Triệu chứng dị ứng gió và cách điều trị

Dị ứng gió: Biểu hiện và các biện pháp xử lý tại nhà

Bé bị dị ứng thời tiết phải làm sao?

Các thuốc điều trị dị ứng thời tiết phổ biến nhất

dị ứng thời tiết ở mặt

Dị ứng thời tiết ở mặt và cách xử lý giúp khỏi bệnh nhanh

Dị ứng thời tiết lạnh – Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt tại nhà hiệu quả

Người hay bị dị ứng thời tiết cần kiêng gì để phòng bệnh?

Nguyên nhân dị ứng thời tiết sưng phù mặt

Dị ứng thời tiết sưng phù mặt và các biện pháp xử lý

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?

dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa mẹ nên biết

Dị ứng thời tiết có lây không? Cách phòng bệnh khi thời tiết thay đổi

5/5 - (2 bình chọn)

Thời tiết chuyển lạnh hay thay đổi đột ngột đã khiến không ít người bị dị ứng và sinh bệnh do cơ thể không kịp thích nghi. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng triệu chứng của chúng gây ra không ít sự khó chịu, khiến không ít người mệt mỏi. Theo thống kê mới đây cho thấy, số lượng người mắc phải đang không ngừng gia tăng, thậm chí mắc bệnh cùng lúc. Vậy, dị ứng thời tiết có lây không? Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.

Dị ứng thời tiết có lây không là thắc mắc của nhiều người đang đi tìm câu trả lời rõ ràng
Dị ứng thời tiết có lây không là thắc mắc của nhiều người đang đi tìm câu trả lời rõ ràng

Dị ứng thời tiết có lây không? – Giải đáp thắc mắc

Để giải đáp thắc mắc “dị ứng thời tiết có lây không” thì trước hết bạn cần nắm rõ một số thông tin cơ bản của căn bệnh này.

Vào những thời điểm giao mùa hay những ngày quá nóng hay quá lạnh, cơ thể sẽ tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường. Vì cơ thể không kịp thời thích nghi cùng với hệ miễn dịch suy yếu có thể gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết. Mỗi cá thể khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng và mức độ dị ứng dẫn đến những biểu hiện khác nhau.

Sự thay đổi môi trường đột ngột khiến cơ thể không kịp thời thích nghi cùng với hệ miễn dịch suy yếu có thể gây ra dị ứng thời tiết
Sự thay đổi môi trường đột ngột khiến cơ thể không kịp thời thích nghi cùng với hệ miễn dịch suy yếu có thể gây ra dị ứng thời tiết

Với trường hợp bị dị ứng với thời tiết nóng, cơ thể sẽ tiết ra lượng lớn tuyến mồ hôi. Lúc này, da thường xuyên ở trong trạng thái ẩm ướt dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, khởi phát cơn ngứa ngáy, nổi mề đay. Và tình trạng này có thể diễn biến nặng nề nếu không có giải pháp khắc phục từ sớm. Trong khi đó, dị ứng với thời tiết lạnh, ngoài việc da bị khô, ngứa ngáy, bạn cũng có thể gặp phải triệu chứng sổ mũi, hắt hơi liên tục.

Theo các chuyên gia thì dị ứng thời tiết được chia thành hai dạng chính là cấp tính và mãn tính. Đối với trường hợp cấp tính, triệu chứng của bệnh sẽ diễn tiến nhanh chóng, kéo dài trong một vài ngày và có khả năng tự khỏi. Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không sớm có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, thậm chí để lại sẹo ngoài da gây mất thẩm mỹ đối với trường hợp bị nhiễm trùng da, trường hợp xấu nhất có thể bị sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tốt nhất, người bệnh cần sớm có những biện pháp khắc phục hiệu quả để giảm thiểu triệu chứng của bệnh cũng như phòng bệnh trở nặng. Bạn nên đi đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.

Dị ứng thời tiết tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng triệu chứng của bệnh gây ra không ít sự khó chịu
Dị ứng thời tiết tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng triệu chứng của bệnh gây ra không ít sự khó chịu

Trở lại với vấn đề “dị ứng thời tiết có lây không”. Các chuyên gia y tế hàng đầu cho biết dị ứng thời tiết không phải là căn bệnh có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành. Bởi vì căn nguyên của căn bệnh này không phải do vi khuẩn hay virus gây ra nên khả năng lây bệnh là không thể.

Bệnh dị ứng thời tiết thường xảy ra ở các đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, cơ địa nhạy cảm khi thời tiết đột ngột thay đổi khiến cơ thể không kịp thích ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có khả năng mắc bệnh do yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là những người ở thế hệ trước truyền lại cho người sau qua gen. Vì thế, cả cha lẫn mẹ đều bị dị ứng thời tiết thì nguy cơ con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Chuyên gia còn cho biết, yếu tố di truyền cơ địa chiếm tới 60%, vì thế căn bệnh này rất khó để điều trị tận gốc hoàn toàn.

Dị ứng thời tiết không có khả năng lây lan nhưng có nguy cơ di truyền qua gen khá cao
Dị ứng thời tiết không có khả năng lây lan nhưng có nguy cơ di truyền qua gen khá cao

Nhiều người còn thắc mắc vì sao người trong gia đình hay người sinh hoạt trong phạm vi nhỏ đều cùng lúc bị dị ứng thời tiết. Như vừa được đề cập, dị ứng thời tiết hoàn toàn không có khả năng lây lan vì nguyên nhân gây bệnh không phải xuất phát từ vi khuẩn hay virus nhưng khả năng cùng lúc nhiều người mắc phải cũng có thể xảy ra nếu tất cả họ đều tiếp xúc với tác nhân sau:

  • Dị ứng tiếp xúc: Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, chất tẩy rửa hóa học, nguồn nước ẩm,… rất dễ khiến cơ thể bị suy yếu, từ đó khiến cơ thể dễ bị dị ứng thời tiết;
  • Đồ ăn thức uống: Sử dụng nhiều thực phẩm chứa các thành phần cơ thể bị dị ứng, chất dễ gây kích ứng da sẽ làm tăng phản ứng dị ứng thời tiết;
  • Môi trường ô nhiễm: Sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí thải từ nhà máy sẽ làm cho hệ miễn dịch dần suy yếu. Đồng thời, hệ miễn dịch không đủ khỏe để phản kháng lại tác nhân thời tiết nên gây ra hiện tượng dị ứng.
Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại sẽ làm hệ miễn dịch bị suy giảm và tạo điều kiện thuận lợi gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết
Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại sẽ làm hệ miễn dịch bị suy giảm và tạo điều kiện thuận lợi gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết

Những tác nhân vừa được liệt kê cũng chính là thủ phạm tác động làm gia tăng tình trạng dị ứng thời tiết. Các trường hợp bị dị ứng thời tiết có lây qua đường tiếp xúc hay không thì tính đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận. Do đó, những ai có suy nghĩ dị ứng thời tiết có khả năng lây nhiễm thì nên thay đổi suy nghĩ. Đồng thời, không kỳ thị hay xa lánh người mắc bệnh chỉ vì những suy nghĩ thiếu hiểu biết.

Các biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết khi thời tiết thay đổi

Nếu không mong muốn bị dị ứng thời tiết thì bạn cần có những ý thức phòng ngừa hiệu quả ngay từ bây giờ với các biện pháp sau:

  • Tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng: Mặc dù dị ứng thời tiết không có khả năng lây lan nhưng cũng có thể bùng phát nếu bạn không có những biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây dị ứng. Những tác nhân có nguy cơ mà bạn cần tránh bao gồm: mỹ phẩm, hóa chất, phấn hoa, thực phẩm, lông động vật,…;
  • Bảo vệ cơ thể đúng cách: Đối với những ngày trời nắng nóng, bạn cần tắm rửa để loại bỏ bụi bẩn, tuyến mồ hôi cũng như các tác nhân gây bệnh ngoài da, đồng thời mặc quần áo thoải, tránh gò bó nếu không thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, vào những ngày mùa đông giá lạnh, bạn cần trang bị đủ vật dụng cá nhân để bảo vệ cơ thể, đặc biệt là khẩu trang, quần áo dài tay, tất,…;
  • Thoa kem chống nắng: Bạn đừng quên việc thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài kể cả khi không có nắng. Một số thành phần có trong kem sẽ giúp bảo vệ da khỏi các tia UV của ánh sáng mặt trời;
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Dù là mùa hè nắng nóng hay mùa đông giá lạnh, bạn nên sử dụng kem dưỡng để cung cấp nước cho da, giúp da trở nên chắc khỏe hơn, tránh bị khô ráp. Tốt hơn hết, bạn nên lựa chọn và sử dụng những sản phẩm được chiết xuất từ những thành phần có nguồn gốc trong tự nhiên;
  • Vệ sinh môi trường sống: Một môi trường sống sạch sẽ, cân bằng độ ẩm sẽ làm giảm nguy cơ bùng phát biểu hiện của dị ứng thời tiết. Nếu không gian phòng quá nắng, bạn có thể trang bị thêm thiết bị tạo gió. Ngược lại, nếu không gian phòng quá khô hanh thì lắp đặt hệ thống tạo độ ẩm;
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng để chống lại với những tác nhân gây bệnh. Tuyệt đối không ăn các thực phẩm mà cơ thể có khả năng bị dị ứng cao;
  • Không làm vết thương trở nên nghiêm trọng: Nếu không may bạn xuất hiện mề đay do bị dị ứng thời tiết, tuyệt đối không được gãi mạnh hay chà xát khiến vùng da bị tổn thương. Bởi việc gãi chỉ giảm ngứa tức thời, thậm chí khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Mỹ phẩm là một trong những tác nhân có nguy cơ tác động làm gia tăng phản ứng dị ứng
Mỹ phẩm là một trong những tác nhân có nguy cơ tác động làm gia tăng phản ứng dị ứng

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã cho bạn đọc câu trả lời cho vấn đề “dị ứng thời tiết có lây không”. Nhận định từ chuyên gia thì đây không phải là căn bệnh lây nhiễm nhưng có khả năng di truyền cao. Do đó, khi thời tiết thay đổi đột ngột, bạn cần có những giải pháp phòng ngừa hiệu quả để tránh bệnh khởi phát. Đồng thời, có những phương án điều trị phù hợp nếu không may mắc bệnh.

THAM KHẢO THÊM:

Tin khác

Triệu chứng dị ứng gió và cách điều trị

Dị ứng gió: Biểu hiện và các biện pháp xử lý tại nhà

Nội dung bài viếtDị ứng thời tiết có lây không? – Giải đáp thắc mắcCác biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết khi thời tiết thay đổi 5/5 -...

Bé bị dị ứng thời tiết phải làm sao?

Nội dung bài viếtDị ứng thời tiết có lây không? – Giải đáp thắc mắcCác biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết khi thời tiết thay đổi Đánh giá...

Các thuốc điều trị dị ứng thời tiết phổ biến nhất

Nội dung bài viếtDị ứng thời tiết có lây không? – Giải đáp thắc mắcCác biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết khi thời tiết thay đổi 5/5 -...

dị ứng thời tiết ở mặt

Dị ứng thời tiết ở mặt và cách xử lý giúp khỏi bệnh nhanh

Nội dung bài viếtDị ứng thời tiết có lây không? – Giải đáp thắc mắcCác biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết khi thời tiết thay đổi Đánh giá...

Dị ứng thời tiết lạnh – Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Nội dung bài viếtDị ứng thời tiết có lây không? – Giải đáp thắc mắcCác biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết khi thời tiết thay đổi 5/5 -...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn