Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày như thế nào? Khi nào?
Nội dung bài viết
Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất mà vi khuẩn này gây ra cho cơ thể. Người bệnh nhiễm vi khuẩn HP cần hiểu được cơ chế gây ung thư của vi khuẩn này để chủ động hơn trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh.
Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày như thế nào?
Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn khá nguy hiểm tồn tại và sinh trưởng trong môi trường axit của dạ dày. Vi khuẩn này là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày và có thể gây ra các biến chứng khó lường cho dạ dày nói riêng và sức khỏe con người nói chung.
Vi khuẩn HP còn có thể lây lan từ người sang người thông qua đường nước bọt, qua thực phẩm và nguồn nước ô nhiễm. Vì thế độ nguy hiểm của vi khuẩn này càng tăng cao.
Bệnh lý phổ biến nhất do vi khuẩn này gây ra là viêm loét dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn này còn có thể gây ung thư dạ dày – biến chứng nguy hiểm nhất trong các bệnh lý về dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Theo các nghiên cứu, người nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 8 lần so với người khỏe mạnh. Cơ chế tác động vào dạ dày dẫn tới các tế bào ung thư của vi khuẩn này rất đa dạng.
Một chủng vi khuẩn HP có thể gây đột biến, tác động trực tiếp đến việc hình thành các khối u trong niêm mạc dạ dày, nếu các tế bào của khối u này là tế bào đột biến ác tính sẽ phát triển thành ung thư dạ dày.
Một cơ chế khác gây ra ung thư dạ dày của vi khuẩn này là một chủng của khuẩn HP mang gen biến đổi thể gen A mang tên EPIYA D liên quan đến cytokine. Biến thể này có thể gây ra ung thư dạ dày.
Ngoài làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tình trạng nhiễm khuẩn HP còn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng các loại ung thư đường ruột khác như ung thư ruột, ung thư thực quản và ung thư hạch.
Bệnh HP dạ dày có nguy hiểm không?
Dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu bệnh biến chứng thành các bệnh lý dạ dày nguy hiểm. Tuy nhiên không phải 100% người nhiễm vi khuẩn HP có các biến chứng bệnh lý dạ dày.
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất mà vi khuẩn HP gây ra đối với cơ thể. Nhưng tỉ lệ vi khuẩn HP gây ra ung thư dạ dày chỉ chiếm khoảng 1% bệnh nhân.
Khi đã xác định nhiễm vi khuẩn HP dương tính, người bệnh có thể xét nghiệm được độc lực của vi khuẩn này có mang gen CagA hay không. Đây là mã gen có thể gây ung thư dạ dày, vì thế nếu chủng HP mang gen này, người bệnh cần được điều trị tích cực và tầm soát ung thư.
Điều trị vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày
Việc điều trị vi khuẩn HP được tiến hành khi người bệnh xuất hiện các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết gây giảm tiểu cầu và điều trị ung thư dạ dày.
Ngoài ra, việc điều trị vi khuẩn HP còn ngăn ngừa các nguy cơ gây thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày. Người bệnh có polyp dạ dày, tiền sử viêm teo dạ dày và có người thân mắc ung thư dạ dày cần được theo dõi và điều trị nhiễm khuẩn HP.
Chẩn đoán đúng cách
Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh sẽ được chẩn đoán có nhiễm vi khuẩn HP hay không bằng cách thực hiện một trong các xét nghiệm sau:
- Nội soi niêm mạc dạ dày giúp xác định được các tổn thương niêm mạc đồng thời lấy được mẫu mô niêm mạc để tiến hành test urease nhanh.
- Test hơi thở có thể xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính.
- Xét nghiệm kháng nguyên trong phân nhằm xác định sự tồn tại của vi khuẩn trong cơ thể.
- Xét nghiệm máu để phát hiện dấu vết của vi khuẩn.
Sau khi xét nghiệm, nếu bệnh nhân có kết quả dương tính với vi khuẩn HP và có các bệnh lý dạ dày cần được theo dõi và điều trị sẽ được các bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Phác đồ điều trị
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dựa trên tình trạng bệnh, sức khỏe và cân nặng của người bệnh. Thông thường việc điều trị vi khuẩn HP sẽ dựa trên phác đồ sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bơm proton để giảm tiết axit trong dịch vị dạ dày.
Phác đồ điều trị vi khuẩn này thường được thực hiện trong khoảng 10 đến 14 ngày hoặc có thể lâu hơn tùy từng trường hợp. Nhóm thuốc kháng sinh phổ biến được sử dụng là amoxicillin, clarithromycin, metronidazole. Ngoài ra các thuốc ức chế bơm proton cũng được sử dụng trong phác đồ điều trị này.
Riêng đối với điều trị ung thư dạ dày, người bệnh có thể được tiến hành điều trị bằng nhiều phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và các liệu pháp miễn dịch để điều trị bệnh.
Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người sang người và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nhất là gây ung thư dạ dày. Vì thế, mọi người cần chủ động trong phòng ngừa nhiễm vi khuẩn này bằng các biện pháp sau:
- Luôn luôn giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh thoáng mát và sạch sẽ.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể tốt, luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
- Cần giữ an toàn vệ sinh thực phẩm, luôn ăn chín uống sôi và sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn vệ sinh khi chế biến thực phẩm.
- Không ăn chung đồ ăn với người khác.
- Không dùng chung dụng cụ cá nhân, đặc biệt là bàn chải đánh răng.
- Tránh hôn môi người bệnh.
- Nếu bị dương tính với vi khuẩn HP, người bệnh cần có ý thức bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh.
- Người bệnh cần đến các bệnh viện để khám bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Cải thiện chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao cũng như nghỉ ngơi hàng ngày. Tuyệt đối không uống bia rượu và thuốc lá để tránh nguy cơ ung thư.
Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn HP gây ra. Vì thế để đề phòng những nguy cơ và rủi ro đáng tiếc, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư để chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
Click đọc ngay:
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!