Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Các bài tập thể dục cho người viêm đa khớp nhẹ nhàng dễ tập

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ không?

Bệnh thấp khớp cấp: Dấu hiệu, Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Cách nhận biết

Bệnh thấp khớp cấp: Dấu hiệu, Nguyên nhân, phương pháp điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Thấp khớp cấp thường khởi phát khi các bệnh lý nhiễm trùng không được điều trị và can thiệp đúng cách. Mặc dù đây là bệnh lý hiếm gặp nhưng lại có mức độ nguy hiểm cao. Nếu không được điều trị chuyên khoa, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân cũng như cách điều trị căn bệnh này.

Thấp khớp cấp là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm
Thấp khớp cấp là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm

Thấp khớp cấp là bệnh gì?

Thấp khớp cấp hay còn được gọi là bệnh thấp tim hay sốt thấp khớp. Bệnh khởi phát sau khi cơ thể bị nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Đây là nhóm vi khuẩn gây ra các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính tại đường hô hấp thường gặp. Thông thường, vi khuẩn tan cầu huyết nhóm A luôn tồn tại ở vùng hầu họng, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng mới phát triển mạnh mẽ và tấn công gây bệnh.

Thấp khớp là bệnh lý thường xảy ra ở những nước đang phát triển. Khí hậu lạnh ẩm, hay thay đổi đột ngột vào mùa thu và cuối mùa đông là thời điểm lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Trẻ em đang trong lứa tuổi đi học (từ 6 – 15 tuổi) là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Nếu trẻ bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản,… sẽ là tiền đề cho bệnh thấp khớp cấp phát triển.

Thấp khớp cấp là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề tại khớp, tim, tổ chức liên kết dưới, não,… thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Một số biến chứng nguy hiểm do thấp khớp cấp gây ra là:

  • Nhồi máu não thận và các chi
  • Nhiễm trùng cấp và bán cấp
  • Hở van tim hai lá, ba lá, động mạch chủ và động mạch phổi
  • Hẹp van tim dẫn đến suy tim
  • Viêm đa khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động
  • Tổn thương não gây rối loạn hệ thống thần kinh

Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp cấp

Thấp khớp cấp khi khởi phát sẽ biểu hiện tại nhiều cơ quan trên cơ thể như đường hô hấp trên, ngoài da, tim mạch, tại khớp,…. Dựa vào mức độ bệnh trạng và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà biểu hiện của bệnh ra bên ngoài sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết thấp khớp cấp bạn có thể tham khảo:

Đa số các trường hợp khởi phát bệnh đều có triệu chứng tương tự nhiêm viêm họng liên cầu khuẩn
Đa số các trường hợp khởi phát bệnh đều có triệu chứng tương tự viêm họng liên cầu khuẩn

– Biểu hiện tại đường hô hấp trên: Có khoảng 50 – 70% người bệnh có các triệu chứng tương tự bệnh viêm họng liên cầu khuẩn với các dấu hiệu điển hình là:

  • Viêm họng, nuốt khó
  • Ho khan và ho có đờm
  • Sốt cao, cơ thể mệt mỏi
  • Viêm amidan với những trường hợp nặng

Các triệu chứng ở trên thường diễn ra kéo dài từ 3 – 4 ngày, sau đó bắt đầu xuất hiện triệu chứng thấp tim.

– Biểu hiện thấp tim: Bệnh thấp khớp cấp có thể gây ảnh hưởng đến tim với các biểu hiện sau đây:

  • Nhịp tim yếu, khó thở, đau nhực
  • Xuất hiện âm thanh bất thường tại tim
  • Thiếu máu, da xanh xao
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Cơ thể đổ nhiều mô hôi
  • Tăng cân nhanh không rõ nguyên nhân
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân
  • Hở van tim hoặc hẹp van tim
  • Chảy máu cam

– Biểu hiện tại khớp

Bệnh gây tổn thương đến các khớp lớn trên cơ thể khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế
Bệnh gây tổn thương đến các khớp lớn trên cơ thể khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế
  • Các vấn đề tại khớp có thể xảy ra khi bị khớp thấp cấp là viêm khớp gối, viêm khớp cổ chân, viêm khớp vai, viêm khớp khuỷu tay. Tuy nhiên, bệnh rất ít gây tổn thương đến các khớp nhỏ như khớp ngón tay và khớp ngón chân.
  • Tình trạng viêm khớp có thể phát triển lan rộng đến các khớp xung quanh và không có tính chất đối xứng.
  • Các khớp bị tổn thương thường sưng to, nóng đỏ, đau nhức, chứa dịch.

– Biểu hiện tại da

  • Xuất hiện các hạt Meynet có đường kính giao động từ 0.5 – 2 cm. Các hạt này khá cứng, dính vào nền xương, khi dùng tay ấn vào không gây đau nhức. Vị trí xuất hiện hạt meynet thường gặp là đầu gối.
  • Nhiều trường hợp sẽ bị nổi vòng ban màu hồng hoặc vàng nhạt ở thân mình và gốc chi. Các vòng ban này thường có hình tròn, đường kính từ 1 – 3cm và có bờ viền rõ ràng.
  • Hạt meynet và vòng ban nổi trên da thường chỉ tồn tại từ vài ngày cho đến vài tuần rồi tự biến mất.

– Biểu hiện khác

  • Tràn dịch màng phổi
  • Tiểu ra máu, xuất huyết dưới da
  • Viêm ruột thừa, viêm động mạch và tĩnh mạch

Nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp cấp

Vi khuẩn tan cầu huyết beta nhóm A là tác nhân chính gây ra bệnh thấp khớp cấp
Vi khuẩn tan cầu huyết beta nhóm A là tác nhân chính gây ra bệnh thấp khớp cấp

Y khoa vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp cấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng nhiễm khuẩn tại họng và đường hô hấp chính là yếu tố đóng vai trò quyết định. Thống kê y khoa cho thấy, có đến 70% trường hợp bị thấp khớp cấp có liên quan đến nhóm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị viêm họng cấp liên cầu đều biến chứng sang thấp khớp khấp. Thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 2 – 3 % người bị viêm họng liên cầu khuẩn phát sinh sang biến chứng thấp khớp cấp và triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện từ 10 – 15 ngày sau khi nhiễm bệnh. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Di truyền: Trẻ em khởi phát bệnh thấp khớp cấp cũng có thể là do tác động của yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh này thì nguy cơ phát bệnh ở trẻ sẽ cao hơn bình thường.
  • Viêm đường hô hấp trên: Trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp trên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ diễn biến nặng và phát sinh biến chứng thấp khớp cấp
  • Do bệnh tim mạch: Thấp khớp cấp cũng có thể khởi phát nếu bạn đang mắc các bệnh lý về tim mạch như hở van tim, suy tim,…
  • Môi trường sống: Môi trường sống không đảm bảo cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Thường gặp nhất là môi trường sống có không khí lạnh ẩm, ý thức vệ sinh kém,…

Phương pháp điều trị bệnh thấp khớp cấp

Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh thấp khớp cấp
Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh thấp khớp cấp

Ngay khi nghi ngờ bản thân bị thấp khớp cấp, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Lúc này, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử dịch tễ và bệnh sử về tim mạch. Tiến hành kiểm tra nhịp tim để phát hiện ra các bất thường tại tim. Sau đó yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm liên cầu nhóm A, điện tâm đồ, chụp x-quang tim phổi,…

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Các phương pháp điều trị bệnh thấp khớp cấp được áp dụng phổ biến trong y khoa là:

Chữa thấp khớp cấp bằng thuốc Tây y

Thấp khớp cấp nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính và để lại di chứng tại tim. Vì thế, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng để trị thấp khớp cấp là:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được kê đơn điều trị trong vòng vài năm để ngăn ngừa nhiễm trùng và tránh biến chứng lên tim. Thường được sử dụng là kháng sinh penicillin. Với những trường hợp dị ứng mẫn cảm với pencillin sẽ được điều trị thay thế bằng kháng sinh khác.
  • Thuốc chống viêm khớp: Thuốc có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, được kê đơn sử dụng cho đến khi bệnh thuyên giảm. Thường được dùng là Ibuprofen, Aspirin, Naproxen,…
  • Chữa viêm tim: Ở những trường hợp bệnh đã bắt đầu gây tổn thương đến tim thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng các loại thuốc chuyên biệt để điều trị. Thường dùng là NSAIDs, IVIG, Corticoid,…
Uống thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh
Uống thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh

Dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người mà đơn thuốc sử dụng sẽ có sự khác nhau, người bệnh tuyệt đối không được tự ý kê toa mua thuốc về dùng. Điều này có thể phát sinh ra một số tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe và gây khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này.

Chữa thấp khớp cấp bằng Đông y

Theo Y học cổ truyền, nguyên căn gây ra bệnh thấp khớp cấp là cơ thể bị phong hàn nhiệt thấp xâm nhập gây ứ tắc kinh mạch. Khi tình trạng này diễn ra kéo dài đã gây tổn thương chân âm, khí huyết và khởi phát triệu chứng của bệnh. Mục đích của việc điều trị thấp khớp cấp trong Đông y là thanh nhiệt và cải thiện triệu chứng lâm sàng. Đồng thời, thuốc còn có công dụng bồi bổ khí huyết và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh thấp khớp cấp bạn có thể tham khảo:

+ Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị: 40 gram thạch cao, 12 gram bồ công anh, 12 gram tanh chi, 12 gram tri mẫu, 12 gram sinh địa, 12 gram xích thược, 12 gram đan bì, 9 gram quế chi, 6 gram cam thảo
  • Thực hiện: Rửa sạch số dược liệu trên rồi cho vào ấm sắc kỹ rồi chắt lấy nước uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang cho đến khi bệnh thuyên giảm.

+ Bài thuốc số 2: 

  • Chuẩn bị: 30 gram hoàng kỳ, 20 gram hà thủ ô, 16 gram tang ký sinh. 12 gram ý dĩ, 12 gram độc hoạt, 12 gram hy thiêm, 12 gram xích thược, 12 gram quy đầu, 8 gram ai giao
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm với lượng nước cùng với lượng nước vừa đủ rồi bắc lên bếp sắc kỹ. Chắt lấy lượng nước sắc thu được dùng để uống hết trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang.

+ Bài thuốc số 3:

Uống thuốc Đông y chữa thấp khớp cấp có độ an toàn cao và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe
Uống thuốc Đông y chữa thấp khớp cấp có độ an toàn cao và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe
  • Chuẩn bị: 12 gram bạch linh, 12 gram đan bì, 12 gram mạch môn, 12 gram ngũ vị, 12 gram huyền sâm, 12 gram sơn thù, 12 gram đan sâm, 12 gram trạch tả, 12 gram tri mẫu, 12 gram liêu kiều, 12 gram hoài sơn.
  • Thực hiện: Tất cả các dược liệu trên gộp thành 1 thang thuốc, sử dụng mỗi ngày 1 thang. Đem dược liệu đi sắc kỹ với nước rồi sử dụng để uống trong ngày.

Sau khi bệnh thấp khớp cấp đã được điều trị dứt điểm, người bệnh vẫn phải tiến hành theo dõi sức khỏe lâu dài về sau để kiểm tra chức năng tim, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do bệnh thấp khớp cấp có thể gây tổn thương tại tim nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài qua những năm đầu.

Biện pháp phòng ngừa thấp khớp cấp

Thấp khớp cấp là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ sớm. Chuyên gia cho biết, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa bệnh thấp khớp cấp bạn có thể tham khảo:

  • Môi trường sống đảm bảo phải sạch sẽ và thoáng khí. Giữ gìn vệ sinh cơ thể thường xuyên, súc họng bằng nước muối mỗi ngày, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày trời lạnh đặc biệt là vùng mũi, họng, cổ và ngực. Tiến hành thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh lý tại đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,…
  • Ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Từ đó sức đề kháng cơ thể sẽ được cải thiện, phòng ngừa các bệnh lý nhiễm khuẩn và nhiễm virus.
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh lý
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh lý
  • Trẻ em bị viêm họng nếu có các triệu chứng như tức ngực khó thở, đau mỏi và nóng đỏ các khớp,… cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Tiến hành tiêm phòng tái phát thấp tim cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cách này có tác dụng phòng ngừa bệnh tái phát trở lại phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Thấp khớp cấp là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ sớm. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh bạn nên đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động phòng ngừa bệnh tái phát trở lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Nội dung bài viếtThấp khớp cấp là bệnh gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp cấpNguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp cấpPhương pháp điều trị bệnh thấp khớp cấpChữa...

Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Điều trị

Nội dung bài viếtThấp khớp cấp là bệnh gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp cấpNguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp cấpPhương pháp điều trị bệnh thấp khớp cấpChữa...

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân: Nguyên nhân, Cách điều trị

Nội dung bài viếtThấp khớp cấp là bệnh gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp cấpNguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp cấpPhương pháp điều trị bệnh thấp khớp cấpChữa...

Chữa bệnh thấp khớp bằng thuốc Nam có hiệu quả không?

Nội dung bài viếtThấp khớp cấp là bệnh gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp cấpNguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp cấpPhương pháp điều trị bệnh thấp khớp cấpChữa...

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nội dung bài viếtThấp khớp cấp là bệnh gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp cấpNguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp cấpPhương pháp điều trị bệnh thấp khớp cấpChữa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn