Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Vảy nến thể mảng: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể mủ: Triệu chứng và cách điều trị

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà

9 Cách trị vảy phấn hồng tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh là bệnh rối loạn tự miễn. Bệnh có thể tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu. Bao gồm đỏ rát, ngứa ngáy, khô da, da bong tróc, đau đớn, nứt nẻ, chảy máu… Đối với trẻ sơ sinh, việc sớm phát hiện và điều trị bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý
Tìm hiểu bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh, biểu hiện, các dạng bệnh, cách điều trị và những điều cần lưu ý

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh vẩy nến vừa là một dạng viêm da mãn tính vừa là một bệnh rối loạn tự miễn. Quá trình sản xuất những tế bào da mới sẽ rối loạn và hoạt động mạnh mẽ hơn khi bệnh hình thành. Điều này khiến tế bào da tích tụ quá mức và gây ra những biểu hiện khó chịu trên da.

Khi tích tụ, những mảng da chết sẽ tạo thành những mảng da khô ráp, có màu đỏ, vảy màu trắng hoặc màu bạc hình thành trên bề mặt, viền ngoài sắc và có màu xám. Triệu chứng này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác ngứa ngứa. Cơn ngứa có thể dao động ở mức từ nhẹ cho đến rất ngứa.

Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện ở mọi giới tính và mọi độ tuổi. Tuy nhiên bệnh xảy ra phổ biến nhất ở những người có độ tuổi từ 15 – 30 tuổi. Bệnh cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh nhưng rất hiếm gặp. Đây là một bệnh lý không có khả năng lây nhiễm. Vì thế, khi chăm sóc da bệnh cho trẻ nhỏ, phụ huynh không cần phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm.

Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh vẩy nến, các triệu chứng khó chịu của bệnh thường sẽ tập trung vào khu vực tã lót. Điều này khiến quá trình chẩn đoán bệnh lý thường sai lệch. Phụ huynh có thể nhầm lẫn bệnh vẩy nến thành hăm tã hoặc nhiều bệnh viêm da khác.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến thường tập trung ở vùng cổ, khuỷu tay, khuôn mặt, đầu gối, khu vực mặc tã và da đầu. Hầu hết những dạng của bệnh vẩy nến đều khiến vùng da bệnh hình thành một hoặc nhiều mảng da có màu đỏ. Đôi khi những mảng da này hình thành với màu trắng và lan rộng khắp cơ thể.

Việc hình thành các mảng da thường kèm theo triệu chứng đau đớn, nứt da, ngứa ngáy, nặng hơn có thể gây chảy máu da.

Ngoài ra, một số triệu chứng khó chịu khác cũng xuất hiện khi trẻ mắc bệnh vẩy nến. Cụ thể như:

  • Khó chịu
  • Móng tay dày
  • Cứng khớp và sưng khớp
  • Hay quấy khóc
  • Hình thành những đốm vảy nhỏ và tập trung thành từng cụm
  • Da khô ráp, nứt nẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến thường tập trung ở vùng cổ, khuỷu tay, khuôn mặt, đầu gối, khu vực mặc tã và da đầu

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh xuất hiện do đâu?

Bệnh vẩy nến không phải là bệnh truyền nhiễm. Chính vì thế, bệnh không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Hiện tại, nguyên nhân cụ thể khiến bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh hình thành vẫn chữa được xác định. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số yếu tố được liệt kê dưới đây có thể liên quan đến sự xuất hiện và phát triển của bệnh lý. Cụ thể:

Yếu tố di truyền

Theo các chuyên gia da liễu, sự kết hợp giữa yếu tố di truyền cùng với mức độ nhạy cảm khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và yếu tố kích thích từ môi trường hoặc các bệnh tự miễn có thể khiến bệnh vẩy nến xuất hiện. Tiền sử mắc bệnh của cha mẹ hoặc những người thân khác trong gia đình là yếu tố có khả năng tác động mạnh mẽ khiến bệnh hình thành trên cơ thể của trẻ sơ sinh.

Nếu những người trong gia đình mắc bệnh Corhn, bệnh về tuyến giáp, bệnh đa xơ cứng… thì trẻ nhỏ sau khi sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Điều này cũng có khả năng tác động và làm tăng nguy cơ phát triển vẩy nến bẩm sinh ở trẻ. Bởi căn bệnh này cũng được xác định là một trong những bệnh rối loạn tự miễn.

Tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh sẽ cao hơn khi trẻ có cha hoặc/và mẹ xuất hiện. Theo nghiên cứu, có khoảng 10% trẻ sinh ra mắc bệnh vẩy nến khi có mẹ hoặc cha bị bệnh. Có khoảng 40% sẽ sinh ra mắc bệnh vẩy nến khi có cả mẹ lẫn cha bị bệnh.

Nhiễm khuẩn da

Tình trạng nhiễm khuẩn da có thể khiến bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh hình thành và phát triển. Bởi làn da của trẻ nhỏ còn rất non nớt nên dễ bị vi khuẩn và một số tác nhân gây hại khác xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh.

Một số tác nhân khiến tình trạng nhiễm trùng da xảy ra trên cơ thể của trẻ gồm:

  • Chó, mèo, côn trùng cắn
  • Thời tiết thay đổi thất thường
  • Cơ thể tiết nhiều mồ hôi vào những ngày nóng ẩm
  • Xuất hiện vết xây xát nông hoặc sâu trên da.

Khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khởi đầu của bệnh thường bắt đầu từ việc hình thành các chứng nhiễm trùng. Điển hình như bệnh cảm lạnh.

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh xuất hiện do nhiễm khuẩn da
Tình trạng nhiễm khuẩn da có thể khiến bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh hình thành và phát triển. Bởi làn da của trẻ nhỏ còn rất non nớt nên dễ bị tác nhân gây hại xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh

Các dạng vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh xuất hiện với những dạng sau:

Bệnh vẩy nến tã lót

Bệnh vẩy nến tã lót là một dạng đặc trưng khi bệnh vẩy nến hình thành trên cơ thể của trẻ sơ sinh. Khi mắc bệnh, triệu chứng và những tổn thương của bệnh sẽ tập trung vào khu vực mặc tã.

Tuy nhiên việc triệu chứng tập trung ở vị trí này có thể khiến quá trình chẩn đoán bệnh lý trở nên sai lệch. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Bởi tại khu vực mặc tã thường xuất hiện bệnh hăm tã và nhiều dạng phát ban khác.

Bệnh vẩy nến thể mảng

Bệnh vẩy nến thể mảng là bệnh xảy ra phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Đối với thể bệnh này, những triệu chứng của bệnh tương tự như các mảng bám. Những mảng bám này có vẩy màu bạc. Đôi khi chúng cũng xuất hiện với màu đỏ trắng. Vẩy nến thể mảng thường xảy ra ở vùng lưng dưới, trên da đầu, khuỷu tay và đầu gối.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, kích thước của các mảng bám thường nhỏ hơn so với người lớn. Ngoài ra chúng cũng mềm hơn và dễ bong tróc hơn.

Bệnh vẩy nến thể giọt

So với người trưởng thành, bệnh vẩy nến thể giọt xảy ra phổ biến hơn trên cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, bệnh vẩy nến thể giọt cũng được đánh giá là một dạng bệnh thường gặp, đứng thứ hai khi so sánh với các dạng vẩy nến khác.

Căn bệnh này thường khởi phát bởi cảm lạnh và viêm họng liên cầu khuẩn. Khi mắc bệnh, phụ huynh sẽ nhìn thấy trên da của trẻ xuất hiện những mảng da có màu đỏ và có kích thước nhỏ. Thay vì tụ lại và tạo thành mảng lớn, chúng giống như những dấu chấm nổi trên khắp cơ thể.

Bệnh vẩy nến thể giọt
So với người trưởng thành, bệnh vẩy nến thể giọt xảy ra phổ biến hơn trên cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh vẩy nến thể mủ

Những biểu hiện của bệnh vẩy nến thể mủ gồm vùng da bệnh xuất hiện mảng da màu đỏ, phần nhân ở giữa những mảng da phồng to và bên trong có chứa dịch mủ.

Những triệu chứng của bệnh vẩy nến thể mủ thường tập trung ở bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên vẩy nến thể mủ cùng những triệu chứng của bệnh không xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Bệnh vẩy nến da đầu

Đối với những trẻ mắc bệnh vẩy nến da đầu, những mảng bám có hình thù và kích thước đặc biệt sẽ hình thành trên da đầu. Điều này khiến cho da đầu của trẻ có biểu hiện ửng đỏ. Bên cạnh đó, ở phía trên còn hình thành những mảng vảy có kích thước lớn nhỏ khác nhau và có màu trắng.

Bệnh vẩy nến móng tay

Tương tự như bệnh vẩy nến thể mủ, bệnh vẩy nến móng tay không xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh này khi hình thành và phát triển sẽ khiến ngón tay, ngón chân, móng tay và móng chân của trẻ xuất hiện hiện tượng rạn da và rỗ.

Bên cạnh đó, bệnh vẩy nến móng tay có thể khiến móng chân, móng tay rụng hoặc thay đổi màu sắc. Ngoài ra những tổn thương trên da có thể xuất hiện hoặc không.

Bệnh vẩy nến đảo ngược

Bệnh vẩy nến đảo ngược khiến làn da non nớt của trẻ hình thành những mảng da có màu đỏ. Triệu chứng này thường tập trung ở vùng da có nếp gấp. Cụ thể như vùng da dưới cánh tay, háng hoặc sau đầu gối.

Ngoài ra bệnh vẩy nến đảo ngược và những triệu chứng khó chịu của bệnh có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu, bệnh vẩy nến đảo ngược không xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Bệnh vẩy nến toàn thân

Không chỉ riêng trẻ sơ sinh mà đối với người lớn, bệnh vẩy nến toàn thân rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh, bệnh nhân phải nhanh chóng đến bệnh viện và điều trị y tế. Bởi nếu điều trị không kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, tính mạng của bệnh nhân sẽ bị đe dọa.

Khi mắc bệnh vẩy nến toàn thân, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đau đớn nghiêm trọng. Kèm theo những triệu chứng khó chịu này là tình trạng bong tróc da thành từng mảng.

Bệnh vẩy nến toàn thân
Khi mắc bệnh vẩy nến toàn thân, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đau đớn nghiêm trọng, kèm theo tình trạng bong tróc da thành từng mảng

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh được đánh giá là bệnh da liễu hiếm gặp. Bên cạnh đó, những biểu hiện của bệnh rất giống với bệnh hăm tả, phát ban và một số bệnh viêm da phổ biến khác. Chính vì thế quá trình chẩn đoán bệnh lý thường gặp nhiều khó khăn và rất dễ bị nhầm lẫn.

Khi nhận thấy da cũng trẻ có những biểu hiện bất thường hoặc có nghi ngờ trẻ bị vẩy nến, phụ huynh nên tìm hiểu và xác định rõ tiền sử mắc bệnh của gia đình. Đồng thời cẩn thận quan sát những triệu chứng xảy ra trên cơ thể của trẻ. Sau đó cung cấp thông tin cho bác sĩ để quá trình chẩn đoán bệnh lý trở nên suôn sẻ, kết quả chẩn đoán chính xác hơn.

Trong trường hợp vẩy nến và tình trạng phát ban da không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc biểu hiện của bệnh trở nên nặng nề hơn mặc dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà, sử dụng thuốc và kem đặc trị… phụ huynh cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra giúp xác định nguyên nhân. Đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp hơn.

Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh và mức độ nghiêm trọng của bệnh, trẻ cần phải được bác sĩ chuyên khoa quan sát và kiểm tra những biểu hiện của bệnh trong một thời gian dài.

Không giống như bệnh vẩy nến xảy ra ở người lớn, bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Hơn thế, bệnh sẽ không tái phát.

Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Mặc dù bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn và không tái phát nhưng quá trình chữa bệnh thường gặp nhiều khó khăn, khó chữa hơn so với người lớn. Bởi một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh vẩy nến khi áp dụng trên cơ thể của trẻ nhỏ có thể hình thành nên nhiều tác dụng phụ và những rủi ro không mong muốn. Điều này khiến sự phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chính vì những điều trên trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào, ba mẹ cần trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Để khắc phục bệnh vẩy nến và các biểu hiện khó chịu của bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét việc cho trẻ sử dụng một số loại thuốc. Thông thường để chữa bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho trẻ một toa thuốc chứa những loại thuốc sau:

  • Kem dưỡng ẩm sử dụng riêng cho những trẻ mắc bệnh vẩy nến
  • Những loại thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ hoặc vitamin
  • Thuốc Corticosteroid dạng kem bôi hoặc một số loại thuốc bôi ngoài da khác như Dovonex
  • Thuốc Steroid.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh
Sử dụng thuốc điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh

Biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh tại nhà

Việc sử dụng thuốc ở dạng kem bôi hoặc viên uống đều không được các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì thế, nếu bệnh lý của trẻ đang trong giai đoạn nhẹ. mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện các triệu chứng của bệnh ít, tổn thương không lan rộng và không quá nghiêm trọng… ba mẹ nên cho trẻ áp dụng biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh vẩy nến tại nhà.

Một số biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh tại nhà gồm:

  • Mẹ cần cho trẻ tắm nắng cũng như tiếp xúc với ánh sáng, ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng. Thời điểm thích hợp nhất để tắm nắng là từ 6 giờ đến 7 giờ sáng.
  • Bạn cần tránh cho trẻ sinh sống và hoạt động ở những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên giúp trẻ vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh. Sau đó sử dụng khăn bông sạch và mềm để thấm nước trên da, giúp da trẻ luôn khô ráo.

Bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh có thể được chữa khỏi và không tái phát nếu phát hiện sớm và sử dụng những biện pháp chăm sóc da, phương pháp chữa bệnh phù hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên nếu quá trình điều trị diễn ra chậm trễ hoặc sai cách, bệnh vẩy nến của trẻ sẽ nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu. Ở trường hợp này, bệnh có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành và kéo theo nhiều rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Trị vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp được áp dụng khá lâu và phổ biến nhưng không nhiều người biết được thực chất thì đây là cách chữa bệnh thế nào.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn

Nội dung bài viếtBệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinhBệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh xuất hiện...

Bệnh vảy nến nguy hiểm như thế nào?

Nội dung bài viếtBệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinhBệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh xuất hiện...

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Nội dung bài viếtBệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinhBệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh xuất hiện...

chữa vảy nến da đầu tại nhà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với các vị thuốc dân gian

Nội dung bài viếtBệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinhBệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh xuất hiện...

10+ cách chữa vảy nến dân gian được nhiều người áp dụng

Nội dung bài viếtBệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh là gì?Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinhBệnh vẩy nến ở trẻ sơ sinh xuất hiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn