Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Trong trường hợp nhẹ và điều trị đúng cách, kịp thời, viêm da tiếp xúc thường không để lại sẹo.

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc

Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhất

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và cách điều trị

Da bị phồng rộp mụn nước

Da bị phồng rộp mụn nước: Nguyên nhân và cách chữa

Viêm da tiếp xúc kích ứng là gì? Dấu hiệu nhận biết

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm da tiếp xúc kích ứng (Irritant contact dermatitis) là một dạng của viêm da tiếp xúc. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng da xuất hiện thương tổn khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng như hóa chất hoặc tác động vật lý. Thương tổn điển hình thường có màu đỏ, phù nề, có mụn nước, rỉ dịch, hình thành vảy tiết, bong tróc và ngứa ngáy.

Viêm da tiếp xúc kích ứng
Viêm da tiếp xúc kích ứng (Irritant contact dermatitis) là một dạng của viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc kích ứng là gì?

Viêm da tiếp xúc kích ứng (Irritant contact dermatitis) là một dạng của viêm da tiếp xúc, bên cạnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Loại viêm da tiếp xúc này chiếm hơn 80% trường hợp mắc bệnh và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào.

Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi tiếp xúc với hóa chất có nồng độ cao, nhiệt độ quá nóng/ quá lạnh, ma sát,… khiến bề mặt da tổn thương, dẫn đến hiện tượng mất nước và giảm khả năng đề kháng. Tình trạng này tạo điều kiện cho dị nguyên xâm nhập sâu vào da và gây bùng phát các triệu chứng lâm sàng.

Qua nghiên cứu mô bệnh học và dịch tễ, các nhà khoa học nhận thấy bệnh lý này không có cơ chế miễn dịch, không có khả năng lây nhiễm hay di truyền. Tuy nhiên nếu không cách ly với yếu tố kích thích, tổn thương da có thể kéo dài, tiến triển mãn tính và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng thường gây thương tổn da tương ứng với phạm vi tiếp xúc với dị nguyên. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển nặng, tổn thương da có thể lan rộng và gây ảnh hưởng đến các vùng da lân cận.

viêm da tiếp xúc kích ứng là gì
Mụn nước có xu hướng tự vỡ, rỉ dịch, sau đó khoảng vài ngày sẽ khô lại, bong vảy tiết và gây ngứa

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng, bao gồm:

  • Da xuất hiện mảng đỏ, hơi phù nề và có giới hạn rõ ràng so với những vùng da xung quanh
  • Sau đó da có xu hướng sưng, phồng rộp và đau rát
  • Bề mặt da có thể xuất hiện nhiều mụn nước hoặc bọng nước
  • Sau khoảng vài ngày, mụn nước có xu hướng tự vỡ, rỉ dịch, trợt loét và hình thành vảy tiết

Trên thực tế, biểu hiện lâm sàng của bệnh còn phụ thuộc vào điều kiện tiếp xúc:

  • Nếu tiếp xúc với hóa chất có độ axit mạnh hoặc độ kiềm cao, da có thể phản ứng mạnh, dẫn đến tình trạng sưng đỏ, phồng rộp nổi bọng nước lớn và đau nhức nghiêm trọng.
  • Với trường hợp tiếp xúc với các chất kích thích nhẹ (xà phòng, chất tẩy rửa, nước) trong thời gian dài, da thường xuất hiện dạng tổn thương khô, nứt nẻ, bong tróc, khô,…

Viêm da tiếp xúc kích ứng có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường ảnh hưởng đến các vị trí có tần suất tiếp xúc nhiều như da tay, mặt, chân và cổ.

Nguyên nhân & Yếu tố rủi ro

Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi tác nhân vật lý hoặc hóa chất gây hư hại bề mặt khiến màng lipid da suy giảm, dẫn đến tình trạng mất nước, khô ráp và suy yếu. Trong điều kiện này, các chất kích thích có thể xâm nhập sâu vào cấu trúc, gây viêm và sưng đỏ da.

viêm da tiếp xúc kích ứng là gì
Xà phòng, dung môi công nghiệp, nước,… là các yếu tố kích thích gây bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng

Bệnh lý này không có cơ chế miễn dịch dị ứng. Vì vậy nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây bệnh chủ yếu là các tác nhân bên ngoài như:

  • Nước
  • Dung môi
  • Dung dịch có tính axit/ kiềm
  • Ma sát
  • Cao su
  • Kim loại
  • Nhiệt độ quá cao/ quá lạnh
  • Nọc độc côn trùng

Ngoài ra mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Số lượng và độ kích ứng của chất kích thích
  • Tần suất và thời gian tiếp xúc
  • Độ nhạy cảm của da
  • Một số yếu tố cộng hưởng khác

Theo thống kê, viêm da tiếp xúc nói chung và viêm da tiếp xúc kích ứng nói riêng thường gặp ở những người có tính chất công việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất như nội trợ, đầu bếp, y tá, thợ cơ khí, thợ xây dựng, nhân viên phục vụ,…

Viêm da tiếp xúc kích ứng có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc kích ứng là một dạng tổn thương da do tiếp xúc với hóa chất hoặc tác nhân vật lý. Cơ chế bệnh sinh không liên quan đến hoạt động miễn dịch dị ứng và không có sự tham gia của virus, vi khuẩn và nấm. Do đó bệnh lý này không có khả năng lây nhiễm và di truyền.

viêm da tiếp xúc kích ứng là gì
Viêm da tiếp xúc kích ứng có nguy hiểm không?

Nếu được chăm sóc và xử lý đúng cách, thương tổn da có thể thuyên giảm và biến mất chỉ sau vài ngày đến vài tuần. Ngược lại ở những trường hợp không can thiệp điều trị, triệu chứng của bệnh có thể kéo dài, gây ngứa ngáy dữ dội và làm bùng phát các biến chứng như:

  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn, nấm hoặc virus xâm nhập vào tổn thương da và gây nhiễm trùng. Viêm da tiếp xúc bội nhiễm không chỉ gây sưng đỏ, nóng rát và tụ mủ mà còn gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau nhức,…
  • Viêm da tiếp xúc nghề nghiệp: Có đến 80% trường hợp bị viêm da tiếp xúc kích ứng có liên quan đến tính chất nghề nghiệp. Ở những trường hợp này, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây tổn thương mãn tính, dai dẳng và có nguy cơ lichen hóa.
  • Hoại tử da: Với những trường hợp tiếp xúc với hóa chất có độ axit và kiềm cao, da có thể bị viêm loét nặng nề và dẫn đến tình trạng hoại tử nếu không điều trị kịp thời.
  • Một số ảnh hưởng khác: Mặc dù là bệnh da liễu lành tính nhưng viêm da tiếp xúc kích ứng có thể gây ngứa ngáy kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, chất lượng giấc ngủ và cuộc sống.

Chẩn đoán viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng được chẩn đoán xác định thông qua thăm khám lâm sàng, sinh thiết mô da, test dị nguyên và chẩn đoán phân biệt trong một số trường hợp cần thiết.

viêm da tiếp xúc kích ứng là gì
Đối với bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng, cần tiến hành chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt

1. Chẩn đoán xác định viêm da tiếp xúc kích ứng

Chẩn đoán viêm da tiếp xúc kích ứng chủ yếu là dựa vào triệu chứng lâm sàng (hình thái tổn thương, đặc điểm, vị trí ảnh hưởng,…). Tuy nhiên với những trường hợp không có thương tổn điển hình, bác sĩ có thể tiến hành các thủ thuật chẩn đoán khác như:

  • Test dị nguyên: Sử dụng miếng dán chứa dị nguyên nghi ngờ dán trực tiếp lên da nhằm quan sát phản ứng dị ứng của cơ thể. Xét nghiệm này được thực hiện nhằm xác định viêm da tiếp xúc nói chung và viêm da tiếp xúc kích ứng nói riêng.
  • Sinh thiết mô da: Tổn thương của bệnh có thể bị nhầm lẫn với bệnh chàm hoặc một số vấn đề da liễu do nhiễm trùng. Vì vậy bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết mô da nhằm loại trừ sự hiện diện của vi khuẩn, nấm và xác định không có hiện tượng xốp bào (mô bệnh học điển hình của bệnh chàm).

2. Chẩn đoán phân biệt

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt với các bệnh da liễu có triệu chứng tương tự như:

  • Chàm tổ đỉa: Thể bệnh này thường gây thương tổn ở bàn chân và bàn tay, điển hình bởi sự xuất hiện của các mụn nước mọc tập trung hoặc rải rác. Chàm tổ đỉa ít gây đau nhưng có thể gây ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Viêm da tiếp xúc dị ứng chiếm 20% trong tổng các ca mắc bệnh viêm da tiếp xúc. Thể bệnh này xảy ra khi da tiếp xúc với chất dị ứng, sau đó kích thích cơ chế miễn dịch dị ứng và gây tổn thương lâm sàng. Ở một số trường hợp, viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng có thể bùng phát cùng thời điểm.

Các biện pháp điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng

Bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng có thể thuyên giảm sau khi được điều trị và chăm sóc. Trong đó biện pháp cần thiết nhất là cách ly với yếu tố kích thích và giảm tần suất tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khác. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống, thuốc bôi và hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc tại nhà nhằm kiểm soát triệu chứng, giảm ngứa ngáy và phòng ngừa biến chứng của bệnh.

Các biện pháp điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng được áp dụng phổ biến, bao gồm:

1. Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc có tác dụng làm dịu da, giảm thương tổn, ngứa ngáy và phòng ngừa triệu chứng lan rộng. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và tình trạng sức khỏe ở từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau:

viêm da tiếp xúc kích ứng là gì
Các loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm: Thuốc bôi corticoid, thuốc sát trùng, kháng sinh,…
  • Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm được sử dụng trong trường hợp da khô, tổn thương nhẹ, bong tróc và ngứa ngáy. Sử dụng kem dưỡng thường xuyên có thể làm ẩm vùng da hư hại, củng cố hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa tình trạng mất nước và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc sát trùng: Nếu tổn thương da có mụn nước, trợt loét và rỉ dịch, bạn có thể dùng các loại sát trùng dạng dung dịch (hồ nước, thuốc tím, dung dịch Milian,…) để làm sạch da và giảm nguy cơ bội nhiễm.
  • Thuốc bôi corticoid: Thuốc bôi corticoid được chỉ định khi tổn thương da khô, ngưng rỉ dịch và chưa có bội nhiễm. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa, ức chế dị ứng và kiểm soát tổn thương ngoài da.
  • Thuốc corticoid đường uống: Thuốc corticoid đường uống hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch và có thể gây ra các biến chứng nặng nề. Vì vậy thuốc chỉ được sử dụng khi da bị viêm nặng, phù nề và có dấu hiệu lan tỏa rộng. Để giảm thiểu tác hại của thuốc, nên sử dụng với liều thấp nhất có đáp ứng.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh (Erythromycin/ Flucloxacillin) có tác dụng kìm hãm hoặc ức chế hoạt động của vi khuẩn. Thuốc được chỉ định trong trường hợp tổn thương da xuất hiện bội nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Nếu viêm da tiếp xúc xảy ra do bỏng hóa học, bác sĩ sẽ tiến hành rửa vết thương bằng nước muối sinh lý. Sau đó sử dụng loại thuốc tương ứng với hóa chất gây kích ứng để làm giảm tổn thương da và ngăn ngừa biến chứng. Đối với những trường hợp bị viêm da tiếp xúc nặng, da có thể bị lở loét và hoại tử nếu không xử lý đúng cách.

2. Biện pháp hỗ trợ

Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể phối hợp giữa việc sử dụng thuốc với các biện pháp hỗ trợ như:

viêm da tiếp xúc kích ứng là gì
Nếu thương tổn da có mức độ nhẹ, có thể dùng nha đam, dầu dừa hoặc ngâm nước ấm để cải thiện
  • Ngâm nước ấm: Ngâm vùng da bị ảnh hưởng với nước ấm có thể làm giảm tình trạng da khô, nứt nẻ và ngứa ngáy. Để giảm ngứa và kháng viêm, bạn có thể kết hợp với bột yến mạch hoặc muối biển.
  • Dùng nha đam: Nha đam có đặc tính làm dịu da, giảm ngứa và phục hồi vết thương. Do đó bạn có thể dùng lá nha đam tươi, rửa sạch mủ và massage trực tiếp lên vùng da bị kích ứng. Sau đó để trong khoảng 10 – 15 phút và rửa lại với nước ấm.
  • Dầu dừa: Viêm da tiếp xúc kích ứng thường gây ngứa ngáy, khô ráp và nứt nẻ da. Để cải thiện triệu chứng này, có thể dùng dầu dừa hoặc các tinh dầu tự nhiên thoa lên da. Sau đó massage trong 5 – 10 phút để thành phần trong dầu thẩm thấu sâu giúp làm mềm và phục hồi bề mặt da.

Lưu ý: Chỉ áp dụng các biện pháp hỗ trợ khi viêm da tiếp xúc có mức độ nhẹ, tổn thương da không có vết thương hở, mụn mủ và trợt loét.

Xây dựng lối sống cho bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng là bệnh da liễu lành tính và hầu hết đều thuyên giảm nhanh nếu xử lý đúng cách. Tuy nhiên nếu không kết hợp đồng thời giữa các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách, thương tổn da có thể kéo dài, lan rộng và làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

viêm da tiếp xúc kích ứng là gì
Cần vệ sinh không gian sống thường xuyên, dùng bao tay và mang giày khi tiếp xúc với hóa chất

Vì vậy song song với việc sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp hỗ trợ, bạn nên thực hiện một số mẹo chăm sóc sau:

  • Tuyệt đối không tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố có khả năng kích ứng cao như xà phòng, dung môi công nghiệp, sơn, kim loại, nhiệt độ, ma sát,…
  • Mặc quần áo rộng để giảm ma sát lên da và tuyệt đối không chà xát, gãi cào lên vùng da tổn thương.
  • Cân nhắc thay đổi công việc nếu viêm da tiếp xúc kích ứng tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
  • Thực hiện các biện pháp chăm sóc da đúng cách nhằm phục hồi hàng rào bảo vệ da, duy trì độ ẩm và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
  • Nên trao đổi với bác sĩ da liễu để được tư vấn các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da an toàn, lành tính.
  • Sử dụng ủng, bao tay và mặc đồ bảo hộ khi phải tiếp xúc với hóa chất hoặc xà phòng.
  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên nhằm hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các chất dị ứng và kích ứng như côn trùng, nấm mốc, mạt bùi,…

Viêm da tiếp xúc kích ứng là bệnh viêm da phổ biến nhất và có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Mặc dù bệnh chỉ gây thương tổn ngoài da nhưng nếu không khắc phục đúng cách, tổn thương da có thể tiến triển mãn tính, gây ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.

Tham khảo thêm: 

Xem thêm

Tin khác

Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm da tiếp xúc kích ứng là gì?Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc kích ứngNguyên nhân & Yếu tố rủi roViêm da tiếp xúc kích...

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Nội dung bài viếtViêm da tiếp xúc kích ứng là gì?Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc kích ứngNguyên nhân & Yếu tố rủi roViêm da tiếp xúc kích...

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtViêm da tiếp xúc kích ứng là gì?Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc kích ứngNguyên nhân & Yếu tố rủi roViêm da tiếp xúc kích...

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Nội dung bài viếtViêm da tiếp xúc kích ứng là gì?Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc kích ứngNguyên nhân & Yếu tố rủi roViêm da tiếp xúc kích...

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Nội dung bài viếtViêm da tiếp xúc kích ứng là gì?Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc kích ứngNguyên nhân & Yếu tố rủi roViêm da tiếp xúc kích...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn