều kiện tiên quyết hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, giảm các cơn đau xuất hiện đột ngột cũng như giúp cơ thể chóng khỏe mạnh. Trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bệnh nhân, bạn nên bổ sung những thực phẩm sau:

  • Rau xanh, củ quả tươi, nhất là rau họ nhà cải (bắp cải, cải thảo, cải xoăn,…);
  • Các loại quả mọng nước (nhà học cam, dứa, dâu tây, ổi, nho,…);
  • Gia vị có chứa hàm lượng cao thành phần kháng viêm, giảm đau tự nhiên như: gừng, tỏi, nghệ, hành,…;
  • Thực phẩm giàu protein động vật: Cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích,…), các loại thịt trắng;
  • Thực phẩm giàu protein thực vật: các loại hạt, ngũ cốc nguyên chất (hạt macca, óc chó, hạt điều, vừng,…).
Xây dựng chế độ ăn uống hằng ngày cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Xây dựng chế độ ăn uống hằng ngày cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết

Song song, hạn chế hoặc loại bỏ hẳn các thực phẩm sau trong bữa ăn hằng ngày của người bị viêm khớp dạng thấp:

  • Thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt trâu, thịt dê, thịt cừu,…);
  • Thực phẩm giàu chất béo như nội tạng động vật, thức ăn đóng hộp;
  • Thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, nhiều chất phụ gia,…;
  • Thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao;
  • Thuốc lá, cà phê, chất kích thích, rượu, bia hay các đồ uống có cồn khác.

Ngoài ra, bạn nên cho bệnh nhân ăn chín uống sôi, ăn đúng giờ, có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để tránh những tác động mạnh lên chức năng chuyển hóa và đào thải của cơ thể.

7. Không quên chăm sóc tinh thần cho người bệnh bị viêm khớp dạng thấp

Xuyên suốt khoảng thời gian sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp, yếu tố tâm lý của người bệnh cũng bị tác động không kém. Đôi khi suy nghĩ quá nhiều hay lo lắng, căng thẳng quá mức dẫn đến trầm cảm. Điều này có thể khiến cơn đau khó thuyên giảm hơn, thậm chí trở nặng. Chính vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc tinh thần của bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thông qua việc quan tâm, đồng cảm và chia sẻ. Có thể là:

  • Thường xuyên trò chuyện và chia sẻ cảm xúc của người bệnh trong vấn đề đời sống thường ngày. Việc quan tâm họ sẽ hạn chế tình trạng để họ một mình, bởi lúc này họ rất dễ có những suy nghĩ tích cực;
  • Đồng cảm với bệnh nhân trong mọi vấn đề, nhất là khi cơn đau đột ngột xuất hiện khiến cơ thể mất thăng bằng dẫn đến té ngã hay cầm nắm đồ vật bị rơi;
  • Không nên có thái độ thương hại với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp;
  • Tạo cho họ thói quen nghe nhạc, đọc sách hay xem truyền hình để thư giãn đầu óc;
  • Nếu không có thời gian chăm sóc và trò chuyện thì bạn nên cho bệnh nhân tham gia một số lớp học để nâng cao sức khỏe cũng như giải tỏa cảm xúc, chẳng hạn: hành thiền, yoga, dưỡng sinh,…
Luôn động viên, chia sẻ và đồng cảm với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp để họ có suy nghĩ lạc quan hơn trong đời sống hằng ngày
Luôn động viên, chia sẻ và đồng cảm với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp để họ có suy nghĩ lạc quan hơn trong đời sống hằng ngày

Đánh giá kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị thoái hóa khớp

Sau quá trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân bị thoái hóa khớp, người chăm sóc cần tiến hành đánh giá tình trạng bệnh tình. Dựa vào kết quả đánh giá, bạn sẽ có những sự điều chỉnh phù hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của xương khớp cũng như có biện pháp xử lý phù hợp. Trong trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường và không biết cách xử lý, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có những giải pháp khắc phục kịp thời.

Một vài tiêu chí đánh giá tình hình cụ thể bao gồm:

  • Đánh giá tình trạng đau nhức tại vị trí xương khớp có vấn đề;
  • Kiểm tra dấu hiệu sưng, đau và khả năng vận động của người bệnh;
  • Kiểm tra các dấu hiệu của các tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc;
  • Đánh giá mức độ tiến triển của bệnh cũng như khả năng xuất hiện của biến chứng.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính và không có khả năng điều trị dứt điểm. Do đó, song song với điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần chú trọng đến chế độ ăn uống và lối sinh hoạt phù hợp. Trong khi đó, người nhà của bệnh nhân cũng cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhằm hỗ trợ làm giảm cơn đau và ngăn chặn sự khởi phát của các biến chứng nguy hiểm. Tốt hơn hết, bạn có thể trao đổi vấn đề này cùng với bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Tin khác

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Nội dung bài viếtLên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấpCẩm nang chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp1. Để người bệnh nghỉ ngơi...

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Nội dung bài viếtLên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấpCẩm nang chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp1. Để người bệnh nghỉ ngơi...

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Nội dung bài viếtLên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấpCẩm nang chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp1. Để người bệnh nghỉ ngơi...

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nội dung bài viếtLên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấpCẩm nang chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp1. Để người bệnh nghỉ ngơi...

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Nội dung bài viếtLên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấpCẩm nang chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp1. Để người bệnh nghỉ ngơi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn