Viêm da liên cầu ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị
Nội dung bài viết
Viêm da liên cầu ở trẻ em chủ yếu liên quan đến liên cầu khuẩn streptococci, chúng thường xuất hiện trên những bé có hệ miễn dịch suy yếu. Nếu không nhanh chóng phát hiện vài kiểm soát đúng cách, bệnh có thể để lại sẹo xấu xí trên da thậm chí là hoại tử da cực kỳ nguy hiểm. Phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Viêm da liên cầu ở trẻ em nguyên nhân do đâu?
Trên da mỗi cá thể đều luôn tồn tại các vi khuẩn nhất định, chủ yếu là liên cầu và tụ cầu. Chúng thường tập trung nhiều trên những vùng da có năng lông và chờ đợi cơ hội phù hợp để bùng phát ra bên ngoài. Trong đó viêm da do liên cầu cầu khuẩn là một trong những bệnh lý phổ biến nhất, thường có xu hướng xuất hiện nhiều trên trẻ em.
Những yếu tố thuận lợi giúp kích hoạt liên cầu khuẩn sinh sôi và tấn công da của trẻ nhỏ bao gồm
- Bé có miễn dịch suy yếu, thường xuyên mắc bệnh vặt, người gầy yếu.. Do đó những trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh lý bẩm sinh hay bé mới phẫu thuật chính là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hàng đầu
- Bé mắc các bệnh da liễu hoặc có làn da nhạy cảm
- Bé có các vết trầy xước trên da những không được bảo vệ kỹ sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công nhanh chóng
- Những bé có thói quen mút tay, chảy nước rãi, trớ sữa hay đưa các vật dụng xung quanh vào miệng ngậm nếu phụ huynh không chú ý cách vệ sinh cũng có thể mắc bệnh.
- Thời tiết nóng bức khó chịu khiến bé đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt những trẻ có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến các bụi bẩn dễ bám vào lỗ chân lông, da luôn ẩm ướt. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến hệ viu sinh dưới da phát triển mạnh mẽ
- Phụ huynh không chú ý cách vệ sinh dưỡng da cho con
- Do có liên quan đến các vi khuẩn nên bệnh cũng có yếu tố lây nhiễm rất cao. Do đó con cũng có thể mắc bệnh do lây từ bạn bè xung quanh khi đi học
- Những trẻ phải thường xuyên đóng bỉm, chất lượng bỉm không tốt khiến bé bí bách khó chịu, đổ nhiều mồ hôi nhất là vào các thời điểm mùa hè nóng bức
- Bé sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn kéo dài cũng là yếu tố gây bệnh rất cao.
Cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh nhằm có hướng kiểm soát và phòng tránh nguy cơ tái phát sau đó hiệu quả nhất.
Các triệu chứng viêm da liên cầu ở trẻ em
Triệu chứng chung của bệnh là tình trạng ngứa ngáy khó chịu, bé quấy khóc thường xuyên và bỏ ăn. Viêm da liên cầu ở trẻ em thường được chia làm nhiều thể với các triệu chứng, mức độ tổn thương và các vị trí khác nhau. Cụ thể
Viêm da liên cầu thể chốc lây
Vị trí tổn thương của thể này thường xuất hiện trên những vị trí đầu, mặt, cổ và hai bên chân tay. Bệnh đều do liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn phối hợp, có thể lây lan sang các vùng da lành xung quanh nên được gọi là chốc lây. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện những bọc nước nhỏ được bao quanh bởi quầng viêm đỏ bên ngoài, sau đó dần chuyển thành các mủ đục. Khi mủ này vỡ ra và khô lại thành mảng da có vảy nâu, phía trên chảy dịch vàng.
Bệnh có thể gây sưng hạch bạch huyết trên những cơ quan lân cận, da sưng nóng đau nhức khiến bé vô cùng khó chịu.. Bé có thể bị sốt nếu vi khuẩn tấn công quá mức. Nếu các tổn thương xuất hiện trên da đầu có thể khiến tóc nhanh bết do các dịch mủ tiết ra.
Viêm da liên cầu khuẩn thể chốc mép
Với thể này, bệnh được đặc trưng bởi các tổn thương xuất hiện ngay mép.Viêm da liên cầu khuẩn thể chốc mép có thể lây lan khi bé dùng chung ly chén, bát đũa, ống hút hay khăn mặt với người bệnh. Lúc này hai bên mép xuất hiện những vùng lở loét có chảy dịch vàng và đóng vảy. Các vảy này rất dễ bong ra tuy nhiên nếu bé dùng tay để tác động nó bong có thể gây chảy máu.
Chốc mép khiến bé gặp khó khăn trong ăn uống và nói chuyện. Bé gặp khó khăn khi mở miệng, do đó cũng kèm theo xu hướng bỏ ăn, cơ thể mệt mỏi và không đủ năng lượng vui chơi học tập. Các tổn thương này cũng có thể gây nổi hạch dưới hàm và lân lan sang các vùng da lành quanh mặt.
Viêm da thể chốc loét
Viêm da thể chốc loét hay còn gọi là chốc lở là một trong những dạng nguy hiểm nhất mà phụ huynh không nên chủ quan. Các vi khuẩn có thể nhanh chóng ăn sâu vào biểu bì trên những vết lở loét gây nhiễm trùng thậm chí là hoại tử da trầm trọng. Bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều trên những trẻ suy dinh dưỡng, bé có sức đề kháng yếu do không thể chống đỡ lại những tác nhân gây bệnh.
Đặc trưng của bệnh là tình trạng xuất hiện mụn nước và mụn mủ trên da với kích thước lớn, thường là trên chân tay. Sau một thời gian, mụn vỡ ra làm chảy dịch và nhanh chóng lây lan sang các vùng da lành lân cận. Các vết loét này cũng có xu hướng kéo dài rất dai dẳng, khi lành lại chúng sẽ để lại sẹo thâm trên da rất khó loại bỏ.
Thể hăm kẽ do liên cầu khuẩn
Thể hăm kẽ do liên cầu khuẩn thường xuất hiện chủ yếu ở nhóm trẻ sơ sinh do đóng bỉm thường xuyên gây bí bách và bùng phát bệnh ở bẹn, khe mông, rốn. Những bé béo phì thừa cân, có nhiều nếu nhăn ở đùi, bẹn, cổ hay tay chân cũng là đối tượng dễ mắc thể này. Khi có dấu hiện nhiễm bệnh, trên những vị trí này sẽ xuất hiện các vết trợt nứt, có chảy dịch vàng khiến bé vô cùng ngứa ngáy đau rát, nhất là khi đổ mồ hôi.
Đặc biệt do các vị trí này rất khó khô thoáng hoàn toàn nhất là với những trẻ quá béo nên sẽ làm tăng nguy cơ lở loét nhiễm trùng và lâu lành hơn bình thường.
Viêm da liên cầu ở trẻ em thể viêm quầng
Thể viêm quầng được đặc trưng bởi những vùng da căng bóng, sưng đỏ và phù nề bất thường. Khi sờ vào sẽ thấy vùng da này nóng, và đau nhức nặng nề. Xung quanh có các vết tổn thương có màu đỏ tươi như máu với kích thước lan rộng, có khi toàn bàn chân. Ranh giới giữa vùng da lành và da bị tổn thương khá rõ ràng. Nếu viêm da liên cầu khuẩn xuất hiện trên tay, chân có thể làm sưng tay chân mãn tính.
Viêm da liên cầu khuẩn thể viêm quầng thường có thời gian ủ bệnh trong 2- 5 ngày, bé có thể bị sốt cao, rét run, phát ban da, nôn mửa liên tục. Các triệu chứng liên quan đến thể này nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như phù nề chân tay, phù nề mắt thậm chí là viêm màng não, nhiễm trùng huyết thậm chí là tử vong.
Viêm da liên cầu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm da liên cầu ở trẻ em tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà phụ huynh cần phải nhanh chóng kiểm soát bệnh từ sớm. Tình trạng lở loét, đau nhức trên da khiến bé có xu hướng quấy khóc thường xuyên, bỏ ăn, sốt cao làm cơ thể thêm suy nhược và khiến các triệu chứng tiến triển nhanh chóng hơn. Đồng thời nếu tình trạng này kéo dài liên tục có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn trí não của trẻ nhỏ.
Khi bệnh kéo dài có thể gây ra những vết thâm sẹo tổn thương trên da vĩnh viễn. Đặc biệt các biến chứng mà bệnh gây ra không chỉ ở ngoài da mà còn sâu và các phủ tạng bên trong cơ thể như gan, thận, não bộ bởi các vi khuẩn ăn sâu theo đường máu để đến tấn công các cơ quan khác.
Mặt khác trẻ nhỏ còn là đối tượng rất nhạy cảm, đồng thời các cơ quan trong cơ thể cũng chưa thực sự phát triển hoàn chỉnh. Quá trình điều trị khiến bé phải dùng nhiều loại thuốc có nhiều tác dụng phụ. Hệ miễn dịch và sức khỏe của bé cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi những loại thuốc này.
Hướng điều trị viêm da liên cầu ở trẻ em
Tốt nhất với tình trạng bệnh này phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra, tránh tự điều trị tại nhà có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Tùy từng tình trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp phù hợp để kiểm soát sớm bệnh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm đồng thời hỗ trợ làm lành nhanh chóng các tổn thương trên da.
Điều trị bằng Tây y
Do có liên quan đến các nhóm vi khuẩn nên kháng sinh là loại thuốc hàng đầu được dùng trong điều trị viêm da liên cầu ở trẻ em. Bác sĩ có thể chỉ định dùng ở dạng uống hay dạng bôi cùng một số loại thuốc sát trùng sát khuẩn để ngăn ngừa viêm nhiễm tại các tổn thương.
Cụ thể các loại thuốc thường được dùng bao gồm
- Thể chốc mép: Bác sĩ thường chỉ định dùng natri bạc 0,25% để chấm trực tiếp lên những tổn thương da để sát khuẩn. Kèm theo đó là dùng mỡ kháng sinh nhằm làm mềm da và làm dịu các tổn thương giúp bé thấy dễ chịu hơn.
- Thể chốc lây: Nếu trên các vùng da còn đang có mụn mủ chưa bị vỡ phụ huynh có thể dùng kim đã sát khuẩn sạch để chọc vỡ mủ. Tuy nhiên cần kéo léo dùng bông thấm ngay các dịch mủ chảy ra để ngăn ngừa lây sang các vùng da lành. Sau đó tiếp tục dùng thuốc mỡ như Chlorocid 1%, Methylen 1% hay Eosin 2% để kháng khuẩn và làm dịu tổn thương. Một số loại kháng sinh chống viêm cũng được chỉ định thêm.
- Thể chốc loét: Do đây là một dạng kháng nặng nên bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tím nồng độ thấp, hồ nước, Povinde để rửa vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng. Thể này sẽ được khuyên dùng Snitrat 0,35%-0,5% để kháng khuẩn. Bác sĩ cũng chỉ định thay băng vết thương hằng ngày nhằm giảm các tác động từ các dị nguyên xung quanh.
- Thể hăm kẽ: Phụ huynh nên pha loãng thuốc tím nồng độ 1/4000 hoặc hồ nước để làm sát khuẩn trên da trẻ nhưng không quá đau rát. Sau đó cũng dùng nitrat bạc 0,25% để chấm vào những tổn thương. Sau khi đã tắm rửa sạch sẽ cho bé, phụ huynh có thể dùng một lớp phấn rôm mỏng để giữ cho da luôn khô thoáng. Nếu vị trí tổn thương xuất hiện ở kẽ mông hay bẹn cần hạn chế mặc bỉm.
- Thể viêm quầng: Với dạng này bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh Penecillin trong 10- 14 ngày để kiểm soát các triệu chứng. Nếu dị ứng với kháng sinh này thì có thể xem xét dùng erythromycin hoặc cephalosporin. Ngoài ra Vancomycin có thể được chỉ định nếu liên quan đến liên cầu vàng và clindamycin dùng phối hợp với Penecillin trong trường hợp bệnh nặng. Bác sĩ cũng có thể dùng kháng sinh dạng tiêm hay thuốc giảm đau hạ sốt trong một số trường hợp.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thêm một số loại vitamin và thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng cho con và tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu phụ huynh tự muốn bổ sung nên tham khảo thêm với bác sĩ để được tư vấn.
Phụ huynh tuyệt đối chú ý không cho bé dùng thuốc trong thời gian dài liên tục vì có thể kèm theo rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé. Hãy đảm bảo liều dùng từ kê đơn của bác sĩ, không tự ý tăng/ giảm liều quy định hay dừng thuốc sớm khi thấy các triệu chứng bệnh đã hết.
Điều trị tại chỗ
Trong trường hợp bé mới bùng phát bệnh, phụ huynh cần chú ý những điều sau đây để kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng
- Vệ sinh sạch sẽ vùng tổn thương bằng nước muối sinh lý tạm thời trước khi gặp bác sĩ
- Rửa tay sạch sẽ cho bé và hướng dẫn bé cố gắng không chạm vào vết thương vì có thể lây lan sang các vùng lân cận
- Dùng khăn sạch hay túi nilon sạch bọc vài hòn đá lạnh và chườm lên da sẽ giúp giảm các triệu chứng đau ngứa đáng kể
- Nếu các tổn thương xuất hiện trên cơ thể cần nhanh chóng thay đồ và tắm rửa nhẹ nhàng với nước ấm để bé thấy dễ chịu hơn. Chú ý không nên dùng sữa tắm mà có thể thay thế bằng một chút dầu oliu để tăng tính kháng khuẩn đồng thời giảm các kích ứng tại vùng da bị tổn thương
- Thay đồ, ga giường hay các vị trí có thể tiếp xúc với vi khuẩn từ bé để tránh lây lan
- Cho bé ăn bát chén, ly riêng và sát trùng sạch lại
- Nếu bé đang học nên cho bé ở nhà vài ngày để tiện nghỉ ngơi và phòng tránh nguy cơ lây cho các bạn học
- Nếu bé bị chốc kẽ nên hạn chế mặc bỉm
- Cho bé nghỉ ngơi nơi sạch sẽ mát mẻ, tránh ra ngoài nắng khiến da đổ mồ hôi hay nghịch bẩn sẽ làm nhiễm trùng trên những vùng da bị tổn thương
- Cố gắng vui chơi và hướng bé đến những niềm vui để quên đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu
- Cho bé uống nhiều nước lọc và nước trái cây
- Ưu tiên nấu các móng ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa cho trẻ nhỏ, nhất là với bé bị chốc mép
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng để bé nhanh chóng hồi phục
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể bé, nếu sốt trên 38 độ cần uống thuốc hạ sốt ngay
- Không nên tự ý bôi bất cứ thứ gì nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ
Phòng tránh viêm da liên cầu ở trẻ em
Viêm da liên cầu ở trẻ em hầu hết chỉ xuất hiện khi có yếu tố thuận lợi nhờ thời tiết nóng ẩm, da bẩn, bé có sức đề kháng yếu.. Vì vậy ngăn chặn các yếu tố này sẽ giúp phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ.
Cụ thể phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau
- Giữ gìn vệ sinh thân thể và tay chân cho bé, rèn luyện cho bé thói quen rửa tay bằng xa phòng trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh và khi đi từ bên ngoài về.
- Lựa chọn những loại quần áo có chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt, đồ rộng rãi tránh chà xát vào da trẻ quá nhiều
- Chuẩn bị cho bé riêng các dụng cụ cá nhân khi đi học như chăn, màn, gối, ly, bát ăn cơm.. để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm
- Hạn chế cho bé mặc bỉm 24/ 24
- Nếu bé có dấu hiệu béo phì thừa cân nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, thường xuyên giặt giũ chăn màn chiếu gối cho bé
- Tăng cường sức khỏe thông qua chế độ dưỡng chất hằng ngày
- Có thể dùng một số loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ phù hợp với làn da mỏng manh của bé
- Rèn luyện chi bé thói quen tập thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức đề kháng.
Viêm da liên cầu ở trẻ em cần nhanh chóng được điều trị vì có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến cả sức khỏe và tinh thần trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp cho việc điều trị và phòng tránh bệnh lý này đạt kết quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!