Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Các bài tập thể dục cho người viêm đa khớp nhẹ nhàng dễ tập

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ không?

Bệnh thấp khớp cấp: Dấu hiệu, Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Cách nhận biết

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp Bộ Y tế [cập nhật mới nhất]

Đánh giá

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp thường được xây dựng dựa trên những nguyên tắc chung cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế sao cho phù hợp với từng bệnh nhân. Ngoài thuốc điều trị, một số phương pháp khác như vật lý trị liệu, châm cứu, phẫu thuật đôi khi cũng được đưa vào phác đồ để bảo tồn và phục chức năng vận động cho khớp bị bệnh. 

Nhận định chung về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý chỉ tình trạng sưng đỏ, đau nhức và cứng xảy ra ở nhiều khớp đối xứng trong cơ thể. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ngón tay, khớp bàn chân hay hai bên khớp gối. Đặc biệt, không chỉ gây tổn thương cho khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp còn gây viêm ở các cơ quan khác như mắt, phổi, tim mạch hay thậm chí là các dây thần kinh.

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp Bộ Y tế
Xây dựng được phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp phù hợp sẽ giúp giảm thiểu tổn thương cho khớp và nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bệnh

Đến nay, nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Các nhà nghiên cứu tin rằng căn bệnh này có liên quan mật thiết đến tình trạng rối loạn miễn dịch hay các chứng nhiễm trùng trong cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố khác như hormone, tâm lý, lối sống hay tiền sử mắc bệnh trong gia đình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy, việc chẩn đoán và tích cực điều trị bệnh từ sớm theo phác đồ của bác sĩ là điều cần thiết.

Nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp

Sự khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp có liên quan đến yếu tố tự miễn nên rất khó điều trị triệt để mà hay tái phát. Chính vì vậy, việc xây dựng phác đồ chữa bệnh phù hợp không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi được các triệu chứng khó chịu mà còn đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai.

Các phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp được áp dụng hiện nay nhằm mục đích giảm đau, ức chế phản ứng sưng viêm tại khớp, bảo tồn chức năng vận động cho khớp bị bệnh, hạn chế biến chứng, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân. Để làm được điều này đòi hỏi các bác sĩ chuyên khoa cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định khi xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp cho bệnh nhân. Bao gồm:

1. Điều trị triệu chứng

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gây sưng đau, cứng khớp đối xứng hai bên. Kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, chán ăn và nhiều biểu hiện bất thường khác ở các cơ quan ngoài khớp. Các triệu chứng trên kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt mà còn khiến bệnh nhân bị suy kiệt sức khỏe và nhiều biến chứng tiềm ẩn.

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp của Bộ Y tế hiện nay hướng mục tiêu chính đến việc khắc phục loại bỏ nhanh các triệu chứng của bệnh, khôi phục chức năng vận động của khớp và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Một số loại thuốc được lựa chọn trong phác đồ sẽ giúp nhanh chóng xoa dịu cơn đau nhức, đồng thời giảm sưng viêm khớp. Phổ biến nhất là thuốc giảm đau, kháng viêm.

Trong quá trình chữa trị, người bệnh sẽ được yêu cầu tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi được kết quả dựa trên việc đánh giá sự thay đổi của các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau từng đợt điều trị. Phác đồ trị bệnh sẽ được thay đổi để phù hợp với tình trạng thực tế của bệnh nhân nếu cần thiết.

2. Dùng thuốc đúng mục đích và liều lượng

Nhiều loại thuốc chuyên biệt được lựa chọn trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp như thuốc giảm đau kháng viêm không steroid ( NSAID), thuốc corticoid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, thuốc sinh học… Mỗi loại thuốc đều có tác dụng riêng và được sử dụng với một mục đích nhất. Việc lựa chọn loại thuốc nào và liều lượng bao nhiêu sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên các triệu chứng bệnh đang gặp phải, mức độ tổn thương trong khớp cũng như tuổi tác, cân nặng của người bệnh.

Bệnh nhân không được tự ý sử dụng lại đơn thuốc của người khác để điều trị cho bản thân. Cần tiến hành thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và tình trạng bệnh cụ thể để bác sĩ xây dựng phác đồ chữa viêm khớp dạng thấp với các thuốc phù hợp.

3. Phục hồi chức năng vận động của khớp

Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Song song với quá trình dùng thuốc, bệnh nhân có thể được chỉ định kết hợp với nhiều phương pháp khác, chẳng hạn như vật lý trị liệu để bảo tồn và phục hồi chức năng vận động của các khớp bị bệnh.

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán dựa trên triệu chứng, xét nghiệm cận lâm sàng ( chụp x-quang, siêu âm, xét nghiệm máu,…) và các tiêu chuẩn chẩn đoán chung của bệnh. Dựa vào đây bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.

1. Phác đồ chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc

Các loại thuốc thường có trong phác đồ điều trị bệnh bao gồm:

– Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)

Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm mục đích ức chế quá trình phá hủy của các mô sụn và tế bào xương tại khớp bị bệnh. Các thuốc (DMARDs) thường được chỉ định bao gồm:

  • Methotrexat
  • Hydroxychloroquine ( thuốc chống sốt rét tổng hợp )
  • Leflunomid
  • Cyclosporin A
Phác đồ chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Methotrexat
Thuốc Methotrexat được chỉ định phổ biến trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp

Trong số các loại thuốc trên thì Methotrexat được sử dụng khá rộng rãi. Thuốc giúp duy trì trạng thái ổn định của bệnh trong thời gian dài. Liều dùng tối thiểu trong tuần khoảng 7,5mg và liều lượng tối đa không vượt quá 20-25mg/ tuần. Thuốc được sử dụng vào một ngày cố định trong tuần.

Bệnh nhân thường được chỉ định uống bổ sung acid folic trong thời gian điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Methotrexat. Một số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nặng có thể không kiểm soát được bệnh khi dùng Methotrexat.

– Thuốc DMARDs sinh học:

Ngày nay, y học hiện đại đã bào chế ra nhiều loại thuốc DMARDs sinh học cho hiệu quả tốt và có tính an toàn cao. Kể từ khi được đưa vào sử dụng, thuốc DMARDs sinh học đã tạo ra một cuộc cách mạng mới và có mặt trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp của hầu hết bệnh nhân. Thuốc được dung nạp tốt và cho tác dụng nhanh.

Ở nước ta, thuốc DMARDs sinh học bắt đầu được đưa vào điều trị viêm khớp dạng thấp từ năm 2009. Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh và giảm thiểu tổn thương cho khớp. Hình ảnh trên phim chụp x-quang của bệnh nhân cũng cho thấy tiến trình phá hủy sụn khớp có khuynh hướng chậm lại sau khi sử dụng thuốc DMARDs sinh học. Nhờ vậy, người bệnh sẽ có chất lượng sống tốt hơn và bảo tồn được chức năng vận động cho khớp.

Các loại thuốc DMARDs sinh học thường được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Thuốc ức chế Interleukin 6: Tocilizumab
  • thuốc ức chế TNFα: Gồm Infliximab – Remicade hay Adalimumab – Humira)
  • Thuốc ức chế tế bào B: Gồm MabThera® hay Rituxan ®
  • Thuốc ức chế JAK: Tofacitinib

Thuốc thuốc DMARDs sinh học cho hiệu quả tốt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư, bệnh lao, nhiễm virus, vi khuẩn cơ hội… Chính vì vậy, trước khi được chỉ định các loại thuốc này, bác sĩ cần tiến hành khảo sát cũng như sàng lọc tất cả các nhiễm trùng trong cơ thể cũng như tình trạng tiêm chủng trong thời gian gần.

Chống chỉ định dùng thuốc sinh học cho bệnh nhân mới tiêm vacxin sống, người bị suy gan, mắc bệnh gan tiến triển hoặc bị dị ứng với thành phần của thuốc. Để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể được đề nghị dùng thuốc DMARDs sinh học kết hợp với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm Methotrexate. Người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo tính hiệu quả và không có bất kì tác dụng phụ nào nghiêm trọng xảy ra trong suốt thời gian điều trị với loại thuốc này.

– Thuốc ức chế chọn lọc COX-2

Đây cũng là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp. Thuốc thuốc ức chế chọn lọc COX-2 có tác dụng giảm đau, kháng viêm bằng cách ức chế có chọn lọc một loại enzym mang tên cyclooxygenase-2.

Các thuốc thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc Etoricoxib: 60 – 90 mg/lần/ngày
  • Thuốc Celecoxib: 200mg x 1 – 2 lần/ngày
  • Thuốc Meloxicam: Liều tối đa 15mg/lần/ngày theo đường uống hoặc sử dụng thuốc theo đường tiêm.

– Thuốc chống viêm ức chế không chọn lọc:

  • Thuốc Brexin: Liều lượng 20g/lần/ngày
  • Thuốc Diclofenac: 75g x 2 lần/ngày. Thời gian điều trị 3 – 5 ngày. Khi các triệu chứng đã cải thiện thì giảm dần liều dùng cũng như tần suất uống thuốc. Có thể thay thế thuốc Diclofenac đường uống bằng thuốc tiêm bắp.

Thận trọng khi chỉ định thuốc chống viêm ức chế không chọn lọc cho người già hoặc các trường hợp có vấn đề về dạ dày.

Thuốc corticosteroids chữa viêm khớp dạng thấp

Các thuốc nằm trong nhóm corticosteroids hoạt động tương tự như hormone ở tuyến thượng thận. Thuốc có tác dụng tích cực trong việc kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch và ngăn chặn phản ứng dị ứng, qua đó làm giảm hiện tượng sưng viêm tại khớp.

phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Methylprednisolon
Methylprednisolon là thuốc corticosteroids có tác dụng kháng viêm mạnh nên thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp

Tùy theo mức độ viêm khớp mà bệnh nhân sẽ được chỉ định một loại thuốc phù hợp:

  • Khớp bị sưng viêm ở mức độ trung bình: Dùng Methylprednisolon 16 – 32 mg/lần/ngày theo đường miệng. Uống thuốc sau bữa ăn khoảng 60 phút.
  • Sưng viêm khớp nặng: Dùng Methylprednisolone 40mg theo đường truyền tĩnh mạch
  • Bệnh nặng, có khả năng đe dọa đến tính mạng: Truyền Methylprednisolone theo đường tĩnh mạch với liều lượng 500 – 1000mg/lần. Giảm dần liều lượng khi các triệu chứng bệnh đã được cải thiện.

Ngoài ra, một số bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc corticoid với liều duy trì trong dài hạn tối đa 20mg/ngày. Liều lượng trên được sử dụng cho đến khi các triệu chứng lâm sàng đã ổn định thì bắt đầu giảm liều và tần suất dùng thuốc.

– Các thuốc điều trị hỗ trợ:

  • Thuốc chống loãng xương: Thường được sử dụng là thuốc nhóm biphosphonat
  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc được chỉ định để dự phòng đau dạ dày cho các trường hợp sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm kéo dài hoặc có vấn đề về dạ dày.

2. Phác đồ điều trị hỗ trợ

Một số phương pháp khác cũng được áp dụng để hỗ trợ nâng cao hiệu quả của thuốc điều trị bệnh, bao gồm:

– Vật lý trị liệu phục hồi chức năng:

Để phục hồi chức năng vận động của khớp và hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, một số bệnh nhân sẽ được chỉ định làm vật lý trị liệu song song với quá trình điều trị bằng thuốc. Chuyên gia vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn thực hành các bài tập cho người viêm khớp dạng thấp để giảm cứng và chống dính khớp.

Trong quá trình trị liệu, bệnh nhân cần chú ý:

  • Không vận động quá mạnh gây tổn thương khớp nghiêm trọng hơn
  • Tránh các hoạt động có thể làm tăng nặng cơn đau ở khớp bị bệnh
  • Mặc trang phục thoải mái, mang giày dép có kích cỡ phù hợp
  • Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu
  • Mang nẹp cố định hoặc sử dụng dụng cụ hỗ trợ như nạng, xe lăn khi di chuyển nếu cần thiết.

– Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng y học cổ truyền

  • Châm cứu
  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Sử dụng các bài thuốc nam từ thảo dược tự nhiên có tác dụng chống viêm, giảm đau tự nhiên

3. Phác đồ chữa viêm khớp dạng thấp bằng ngoại khoa

Nếu phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bằng nội khoa không cho hiệu quả tốt, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Các phương pháp đang được áp dụng bao gồm:

Phác đồ chữa viêm khớp dạng thấp bằng ngoại khoa
Phẫu thuật được áp dụng cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nặng
  • Mổ nội soi rửa khớp: Phương pháp phẫu thuật này thường được áp dụng khi các khớp có biểu hiện viêm nặng và bị tràn dịch kéo dài, nhất là khi viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến khớp gối.
  • Phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp nhân tạo: Chủ yếu được áp dụng để điều trị khi có tổn thương ở các khớp lớn như khớp hàng hoặc khớp gối.
  • Phẫu thuật chỉnh hình gân cơ hoặc các khớp nhỏ ở bàn tay để duy trì chức năng vận động cho khớp.

Theo dõi, chăm sóc trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp

Để đảm bảo phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp đi đúng hướng, mang lại hiệu quả tốt và ngăn chặn kịp thời các rủi ro tiềm ẩn phát sinh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ trong và cả sau quá trình chữa bệnh. Cụ thể:

  • Chủ động theo dõi chức năng tiêu hóa, đặc biệt là ở dạ dày để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề xảy ra ở dạ dày do tác dụng phụ của thuốc. Thường gặp nhất là đau dạ dày hay viêm loét dạ dày.
  • Bổ sung canxi và vitamin D để ngăn ngừa loãng xương đối với các trường hợp được điều trị bằng phác đồ chứa thuốc Corticosteroid. Những bệnh nhân có nguy cơ bị loãng xương cao thường được dự phòng bằng thuốc Bisphosphonates.
  • Bệnh nhân bị thiếu máu cần được bổ sung sắt, axit folic hay vitamin B12 để kích thích sản sinh hồng cầu trong máu.
  • Định kỳ tái khám và thực hiện các xét nghiệm công thức máu, kiểm tra men gan và theo dõi tiến độ phục hồi tổn thương tại khớp thông quan phim chụp X-quang, CT, MRI. Trường hợp phát hiện số lượng men gan cao gấp 3 lần kéo dài thì nên ngưng uống Methotrexat.

Có thể bạn chưa biết

Tin khác

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Nội dung bài viếtNhận định chung về bệnh viêm khớp dạng thấpNguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp1. Điều trị triệu chứng2. Dùng thuốc đúng mục đích và liều...

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Nội dung bài viếtNhận định chung về bệnh viêm khớp dạng thấpNguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp1. Điều trị triệu chứng2. Dùng thuốc đúng mục đích và liều...

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Nội dung bài viếtNhận định chung về bệnh viêm khớp dạng thấpNguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp1. Điều trị triệu chứng2. Dùng thuốc đúng mục đích và liều...

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nội dung bài viếtNhận định chung về bệnh viêm khớp dạng thấpNguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp1. Điều trị triệu chứng2. Dùng thuốc đúng mục đích và liều...

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Nội dung bài viếtNhận định chung về bệnh viêm khớp dạng thấpNguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp1. Điều trị triệu chứng2. Dùng thuốc đúng mục đích và liều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn