Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Các bài tập thể dục cho người viêm đa khớp nhẹ nhàng dễ tập

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ không?

Bệnh thấp khớp cấp: Dấu hiệu, Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Cách nhận biết

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Phong thấp ra mồ hôi tay chân là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng đổ mồ hôi tay chân liên tục diễn ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh cũng như cách điều trị sao cho hiệu quả thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Ra mồ hôi tay chân nhiều là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh phong thấp
Ra mồ hôi tay chân nhiều là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu?

Mồ hôi là chất lỏng được cơ thể chúng ta đào thải ra ngoài thông qua các tuyến mồ hôi nhỏ li ti trên bề mặt da. Thành phần chính của mồ hôi là muối, nước và chất thải. Ở trạng thái bình thường cơ thể chúng ta vẫn luôn tiết mồ hôi mỗi ngày. Khi cơ thể bị nóng sốt, các tuyến mồ hôi này sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn để đào thải nhiệt lượng ra bên ngoài và làm mát cơ thể.

Ngoài ra, mồ hôi còn có nhiều tác dụng khác như dưỡng ẩm cho da, giảm đau, ngăn ngừa loãng xương, hạ huyết áp,… Nhưng nếu mồ hôi tiết ra quá nhiều sẽ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày, gây mất nước và rối loạn điện giải, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Phong thấp là cụm từ dùng trong Đông y để chỉ nhiều vấn đề về xương khớp khác nhau như đau đầu, viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp,… Ra mồ hôi tay chân nhiều cũng là một trong những triệu chứng của bệnh phong thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cụ thể là:

+ Nguyên nhân theo Đông y: Theo Đông y, thấp chính là yếu tố gây ra tình trạng đổ nhiều mồ hôi tay chân. Tình trạng này xảy ra do dương khí trong cơ thể thoát ra ngoài khiến đường dẫn khí bị rối loạn và tắc nghẽn, thường gặp nhất là ở tay và chân. Yếu tố thấp trong Đông y được chia thành 2 dạng là nội thấp và ngoại thấp.

  • Nội thấp là thấp sinh ra từ bên trong cơ thể, ăn uống thiếu khoa học (ăn nhiều chất béo, đồ chiên xào, nội tạng động vật) là nguyên nhân gây nội thấp thường gặp nhất.
  • Ngoại thấp là thấp do tác động từ bên ngoài. Nguyên nhân gây ngoại thấp thường gặp là sống trong môi trường lạnh ẩm, dầm mưa, bị cảm, lội nước,..

Nếu tình trạng ra mồ hôi tay chân nhiều xảy ra do tác động của cả nội thấp và ngoài thấp, kèm theo chính khí suy yếu sẽ khiến tình trạng trở nên ngày càng nặng.

Ăn uống nhiều chất béo là nguyên nhân gây nội thấp và dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi tay chân
Ăn uống nhiều chất béo là nguyên nhân gây nội thấp và dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi tay chân

+ Nguyên nhân theo Tây y: Nguyên nhân gây ra chứng phong thấp đổ mồ hôi tay chân nhiều trong y học hiện đại là:

  • Rối loạn thần kinh thực vật: Hoạt động của tuyến mồ hôi được chi phối bởi hạch thần kinh thực vật. Khi chức năng của cơ quan này bị rối loạn sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn bình thường.
  • Cường giáp: Hormone giáp trạng được sản sinh ra tại tuyến giáp có chức năng tăng cường chuyển hóa. Nếu bạn mắc bệnh cường giáp sẽ khiến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn. Điều này đã khiến cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên và tiết ra nhiều mồ hồi.
  • Thiếu dưỡng chất: Cơ thể bị thiếu hụt vitamin và các yếu tố vi lượng cần thiết cũng là nguyên nhân khiến cơ thể đổ ra nhiều mồ hôi hơn so với bình thường.

+ Nguyên nhân khác: Phong thấp ra mồ hôi tay chân nhiều cũng có thể xảy ra do tác động của một số nguyên nhân khác như:

  • Xuất hiện khối u di căn chèn ép lên tủy sống
  • Tác dụng phụ của thuốc hạ nhiệt salicylat
  • Môi trường sống ẩm thấp
  • Tâm lý căng thẳng, lo âu
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc mãn kinh
  • Nhiễm trùng, nhiễm độc
Tâm lý căng thẳng và lo lắng sẽ khiến tình trạng đổ mồ hôi tay chân trở nên nghiêm trọng hơn
Tâm lý căng thẳng và lo lắng sẽ khiến tình trạng đổ mồ hôi tay chân trở nên nghiêm trọng hơn

Dấu hiệu nhận biết ra mồ hôi tay chân do bệnh phong thấp

Đổ mồ hôi tay chân nhiều do phong thấp thường xảy ra vào mùa hè trong năm. Khi thời tiết đã chuyển sang mùa đông thì tình trạng đổ mồ hôi sẽ thuyên giảm, thay vào đó tay chân sẽ trở nên lạnh ngắt. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, triệu chứng đổ mồ hôi nhiều do phong thấp cũng khá giống với các bệnh lý tiểu đường, suy giảm hormone sinh lý,…

Người bệnh cần phải đặc biệt chú ý đến triệu chứng mà bản thân mắc phải để có thể phân biệt với các bệnh lý ở trên. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết đổ mồ hôi tay chân do phong thấp bạn cần nắm rõ:

  • Đổ mồ hôi tại lòng bàn tay và bàn chân, dựa vào mức độ bệnh trạng mà lượng mồ hôi có thể tiết ra nhiều hay ít. Những trường hợp bệnh nặng, mồ hôi có thể chảy thành giọt như nước.
  • Mồ hôi tiết ra nhiều khiến chân có mùi hôi rất khó chịu, đặc biệt là mùa hè. Điều này đã khiến người bệnh ngại giao tiếp với người khác.
  • Tâm lý luôn trong trạng thái căng thẳng và dễ xúc động, điều này đã khiến mồ hôi tuôn ra nhiều và không thể kiểm soát được.
  • Đầu ngón tay, ngón chân bị phồng rộp và bong tróc khi thời tiết chuyển biến lạnh.
  • Nhiều người còn bị đổ mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân.
Trường hợp bệnh nặng, mồ hôi có thể tuôn ra như nước chảy
Trường hợp bệnh nặng, mồ hôi có thể tuôn ra như nước chảy

Cách điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Khi thấy bản thân có các triệu chứng ở trên thì bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị càng sớm càng tốt. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tìm ra nguyên nhân để có thể lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cải thiện tình trạng phong thấp ra nhiều mô hôi tay chân như dùng Tây y, sử dụng bài thuốc dân gian,…

Điều trị bệnh theo Y học hiện đại

Các phương pháp điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân nhiều được áp dụng phổ biến trong y học hiện đại là là dùng thuốc Tây y, phẫu thuật, tiêm Botox, điện ion,… Người bệnh cần dựa vào tình trạng bệnh của bản thân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.

+ Dùng thuốc Tây y: Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ đổ mồ hôi cũng như các triệu chứng lâm sàng khác để lên phác đồ điều trị. Thuốc Tây y có tác dụng kiểm soát triệu chứng của bệnh nhanh chóng chỉ sau vài lần sử dụng. Thường được sử dụng là:

  • Thuốc bôi ngoài da: Thuốc được sử dụng bôi bên ngoài da nhằm bịt kín lỗ chân lông ngăn ngừa tiết mồ hôi.
  • Thuốc kháng cholinergic: Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động vận chuyển cholinergic tại hệ thần kinh thực vật, từ đó tình trạng đổ mồ hôi tay chân sẽ thuyên giảm đáng kể.

Dùng thuốc Tây y trị bệnh giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng nhưng không duy trì được lâu dài. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như táo bón, khô miệng, hạ huyết áp,…

Sử dụng thuốc bôi ngoài da để cải thiện triệu chứng đổ mồ hôi tay chân
Sử dụng thuốc bôi ngoài da để cải thiện triệu chứng đổ mồ hôi tay chân

+ Điện ion: Điện ion cường độ thấp có tác dụng ức chế hoạt động của tuyến mồ hôi khá tốt. Để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi tay chân nhiều, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện ngâm tay trong dung dịch có chứa dòng điện 15mA và ngâm chân trong dung dịch chứa dòng điện 25mA. Thực hiện trong khoảng 20 – 40 phút bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.

Ở phương pháp điều trị này, người bệnh cần phải thực hiện nhiều lần trong tuần cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn. Sau đó, vẫn tiếp tục thực hiện duy trì 1 lần/tuần để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

+ Tiêm Botox: Tiêm botox cũng là phương pháp điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân nhiều khá hiệu quả. Botox là nhóm chất độc bảng A, được sử dụng để điều trị bệnh bằng cách tiêm vào da. Sau khi đi vào cơ thể, chất độc này sẽ làm tê liệt dây thần kinh, ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền acetylcholin và mang lại hiệu quả giảm tiết mồ hôi.

Lưu ý: Phương pháp trị bệnh này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm botox là yếu cơ, khó kiểm soát vận động, thị lực kém,…

+ Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị có khả năng cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh nên được nhiều người lựa chọn thực hiện. Phẫu thuật trị đổ mồ hôi tay chân được tiến hành bằng cách cắt bỏ hạch giao cảm để giảm tiết mồ hôi.

Nhược điểm của phương pháp phẫu thuật trị bệnh là chi phí cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Sau phẫu thuật, da sẽ bị khô quá mức hoặc tăng tiết mồ hôi ở vị trí khác.

Điều trị theo Đông y

Chữa bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng thuốc Đông y có khả năng cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh
Chữa bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng thuốc Đông y có khả năng cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh

Ở phương pháp điều trị này, người bệnh cần đến phòng khám Đông y uy tín để được thăm khám, xác định mức độ bệnh và tìm ra nguyên căn gây bệnh. Dựa vào đó, lương y sẽ kê đơn thuốc điều trị sao cho phù hợp giúp loại bỏ nguyên căn gây bệnh, mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, lương y cũng có thể yêu cầu người bệnh dùng thuốc uống kết hợp với châm cứu và bấm huyệt giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Phương pháp châm cứu và bấm huyệt sẽ tác động trực tiếp lên các huyệt đạo trên cơ thể, làm ổn định tinh thần và mang lại hiệu quả giảm tiết mồ hôi.

Chữa bệnh theo mẹo dân gian

Bạn cũng có thể tận dụng các loại thảo dược lành tính có sẵn trong vườn nhà để trị bệnh. Đây là mẹo chữa trị có độ an toàn cao, không phát sinh tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe nên bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, mẹo dân gian chữa đổ mồ hôi tay chân chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Nước cốt chanh: Nước cốt chanh có hàm lượng acid hữu cơ khá dồi dào với công dụng chính là kháng khuẩn và làm sạch da. Nếu đang bị ra mồ hôi tay chân nhiều bạn có thể dùng chanh tươi để cải thiện tình trạng bệnh. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 quả chanh tươi, dùng dao bổ đôi theo chiều ngang.
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ rồi dùng khăn sạch lau khô, dùng chanh tươi chà nhẹ nhàng lên vùng da tay và chân bị đổ mồ hôi nhiều.
  • Để yên như vậy khoảng 20 phút cho thành phần dưỡng chất trong chanh thẩm thấu vào biểu bì da thì có thể rửa lại với nước sạch.
  • Áp dụng cách trị bệnh này khoảng 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Cải thiện triệu chứng của bệnh bằng cách dùng chanh tươi chà xát vào gan bàn tay và bàn chân
Cải thiện triệu chứng của bệnh bằng cách dùng chanh tươi chà xát vào gan bàn tay và bàn chân

+ Lá chè xanh: Lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt, người ta thường tận dụng dược liệu này để cải thiện các vấn đề về da liễu. Nếu đang bị đổ mồ hôi tay chân nhiều, bạn cũng có thể dùng lá chè xanh để nấu nước ngâm rửa giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Cách thực hiện:

  • Lá chè xanh tươi đem rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi cùng với nước sạch.
  • Đun khoảng 15 phút cho thành phần dược tính trong trà xanh tan vào nước thì tắt bếp.
  • Đổ lượng nước trà xanh thu được ra chậu, để cho nguội bớt thì dùng để ngâm rửa tay chân.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm hẳn.

+ Lá lốt: Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, lá lốt là dược liệu có vị cay và tính ấm. Khi sử dụng vào cơ thể sẽ có tác dụng khu phong và trừ thấp, từ đó tình trạng đổ mồ hôi tay chân sẽ thuyên giảm. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

Cách thực hiện:

  • Lá lốt sau khi thu hái về đem rửa sạch bụi bẩn rồi để ráo nước. Cho lá lốt vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ rồi bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp.
  • Chắt lấy một ít sử dụng để còn uống, phần còn lại thì đổ ra chậu để cho nguội bớt rồi sử dụng để ngâm rửa chân tay.
Ngâm chân tay trong nước lá đun lá lốt hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà
Ngâm chân tay trong nước đun lá lốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân tại nhà

+ Lá dâu: Lá dâu hay còn được gọi là tang diệp, đây là dược liệu có tính hàn với công dụng chính là trừ phong và thanh nhiệt. Người bệnh có thể sử dụng dược liệu này để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi tay chân nhiều tại nhà giúp mang lại hiệu quả khá tốt.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh cần chuẩn bị 1 nắm lá dâu tằm tươi và một ít hạt sen.
  • Rửa sạch hai nguyên liệu trên rồi cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp đun cho đến khi hạt sen chín mềm là được.
  • Chắt lấy lượng nước thu được sử dụng để uống trong ngày, thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Biện pháp phòng ngừa bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Để quá trình điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân nhiều nhanh chóng mang lại hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khoa học để tránh tình trạng nội thấp. Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào, đồ uống có cồn, cafein và chất kích thích,…
  • Chú ý bổ sung thêm các yếu tố vi lượng magie và vitamin B giúp kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi tốt hơn. Các loại thực phẩm giàu magie và vitamin B người bệnh nên tăng cường sử dụng là các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, hạt điều,…
Giữ cho tinh thần thoải mái giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh khá tốt
Giữ cho tinh thần thoải mái giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh khá tốt
  • Căng thẳng và stress cũng là yếu tố khiến tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn. Vì thế, người bệnh nên có các biện pháp giải tỏa áp lực sau một ngày làm việc mệt mỏi giúp thư giãn đầu óc. Cụ thể là tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc, tập thể dục,…
  • Có các biện pháp giữ ấm tay chân khi trời chuyển biến lạnh ngay cả khi đã điều trị khỏi để ngăn ngừa bệnh tái phát. Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da tay chân được điều chế dưới dạng phấn bột thay cho kem dưỡng.

Phong thấp ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng trên, bạn nên thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Nội dung bài viếtBệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu?Dấu hiệu nhận biết ra mồ hôi tay chân do bệnh phong thấpCách điều trị bệnh...

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Nội dung bài viếtBệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu?Dấu hiệu nhận biết ra mồ hôi tay chân do bệnh phong thấpCách điều trị bệnh...

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Nội dung bài viếtBệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu?Dấu hiệu nhận biết ra mồ hôi tay chân do bệnh phong thấpCách điều trị bệnh...

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nội dung bài viếtBệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu?Dấu hiệu nhận biết ra mồ hôi tay chân do bệnh phong thấpCách điều trị bệnh...

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Nội dung bài viếtBệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu?Dấu hiệu nhận biết ra mồ hôi tay chân do bệnh phong thấpCách điều trị bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn