Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Trong trường hợp nhẹ và điều trị đúng cách, kịp thời, viêm da tiếp xúc thường không để lại sẹo.

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

Bị viêm da tiếp xúc thường bao lâu thì khỏi?

phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc

Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhất

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và cách điều trị

Da bị phồng rộp mụn nước

Da bị phồng rộp mụn nước: Nguyên nhân và cách chữa

Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhất

3.7/5 - (3 bình chọn)

Viêm da tiếp xúc và zona đều là hai bệnh da liễu thường gặp với biểu hiện, các triệu chứng giống nhau, tuy nhiên mức độ nguy hiểm thường khác nhau. Phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng sẽ giúp đưa việc điều trị đúng hướng, tránh những ảnh hưởng không đáng có. Cụ thể cách phân biệt như thế nào, tham khảo chi tiết ngay tại đây.

Cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhất

Đặc trưng chung của viêm da tiếp xúc và zona thần kinh đều là tình trạng bị sưng viêm, ngứa rát có xuất hiện các bọc mụn nước trên những vùng da bị tổn thương. Chính vì thế rất nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Thống kê cũng cho thấy có đến  80,4% số ca bệnh là viêm da tiếp xúc bị chẩn đoán nhầm là zona nếu không kiểm tra kỹ càng.

phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc
Cần phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng để hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả chính xác

Tất nhiên do xuất phát điểm của hai bệnh này khác nhau nên việc sai lầm trong điều trị có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bạn có thể tham khảo cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc thông qua các dấu hiệu sau đây

Nguồn gốc gây bệnh

Viêm da tiếp xúc xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên làm kích ứng da, có thể là dịch tiết của côn trùng như kiến ba khoang, hoặc cũng có thể  liên quan đến ánh sáng, hóa chất với nồng độ cao.. Đặc biệt với những người có thói quen đi ngủ, đi làm nhưng không mặc đầy đủ trang phục để lộ da ra ngoài nhiều tạo điều kiện cho các dị nguyên này tiếp xúc trực tiếp với da.

Trong khi đó, nguyên nhân làm bùng phát Zona lại do virus herpes zoster gây nên. Chúng thường xuất hiện cùng lúc với bệnh thủy đậu và cư trú lại dưới các hạch thần kinh lân cận. Sau một thời gian khi có các yếu tố thuận lợi, chúng sẽ nhanh chóng tấn công và bùng phát lại dưới dạng bệnh Zona. Vì vậy hầu như ai bị thủy đậu cũng có nguy cơ mắc bệnh rona rất cao.

Đặc biệt nguyên nhân gây bệnh Zona thường liên quan đến các yếu tố tuổi tác, người mắc các bệnh HIV, ung thư làm suy giảm miễn dịch hay những người lạm dụng thuốc quá mức, tức là các vấn đề ở bên trong. Trái lại bệnh viêm xa tiếp xúc lại chủ yếu liên quan với các tác nhân ngoài môi trường như là các côn trùng hay hóa chất nên bất cứ ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh.

Vị trí tổn thương

Viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện trên bất cứ vị trí nào của cơ thể, chỉ cần các dị nguyên chạm vào là vị trí đó có thể xuất hiện tình trạng sưng viêm ngứa ngáy sau đó. Nhưng thường nhất vẫn là các vị trí như tay, chân, cổ hay thậm chí là mặt do đây là những vị trí da thường trống nên dễ bị kích ứng. Bệnh cũng có xu hướng xuất hiện các triệu chứng đối xứng, ví dụ nếu nằm ở mặt sau bắp chân bị kích thì phía trên mặt sau đùi cũng có thể xuất hiện do tính chất lây lan khi gập chân lại.

phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc
Zona thường xuất hiện bên sườn nơi có dât thần kinh đi qua còn viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, đặc biệt là tay chân

Vói Zona thần kinh, bệnh thường có xu hướng xuất hiện dọc những vị trí có dây thần kinh. Các triệu chứng hầu hết xuất hiện ở một bên, thường là ở liên sườn nơi có các viêm hạch liên quan. Trong trường hợp bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch thì các triệu chứng có thể xuất hiện ở bên đối diện.

Phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc thông qua triệu chứng

Hầu hết đây là lý do chính khiến bệnh rất dễ bị nhầm lẫn nếu không tinh ý. Tuy nhiên thực tế triệu chứng và thời gian phát bệnh của hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc
Các triệu chứng điểm hình giữa hai bệnh

Với viêm da tiếp xúc, các triệu chứng thường có xu hướng bùng phát ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên giống như dị ứng vậy. Ví dụ khi bạn giết kiến ba khoang và dính dịch tiết của chúng lên da, ngay sau đó sẽ cảm nhận được cảm giác bỏng rát, da phồng rộp kèm theo các vết đỏ trợt dài. Những mụn nước có xu hướng loét xuống thành những hõm nhỏ ở giữa, có viền trắng xung quanh và nằm trên một mảng da đỏ ửng như bỏng. Mụn nước có liên quan đến viêm da tiếp xúc thường khá to và khi các dịch mủ vỡ ra sẽ dễ lây cho các cơ quan lân cận.

Trong khi đó nếu liên quan đến bệnh Zona, thời gian ủ bệnh thường khá lâu. Người bệnh có thể xuất hiện cảm giác mệt mỏi, ngây ngấy sốt, đau nhức nhẹ dọc xương sống và nơi chuẩn bị xuất hiện các tổn thương. Thường các triệu chứng này đã có trước khi xuất hiện các dấu hiệu ngứa ngáy nổi mụn trên da vài ngày. Mụn nước do Zona thường khá nhỏ, mọc thành chùm, khá khó vỡ. Cảm giác ngứa ngáy đau nhức cũng có xu hướng trầm trọng hơn viêm da tiếp xúc. Khi các mụn nước vỡ ra cũng để lại những vùng da lở loét với vết lõm ở giữa, đây cũng là lúc rất khó xác nhận bệnh nếu chỉ nhìn qua mắt thường.

Đối tượng mắc bệnh

Bất cứ ai cũng có thể là đối tượng của viêm da tiếp xúc, chỉ cần vô tình chạm vào các dị nguyên thì đều sẽ xuất hiện các triệu chứng. Thống kê cho thấy bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều trên những người làm các công việc như

  • Thợ làm tóc và nhân viên thẩm mỹ
  • Người làm nông
  • Nội trợ
  • Vệ sinh
  • Đầu bếp
  • Kỹ sư
  • Công nhân xây dựng
  • Nha sĩ
  • Y tá

Hầu hết những người mắc bệnh zona đều là người đã từng bị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên những yếu tố làm nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm

  • Người lớn hơn 50 tuổi, trong đó có đến hơn 50% số người trên 80 tuổi đều mắc bệnh này
  • Người mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV, ung thư, người đang xạ trị, hóa trị..
  • Người đang điều trị bệnh cần dùng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là dùng các nhóm thuốc steroid prednisone làm sức đề kháng giảm sút.

Biến chứng do Zona và viêm da tiếp xúc

Cần phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đồng thời điều trị đúng hướng chính là nhằm hạn chế tối đa những biến chứng có thể xuất hiện. Nhìn chung hai bệnh đều gây ra những tổn thương trên da và làm ảnh hưởng đến cả chất lượng đời sống tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của hai bệnh khác nhau, cụ thể là Zona thường có xu hướng trầm trọng hơn.

Hầu hết viêm da tiếp xúc không gây ra các ảnh hưởng trầm trọng. Những tổn thương trên da nếu chăm sóc đúng cách chỉ sau vào ngày sẽ dần khô lại và bong vảy ra, không gây ra quá nhiều tổn thương trên da. Sau 1-4 tuần bệnh sẽ phục hồi nếu điều trị sớm. Bệnh hầu như không để lại sẹo nhưng có thể khiến da bị thay đổi sắc tố kéo dài trong vài năm.

Tuy nhiên cũng đừng coi thường biến chứng của viêm da tiếp xúc. Chủ yếu các biến chứng này chỉ xuất hiện khi không được vệ sinh điều trị đúng khiến các vùng da tổn thương và tạo điều kiện cho các tác nhân khác tấn công. Cụ thể các biến chứng bao gồm

  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Do người bệnh thường cào, gãi trên những vùng bị kích ứng làm da sưng đỏ, lở loét lan rộng, các vi khuẩn theo đó tấn công mạnh mẽ hơn gây bội nhiễm. Các triệu chứng có thể gặp lúc này như đau nhức cơ thể, sốt cao, người mệt mỏi, buồn nôn và chán ăn.
  • Viêm da thần kinh: Tình trạng này xảy ra có thể do viêm da tiếp xúc tái đi tái lại thường xuyên, người bệnh thường xuyên cào gãi khiến da bị lichen hóa, dày sừng, ngứa ngáy, nhiễm cộm. Vùng da có thể hình thành những mảng da có sắc tố khác biệt hoàn toàn, khô cứng, không bóc ra được.

Mức độ nguy hiểm của Zona trầm trọng rất nhiều. Do xuất phát từ virus đã trú ẩn lâu trong dây thần kinh nên bệnh gây ra các vấn đề ở cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Cụ thể các biến chứng xảy ra do zona bao gồm

  • Đau thần kinh sau zona: rất nhiều người bệnh sau khi điều trị hết nhưng vẫn cảm thấy những cơn đau tại vị trí tổn thương trước đó, tình trạng này gọi là đau thần kinh sau zona. Nguyên nhân là do các dây thần bị tổn thương chưa hồi phục hoàn toàn và gửi tín hiệu đau quá mức từ da đưa đến não và bạn có thể cảm nhận được. Tình trạng này có thể tồn tại từ 6 tháng cho tới vài năm tùy tình trạng sức khỏe.
  • Mất thị lực: nếu các virus gây bệnh sinh sống ở các dây thần kinh gần mắt thì có thể gây viêm nhiễm và khiến mắt bị giảm thị lực.
  • Các vấn đề thần kinh: như đã nói do sinh sống trên các dây thần kinh nên đây là các cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Một số biến chứng có thể gặp như viêm não, liệt mặt, giảm thính giác hay khó giữ thăng bằng.
  • Nhiễm trùng da: tương tự như viêm da tiếp xúc, nếu không kiểm soát bệnh đúng cách, thường xuyên gãi hay chà xát có thể làm nhiễm trùng da.

Bệnh nào có yếu tố lây nhiễm

Viêm da tiếp xúc có nguồn gốc gây bệnh từ các tác nhân bệnh ngoài, không do vi khuẩn, virus hay nấm nên hầu như không có yếu tố lây nhiễm. Trong khi đó nguyên nhân gây bệnh Zona là do virus nên bệnh có thể lây nhiễm xung quanh nếu các mụn nước bị vỡ ra và tiếp xúc với người khác. Tuy nhiên nếu chỉ chạm lên các mụn nước còn nguyên thì có thể không lây nhưng bạn vẫn nên cẩn thận.

Xét nghiệm viêm da tiếp xúc và bệnh Zona

Hầu hết các dấu hiệu phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc trên đây vẫn chỉ mang tính tham khảo phần nào, để đảm bảo chính xác nhất bạn vẫn cần thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra. Theo đó bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm dịch tiết bên trong mụn nước.

phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc
Xét nghiệm mụn nước là cách chính xác nhất để phân biệt bệnh

Kết quả kiểm tra cho thấy bên trong mụn nước của bệnh Zona thấy có tế bào đa nhân khổng lồ và tế bào gai lệch hình còn trong viêm da tiếp xúc. Đây chính là cách phân biệt chính xác nhất mà người bệnh cần phải đến bệnh viện thực hiện trước khi tiến hành điều trị.

Hướng điều trị viêm da tiếp xúc và Zona

Mục đích cuối cùng của việc phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc chính là để tìm ra hướng điều trị phù hợp. Nhìn chung bác sĩ đều sẽ chỉ định một số sản phẩm để sát trùng hay làm sạch vùng da bị tổn thương nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng bội nhiễm lan rộng. Ngoài ra với mỗi bệnh lý cũng đều có những thuốc đặc trị riêng.

Hầu hết nếu chỉ bị kích ứng đơn thuần thì việc điều trị viêm da tiếp xúc vô cùng đơn giản. Bác sĩ có thể chỉ định dùng nước muối sinh lý để sát khuẩn, bôi các kem dưỡng có chữa kẽm hay corticoid để giảm viêm ngứa và dùng kháng sinh trong trường hợp có nhiễm trùng. Quá trình dùng thuốc chỉ kéo dài trong 3- 5 ngày tùy trường hợp.

Việc điều trị bệnh Zona thường phức tạp hơn rất nhiều. Kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này do có liên quan đến virus, đây cũng là loại thuốc rất dễ khiến nhiều người nhầm lẫn khi có các dấu hiệu lở loét sốt cao. Theo đó những loại thuốc chủ yếu được chỉ định trong điều trị bệnh Zona bao gồm

  • Thuốc chống virus đặc trị như Valacyclovir (Valtrex), Acyclovir (Zovirax) hay Famciclovir (Famvir)
  • Thuốc có chứa acyclovir đường uống và đường bôi
  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc chống co giật, thường phổ biến là gabapentin
  • Thuốc tê giúp kiểm soát các triệu chứng đau nhức như như lidocain, gel, thuốc xịt hoặc dạng miếng dán
  • Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline
  • Thuốc tiêm trong các trường hợp bệnh nặng như corticosteroid và thuốc tê tại chỗ

Tuy nhiên dù là bệnh nào hay thuốc nào người bệnh cũng chỉ nên dùng khi đã được thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn và được kê đơn thuốc rõ ràng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay tăng/ giảm liều so với bác sĩ chỉ định vì có thể không đảm bảo đúng kết quả điều trị mong muốn, thậm chó có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

Trên đây là những cách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc cơ bản để bạn có thể nhận biết bệnh sớm hơn, tuy nhiên vẫn chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần sớm đến bệnh viện để kiểm tra và thăm khám kịp thời, tránh tự điều trị tại nhà có thể dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm

Tin khác

Viêm da tiếp xúc ánh sáng – Cách điều trị và phòng ngừa

Nội dung bài viếtCách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhấtNguồn gốc gây bệnhVị trí tổn thươngPhân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc thông...

Cách xử lý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả

Nội dung bài viếtCách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhấtNguồn gốc gây bệnhVị trí tổn thươngPhân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc thông...

Viêm da tiếp xúc ở tay: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nội dung bài viếtCách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhấtNguồn gốc gây bệnhVị trí tổn thươngPhân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc thông...

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không? Cách phòng tránh

Nội dung bài viếtCách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhấtNguồn gốc gây bệnhVị trí tổn thươngPhân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc thông...

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Nội dung bài viếtCách phân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc đúng nhấtNguồn gốc gây bệnhVị trí tổn thươngPhân biệt bệnh Zona và viêm da tiếp xúc thông...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn